You are on page 1of 9

1. Theo định nghĩa sự cố kỹ thuật có các dạng hư hỏng nào?

Trình bày đặc trưng và


cho ví dụ từ dạng hư hỏng cụ thể?
- Hư hỏng do kết cấu.
+ Đặc trưng: Bao gồm các dạn hư hỏng phát sinh theo qui luật trùng lặp
nhiều lần giống nhau, thường hư hỏng ở một vị trí nhất định. thuộc về các chi tiết thường
bị rạn nứt do sức bền kém, ứng suất tập trung hoặc thiết kế sai.
+ Ví dụ: Ống dẫn nước gãy do chịu áp lực quá lớn.
- Hư hỏng do công nghệ.
+ Đặc trưng: Bao gồm những hư hỏng do các yếu tố công nghệ như
không đảm bảo độ bóng, độ cứng bề mặt, nhiệt luyện sai...
+ Ví dụ: đĩa phanh, má phanh không ép chặt
- Hư hỏng do lão hóa.
+ Đặc trưng: Do ô tô sử dụng quá thời gian qui định các chi tiết bị hao
mòn nhanh, không có khả năng điều chỉnh phục hồi. Đây là dạng hư hỏng tự nhiên
tuân theo qui luật hao mòn trong quá trình làm việc.
+Ví dụ: Dây đai truyền động bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục
cam bị mòn, nứt
- Hư hỏng do vận hành.
+ Đặc trưng: Bao gồm những hư hỏng do vi phạm qui tắc vận hành xe như:
thiếu dầu mỡ bôi trơn, xe chở quá tải...
2. Mục đích của công tác kiểm định ô tô là gì? Trình bày tóm tắt các hạng mục
chính cần kiểm tra trong công tác kiểm định trên ô tô?
- Mục đích:
+ Thay đổi và nâng cao chất lượng của công tác bảo dưỡng kỹ thuật
+ Đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện
+ Nâng cao tuổi bền, giảm chi phí
+ Kịp thời điều chỉnh các bộ phận, nhất là HT cung cấp nhiên liệu
+ Trở thành phương pháp chính để ktra tình trạng kỹ thuật của ô tô
- Các hạng mục chính cần kiểm tra:
- Hạng mục kỹ thuật cơ bản:
+ Động cơ: kiểm tra tình trạng động cơ, các bộ phận cơ khí, hệ thống làm mát, hệ
thống điện, khí thải và hệ thống nhiên liệu.
+ Hệ thống phanh: kiểm tra hệ thống phanh, bao gồm phanh chân, phanh tay và
phanh trên xe.
+ Hệ thống treo: kiểm tra hệ thống treo xe, bao gồm giảm xóc và các bộ phận liên
quan khác.
- Hạng mục đo lường, thử nghiệm:
+ Kiểm tra độ chính xác của dụng cụ đo, đồng hồ hiển thị.
+ Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, còi xe và các thiết bị bảo hiểm khác.
+ Thử nghiệm độ chính xác của hệ thống đo lường, kiểm tra mức tiêu thụ nhiên liệu và
khí thải xe.
- Hạng mục an toàn:
+ Kiểm tra dây an toàn và các thiết bị bảo vệ khác trên xe.
+ Kiểm tra tình trạng lốp và hệ thống lái.
3.Xác định mô hình quan hệ điều tra kết cấu giữa thông số kết cấu, triệu chứng và
thông số chuẩn đoán của cụm kết cấu tổng thành: động cơ đốt trong và hệ thống
truyền lực trên ô tô? ( trang 59 hình 3.4)
4. Thông qua màu sắc khí thải động cơ. Hãy chuẩn đoán tình trạng của động cơ?
* Động cơ xăng
- Không màu hay xanh nhạt: động cơ làm việc tốt
- Màu trắng: động cơ thiếu nhiên liệu, hay thừa không khí do hở
đường nạp, buồng đốt
- Màu xanh đen hay màu đen: hao mòn lớn trong khu vực xéc măng,
piston, xi lanh, dầu nhờn lọt vào buồng đốt.
