You are on page 1of 65

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay các phương tiện giao thông vận tải là một phần không thể thiếu trong
cuộc sống con người. Tại Việt Nam ngành ô tô ngày càng khẳng định vị trí của mình
trong sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp. Ô tô ngày càng được sử dụng rộng rãi
bởi các tính năng của các hệ thống mà nó mang lại. Một trong hệ thống không thể
thiếu đó là hệ thống điện thân xe của hệ thống chiếu sáng. Vì những tính năng quan
trọng của nó mà con người ngày càng cải tiến nhiều hơn để đảm bảo giúp tối ưu việc
điều khiển để ổn định, an toàn trên ô tô tăng tính năng vận hành của người lái. Vì vậy,
để có thể tìm hiểu kỹ hơn các tính năng của của nó trên ô tô nên em đã chọn đề tài
“Nghiên cứu hệ thống điện thân xe Mazda 6 năm 2014” với mục đích tìm hiểu về nguyên
lý làm việc của hệ thống điện thân xe và những phương pháp kiểm tra chẩn đoán, bảo
dưỡng sửa chữa hệ thống điện thân xe Mazda 6.

1.2. Mục đích của việc nghiên cứu

- Tổng quan về hệ thống điện thân xe trên ô tô.

- Tổng quan về nguyên lý làm việc hệ thống điện thân xe Mazda 6 năm 2014.

- Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện thân xe Mazda 6 năm
2014.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Xe Mazda 6 năm 2014.

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống điện thân xe:

+ Nghiên cứu về hệ thống điện thân xe trên Mazda 6 năm 2014


+ Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện thân xe trên xe Mazda 6 năm 2014

1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp phân tích tài liệu.

1.5. Bố cục

Bố cục của đề tài tiểu luận tốt nghiệp: “ Nghiên cứu hệ thống điện thân xe trên
Mazda 6 năm 2014” sẽ gồm 3 chương như sau:

- Chương I: Tổng quan về hệ thống điện thân xe trên ô tô.

- Chương II: Tổng quan về nguyên lý làm việc hệ thống điện thân xe Mazda 6 năm
2014.

- Chương III: Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện thân xe
Mazda 6 năm 2014.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN Ô TÔ


1.1. Khái niệm
Hệ thống điện thân xe là các bộ phận của điện thân xe bao gồm các bộ phận điện
được gắn vào thân xe.
1.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống điện thân xe đảm bảo điều kiện làm việc của ô tô vào ban đêm, bảo đảm
an toàn khi tham gia giao thông và thông báo một số tình trạng kỹ thuật của xe.
1.1.2. Cấu tạo
Hệ thống này bao gồm các đèn chiếu sáng, tính hiệu ở bên ngoài và bên trong xe,
gạt mưa, khoá cửa, báo rẽ, báo nhiệt độ nước làm mát, tốc độ quay trục khuỷu,…
1.2. Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là một hệ thống gồm nhiều thiết bị chiếu sáng bên
ngoài xe (đèn pha, đèn cos) và bên trong xe có nhiệm vụ chiếu sáng đường khi xe
chạy ban đêm.
1.2.1. Đèn đầu
Đây là hệ thống đèn cơ bản và quan trọng nhất trên xe, nhằm đảm bảo điều kiện làm
việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao thông.
Do đó các đèn pha hiện nay được chế tạo đều dựa trên cơ sở hai nấc ánh sáng: xa
và gần hoặc nấc pha và nấc cos như người ta quen gọi. Khi quãng đường phía trước xe
không vướng gì thì xe dùng nấc ánh sáng chiếu xa (nấc pha), còn khi gặp phương tiện
vận tải chạy ngược chiều hay khi chạy trong thành phố thì dùng nấc ánh sáng chiếu gần
(nấc cos). Khi đó tầm chiếu sáng của đèn cũng như cường độ ánh sáng đều giảm, chùm
ánh sáng lại đi chúc xuống nên hầu như không hắt vào mắt người lái và phương tiện vận
tải chạy ngược chiều.
Khả năng của đèn pha có thể từ 180 – 250m và chiếu sáng gần từ 50 – 75m. Đèn
pha là một trong những thiết bị tiêu thụ công suất lớn trên ô tô, ở chế độ chiếu xa là 45 –
70W, ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W và thường có màu trắng hoặc vàng.

