You are on page 1of 13

CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG , NHIỆM VỤ , YÊU CẦU , PHÂN LOẠI , MÔ

TẢ VỊ TRÍ ?

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô giúp cho tài xế có thể nhìn thấy chướng ngại vật trên
đường trong điều kiện ánh sáng hạn chế , dùng để báo các tình huống dịch chuyển
để mọi người xung quanh nhận biết . Ngoài ra , hệ thống chiếu sáng trên ô tô còn
hiển thị tình trạng hoạt động của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng
tableau và soi sáng không gian trong xe .

NHIỆM VỤ :

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được tích hợp phía trước , phía sau , hai bên và phía
trong xe . Giúp lái xe dễ quan sát trong điều kiện thiếu sáng , giúp các phương tiện
khác dễ nhận biết sự hiện diện của xe .

YÊU CẦU :

Hệ thống chiếu sáng phải đáp ứng 2 yêu cầu

- Có cường độ sáng đủ lớn


- Không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiếu
PHÂN LOẠI
Nếu phân loại theo vị trí ta có chiếu sáng trong xe ( đèn trần , soi sáng capo ) và
chiếu sáng bên ngoài ( đèn đầu , đèn đuôi … )
Phân loại thứ hai , căn cứ vào đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng trên mặt
đường , người ta phân thanh hai loại hệ thống chiếu sáng :
Hệ thống chiếu sáng kiểu châu âu và kiểu mỹ
Kiểu châu Âu

Dây tóc ánh sáng gần ( đèn cốt ) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự ,
hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học , bên dưới có miếng phản
chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm lóa mắt người đi xe
ngược chiều
Kiểu Mỹ

Hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng gần giống nhau và bố trí ngay tiêu cự
của chóa . Dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa , dây tóc ánh sáng
gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cườn độ chùm tia sáng phản
chiếu xuống dưới mạnh hơn .Một số xe còn sử dụng hệ chiếu sáng đèn 4 pha .khi
bật ánh sáng pha , cả 4 đèn sáng , khi bật cốt chỉ sáng 2 bóng
Các loại đèn chiếu sáng :
Đèn đầu (head lamps main driving lamps): Dùng dế chiếu sáng không gian phía
trước xe giúp tài xế có thể nhin thấytrong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhin hạn
chế Công suất định mức của đèn đầu: ở chế dộ chiếu xa là 45_ 70W. ở chế dộ chiếu
gần là 35-40W.

Có hai chế độ : chiếu xa (đèn pha ) và chiếu gần ( đèn cos)


 Chiếu xa : đây là chế độ chiếu xa của đèn, giúp cho người lái quan sát được xa hơn
khi đi trên đường cao tốc, đường một chiều không có xe đi ngược lại. Lý do đèn pha
sử dụng khi không có xe đi ngược chiều là vì đèn pha có ánh sáng rất mạnh, rộng và
xa. Có thể làm chói mắt người lái xe đi ngược chiều dẫn tới tai nạn, vì vậy tài phải
hết sức chú ý khi sử dụng đèn pha.

 Chiếu gần : là đèn chiếu gần dùng để chiếu sáng cho xe vào buổi tối
trong khoảng cách gần ánh sáng trải đều trên mặt đường. Đèn cos
không gây ảnh hưởng tới mắt của người đi ngược chiều nên có thể sử
dụng trong nhiều khu vực khác nhau, kể cả khu dân cư.
Đèn sương mù (fog lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dung đèn pha chính
có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước, có thể gây chói mắt cho tài xế các xe
chạy ngược chiều và người đi đường. Đèn sương mù sẽ giúp giảm được tình trạng
này. Điện áp cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước

Vị trí lắp đặt của đèn gầm là tại vị trí cản trước, nằm cùng với 2 đèn chiếu sáng
chính của xe. Đèn sương mù được tách biệt hệ thống điều khiển với đèn chính. Để
có thể sử dụng một mình nó khi cần thiết hoặc không sử dụng. Đèn sương mù được
dùng để phá sương thay cho đèn chính vì : đèn sương mù không sử dụng các tông
màu lạnh như như đèn chính , mà chỉ dùng màu vàng có cường độ sáng cao .Bởi vì
trong điều kiện sương mù hay mưa phùn , màu lạnh sẽ làm tăng độ lóa dẫn tới cản
trở người lái xe .Còn màu vàng của đèn sương mùa sẽ không bị lóa , chiếu sáng ặmt
đương và vạch kẻ đường rõ rành hơn .
Đèn sương mù phía sau ( rear fog guard ) : đèn dùng để báo hiệu cho các xe phía
sau nhận biết trong điều kiện có sương mù hoặc tầm nhìn hạn chế do thời tiết . Điện
áp cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt ( dipped beam ) . Một đèn báo cũng
có thể được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt
động
Đèn lái phụ ( axuiliary driving lamps ) : đèn này đươc nối với nhành đèn pha chính ,
dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha . Nhưng khi có xe đối diện đến
gần , đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây chói mắt tài
xế xe chạy ngược chiều
Đèn hậu xe hơi
Đèn hậu xe hơi là bộ phận không thể thiếu khi tham gia giao thông. Hỗ trợ người lái
xe quan sát khi thiếu sáng phía sau, hay khi lùi xe trong đêm. Nằm cạnh đèn hậu và
một số đèn khác có những chức năng khác nhau.
Vị trí đèn hậu xe hơi thường đặt hai bên rìa của đuôi xe, với 2 màu đỏ, cam và trắng
lắp đối xứng nhau. Tùy theo đèn bên cạnh đèn hậu là gì, nhà sản xuất sẽ có những
thiết kế khác nhau để tránh gây nhầm lẫn. Khi đèn hậu gắn cùng đèn sương mù, nhà
sản xuất sẽ thiết kế màu đỏ, còn gắn với đèn lùi sẽ có màu trắng. Đèn được sản xuất
với chất liệu nhựa cao cấp, độ bền cao và chống va đập khi có sự cố.

