You are on page 1of 6

CHƯƠNG 12: KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH GÓC ĐÁNH LỬA TRÊN

ĐỘNG CƠ

GIỚI THIỆU

- Trong bài này giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa
- Hướng dẫn phương pháp kiểm tra, điều chỉnh góc đánh lửa vào động cơ.

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên:

- Nhận định được các chi tiết trên hệ thống đánh lửa (loại tiếp điểm).

- An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.


2. NỘI DUNG THỰC HIỆN

12.1 Kiểm tra góc đánh lửa:

- Đèn kiểm tra góc đánh lửa (đèn cân lửa)

Hình 12.1 Đèn kiểm tra góc đánh lửa.

❖ Cấu tạo đèn kiểm tra góc đánh lửa: Đèn hoạt nghiệm, hộp kẹp cảm ứng, các
kẹp bình ắc-quy âm và dương.

❖ Công dụng : Kiểm tra góc đánh lửa, cụ thể:

- Kiểm tra xem việc đặt lửa, cân lửa ban đầu có đúng yêu cầu kỹ thuật hay không.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu đánh lửa sớm tự động.

- Kiểm tra góc ngậm điện.

Giáo trình thực hành động cơ xăng 133


❖ Các chú ý khi sử dụng đèn kiểm tra góc đánh lửa:

- Nguồn điện cung cấp cho đèn phải là nguồn điện một chiều 6 hoặc 12 vôn. Nếu
sử dụng nguồn một chiều 24 vôn thì đèn sẽ hỏng.

- Đối với dây đôi, kẹp màu đỏ nối với dương của nguồn + ắc – quy, kẹp màu xanh
hoặc đen nối với âm của nguồn ắc – quy.

- Sợi dây đơn màu đỏ được dấu với dấu bu-gi số 1 hoặc từ dầu nắp đèn đến bu-gi
này, để lấy tín hiệu cao áp kích cho đèn sáng.

- Chú ý:

- Dấu cân lửa cho bởi nhà chế tạo (tuỳ theo động cơ và tuỳ Hãng, cần tham khảo
tài liệu sản xuất đi kèm theo động cơ) thường từ 6-8 độ là ứng với tốc độ cầm
chừng.

❖ Các bước kiểm tra góc đánh lửa:

- Bước 1: Mắc đèn cân lửa như đã hướng dẫn.

- Bước 2: Khởi động động cơ, cho động cơ nổ trong 5 phút, điều chỉnh động cơ
chạy cầm chừng theo đúng số vòng quay cho bởi nhà chế tạo bằng cách dùng
đồng hồ đo tốc độ.

- Bước 3: Ấn công tắc đèn, lúc này đèn sẽ sáng và rọi đèn vào dấu cân lửa.

Chú ý :

- Cánh quạt gió của động cơ, nó có thể làm hỏng đèn, đứt dây hoặc gây chấn
thương cho người sử dụng.

Giáo trình thực hành động cơ xăng 134


Hình 12.2 Kiểm tra góc đánh lửa sớm bằng đèn cân lửa.
12.2 Điều chỉnh góc đánh lửa trên động cơ:

❖ Cân lửa trên động cơ:

- Cân lửa là chúng ta đặt tia lửa điện cao áp vào các xy-lanh của động cơ như thế
nào để đảm bảo tia lửa phóng ra hai cực của bu-gi phải mạnh, đúng kỳ và phải
đúng thời điểm, nhằm đảm bảo được công suất và hiệu suất của động cơ.

- Muốn cân lửa đúng ta cần phải biết các yếu tố sau:

• Chiều quay của động cơ.


• Chiều quay của mỏ quẹt của Bộ chia điện.
• Thứ tự thì nổ của động cơ.
• Góc đánh lửa sớm.

❖ Cân lửa loại có dấu:

- Bước 1: Quay máy cho pít-tông máy 1 lên ĐCT ở cuối thì nén, quan sát dấu cân
lửa trên pu-ly để đặt đúng góc đánh lửa sớm đã quy định. Tham khảo bài cách xác
định thì trên động cơ – giáo trình thực tập động cơ cơ bản.

- Bước 2: Điều chỉnh khe hở vít lửa cho đúng yêu cầu kỹ thuật (0,4 - 0,7 mm) bằng
cách nới 2 vít hãm. Dùng lá cỡ để kiểm tra, sau đó siết vít hãm lại.