Hình 1.1. Nấc pha và nấc cos của đèn pha


Hình 1.2. Đèn pha tháo lắp được
1- Choá đèn; 2- Đệm; 3- Bóng đèn; 4- Đui đèn; 5- Vít điều chỉnh; 6- Vỏ đèn; 7-
Vỏ hệ thống quang học; 8- Vít điều chỉnh; 9- Kính khuyếch tán; 10- Vòng nép

Hình 1.3. Đèn pha không tháo lắp được


1. Kính khuyếch tán; 2. Choá đèn; 3. Lưới chắn; 4. Đui đèn; 5. Bóng đèn pha
cos; 6. Bóng đèn kích thước
1.2.2. Hệ thống đèn sương mù
Dùng để chiếu sáng khi trời có sương mù. Là loại đèn có bước sóng ánh sáng
thích hợp với điều kiện trời sương mù hoặc mưa. Trong trường hợp này thì ánh sáng
không bị gãy khúc. Đèn này có công suất khoảng 35-55W và có màu trắng hoặc
vàng.
Hình 1.4. Đèn sương mù
- Đèn sương mù phía trước (Fog lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng
đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối
diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này.
Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau rơ-le đèn kích thước.
- Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe
phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được
lấy sau đèn cos. Một đèn báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn
sương mù phía sau hoạt động.
1.2.3. Hệ thống đèn kích thước
Khi trời tối, đèn này báo cho lái xe khác biết kích thước của xe mình để lái xe
được an toàn hơn. Do báo kích thước nên nó được bố trí ở các mép thành xe. Tuy
nhiên, một số xe vì lí do thẩm mỹ nên người ta chế tạo đèn kích thước với các đèn
đầu thành liền một khối và bố trí đèn kích thước ở phía mép trong của cụm đèn đầu.
Đèn này thường có ánh sáng màu vàng hoặc trắng và có công suất khoảng 15 – 21W.
Hình 1.5. Đèn kích thước
1.2.4. Công dụng của hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô có các công dụng sau:
- Giúp người lái quan sát rõ đường đi vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu (đèn pha,
đèn sương mù).
- Giúp các xe khác và người đi đường nhận biết được sự hiện diện và vị trí của xe
(đèn hậu, đèn kích thước, đèn biển số).
1.2.5. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô có các yêu cầu sau:
- Có cường độ đủ lớn.
- Có ánh sáng rõ ràng, không gây chói mắt hoặc gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của
người khác.
1.3. Hệ thống tín hiệu
1.3.1. Đèn báo phanh
Dùng để báo cho xe khác biết là đang phanh. Được gắn chung vỏ với đèn đuôi
nhưng công suất bóng đèn phanh lớn hơn. Công suất đèn phanh khoảng 21W. Màu
quy định của đèn phanh là màu đỏ.
Hình 1.6. Đèn báo phanh
1.3.2. Đèn báo lùi
Dùng để báo xe đang chạy lùi. Đèn này thường đi kèm với tín hiệu âm thanh.
Ánh sáng phát ra từ đèn này là ánh sáng trắng và có công suất là 10-21W.

Hình 1.7. Đèn báo lùi


1.3.3. Đèn báo rẽ (đèn Signal)
Dùng để báo rẽ trái, phải hay báo chuyển hướng di chuyển. Hệ thống này phát tín
hiệu ngắt quãng để gây sự chú ý, tần số chớp khoảng 60 -120 lần/phút.
Công suất bóng khoảng 21W. Ánh sáng phát ra từ đèn này là ánh sáng vàng.
Hình 1.8. Đèn báo rẽ
1.3.4. Đèn báo nguy
Dùng để báo cho xe khác chạy trên đường là xe bạn đang cần dừng khẩn cấp. Hệ
thống này hoạt động như đèn signal nhưng tất cả các bóng đèn đều chớp với nhau.
Ánh sáng phát ra từ đèn này là ánh sáng vàng và có công suất là 10-21W.

