You are on page 1of 7

1.

Chuẩn đoán hư hỏng trong dẫn động phanh, sửa chữa bảo dưỡng
các hư hỏng

Phanh gồm có cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Dẫn động phanh
gồm có phanh cơ khí, thuỷ lực, khí nén, khí nén và thuỷ lực

Dẫn động phanh cơ khí:

-Cấu tạo: cần phanh, vành răng, đòn dẫn động, cam tác động, tang
trống, guốc phanh và má phanh, chốt lệch tâm

-Hư hỏng về cơ cấu phanh: má phanh và tang trống mòn nhiều, dính
dầu mỡ hoặc điểu chỉnh sai khe hở( quá lớn) gây biểu hiện kéo phanh tay
nhưng không phanh được

+Các đòn dẫn động hoặc thanh đẩy bị rơ lỏng, má phanh mòn nhiều
đến đinh tán, bề mặt phanh bị chai cứng hoặc bị dính nước, đinh tán lỏng,
chốt lắp guốc phanh mòn và thiếu dầu bôi trơn gây hiện tượng có tiếng ồn
khác thường ở cơ cấu phanh

+Lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng, làm cho má phanh luôn tiếp xúc
với tang trống hoặc điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ).Các
đòn dẫn động và cam tác động (hoặc thanh đẩy) bị bó kẹt. gây phanh bị bó
cứng không nhả ra được

Hư hỏng về quá trình làm việc: dẫn đến sai số về hành trình phanh,
khe hở,…

Phanh thuỷ lực khí nén

Thuỷ lực khí nén hở: trong tự nhiên( gió thuỷ triều, do áp suất thể
tích bề mặt lớn nên thay đổi)
và thuỷ lực khí nén kín: Các thông số thể tích áp suất thay đổi nhanh
vì bị giới hạn bởi không gian

Phanh thuỷ lực

-Dẫn động phanh thủy lực là một phần của hệ thống phanh ô tô hoạt
động nhờ áp lực của chất lỏng (dầu phanh chuyên dùng) dùng để điều
khiển, phân phối và truyền áp lực phanh đến các xi lanh bánh xe

-Với thuỷ lực vì nó là môi chất lỏng không nén dược: nếu lọt khí vào
nó hoạt động không liên tục.

-Cấu tạo: xi lanh chính, bầu trợ lực phanh , ống dầu, bộ điều hoà lực
phanh, xi lanh bánh xe, bàn đạp

+Ống dẫn nó hoạt động theo quy tắc ống kín.

+Vai trò của xi lanh chính: chuyển đổi lực cơ học thành áp suất thuỷ
lực chạy trong đường ống, thay đổi về thể tích(giảm), định lượng. Biến cơ
năng thành áp năng. Đóng vai trò là động cơ kiểu piston chuyển động tịnh
tiến

+Vai trò của xi lanh con: Thực hiện chuyển đổi áp suất thuỷ lực
thành lực cơ học tác động lên xi lanh bánh xe, lúc này thể tích tăng. Thay
đổi áp suất công tác thành cơ năng đóng vai trò là motor thuỷ lực

Hư hỏng

+Hư hỏng xi lanh chính: thể tích không giảm được, áp suất không
tăng được có thể do bị nghẹt đường ống nên thể thích không di chuyển
dược. Còn áp suất không tăng: thiếu dầu thuỷ lực, hở cuppen, gẫy ống, áp
suất vẫn thay đỗi nhưng vẫn rất chậm
+Xi lanh con: thể tích có tăng hay không, lực cơ năng tác động có
hay không( nếu không các piston bị kẹt trong xi lanh), dầu thuỷ lực xún rồi
nhưng không kín bị hở nên lọt ra ngoài nên giảm áp suất.

+Hư hỏng do dẫn động phanh:

Bàn đạp phanh và ty đẩy mòn, hỏng các chốt xoay làm xe có tiếng
ồn khác thường.

Thiếu dầu phanh, mòn xi lanh, pittong, cuppen, hoặc hở đường ống
dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng, lẫn nhiều không khí hoặc
điều chỉnh sai hành trình tự do( quá lớn) Hiện tượng phanh xe không dừng
theo yêu cầu người lái, bàn đạp phanh chạm sàn không có hiệu lực.

Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong, ty đầy bị kẹt hoặc điều chỉnh không
đúng kỹ thuật gây phanh bó cứng

+Hư hỏng về quá trình làm việc: dẫn đến sai số về hành trình phanh,
khe hở, áp suất lốp và độ mòn 2 bánh xe bên trái và bên phải khác
nhau, ….

Phanh khí nén

Điều kiện làm việc của hệ thống phanh liên tục chịu áp lực khí nén
và nhiệt độ cao của các bề mặt ma sát nên các chi tiết dễ bị hư hỏng.

Cấu tạo: Bàn đạp, máy nén khí, bình chứa khí nén, bộ điều chỉnh áp
suât, van điều khiển, đồng hồ báo áp suất và bầu phanh bánh xe.