* Động cơ diesel
- Màu nâu nhạt: máy làm việc tốt, quá trình cháy triệt để
- Màu nâu sẫm chuyển đen: máy quá thừa nhiên liệu, cặng bẩn trong
xilanh, chật lượng nhiên liệu kém, hư turbo.
- Màu xanh nhạt( liên tục hay không liên tục): mộy vài xilanh không
làm việc
- Màu trắng: thiếu nhiên liệu, nước lòn vào buồng đốt.
- Màu xanh đen: dầu nhờn lọt vào buồng đốt do hư xéc măng,
pisyon,xilanh
5. Vẽ sơ đồ tổng quát mô tả hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? Từ đó phân tích các
nguyên nhân hư hỏng thường gặp?
Nguyên nhân hư hỏng thường gặp:
• Đường ống bị rò rỉ khiến lượng dầu quá thấp, điều này khiến đèn báo liên quan
đến áp suất dầu bôi trơn sáng.
• Chi tiết lọc dầu đã qua thời gian sử dụng quá lâu bị nhiễm bẩn nặng dẫn đến tình
trạng nghẹt lọc kéo theo việc thiếu dầu ở các vị trí cần bôi trơn. Từ đó khiến chi
tiết nhanh bị mài mòn hơn.
• Các te dầu bị lão hóa, xì dầu ra ngoài các te sau thời gian dài sử dụng.
• Bơm cấp dầu bị mài mòn và hư hỏng do thời gian dài hoạt động.
• Két làm mát quá nóng do tắt đường ống két làm mát, két bị thủng.
6. Tại sao phải tiến hành bảo dưỡng ô tô? Hãy cho biết sự khác nhau giữa bảo
dưỡng và sửa chửa là gì?
* Tại sao phải tiến hành bảo dưỡng ô tô?
- Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm
bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn.
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng là việc an toàn và không bị
hư hỏng.
- Giữ gìn hình thức bên ngoài.
* Sự khác nhau giữa bảo dưỡng và sửa chữa:
Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính chất cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm
phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải
hoàn thành một khối lượng và nội dung công việc đã định trước theo định ngạch do nhà
nước ban hành. Ngày nay trong thực tế bảo dưỡng kỹ thuật còn theo yêu cầu của chẩn
đoán kỹ thuật
Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng các
cấp. Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà nước ban hành.
Ngày nay sửa chữa ô tô chủ yếu theo phương pháp thay thế tổng thành, do vậy định
ngạch sửa chữa lớn được kéo đài hoặc không tuân theo quy định mà cứ hỏng đâu thay
đấy
câu7. Dựa vào màu sắc của bugi đánh lửa động cơ sau một thời gian làm việc.Hãy
chuẩn đoán tình trạng của động cơ?
• Chấu bugi có màu gạch non( hồng): động cơ làm việc tốt
• Chấu bugi có màu trắng: thiếu nhiên liệu
• Chấu bugi có màu đen: thừa nhiên liệu
• Chấu bugi có màu đen ướt: xéc măng bị mòn gây lòn dầu bôi trơn lên xilanh
câu8. Vẽ sơ đồ hệ thống khởi động trên động cơ xăng? Từ đó trình bày các nguyên
nhân gây hư hỏng thường gặp?
Các nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp:
• Hư hỏng của phần mạch điện bao gồm: cháy hỏng các tiếp điểm khởi động, cổ góp
cháy bẩn, chổi than mòn, kẹt, các cuộn dây chập đứt, hỏng rơle đóng mạch khởi
động.
• Hư hỏng của phần cơ khí: kẹt khớp một chiều hay trượt quay, mòn bạc hay ổ bi,
mòn bánh răng…
câu9. Theo quan điểm các nhân hãy phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng đến tuổi
thọ của ô tô và lấy ví dụ minh họa từng yếu tố đó?
- Vật liệu chế tạo động cơ( tự phân tích theo ý của các nhân)Ví dụ: một bộ phận bằng
kim loại tốt có thể có độ bền cao hơn so với một bộ phận bằng nhựa
- cách điều khiển động cơ.Ví dụ: Việc vận hành ô tô quá khắc nghiệt, chạy quá tốc độ cho
phép hoặc không thực hiện bảo trì định kỳ sẽ làm giảm tuổi thọ của ô tô.