Hình 1.9. Đèn báo nguy


1.3.5. Còi điện
Dùng để phát ra tín hiệu âm thanh để cảnh báo giúp tài xế thông báo vị trí và ý
định của họ đến người đi đường, người chỉ dẫn giao thông và các lái xe khác. Còi
điện trên các xe ô tô thường có công suất dao động từ khoảng 100dB đến 120dB.
Hình 1.10. Sơ đồ mạch điện còi
1.3.6. Đèn báo trên tableau
Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên
xe và báo lỗi (hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động không bình thường

Hình 1.11. Đèn báo trên tableau


1.3.7. Công dụng của hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu trên ô tô có các công dụng sau:
- Giúp các xe khác và người đi đường biết được hướng di chuyển của xe (đèn báo
rẽ, đèn báo nguy).
- Giúp các xe khác và người đi đường biết được tình trạng phanh của xe (đèn báo
phanh).
- Giúp các xe khác và người đi đường biết được tình trạng lùi của xe (đèn báo lùi).
- Giúp tăng cường an toàn khi di chuyển trên đường bằng tín hiệu còi.
1.3.8. Yêu cầu của hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu trên ô tô có các yêu cầu sau:
- Có đủ các loại tín hiệu theo quy định của luật giao thông.
- Có tín hiệu rõ ràng, dễ nhận biết và không gây nhầm lẫn hoặc gây phiền nhiễu cho
người khác.
1.4. Hệ thống gạt nước rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ
bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm
sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị
cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.
1.4.1. Cần gạt nước và thanh gạt nước
Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại
gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.
Lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước
mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Chuyển động tuần hoàn của gạt nước được tạo ra
bởi motor và cơ cấu dẫn động.
Lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sáng mặt trời và
nhiệt độ môi trường v.v… nên phải thay thế phần lưỡi cao su này một cách định kỳ.
1.4.2. Công tắc gạt nước rửa kính
* Công tắc gạt nước
Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều
khiển bất kỳ lúc nào khi cần.
Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc độ thấp) và HI (tốc độ
cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST
(gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST, vị trí INT (gạt nước
hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một công
tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước.

Hình 1.12. Công tắc gạt mưa

* Rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn.


Relay này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các kiểu
xe gần đây các công tắc gạt nước có relay này được sử dụng rộng rãi.
Một relay nhỏ và mạch Transistor gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành relay
điều khiển gạt nước gián đoạn. Dòng điện tới motor gạt nước được điều khiển bằng relay
theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước chạy gián đoạn.
Công tắc rửa kính:Công tắc rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước. Khi bật
công tắc này thì motor rửa kính hoạt động và phun nước rửa kính.
Hình 1.13. Hệ thống phun nước rửa kính
1.4.3. Mô tơ gạt nước
Motor gạt nước là dạng động cơ điện một chiều kích từ bằng nam chậm vĩnh
cửu. Bao gồm: motor và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của
motor.Motor gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và
một chổi dùng chung (để tiếp mát). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh
răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm.
Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay
để hạn chế tốc độ quay của motor.
Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi
than tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay
với vận tốc thấp.
Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp
điện tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là motor quay
với tốc độ cao.
Hình 1.14. Cấu tạo motor gạt mưa

*Công tắc dạng cam


Hình 1.15. Hệ thống gạt dạng cam
Có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do vậy, thanh gạt nước
luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt
nước.Công tắc này có đĩa cam xẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt
nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào
motor gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước quay.
Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp
xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện
và dòng điện đi vào motor gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho
motor tiếp tục quay. Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí
rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện và motor gạt nước bị dừng lại.Tuy
nhiên, do quán tính của phần ứng, motor không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục
quay một ít.
Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam. Thực hiện việc đóng
mạch như sau:Phần ứng → Cực (+)1 của motor → công tắc gạt nước → cực S của
motor gạt nước → tiếp điểm P1 → P3→ phần ứng. Vì phần ứng tạo ra sức điện
động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm motor bằng điện được tạo ra
và motor được dừng lại tại điểm cố định.
1.4.4. Công dụng của hệ thống gạt nước và rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính trên ô tô có các công dụng sau:
- Giúp người lái nhìn rõ đường đi vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu (mưa, sương
mù, bụi bẩn) bằng cách gạt sạch nước và bụi bẩn trên kính trước và kính sau trong một
khoảng khá rộng
- Giúp tăng tính an toàn cho xe khi chạy bằng cách đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho
người lái.
1.4.5. Phân loại hệ thống gạt nước và rửa kính
Tùy theo kiểu thiết kế có 3 loại:
- Loại dẫn động nhờ công suất động cơ.
- Máy gạt hoạt động nhờ sức hút động cơ.
- Máy gạt nước chạy điện.
Loại máy gạt nước hai nhờ công suất động cơ và sức hút động cơ có nhược
điểm chủ yếu là vận tốc không ổn định do chế độ làm việc của động cơ ôtô thay đổi
liên tục. Hiện nay loại máy gạt nước chạy điện được sử dụng phổ biến trên ô tô.
1.5. Hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính là một trong những tính năng cơ bản của ô tô giúp bảo vệ ô
tô và người ngồi trong xe.

