You are on page 1of 8

II.

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu:


1. Công dụng:
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu ô tô có nhiệm vụ giúp cung cấp
tầm nhìn quan sát cho người lái khi về đêm hoặc trong điều kiện
không đủ tầm nhìn. Và bên cạnh đó, hệ thống còn giúp đưa các
tín hiệu di chuyển của ô tô tới người lái trên đường giúp họ chủ
động xử lý trong quá trình di chuyển.
2. Cấu tạo:
Đối vệ hệ thống chiếu sáng, ta thường có nhiều dạng đèn để
đảm bảo từng điều kiện vận hành khác nhau của ô tô. Thông
thường, trên ô tô sẽ được bố trí 3 cụm đèn là đèn gần(cos), đèn
xa(pha) và đèn sương mù(đèn gầm). 3 cụm đèn sẽ đảm nhận vai
trò và nhiệm vụ khác nhau.
Đối vệ hệ thống tín hiệu, ta thường có tín hiệu chuyển làn,
tín hiệu ưu tiên và tín hiệu cảnh bảo lùi. Tất cả các đèn tín hiệu
đều được điều khiển bởi các phím hoặc nút trên màn hình điều
khiển của hệ thống điện thân xe ô tô. Có những ô tô xịn thì sẽ
được quản lý riêng biệt bằng 1 bộ điều khiển điện tử riêng biệt.
3. Nguyên lý làm việc:
3.1 Đèn pha cos:
Khi công tắc điều khiển của đèn dịch chuyển về vị trí HEAD
(LOW) thì rơ le đèn pha - đèn cos sáng lên.
Khi công tắc điều khiển dịch chuyển về vị trí HEAD
(HIGH) thì rơ le đèn pha bật đèn pha - cos chiếu xa và đèn chỉ
báo đèn pha cos trên đồng hồ cũng bật.
Dòng điện đi từ đèn pha cos đến đèn chỉ báo bật sáng.
Mạch đèn pha cốt
3.2 Đèn flash (nháy pha):
Khi công tắc dịch chuyển về hướng vị trí FLASH thì các rơ
le đèn pha điều chỉnh độ sáng bật lên.
3.3 Đèn sương mù:
Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển
ở vị trí TALK hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía
trước bật ON, rơ le đèn sương mù phía trước bật và đèn sương mù
phía trước phát sáng.
Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều
khiển ở vị trí TALK hoặc HEAD. Để bật công tắc đèn sương mù
phía sau cần dịch lên 1 nấc so với đèn sương mù phía trước.
Mạch đèn sương mù
3.4 Đèn phanh:
Khi người tham gia giao thông đạp phanh thì đèn sẽ phát
sáng.
3.5 Đèn lùi:
Khi người điều khiển phương tiện giao thông đi lùi lại thì
đèn sẽ phát sang.
3.6 Đèn xi nhan:
Khi đèn xi nhan bật, các công tắc đèn bộ nháy đèn xi nhan
bật, đèn xi nhan bên nào, đèn nháy xi nhan bên đó nháy.
Có hệ thống âm thanh đi kèm đèn xi nhan để báo cho người
đi đường và cả người điều khiển xe là đèn xi nhan đang bật.
Khi công tắc đèn xi nhan dịch chuyển sang bên trái, cực EL
của đèn xi nhan được nối thông, dòng điện đi tới cực LL và đèn xi
nhan bên trái phát sáng.
Khi công tắc đèn xi nhan dịch chuyển sang bên phải, cực ER
của bộ đèn xi nhan được tiếp mát, dòng điện tới cực LR và đèn xi
nhan bên phải phát sáng.
3.7 Đèn cảnh báo nguy hiểm:
Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực EHW
của được tiếp mát. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR, đèn xi
nhan hai bên trái và phải đều phát nhấp nháy.

Mạch đèn báo xi nhan và nguy hiểm


4. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống chiếu sáng tín
hiệu:
4.1 Bóng đèn bị hỏng
Bóng đèn bị hỏng là trường hợp thường xuyên gặp phải trên
các chiếc ô tô do sử dụng quá lâu.
=>> Thay mới bóng đèn

4.2 Cháy cầu chì


Giống như nhà cửa, ô tô cũng sử dụng cầu chì để bảo vệ các
mạch điện. Cầu chì chỉ đơn giản là một mắt xích trong mạch điện
được thiết kế để “cháy” nếu phương tiện đang nạp quá nhiều điện
tích.

=>> Trong trường hợp này, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền
nhưng có thể bảo vệ các thiết bị đắt tiền hơn trong mạch. Nếu cầu
chì bị cháy thì thay thế cái mới.
4.3 Công tắc rơ le bị lỗi
Trường hợp đèn pha bị lỗi nhưng đèn cốt vẫn hoạt động bình
thường thì vấn đề là do công tắc rơle bị lỗi.
=>> Xác định và thay mới rơ le lỗi.

4.4 Dây điện bị lỗi


Có nhiều dây điện được sử dụng trong hệ thống chiếu sáng
và tín hiệu. Đôi khi dây có thể bị đứt, ăn mòn hoặc truyên tải
kém. Do đó, dây dẫn không thể truyền điện hiệu quả đến bóng
đèn.
=>> Xác định vị trí dây bị lỗi và xử lý phù hợp.
4.5 Hư hỏng trong bộ điều khiển
Xe sử dụng lâu năm có thể dễ đến hư hỏng trong bộ điều
khiển trong xe dẫn đến tình trạng không thể bật chiếu sáng và tín
hiệu.
=>> Xác định mạch bị hư và xử lý phù hợp.

You might also like