- Bảo dưỡng động cơ. Ví dụ: Không tuân thủ thời gian bảo dưỡng định kỳ cho xe có thể
dẫn đến tình trạng xe không ở trạng thái tốt nhất dẫn đến việc hư hỏng phải sửa chữa.
Gây tốn nhiều chi phí
Câu 10.Trình bày cấu tạo trên hệ thống phanh( dẫn động phanh thủy lực, cơ cấu
phanh tang trống). Từ đó trình bày những nguyên nhân gây hư hỏng trên hệ thống
này?
* Cấu tạo:
xilanh phanh tại bánh xe, guốc phanh, má phanh tang trống, lò xo phản hồi, trống
phanh, pít tông, cup pen pit tông. Bình dầu, xi lanh tổng phanh, van điều áp, bầu trợ lực
* Những nguyên nhân gây hư hỏng:
- Bàn đạp phanh chạm sàn xe nhưng không ăn. do xilanh chính bị hỏng, má phanh bị quá
mòn
- Má phanh bị kẹt với tang trống khi nhả phanh. Do điều chỉnh sai khe hở má phanh ,
dầu không hồi về được khi nhả phanh
- Bàn đạp phanh nhẹ. Do thiếu dầu hoặc lọtnkhí trong dầu,xi lanh chính bị hỏng
- Có tiếng kêu khi phanh .Do má phanh mòn trơ đinh tán hăọc đinh tán má phanh lỏng
Câu 11: Trình bày các nguyên nhân hư hỏng thường gặp của hệ thống
phân phối khí (xupap được truyền động trực tiếp từ trục cam, không
thông qua cò mổ).
• xupap bịi mòn, gẫy hoặc uốn, dính nhiều cặn bẩn... Gây
• Mất cân bằng lực đóng mở xupap: Nếu các xupap không được lắp đặt đúng cách
hoặc nó không được truyền động đều từ trục cam, lực đóng mở của chúng có thể
bị mất cân bằng. Điều này có thể dẫn đến sự cố trong hoạt động của động cơ, giảm
hiệu suất và độ bền của các xupap.
• + Xupap bị rò rỉ khí: Xupap bị rò rỉ khí có thể do van giảm áp bị hỏng hoặc xupap
bị mòn và không đóng kín. Sự cố này có thể dẫn đến mất áp suất và giảm hiệu suất
của động cơ.
• + Hư hỏng ở phần cơ khí của bộ phận xupap: Ngoài các vấn đề được liệt kê trên,
xupap cũng có thể gặp phải các vấn đề cơ khí khác như rò rỉ dầu, quá tải hoặc bị
mất đồng bộ với các bộ phận khác trong hệ thống phân phối khí
Câu 12: Dựa vào các kiến thức đã học hãy chẩn đoán và cách khắc phục
hư hỏng cho từng nguyên nhân cụ thể đối với tình trạng ô tô:
1. Khó khởi động động cơ .
2. Động cơ mất công suất ở tốc độ cao, khả năng gia tốc xe kém.
3. Động cơ diesel khi nổ có khói đen hoặc xám.
1. Khó khởi động động cơ:
- Nguyên nhân: Ắc quy yếu, động cơ không cung cấp đủ dầu hoặc nhiên liệu, bộ
lọc nhiên liệu bị tắc, bộ đánh lửa không hoạt động hoặc vấn đề với hệ thống điện.
- Chẩn đoán: Kiểm tra Ắc quy, kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu và đầu phun
nhiên liệu, kiểm tra bộ lọc nhiên liệu, kiểm tra bộ đánh lửa và hệ thống điện.
- Khắc phục: Sạc Ắc quy, thay Ắc quy nếu cần thiết, làm sạch bộ lọc nhiên liệu
hoặc thay thế bộ lọc mới, sửa hoặc thay thế bộ đánh lửa và hệ thống điện.
