You are on page 1of 9

Câu 4: Hư hỏng thường gặp của hộp số?

Hiện tượng, nguyên nhân và


phương pháp khắc phục?

- Hư hỏng thường gặp của hộp số tự động


1. Chảy dầu. Hiện tượng chảy dầu xảy ra khi các ron
cao su làm khít thân hộp số, đường dẫn dầu hoặc
phớt chắn bị hở. Khi gặp tình trạng này nên thay
phớt và các gioăng làm kín
2. Rung, giật. Hiện tượng xảy ra do các chi tiết như
bánh răng hành tinh, đai, vi sai, các đĩa ma sát bị
mòn gây nên va đập và trượt cơ khí. Điều này khiến
cho hộp số khó vào số, gây ra tiếng động khó chịu
hoặc rung, giật mỗi khi vào số.
3. Dầu bẩn gây hư hỏng: Trong lúc vận hành, các chi
tiết cọ xát với nhau sẽ sinh ra mạt sắt và theo thời
gian, lượng mạt này trong két dầu và hộp số sẽ tăng
lên, gây bẩn dầu. Dầu bẩn sẽ giảm sự bôi trơn và tản
nhiệt, làm cho hộp số trở nên nóng nhanh hơn trước.
4. Hộp số ồn: Tiếng ồn phát ra khi vào số có thể do các
bánh răng ăn khớp không đúng do chúng đã bị cũ và
món nhiều. Có thể thay các chi tiết, các đĩa côn, van
điện từ, các bánh răng.
5. Không thể gài số: Dù người lái lên ga lớn và tốc độ
xe tăng cao nhưng hộp số không phản hồi (tốc độ xe
không tương thích với tốc độ động cơ). Nguyên nhân
do các đĩa ma sát, solenoid và các đường dầu bên
trong đã hư hỏng hoặc mài mòn quá mức
6. Xe không di chuyển: Hỏng hóc có thể do van 1 chiều
hoặc cánh tua bin trong bộ biến mô. Khi các chi tiết
này hư hỏng, sức mạnh của động cơ không thể
truyển tới bánh xe. Để khắc phục, các cụm chi tiết
hỏng phải đc thay thế mới hoàn toàn.
- Hư hỏng thường gặp của hộp số sàn:
1. Trượt số: chúng có thể tự động chuyển số khi đang lái
và đẩy cần chuyển số về số 0/N. Nguyên nhân gây ra có
thể :
a. Có thể do dây cáp chuyển số điều chỉnh bị sai hay
quá căng, quá lỏng.
b. Bi định vị mòn và và trượt ra khỏi rãnh trên thanh
trượt hoặc lò xo bị yếu.
c. Bạc đạn bánh đà bị mòn sẽ khiến trục sơ cấp bị
rung động và làm cho càng số chuyển số và bộ
đồng tốc bị di chuyển.
d. Càng chuyển số hoặc bộ đồng tốc bị mòn cũng có
thể khiến xe bị nhảy số.
Trượt số khá nguy hiểm bởi nó khiến người điều
khiển mất kiểm soát và không thể làm chủ trong tình
huống khẩn cấp. Để khắc phục cần thay thế các chi
tiết hỏng hóc
2. Vào số khó khăn: Trường hợp ở mức độ nhẹ so với
không thể chuyển số, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi
bắt đầu vào số đầu tiên từ trạng thái dừng xe hoặc tăng
giảm số. Nguyên nhân do dầu hộp số đang bị thiếu,
không đúng độ nhớt hoặc cần điều chỉnh cáp chuyển đổi
hoặc thanh ly hợp.
3. Ly hợp kéo rê: Nguyên nhân do đĩa ly hợp không tách
ra khỏi bánh đà. Có thể không khí đã lọt vào đường ống
gây ra đạp không cắt hết. Khi xảy ra, xe phát ra tiếng ồn
lớn khi vào số. Trường hợp này nên đi bảo dưỡng lại bộ
côn, dầu cô, lá côn.
4. Chảy dầu: (như hộp số tự động)
Câu 5: Hư hỏng thường gặp của cầu chủ động? Hiện tượng,
nguyên nhân và phương pháp khắc phục?
- Các hư hỏng chính gốm mòn hoặc gãy răng của bánh răng,
mòn hỏng các vòng bi, mòn rãnh then hoa và mối ghép then
hoa của các bán trục, mòn hỏng trục bánh răng hành tinh,
hỏng các đệm bao kín và đệm điều chỉnh.
1. Chảy dầu ra ngoài, mức dầu thấp: do hỏng gioăng, phớt
trục bánh răng quả dứa và phớt dầu ngoài bán trục. Nên
kiểm tra và thay thế phớt và gioăng mới.
2. Kêu ngắt quãng khi xe quay vòng: do mòn, hỏng các vòng
bi bánh xe hoặc vòng bi bán trục. Nên kiểm tra và thay
mới vòng bi
3. Kêu liên tục khi quay vòng: mòn hỏng các bánh răng hành
tinh và trục của nó. Nên tháo bộ vi sai kiểm tra và thay chi
tiết hỏng
4. Có tiếng kêu va chạm kim loại khi tăng hoặc giảm tốc: do
trục bánh răng hành tinh và lỗ trục trên vỏ vi sai mòn rơ.
Nên tháo bộ vi sai để kiểm tra thay thế các chi tiết mòn
5. Kêu liên tục ở bánh răng truyền lực chính và bộ vi sai: do
mức dầu bôi trơn không đủ và các bánh răng bị mòn hoặc
chỉnh độ rơ ăn khớp không đúng. Nên kiểm tra bổ sung
lượng dầu. kiểm tra và thay bánh răng, chỉnh lại.
Câu 6: Hư hỏng thường gặp của máy khởi động? Hiện tượng,
nguyên nhân và phương pháp khắc phục?
0. Hiện tượng thường gặp
- Xe khó nổ khi máy nguội
- Xe để lâi không thể nổ máy
- Xe đề khó nổ hoặc để lâu mới nổ
- Xuất hiện âm thanh tạch tạch khi đề
- Xe bị trượt đề
1. Chổi than củ đề bị mòn