Hình 1.16. Hệ thống nâng hạ kính


1.5.1. Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính
Sử dụng nam châm vĩnh cửu, motor nhỏ, gọn, dể lắp ráp, bố trí motor quay được
cả hai chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Cửa có thể nâng cao hoặc hạ thấp kính tùy ý.
a. Motor nâng hạ kính
Là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu (giống như motor hệ
thống gạt và phun nước).
Hình 1.17. Motor nâng hạ cửa kính
b. Hệ thống điều khiển
Gồm có một công tắc điều khiển nâng hạ kính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe
và mổi cửa hành khách một công tắc.
- Công tắc chính (Main switch).
- Công tắc nâng hạ cửa tài xế (Driver’s switch).
- Công tắc nâng hạ cửa trước nơi hành khách (Front passenger’s switch).
- Công tắc phía sau bên trái (Left rear switch).
- Công tắc phía sau bên phải (Right rear swich).
1.5.2. Công dụng của hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô có các công dụng sau:
- Nâng hạ kính xe nhờ motor điện một chiều.
- Giúp người dùng điều chỉnh kính của xe lên xuống theo nhu cầu. Ví dụ: lấy gió,
giao tiếp, thanh toán phí, v.v...
- Giúp bảo vệ ô tô và người ngồi trong xe khỏi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn,
mưa, nắng, côn trùng, v.v...
- Giúp tăng cường tính an toàn cho xe và người lái khi có tích hợp các chức năng
khóa cửa, chống kẹt, tự động kéo kính lên khi khóa cửa, v.v...
1.5.3. Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô có các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cửa kính có thể điều chỉnh lên xuống một cách dễ dàng, nhanh chóng,
tiện lợi và an toàn cho người dùng.
- Cửa kính phải đảm bảo bảo vệ hành khách khỏi các tác động bên ngoài như bụi
bẩn, mưa, nắng, côn trùng, va chạm, v.v...
- Có khả năng tích hợp thêm các chức năng khác như khóa cửa, chống kẹt, tự động
kéo kính lên khi khóa cửa, v.v...
- Có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chi phí sản xuất thấp và dễ sửa chữa.
1.5.4. Phân loại hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô được phân loại theo:
- Phương thức điều khiển: có hai loại là hệ thống nâng hạ kính thủ công và hệ
thống nâng hạ kính chỉnh điện.
+ Hệ thống thủ công sử dụng một tay quay để vận hành bộ điều chỉnh cửa sổ, có
thể là dạng kéo hoặc dây cáp.
+ Hệ thống chỉnh điện sử dụng một động cơ điện để vận hành bộ điều chỉnh cửa
sổ, cũng có thể là dạng kéo hoặc dây cáp.

Hình 1.18. Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô chỉnh điện


- Cấu tạo cơ khí: có hai loại là hệ thống nâng hạ kính dạng kéo và hệ thống nâng hạ
kính dùng dây cáp.
+ Hệ thống dạng kéo gồm một động cơ điện, bánh răng và thanh tay đòn chữ X.
Hình 1.18. Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính dạng kéo
+ Hệ thống dùng dây cáp gồm một động cơ điện, dây cáp xoắn hoặc cáp Bowden
và thanh ray trượt.
1.6. Hệ thống chỉnh gướng
- Cấu tạo

Hình 1.18. Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu gồm có 3 động cơ DC (12V):

+ Động cơ gập mở.

+ Động cơ quay lên xuống.


+ Động cơ quay trái phải.