2. Động cơ mất công suất ở tốc độ cao, khả năng gia tốc xe kém:
- Nguyên nhân: Bộ lọc không khí bị tắc, đầu phun nhiên liệu bị tắc hoặc hư hỏng,
bơm nhiên liệu không hoạt động đúng cách, buồng đốt bẩn hoặc kín.
- Chẩn đoán: Kiểm tra bộ lọc không khí, kiểm tra đầu phun nhiên liệu, kiểm tra
bơm nhiên liệu, kiểm tra buồng đốt.
- Khắc phục: Làm sạch hoặc thay thế bộ lọc không khí, thay thế đầu phun nhiên
liệu hoặc sửa chữa nếu có thể, sửa hoặc thay thế bơm nhiên liệu, làm sạch hoặc
thay thế buồng đốt.
3. Động cơ diesel khi nổ có khói đen hoặc xám:
- Nguyên nhân: Dầu nhiên liệu không đúng chất lượng hoặc bị ô nhiễm, áp suất
nhiên liệu không đủ, đầu phun nhiên liệu bị hư hỏng hoặc không hoạt động đúng
cách, quá trình đốt không đủ oxi hoặc nhiều bụi.
- Chẩn đoán: Kiểm tra chất lượng và tính đúng loại dầu nhiên liệu, kiểm tra áp
suất nhiên liệu, kiểm tra đầu phun nhiên liệu, kiểm tra quá trình đốt.
- Khắc phục: Thay dầu nhiên liệu hoặc làm sạch bể chứa, sửa hoặc thay thế đầu
phun nhiên liệu, điều chỉnh áp suất nhiên liệu, cải thiện quá trình đốt bằng cách
làm sạch hệ thống tuần hoàn khí và sửa chữa bộ lọc khí thải.
Câu 13: Chẩn đoán hư hỏng trong trường hợp động cơ bị sôi nước?
+ Mất nước làm mát: Khi mất nước làm mát, nhiệt độ của động cơ sẽ tăng cao và
dẫn đến sôi nước. Người lái xe có thể kiểm tra mức nước làm mát trong bình chứa
và thêm nước vào đúng mức để khắc phục tình trạng này.
+ Bơm nước làm mát không hoạt động: Nếu bơm nước làm mát không hoạt động,
nước sẽ không được lưu thông đúng cách trong hệ thống làm mát và dẫn đến sôi
nước. Người lái xe có thể kiểm tra bơm nước bằng cách quan sát mức nước trong
bình chứa khi động cơ đang hoạt động. Nếu không có nước lưu thông, bơm nước
có thể bị hỏng và cần được thay thế.
+ Bộ làm mát không hoạt động: Nếu bộ làm mát bị hỏng, nước sẽ không được làm
mát và dẫn đến tình trạng sôi nước. Người lái xe có thể kiểm tra bằng cách kiểm
tra lưu lượng nước qua các ống dẫn nước và kiểm tra tính trạng của bộ làm mát.
Nếu bộ làm mát bị hỏng, cần thay thế để khắc phục vấn đề.
+ Quạt không hoạt động: Nếu quạt không hoạt động, nhiệt độ của động cơ sẽ tăng
lên và dẫn đến sôi nước. Người lái xe có thể kiểm tra bằng cách quan sát quạt khi
động cơ đang hoạt động. Nếu quạt không quay, có thể bị hỏng hoặc bị ngắt dòng
điện và cần được sửa chữa hoặc thay thế.
Câu 14: Chẩn đoán khi ô tô có hiện tượng bị lệch lái (đâm lái)?
- Lốp bị lệch:
Khi lốp bị lệch, bánh xe sẽ không xoay đều và gây ra hiện tượng lệch lái. Để chẩn
đoán tình trạng này, cần kiểm tra các lốp để xác định xem có bị lệch hay không,
và thay thế lốp nếu cần thiết.
- Hệ thống treo không ổn định: khi hệ thống treo bị không ổn định, xe sẽ lệch sang
một bên. Để chẩn đoán tình trạng này, cần kiểm tra các bộ phận treo như bạc đạn,
lò xo, phuộc, ống giảm xóc,.. để xác định xem có bị hỏng hay không, và thay thế
bộ phận hỏng nếu cần thiết.