Chổi than đóng vai trò quan trọng giúp điện được truyền từ
Stator sang Rotor. Tạo nên từ trường xoáy làm động cơ có thể
quay được.
Nó cọ sát liên tục vào bề mặt cổ góp nối liền với Rotor trong
suất quá trình động cơ hoạt động. Do vậy sau thời gian sử
dụng chổi than sẽ bị mòn. Tính năng hoạt động của nó cũng
sẽ bị mất đi
Thay chổi than
2. Hỏng rơ le đề

Rơ le đề là trang bị điều khiển điện có chức năng đóng mở


điện nhờ các tiếp điểm. Trong hệ thống khởi động rơ le đề ô
tô được ứng dụng kết nối vành răng khởi động và vành răng
bộ đề.
Chỉ khi 2 vành răng này được kết nối với nhau thì dòng điện
mới được phép đi qua. Nếu chuột đề ô tô hoạt động không
chính xác sẽ dẫn tới tình trạng vành răng không ăn khớp,
hoặc bị lệch động cơ sẽ khó khởi động.

Nguyên nhân do cuộn hút của cóc đề ô tô bị hỏng, tiếp điểm


đóng mở liên tục.
3. Gỉ sét các mối nối
Những tiếp điểm dẫn điện rất dễ bị oxi hoá. Điều này sẽ
khiển điện trở trên đường dây điện tăng, từ đó dòng điện sẽ đi
qua khó hơn
Các mỗi nối bị gỉ sét cũng sẽ làm điện áp giảm khiến không
đủ mô men để quay bánh đà động cơ
+) Bảo dưỡng
- Kiểm tra định kỳ hệ thống điện mỗi 5000km/lần, nếu nhận
thấy hư hỏng nên thay mới để tránh những sự cố đáng tiếc tới
động cơ
- Luôn đảm bảo ắc quy cung cấp đủ nguồn điện
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống giắc điện nối với củ đề ô tô

