You are on page 1of 7

KỸ THUẬT VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG

I. CÁC THAO TÁC CẦN LƯU Ý KHI VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
Trên cơ sở an toàn, khi hệ thống thủy lực đang hoạt động (áp suất còn trong hệ
thống), thì không được phép tháo ống và các phần tử ra. Trước hết phải tắt bơm và
xả hết áp suất ở trong bình trích chứa.
Các ống nối bị hỏng, phải thay thế. Trong quá trình thay thế cần chọn đúng các
thông số, như chiều dày, đường kính, vật liệu ống dẫn.
Khi thay thế các phần tử thủy lực, cần phải lưu ý đến các thông số kỹ thuật: lưu
lượng, áp suất và tổn thất áp suất của phần tử đó.
Nhiệt độ dầu thủy lực khi làm việc trong khoảng 500÷700C. Nếu nhiệt độ vượt quá
700C phải xác định ngay nguyên nhân để sửa chữa.
Độ bẩn của dầu và dầu bị oxy hóa biểu hiện ở sự thay đổi màu của dầu. Khi dầu
bẩn sẽ có màu đen sẩm.
Điều kiện để tiến hành xác định nguyên nhân là phải nắm vững kiến thức về công
dụng, kết cấu, ký hiệu, nguyên tắc làm việc của từng phần tử và hệ thống. Điều đó có
nghĩa là phải có khả năng tốt để đọc bản vẽ kết cấu phần tử, sơ đồ lắp ráp mạch thủy
lực và sơ đồ lắp ráp mạch điện (mạch điều khiển).
II. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
Trong hệ thống thủy lực thường gặp một số hiện tượng hư hỏng sau:
 Tiếng ồn quá mức
 Không đủ lực hay mômen xoắn ở cơ cấu chấp hành
 Xilanh hoặc động cơ dầu chuyển động không ổn định (dao động p và Q)
 Cơ cấu chấp hành không hoạt động hoặc chạy chậm
 Nhiệt độ dầu lớn
 Xuất hiện bọt trong dầu
 Khoảng thời gian đóng mở bơm lớn.
Từ các hiện tượng đó, có thể xảy ra một số nguyên nhân sau:
 Truyền động cơ khí
 Bộ phận hút
 Bơm
 Ống đẩy
 Ống xả
 Van áp suất
 Bổ ổn tốc
 Van đảo chiều
 Dầu
 Cơ cấu chấp hành
 Nguyên nhân khác
1) Tiếng ồn quá mức
Truyền động cơ khí:
 Sai sót trong quá trình chỉnh khớp nối.
 Khớp nối bị hỏng.
 Vị trí nối động cơ và bơm chưa siết chặt.
 Các bộ truyền khác (bánh răng, đai) bị hỏng.
 Bơm hay động cơ bị hỏng.
 Chiều quay không đúng.
 Chưa tối ưu hóa trong quá trình lắp đặt (dao động).
Bộ phận hút:
Sức cản trong ống hút quá lớn do:
 Van đóng mở không mở hay mở một phần.
 Bộ lọc buồng hút bị tắc hay quá nhỏ.
 Ống hút bị tắc hay không khít.
 Kích thước ống hút nhỏ hay nhiều ống nối cong.
 Mức dầu thấp.
Bơm:
 Số vòng quay bơm quá lớn.
 Bơm: áp suất bơm lớn nhất.
 Độ khít trong phí hút bị hỏng.
 Bơm hỏng.
 Dao động ở bộ phận điều chỉnh bơm.
 Chưa tối ưu hóa trong quá trình lắp đặt (dao động).
1) Tiếng ồn quá mức
Ống đẩy:
 Ống đẩy vặn không chặt hay bị hỏng.
 Tiết diện ống nhỏ.
 Thiết bị lắp không thông khí (xả khí).
Ống xả:
 Ống xả vặn không chặt hay bị hỏng.
 Tiết diện ống nhỏ.
 Thiết bị lắp không thông khí (xả khí).
 Miệng ống xả nằm trên mức dầu.
 Bộ lọc đặt ở đường xả bị tắc.
Van áp suất:
 Van áp suất bị kẹt do bẩn.
 Van không thích hợp.
 Đường đặc tính không phù hợp.
Bộ ổn tốc: Tiếng ồn của dòng chảy.
Van đảo chiều:
 Nam châm điện bị hỏng hoặc hiệu điện thế quá nhỏ.
 Van bị hỏng do bị mòn nòng van hoặc do bị dơ bẩn.
 Lưu lượng qua van quá lớn.
 Áp suất điều khiển bị dao động.
 Ở van đảo chiều với giảm chấn ở vị trí chuyển đổi bị hỏng.
1) Tiếng ồn quá mức
Dầu:
 Quá trình hút khó khăn: Mức dầu thấp; Độ nhớt quá lớn (nhiệt độ thấp).
 Dầu bị lẫn chất bẩn và tắc đường ống, bộ lọc.
 Dầu có bọt.
Cơ cấu chấp hành: Bề mặt tiếp xúc bị mòn.
2) Không đủ lực hay mômen xoắn ở cơ cấu chấp hành
Truyền động cơ khí:
 Hệ thống truyền động bị hỏng..
 Bộ truyền bánh răng, đai không đảm bảo điều kiện làm việc.
 Chiều quay sai.
 Xilanh bị hỏng.
 Động cơ dầu bị hỏng.
Bộ phận hút:
Sức cản trong ống hút quá lớn do:
 Van đóng mở không mở hay mở một phần.
 Bộ lọc buồng hút bị tắc hay quá nhỏ.
 Ống hút bị tắc hay không khít.
 Kích thước ống hút nhỏ hay nhiều ống nối cong.
 Mức dầu thấp.
2) Không đủ lực hay mômen xoắn ở cơ cấu chấp hành
Bơm:
 Tổn thất thể tích lớn.
 Kiểu bơm không phù hợp.
 Bơm hỏng.
 Bộ phận điều chỉnh lưu lượng bơm bị hỏng.
Ống đẩy:
 Bị rò rỉ dầu.
 Sức cản trong ống lớn.
 Bộ lọc đặt ở đường vào (đường đẩy) bị kẹt.
Ống xả:  Sức cản trong ống lớn.
 Bộ lọc đặt ở đường xả bị hụt.
Van áp suất:
 Áp suất làm việc điều chỉnh nhỏ.
 Tổn thất thể tích trong van lớn.
 Nòng van bị dơ.
 Lò xo bị kẹt.
 Van lắp không đúng loại.
Bộ ổn tốc:
 Tổn thất áp suất lớn.
 Điều chỉnh sai.
 Van bị hỏng.
 Chọn van không đúng thông số kỹ thuật.
2) Không đủ lực hay mômen xoắn ở cơ cấu chấp hành
Van đảo chiều:
 Vị trí nòng van không đúng.
 Nam châm điện bị hỏng.
 Nòng van bị mòn.
 Sức cản lớn.
 Nòng van bị kẹt.
Dầu:
 Độ nhớt nhỏ dẫn đến tổn thất thể tích và áp suất lớn.
 Dầu có bọt.
Cơ cấu chấp hành:
 Bề mặt tiếp xúc bị mòn.
 Tổn thể tích trong xilanh, động cơ.
 Ma sát lớn.
Yếu tố khác: Lỗi trong mạch điều và chỉnh điều khiển.

You might also like