- Hệ thống phanh không hoạt động đều: khi hệ thống phanh không hoạt động đều,
một bánh xe sẽ quay chậm hơn bánh xe khác và gây ra hiện tượng lệch lái. Để
chẩn đoán tình trạng này, cần kiểm tra các bộ phận phanh như bơm phanh, bình
chứa dầu phanh, ống dẫn dầu phanh, đĩa phanh, tang trống phanh,.. để xác định
xem có bị hỏng hay không, và thay thế bộ phận hỏng nếu cần thiết.
- Thông số trục camber không đúng: thông số trục camber không đúng làm cho
bánh xe không nằm vuông góc với mặt đường, gây ra hiện tượng lệch lái. Để chẩn
đoán tình trạng này, cần kiểm tra và điều chỉnh lại thông số trục camber.
- Bánh trước không căng đều: khi bánh trước không căng đều, một bánh sẽ quay
chậm hơn bánh còn lại và gây ra hiện tượng lệch lái. Để chẩn đoán tình trạng này,
cần kiểm tra và căng lại bánh trước
Câu 15: Chẩn đoán khi động cơ ô tô có hiện tượng bị hao dầu bôi trơn?
- Lỗ khe piston quá lớn: Nếu lỗ khe piston quá lớn, dầu bôi trơn có thể dễ dàng
chảy qua và được tiêu thụ nhiều hơn là cần thiết.
- Không đúng loại dầu bôi trơn: Sử dụng loại dầu bôi trơn không đúng hoặc không
đáp ứng được yêu cầu của động cơ cũng có thể dẫn đến tiêu thụ dầu nhiều hơn cần
thiết.
- Van xả hư hỏng: Nếu van xả không hoạt động đúng cách hoặc hư hỏng, khí thải
có thể trở lại hệ thống bôi trơn và làm tăng mức tiêu thụ dầu.
- Tắc nghẽn lọc dầu: Lọc dầu bẩn có thể gây tắc nghẽn và khiến áp lực dầu trong
động cơ tăng, làm tăng mức tiêu thụ dầu.
- Vật liệu phớt động cơ bị hư hỏng: Nếu vật liệu phớt động cơ hư hỏng, nó sẽ
không còn khả năng ngăn dầu chảy qua và đưa đến mức tiêu thụ dầu cao hơn.
Câu 16. Vẽ sơ đồ tổng quan hệ thống làm mát cưỡng bức. Từ đó, trình bày
các nguyên nhân hư hỏng thường gặp?

* Các nguyên nhân gây hư hỏng: : rò rỉ nước, bơm nước hỏng, van nhiệt bị hỏng, bị tắc
đường ống dẫn hoặc tản nhiệt không hoạt động tốt, quạt gió bị gãy
Câu 17: Trình bày các vùng sinh ra tiếng ồn trên xe? Lấy ví dụ cho từng
vùng gây ra tiếng ồn cụ thể?
+ Vùng 1: Bao gồm tiếng gõ của xupáp, con đội, trục cam, âm thanh phát ra nhỏ, đặc
biệt rõ khi ở chế độ không tải. Ví dụ: Ổ đỡ và trục cam cónkhe hở lớn, Mòn biến dạng
cam...
+Vùng 2: Bao gồm tiếng gõ của xéc măng, piston với xilanh, chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và
bạc nhỏ thanh truyền, đặc biệt rõ khi động cơ ở chế độ đổi tải trọng.Vị tró gõ tương ứng
với vị trí bố trí trong xilanh. Ví dụ: Khe hở lớn giữ biston và xéc măng, hay gãy xéc
măng
+Vùng 3: Bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc đầu to âm thanh phát ra trầm, đặc
biệt rõ khi làm việc ở chế độ đổi tải trọng. Ví dụ: Mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn
ở bạc đầu to với trục khuỷu
+Vùng 4: Bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính, âm thanh phát ra trầm
nặng, nghe rõ ở mọi chỗ dọc theo chiều dài của trục khuỷu, đặc biệt rõ khi động cơ làm
việc ở chế độ thay đổi tải trọng, và khi quay vòng quay lớn.Ví dụ: Bị xoay định vị bạc
biên, mòn,méo cổ trục.