Câu 7: Hư hỏng thường gặp của máy phát điện? Hiện tượng,
nguyên nhân và phương pháp khắc phục?
- Khi máy phát hỏng hóc sẽ không đảm bảo đến việc cung cấp
điện bình thường trên xe, đồng thời làm cho ắc quy không
nạp điện được bình thường dẫn tới hết điện
1. Máy phát làm việc ồn: do đai máy phát bị mòn hoặc chùng,
puli bị cong vênh hoặc máy phát gá không chặt, hỏng. Khắc
phục bằng cách thay thế, điều chỉnh lại sức căng của dây đai,
thay puli mới, siết chặt bulon gá máy phát, kiểm tra máy phát
nếu hỏng.
2. Đèn bảo không nạp nhấp nháy sau khi khởi động hoặc luôn
sáng khi xe chạy: có thể do dây dai hoặc máy phát hỏng,
mạch kích từ cuộn dây kích từ hỏng, bộ điều chỉnh điện áp,
mạch đèn báo hỏng. Khắc phục bằng cách kiểm tra các đầu
nối vòng tiếp điểm chổi than cuộn dây.
3. Xe có tiếng kêu lạ ở khoang máy: xe kêu cạch cạch thì rất có
thể dây đai hoặc puli bị hư hỏng
4. Đèn xe yếu: đèn pha sẽ bị yếu mờ hơn thường ngày do ắc quy
không được nạp đủ điện
- Kiểm tra máy phát
 Để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy phát điện, đầu tiên
nổ máy và bật tất cả các thiết bị điện trên xe như điều hoà
xe, màn hình DVD, loa, đèn pha… Sau đó đạp ga cho vòng
tua máy tăng lên tầm 2.000 vòng/phút rồi quan sát điện áp
trên đồng hồ tăng hay giảm.
Kiểm tra đo điện áp khi xe tắt máy. Nếu điện áp nhỏ hơn 12V
có nghĩa là xe đã hỏng, ngược lại.
Kiểm tra đo điện áp khi xe nổ máy. Nếu điện áp vào ngưỡng
13.4 – 14.2V thì máy phát làm việc bình thường
- Nguyên nhân
a. Cuộn rotor bị hỏng: Nguyên nhân có thể do cuộn
kích bị đứt, bị ngắn mạch, bị chạm mát, keo cách
điện lõi đồng bị chảy…
b. Cuộn stato bị hỏng: Nguyên nhân có thể do cuộn
stato bị đứt, bị chạm mát…
c. Chổi than gặp vấn đề: Nguyên nhân có thể do
vòng tiếp túc bị oxy hoá hoặc dính dầu, chổi than
bị kênh, lò xo chổi than không còn tốt…
d. IC máy phát điện bị hỏng: Khi IC máy phát điện
bị hỏng, toàn bộ hoạt động của máy phát điện sẽ
bị ảnh hưởng theo.
Câu 8: Hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa? Hiện tượng,
nguyên nhân và phương pháp khắc phục?
Có thể gây ra mất điện ở mạch sơ cấp, mất điện ở mạch thứ cấp
hoặc đánh lửa không đúng thời điểm, mất tia lửa điện ở bugi hoặc tia
lửa yếu không đủ để đốt hỗn hợp hoà khí trong xylanh.
a. Ắc quy hỏng thường dẫn tới điện áp không đủ nên không đủ
cho bugi tạo tia lửa điện mạnh. Có thể bộ sạc ắc quy hỏng vì
vậy không được nạp đủ điện.
b. Bộ chia điện có thể hỏng do mòn cháy, hỏng hóc các chi tiết
bên trong
c. Bugi thường hư hỏng do kết muội than ở các cực điện và
trong thân, mòn các cực điện, khe hở không đúng dẫn tới hiện
tượng đánh lửa yếu.
1. Động cơ chạy nhưng không đều, bỏ máy: có thể do bugi bẩn
hoặc hỏng, cơ cấu điều chỉnh tự động góc đánh lửa sớm, dây cao
áp hỏng. Khắc phục bằng cách vệ sinh làm sạch bugi, thay dây
mới.
2. Động cơ quá nóng: có thể do đánh lửa muộn (góc đánh lửa sớm
nhỏ). Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại góc đánh lửa sớm hơn
3. Động cơ làm việc gây tiếng gõ: có thể do góc đánh lửa sai, dùng
không đúng loại bugi. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại góc
đánh lửa và thay thế bugi đúng loại
4. Máy khởi động kéo động cơ quay bình thường nhưng không nổ
(bugi không có/có nhưng yếu): có thể do dây nối modun đánh
lửa chạm mát, cuộn dây biến áp bị đứt, môdun đánh lửa hỏng.
Khắc phục bằng cách kiểm tra đường dây, thay môdun mới.

You might also like