- Nguyên lý hoạt động

Khi chúng ta xuống xe và dùng điều khiển để bật chế độ khoá xe thì mạch sẽ nhận
tín hiệu này và điều khiển gương chiếu hậu gập lại. Khi ta vào xe cho chìa khoá vào ổ
khoá và bật chìa khoá lên chế độ ACC (ổ khoá ôtô có nhiều chế độ VD: OFF, ACC,
START) thì hệ thống gương chiếu hậu sẽ được mở ra ở một số xe không có tín hiệu
ACC, ta có thể thay bằng tín hiệu START. Khi ta lùi xe mạch sẽ nhận tín hiệu lùi từ tín
hiệu đèn báo lùi phía sau xe và điều khiển lòng gương chiếu hậu quay xuống để chúng ta
dễ dàng quan sát phía sau khi tiến hành lùi xe. Và góc quay xuống có thể điều chỉnh bằng
biến trở được tích hợp thêm vào xe.
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE MAZDA 6 NĂM 2014

2.1. Giới thiệu chung về xe Mazda 6 năm 2014

Về lịch sử, Mazda 6 ra mắt thị trường từ năm 2002 (với đời xe 2003) thay thế cho Mazda
626, khi Mazda chuyển sang đặt tên một số mẫu xe bằng 1 chữ số. Mazda 6 ngay từ đầu
đã cho thấy một sự kết hợp thú vị giữa động cơ 4 xy lanh tăng áp, hộp số tay, và hệ dẫn
động 4 bánh toàn thời gian. Đến nay, mẫu xe này đã trải qua 3 thế hệ, và liên tục được
nâng cấp và phát triển với thiết kế chuẩn mực hiện đại, công nghệ hỗ trợ tiên tiến cùng
nội thất sang trọng. Theo thời gian Mazda 6 dần được hoàn thiện và đang hướng đến mục
tiêu trở thành mẫu xe sedan cao cấp.

Hình 2.1. Hình ảnh thực tế xe Mazda 6 2014

Xe Mazda 6 Sedan SKYACTIV-G 2.0 2016 sử dụng động cơ xăng SkyActive 2.0L 4 xi
lanh cho ra công suất tối đa được đánh giá ở mức 153Hp (mã lực) tại 6000 rpm cùng
moment xoắn cực đại 200Nm ở 4000 vòng/phút. Đi kèm với nó là hộp số tự động 6
cấp ,dẫn động đến 2 bánh trước.. Dù là một mẫu xe sedan, nhưng Mazda 6 lại được trang
bị 2 ống pô như những xe thể thao. Cụm đèn hậu mang tuy mang thiết kế đơn giản về
kiểu dáng tổng thể, nhưng lại kết hợp hoàn hảo với thiết toàn bộ thân xe. Có lẽ, phần nổi
bật nhất ở đuôi xe chính là thanh trang trí được mạ crome sáng bóng uốn lượn nhẹ nhàng
ngay bên dưới logo hình cánh chim nổi tiếng. Cùng với việc sử dụng bóng LED bên cạnh
thiết kế hết sức mượt mà, cụm đèn hậu càng làm nổi bật Mazda 6. Điểm quyến rũ nhất
trên mẫu xe này có lẽ là 2 đường gân dập nổi phía đầu và đuôi xe. Hai điểm nhấn này tạo
nên hình ảnh như 1 chú báo đốm đang rượt đuổi con mồi nếu nhìn theo phương ngang.
Thêm vào đó, mâm xe hợp kim nhôm đúc kích thước 19 inches (trên phiên bản AT 2.0 là
mâm 17 inches) nổi bật với thiết kế 5 chấu kép cũng góp phần nâng cao vẻ thẩm mỹ của
xe. Bao quanh bộ vành cỡ lớn này là bộ lốp 225/45.

Hình 2.2: Hình dáng bên ngoài xe

Hình 2.3: Hình dáng bên trong xe

2.3. Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu

2.3.1. Mô tả
Cụm đèn phía trước kết hợp cùng với các bộ phận liên quan đến đèn ngoại thất phía trước
được nhóm lại và đặt cùng nhau.

• Các hệ thống sau đây đã được ứng dụng cho đèn pha.

- Hệ thống đèn pha phóng điện (Với hệ thống đèn Xenon)- Hệ thống đèn tự động (Với hệ
thống đèn tự động)

- Hệ thống tự động cân bằng đèn pha (Với hệ thống thống tự động cân

bằng đèn pha)

- Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (AFS) (Với hệ thống chiếu

sáng phía trước thích ứng (AFS))

- Hệ thống đèn pha chông chói (HBC) (Với hệ thống thống đèn pha

chông chói (HBC) )

Hệ thống tự động tắt đèn

• Đèn sương mù phía trước.