Giáo trình thực hành động cơ xăng 135


Hình 12.3 Điều chỉnh khe hở vít lửa.

- Bước 3: Ráp bộ chia điện vào động cơ, quay trục rô-to cho ăn khớp với trục cam
của động cơ.

- Bước 4: Quay vỏ bộ chia điện ngược chiều quay của mỏ quẹt cho đến khi má vít
chớm mở.

+ Có thể xác định chính xác tình trạng chớm mở bằng cách: Dùng đồng hồ VOM
hoặc dùng một bóng đèn 12V một đầu kẹp mát một đầu chạm vào vít búa khi vít
lửa đóng đèn tắt, khi vít lửa chớm mở đèn loé sáng.

Hình 12.4 Dấu góc đánh lửa sớm trên động cơ.

- Bước 5: Siết bu-lông giữ bộ chia điện vào động cơ.

Hình 12.5: Siết vỏ Bộ chia điện.

Giáo trình thực hành động cơ xăng 136


- Bước 6: Ráp mỏ quẹt vào trục bộ chia điện và đánh dấu phấn ở vỏ ngoài bộ chia
điện ngay chỗ mỏ quẹt chỉ.

- Bước 7: Ráp nắp bộ chia điện.

- Bước 8: Ráp dây cao áp máy 1 trùng với chỗ vừa đánh dấu, sau đó theo chiều
quay mỏ quẹt ta ráp dây cao áp theo TTTN.

- Chú ý: Tuỳ theo số xy-lanh mà ta có cách đấu phù hợp, trên đây là trình bày cách
cân lửa cho động cơ 4 xylanh.

Hình 12.5 Ráp dây cao áp theo TTTN của động cơ.

- Bước 9: Kiểm tra các đường dây một lần nữa, kiểm tra xăng, nước làm mát, nhớt
bôi trơn trước khi nổ máy.

- Bước 10: Khi động cơ đã nổ, ta nới bu-lông bộ chia điện, xoay từ từ vỏ bộ chia
điện tới lui để cho lửa sớm, trễ thích hợp với tình trạng cụ thể của động cơ bằng
cách lắng nghe tiếng nổ, sau đó siết chặt bu-lông giữ bộ chia điện lại.

❖ Cân lửa không dấu:

- Đây là trường hợp dấu cân lửa trên pu-li hoặc trên bánh đà đã mất dấu hoặc bị sai
lệch. Chúng ta thực hiện như sau.

Bước 1: Tìm điểm chết trên của xy-lanh số 1 bằng que dò hoặc căn cứ vào sự trùng
điệp của xú pap.

Bước 2: Đánh một dấu trên pu-li trục khuỷu trùng với một điểm cố định trên thân
máy.

Giáo trình thực hành động cơ xăng 137


Bước 3: Khi có điểm chết trên, xác định thời điểm đánh lửa sớm từ 5° đến 10° và bảo
đảm xy-lanh số 1 ở cuối kỳ nén.

Bước 4: Sau khi xác định thời điểm đánh lửa sớm, các bước còn lại thực hiện như
trường hợp cân lửa có dấu.

Bước 5: Khởi động động cơ và giữ bướm ga cho động cơ nổ khoảng 1000 vòng/phút,
điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa như sau.

Bước 6: Nới hơi lỏng vít giữ vỏ delco.

Bước 7: Xoay vỏ delco từ từ sao cho động cơ nổ êm (Nổ lớn nhất).

Bước 8: Siết chặt vỏ delco.

Bước 9: Lên ga đột ngột và nghe động cơ có kích nổ hay không. Nếu có tiếng gõ thì
điều chỉnh thời điểm đánh lửa trễ lại.

Lưu ý:

Đối với các động cơ sử dụng IC đánh lửa bán dẫn chúng ta không thể xác định
được thời điểm chớm mở giống như loại dùng vít được. Do đó, việc cân lửa được tiến
hành bằng cách ráp Bộ chia điện vào động cơ →cho động cơ hoạt động →xoay vỏ
Bộ chia điện cho tới khi động cơ hoạt động êm thì thôi.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Nêu công dụng của góc đánh lửa sơm

2) Nêu phương pháp kiểm tra góc đánh lửa sớm

3) Nêu phương pháp điều chỉnh góc đánh lửa sớm

Giáo trình thực hành động cơ xăng 138

You might also like