Chức năng chính của đèn hậu là giúp xe đi đằng sau nhận biết vị trí của xe phía
trước dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay mưa. Do vị trí đèn
nằm đối xứng 2 bên đuôi xe nên xe đằng sau có thể ước tính được kích thước của xe
trước. Ngoài ra đèn hậu còn giúp các xe xung quanh căn được khoảng cách an toàn
khi đi gần hay vượt trên đường.

đèn hậu được nối chung công tắc điều khiển với đèn pha , vì vậy khi bạn bật đèn
pha phía trước thì đèn hậu phía sau được bật
tương tư nếu đèn pha của bạn tắt mở tự động , thì đèn hậu cũng sẽ được tắt mở tự
động
Công tắt chớp pha ( headlamps flash switch ) : công tắc đèn chớp pha được sử dụng
để ra hiệu cho các xe khác mà không phải bật công tắc đèn chính
Đèn khẩn cấp : đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan . Khi bấm
nút khẩn cấp , cả 2 bên trái phải , trước sau đèn xi nhan cung nhấp nháy liên tục
thay vì 1 bên như bình thường .

Đèn khẩn cấp được sử dụng khi gặp một số sự cố nhất định, các bác tài cần phải
nắm rõ những trường hợp được sử dụng đèn khẩn cấp tránh bị phạt tiền oan.
- Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường: để các xe khác né tránh hoặc giúp đỡ;
- Khi đi qua khu vực đông đúc: khu vực giao thông hỗn tạp, xe có nhiều điểm mù
nên cần bật đèn để người xung quanh tránh;
- Khi di chuyển trong điều kiện xấu: trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế
nên bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho người xung quanh đang có xe tới.

Đèn lùi (reversing lamps): Đèn này sẽ sáng khi xe gài số lùi nhằm báo hiệu cho
các xe khác và người đi đường.
Đèn phanh (brake lights): Dùng dể báo cho tài xe xe sau biết dể giữ khoảng cách
an toàn khi đạp phanh. Đàn phanh thường có màu đỏ sáng hơn so với đèn hậu khi
hoạt động, nằm cùng hoặc cạnh đèn hậu 2 bên mép lưng xe. Khi tài xế nhấn chân
phanh, đèn sẽ phát sáng.

Đèn báo trên tableau (warning indicators): Dùng dể hiển thị các thông số, tin trạng
hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lối (hay báo nguy) khi các hệ
thống trên xe hoạt động không bình thường.
Đèn báo đứt bóng ( lamp failure indicator ) : trên một số xe người ta lắp mạch báo
đứt bóng cho tài xế biết khi có một đèn phía đuôi bị đứt hay sụt áp trên mạch điện
làm đèn mờ . Đèn báo này được đặt trên tableau và sáng lên khi có sự cố về mạch
hay đèn .
Đèn trần (room light): Đèn trần dùng dế soi sáng salon xe vào ban dêm khi cần.
Nó cũng được thiết kế cho chế độ tự động dể báo cửa chưa đóng kín
Đèn xi nhan là loại đèn tín hiệu được sử dụng khi xe chuyển làn đường hoặc rẽ với
mục đích báo hiệu các phương tiền xung quanh nhường đường hoặc tránh

Đèn xi nhan được sử dụng khi người lái xe muốn rẽ trái hoặc phải hay chuyển làn,
mỗi lần sẽ chỉ có một bên đèn sáng và nhấp nháy.
Cách sử dụng đèn xi nhan đúng đó là bật đèn trước vị trí muốn rẽ 20 -25m để báo
hiệu cho các xe xung quanh trước. Sau khi rẽ xong từ 5 đến 10m mới tắt đèn xi
nhan.
VỊ TRÍ CỦA CÁC BÓNG ĐÈN

1 đèn pha (hi)

2 đèn pha ( lo )

3 đèn đờ mi ( parking )

4 đèn xi nhan

5 đèn sương mù

6 ốp đèn sương mù

7 led xi nhan
1 đèn hậu ( tail )

2 đèn phanh ( stop )

3 đèn xin nhan

4 đèn de

5 đèn biển số

You might also like