• Đèn đậu loại LED (Với hệ thống đèn Xenon)

• Đèn báo rẽ bên kiểu LED.

• Đèn phanh /đèn hậu loại LED.

• Đèn báo phanh phụ trên cao loại LED.

• Một hệ thống điều khiển ánh sáng trong xe đã được ứng dụng trong đó thời gian chiếu
sáng và mức độ chiếu sáng của đèn trong xe có thể thay đổi.

2.3.2. Vị trí các bộ phận


Hình 2.23: Hệ thống chiếu sáng bên ngoài xe
Hình 2.24: Hệ thống chiếu sáng bên trong xe

2.3.3. Đèn pha


2.3.3.1. Công tắc ở vị trí đèn HEAD – Đèn loại haloghen

a. Chế độ đèn chiếu gần


Hình 2.25: Sơ đồ nguyên lý chế độ đèn chiếu gần

Nguyên lý hoạt động:

Khi công tắc đèn bật sang vị trí HEAD, sẽ có tín hiệu đèn chiếu gần (LO)

gửi đến hộp Start Stop.

- Hộp Start Stop sẽ gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ kích hoạt relay headlight LO ON.

- Sẽ có dòng điện từ ắc-quy qua relay headlight LO cung cấp cho đèn sáng.

b. Chế độ chiếu xa
Hình 2.26: Sơ đồ nguyên lý chế độ đèn chiếu xa

Nguyên lý hoạt động:

Khi công tắc đèn bật sang sang vị trí HI mà đèn chiếu gần đang ON, sẽ có

tín hiệu đèn chiếu xa (HI) gửi đến hộp Start Stop.

- Hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín này, nó sẽ điều khiển kích hoạt relay

headlight HI ON.

- Sẽ có dòng điện từ ắc-quy qua relay headlight HI cung cấp cho đèn sáng.

Sơ đồ mạch điện:
Hình 2.27: Sơ đồ mạch điện đèn pha đèn loại haloghen

2.3.3.2. Công tắc ở vị trí HEAD – Đèn đầu loại xenon


a. Chế độ đèn chiếu gần

Hình 2.29: Sơ đồ nguyên lý chế độ chiếu xa

Nguyên lý hoạt động:


- Khi công tắc đèn chuyển sang vị trí HI trong khi công tắc đang ở vị trí headlight LO
hoặc vị trí FLASH TO PASS, hộp Start Stop sẽ nhận được tín hiệu đèn chiếu xa hoặc tín
hiệu nháy pha.
- Hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ kích hoạt relay Headlight HI ON.

- Sau khi relay headlight HI ON thì high beam solenoid được kích hoạt

bằng điện áp ắc-quy làm xoay tấm chắn đèn, đèn hoạt động ở chế độ chiếu xa.

Sơ đồ mạch điện:
HÌNH 2.30: Sơ đồ mạch điện đèn pha loại đèn xeton

.3.3.3. Chế độ nháy pha

Hình 2.31: Sơ đồ nguyên lý chế độ nháy pha

Nguyên lý hoạt động:


- Khi công tắc đèn bật sang vị trí FLASH TO PASS, sẽ có tín hiệu nháy pha gửi đến hộp
Start Stop.

- Hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ điều khiển kích hoạt relay Headlight
HI và LO ON.

- Sẽ có dòng điện từ ắc-quy qua relay headlight HI và relay headlight LO cung cấp cho 2
đèn sáng.

2.3.4. Đèn sương mù phía trước

Nguyên lý hoạt động:

- Khi bật đèn đầu hoặc đèn đỗ xe. Hộp Start Stop sẽ nhận được tín hiệu bật đèn sương mù
trước khi công tắc đèn sương mù ở vị trí F. FOG.

- Hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ kích hoạt đóng relay front fog light

- Sẽ có dòng điện từ ắc-quy qua relay này và đến cung cấp cho đèn sương mù sáng.

Hình 2.32: Sơ đồ nguyên lý đèn sương mù phía trước


Hình 2.33: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía trước

2.3.5. Đèn báo rẽ

- Khi bật đèn tín hiệu báo rẽ sang trái hoặc phải. Hộp Start Stop sẽ nhận được tín hiệu đèn
báo rẽ.

- Hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.
- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ điều khiển chớp các đèn tín hiệu

Hình 2.34: Sơ đồ nguyên lý đèn báo rẽ

2.3.6. Đèn hazard


- Khi nhấn công tắc đèn hazard, Hộp Start Stop nhận được tín hiệu từ công tắc đèn
hazard.

- Hộp Start Stop sẽ gủi tín hiệu đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

- Khi hộp FBCM đã nhận được tín hiệu này, nó sẽ điều khiển các đèn báo rẽ chớp.

Hình 2.35: Sơ đồ nguyên lý đèn hazard

2.3.7. Đèn phanh

2.3.7.1. Hoạt động do hoạt động của bàn đạp phanh

1. Khi đạp phanh, công tắc phanh (tín hiệu số 1) sẽ bật.

2. Khi công tắc phanh (tín hiệu số 1) bật, tín hiệu bật công tắc phanh (tín hiệu số 1) sẽ
được đưa vào bộ phận đèn phanh.

3. Khi bộ phận đèn phanh nhận được tín hiệu của công tắc phanh (tín hiệu số 1), nó sẽ
cung cấp dòng điện cho đèn phanh và đèn phanh phụ trên cao.

4. Đèn phanh và đèn phanh phụ trên cao bật sáng


Hình 2.36: Sơ đồ nguyên lý đèn phanh

2.3.7.2. Hoạt động do tín hiệu yêu cầu vận hành từ mô-đun điều khiển thân sau (RBCM)
1. Khi các điều kiện hoạt động được đáp ứng, mô-đun điều khiển thân sau (RBCM) sẽ bật
công tắc bán dẫn bên trong mô-đun điều khiển thân sau (RBCM).

2. Khi công tắc bán dẫn bên trong mô-đun điều khiển thân sau (RBCM) bật, công tắc bán
dẫn bên trong bộ đèn phanh sẽ bật.

3. Khi công tắc bán dẫn bên trong bộ đèn phanh bật, dòng điện chạy đến đèn phanh và
đèn phanh gắn trên cao.

4. Đèn phanh và đèn phanh phụ trên cao bật sáng.


Hình 2.37: Sơ đồ nguyên lý vận hành từ mô-đun điều khiển thân sau

2.3.8. Đèn đậu

1. Khi công tắc đèn được vận hành đến vị trí TNS, tín hiệu TNS của công tắc đèn được
đưa vào thiết bị dừng khởi động.

2. Bộ phận dừng khởi động gửi tín hiệu TNS của công tắc đèn đến mô-đun điều khiển
thân trước (FBCM).

3. Khi mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) nhận được tín hiệu TNS của công tắc đèn,
nó sẽ bật rơ le TNS.

4. Khi rơ le TNS bật, đèn đậu sẽ sáng.


HÌNH 2.38: Sơ đồ nguyên lý đèn hậu

2.3.9. Đèn lùi

2.3.9.1. Hộp số tự động ATX:

1. Khi vận hành cần gạt chọn đến vị trí R, TCM sẽ gửi tín hiệu vị trí R đến PCM.

2. Khi PCM nhận được tín hiệu vị trí R, nó sẽ gửi tín hiệu bật đèn lùi đến cụm thiết bị.

3. Cụm đồng hồ gửi tín hiệu bật đèn lùi đến mô-đun kiểm soát thân sau (RBCM).

4. Khi mô-đun kiểm soát thân sau (RBCM) nhận được tín hiệu bật đèn lùi, đèn lùi sẽ
sáng.

Hình 2.39: Sơ đồ nguyên lý đèn lùi loại ATX

2.3.9.2. Hộp số thường (MTX)

1. Khi cần chuyển số về vị trí lùi, công tắc đèn lùi được bật.

2. Khi bật công tắc đèn lùi, tín hiệu bật đèn lùi sẽ được đưa vào PCM.
3. PCM gửi tín hiệu đèn lùi đến cụm đồng hồ.

4. Cụm đồng hồ gửi tín hiệu đèn lùi tới mô-đun kiểm soát thân sau (RBCM).

5. Khi mô-đun điều khiển thân sau (RBCM) nhận được tín hiệu bật đèn lùi, đèn lùi sẽ
sáng.

Hình 2.40: Sơ đồ nguyên lý đèn lùi loại MTX

2.3.10. Còi điện

2.3.10.1.Mô tả

- Âm thanh được hài hòa giữa âm vực cao và thấp.