Máy nén khívà van điều áp có các hư hỏng thường gặp sau:
- Mòn buồng nén khí: séc măng, piston, xi lanh.
- Mòn hỏng các bộ bạc hay bi trục khuỷu.
- Thiếu dầu bôi trơn.
- Mòn, hở van một chiều.
- Chùng dây đai.
- Kẹt van điều áp của hệ thống.
Đường ống và bình chứa khí nén:
- Tắc đường ống dẫn.
- Dầu và nước đọng lại.
Van phân phối,van ba ngả, các đầu nối:
- Kẹt các van làm mất hiệu quả dẫn khí.
- Nát hỏng các màng cao su.
- Sai lệch vị trí làm việc.
Cụm bầu phanh bánh xe:
- Thủng các bát cao su.
- Gãy lò xo hồi vị các bát cao su.
- Sai lệch vị trí làm việc.
Các cụm quay cơ cấu phanh:
- Bó kẹt các cơ cấu do va chạm hay khô mỡ bôi trơn.
- Sai lệch vị trí liên kết
- Mòn mất biên dạng cam.

2. Chẩn đoán hư hỏng của cơ cấu phanh guốc, bảo dưỡng và sửa
chữa

Cấu tạo: gồm các bộ phận chính như xilanh bánh xe, guốc phanh, má
phanh, lò xo phản hồi, trống phanh, pittong và cuppen pit tông.

+Hư hỏng do dẫn động phanh:


Bàn đạp phanh và ty đẩy mòn, hỏng các chốt xoay làm xe có tiếng
ồn khác thường.

Thiếu dầu phanh, mòn xi lanh, pittong, cuppen, hoặc hở đường ống
dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng, lẫn nhiều không khí hoặc
điều chỉnh sai hành trình tự do( quá lớn) Hiện tượng phanh xe không dừng
theo yêu cầu người lái, bàn đạp phanh chạm sàn không có hiệu lực.

Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong, ty đầy bị kẹt hoặc điều chỉnh không
đúng kỹ thuật gây phanh bó cứng

+Hư hỏng về quá trình làm việc: dẫn đến sai số về hành trình phanh,
khe hở, áp suất lốp và độ mòn 2 bánh xe bên trái và bên phải khác nhau,
….

3. Chẩn đoán hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa, chẩn đoán bảo dưỡng
và sửa chữa

Cấu tạo: càng phanh đĩa, má phanh đĩa, rôtor phanh đĩa, pít tông và
dầu phanh.

Hư hỏng:

Má phanh là vật liệu phi kim nên bị mòn, bị bẩn, cát lọt vào hoặc má
phanh kém chất lượng tạo ra tiếng ồn, lực phanh thiếu

Dầu phanh bị lọt khí hoặc thiếu dầu phanh củng dẫn đến thiếu lực
phanh.

Đĩa phanh bị hở, méo, mòn hoặc không đều gây hiện tượng giật bàn
đạp phanh.
Piston hoặc cuppen xy lánh chính và xy lanh con mòn gây hành trình
tự do bàn đạp phanh nhỏ

4. Chẩn đoán hư hỏng của trợ lực phanh, sửa chữa bảo dưỡng các
hư hỏng

Bầu trợ lực phanh hay còn gọi là bầu trợ lực chân không có vai trò
khuyếch đại lực đạp chân không. Sử dụng nguyên lý chênh lệch
giữa áp suất và chân không, van 1 chiều

Cấu tạo: gồm các bộ phận chính như màng ngăn, buồng áp suất
không đổi,cẩn đẩy, lò xo màng, pittong bộ trợ lực, buồng áp suất
biến đổi, thân van,…

Hư hỏng

Hệ thống phanh hoạt động bình thường nhưng cảm giác bàn đạp
phanh nặng hơn bình thường. Do khi đạp chân phanh, van điều khiển tiến
về bên trái và đẩy van không khí và đĩa phản lực. Điều này làm piston xy
lanh chính tác động trực tiếp lực lênh phanh.

Bàn đạp phanh cao hơn bình thường

Quãng đường phanh dài hơn

Tốc độ động cơ không đều

5. Chẩn đoán hư hỏng trong trường hợp xe bị quay vòng khi phanh
xe trên đường thẳng
Hiện tượng: Khi xe di chuyển trên đường trơn trượt hoặc có độ
bám đường thấp hơn mức cho phép của bánh xe, khi đó phanh xe
gây hiện tượng trượt lết, quay vòng. Nguyên phân có thể phanh bị
bó cứng
Hư hỏng
-Má phanh mòn quá mức cho phép, dẫn đến đĩa phanh bị mòn
làm nó mỏng hơn độ dày tiêu chuẩn cho phép. Khi má phanh quá
mòn, đĩa phanh mỏng sẽ khiến cho pít tông phanh bị đẩy quá giới
hạn, khó thu về được dẫn đến hiện tượng bó chặt vào trống hoặc
đĩa phanh tạo ra bó phanh. 
-Giăng cao su bị thủng, rách gây nên áp suất phanh có vấn đề Khi
phanh, piston phanh sẽ tác động một lực lớn lên ắc suốt phanh,
tuy nhiên, vì bị gỉ sét nên ắc suốt phanh không thể quay về vị trí
ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh. 
-Đĩa phanh bị biến dạng, quay không đều, đảo
6. Chẩn đoán hư hỏng trong trường hợpkhi phanh xe bị rung giật

Hiện tượng: Khi xe vừa đạp phanh và đã tạo lực phanh lớn, nhưng
phanh không ăn, làm rung giật xe

Nguyên nhân:

o Bàn đạp cong, mòn chốt


o Dẫn động phanh mòn xi lanh,pít tông
o Dầu phanh có nhiều không khí
o Bộ trợ lực phanh hỏng

You might also like