+Vùng 5: Bao gồm tiếng gõ của các cặp dẫn động trục cam, âm thanh phát ra đều, nghe
rõ ở mọi chế dộ tải của động cơ.Ví dụ: mòn cáccặp bánh răng cam, ở đỡ trục bánh răng bị
hỏng.
Câu 18: Chẩn đoán khi có hiện tượng khó thực hiện quá trình chuyển số?
- Ly hợp bị mòn hoặc hỏng: Khi ly hợp bị mòn hoặc hỏng, nó sẽ không hoạt động
hiệu quả và không đồng bộ với hộp số, dẫn đến khó khăn trong quá trình chuyển
số.
- Dầu hộp số cũ hoặc thiếu dầu: Dầu hộp số cũ hoặc thiếu dầu có thể làm cho quá trình
chuyển số trở nên khó khăn và không đồng bộ. Nếu không có đủ dầu hộp số, các bộ phận
bên trong hộp số sẽ chạm nhau một cách mạnh mẽ, gây ra tiếng kêu và hao mòn nhanh
hơn.
- Hộp số bị hỏng: Nếu các bộ phận bên trong hộp số bị hỏng hoặc hư hỏng, chúng
sẽ không hoạt động đúng cách và có thể làm cho quá trình chuyển số trở nên khó
khăn.
- Công tắc côn bị hỏng: Nếu công tắc côn bị hỏng hoặc bị liên tục gặp vấn đề, nó
có thể gây ra khó khăn trong quá trình chuyển số.
- Các linh kiện liên quan đến chuyển số bị hư hỏng: Các linh kiện khác như bộ
đồng hồ tốc độ, cảm biến vị trí trục cam hoặc van đánh lửa có thể gây ra sự cố
trong quá trình chuyển số
Câu 19. Chẩn đoán ô tô khi có hiện tượng bị nghiêng ngang?
+Hệ thống treo xe bị lỗi hoặc hư hỏng: Khi hệ thống treo bị lỗi hoặc hư hỏng, nó sẽ
không thể giữ cho xe ổn định và làm cho nó bị nghiêng ngang.
+Trọng tâm xe quá cao: Khi trọng tâm của xe quá cao, nó sẽ dễ bị nghiêng ngang trong
khi lái xe, đặc biệt là khi đi qua các đường cong hoặc đường xấu.
+Lốp xe bị hỏng: Nếu một hoặc nhiều lốp của xe bị hỏng hoặc không đủ áp lực, nó có thể
dẫn đến sự nghiêng ngang của xe.
Câu 20. Phân tích vai trò của vị trí chẩn đoán kỹ thuật ô tô trong dây chuyền công
nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô hiện nay?
-Chẩn đoán và phát hiện các lỗi: Vị trí chẩn đoán kỹ thuật ô tô được trang bị các thiết bị
hiện đại để phát hiện và xác định các lỗi trong hệ thống ô tô, từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục.
- Tối ưu hóa quy trình sửa chữa: Với khả năng phát hiện các lỗi một cách chính xác, vị trí
chẩn đoán kỹ thuật ô tô giúp tối ưu hóa quy trình sửa chữa, từ đó giảm thiểu thời gian và
chi phí cho khách hàng.
- Đào tạo kỹ thuật viên: Vị trí chẩn đoán kỹ thuật ô tô là một trung tâm huấn luyện
chuyên nghiệp, cung cấp các khóa đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật viên, giúp họ
nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện các công việc sửa chữa ô tô
một cách hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Vị trí chẩn đoán kỹ thuật ô tô giúp tăng cường chất lượng
dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe, từ đó tạo sự tin
tưởng và hài lòng cho khách hàng.
- Cập nhật và nâng cấp kiến thức: Vị trí chẩn đoán kỹ thuật ô tô được cập nhật các kiến
thức mới nhất về công nghệ và các phương pháp sửa chữa, giúp cải tiến và nâng cấp các
quy trình sửa chữa để phù hợp với sự phát triển của ngành ô tô.
DONE! HỌC ĐI MẤY NÍ

You might also like