- Được lắp vào bên trong lưới tản nhiệt phía trước.

- Màng loa được rung để truyền lực rung vào không khí và tạo ra âm thanh.
Hình 2.41: Vị trí còi điện

2.3.10.2.Hoạt động

Hình 2.42: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của còi điện

* Khi nhấn công tắc còi

Khi nhấn công tắc còi trên vô-lăng (1) sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây trong relay còi
làm tiếp điểm relay còi (2) đóng lại, một dòng điện từ cầu chì 15A qua relay đến còi =>
còi sẽ hoạt động.

* Hoạt động khi chống trộm

Hộp FBCM sẽ điều khiển nối mass cho relay còi để còi hoạt động khi có trộm xâm nhập.

2.3.10.3.Sơ đồ mạch điện


Hình 2.43: Sơ đồ mạch điện còi điện

2.4. Hệ thống gạt nước - rửa kính

2.4.1. Mô tả hệ thống

Hệ thống gạt nước rửa kính xe Mazda 6 bao gồm các thành phần:

Hệ thống gạt nước rửa kính chắn gió

Hệ thống gạt nước tự động (với hệ thống gạt nước tự động)

Cảm biến mức chất lỏng của bình chứa nước rửa kính (với cảm biến mức chất lỏng)

2.4.2. Hoạt động của hệ thống

Hệ thống gạt nước / rửa kính kính chắn gió với các chế độ hoạt động: gạt nước gián đoạn,
gạt nước liên tục (tốc độ thấp / cao), chế độ tự động dừng, gạt nước một lần, và kết hợp
hoạt động rửa kính và gạt nước đồng bộ.

- Hệ thống gạt nước / rửa kính sử dụng giao tiếp CAN.


- Vòi phun rửa kính được lắp đặt có thể được điều chỉnh khu vực phun.

- Hệ thống gạt nước tự động cho phép hoạt động gạt nước hoàn toàn tự động.

- Hệ thống gạt nước tự động sử dụng giao tiếp CAN.

- Một cảm biến mưa tích hợp với ống kính đã được sử dụng để tổng hợp ánh sáng

hồng ngoại để phát hiện lượng mưa.

- Các tính năng cá nhân hóa hệ thống gạt nước tự động đã được áp dụng.

- Một cảm biến mức chất lỏng rửa kính được lắp đặt vào bình chứa nước rửa kính.

- Dung tích bình chứa nước rửa kính:

- Với cảm biến mức chất lỏng : 4,2 L

- Không có cảm biến mức chất lỏng : 2,2 L

2.4.3. Vị trí các bộ phận


Hình 2.44 : Vị trí các bộ phận gạt nước – rửa kính

2.4.4. Sơ đồ hệ thống
Hình 2.45 : Sơ đồ hệ thống gạt nước – rửa kính

2.4.5. Chế độ gạt định thời

- Khi công tắc gạt nước ở vị trí INT và công tắc máy ON (động cơ ON hoặc OFF), hộp
Start Stop nhận được tín hiệu bật gạt nước ở chế độ định thời (INT).

- Sau đó hộp Start Stop sẽ gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.
- Khi hộp FBCM nhận được tín hiệu từ hộp Start Stop, sẽ có một dòng điện được đưa đến
transitor A (T1) từ CPU bên trong hộp FBCM, làm cho transitor A dẫn => relay gạt tốc
độ thấp ON => dòng điện từ ắc-quy sẽ đến làm xoay mô-tơ ở tốc độ thấp thông qua relay
này.

- Gạt nước dừng ở vị trí PARK là do có chức năng Auto-Stop, sau khoảng thời gian cài
đặt dựa trên tín hiệu INT volumn, hộp FBCM điều khiển gạt nước hoạt động ở tốc độ
thấp.

Hình 2.46: Sơ đồ nguyên lý hệ thống gạt nước ở chế độ định thời

2.4.6. Chế độ gạt chế độ thấp

- Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO, công tắc máy ON (động cơ ON hoặc OFF), hộp Start
Stop nhận được tín hiệu bật gạt nước ở vị trí tốc độ thấp (LO).

- Sau đó hộp Start Stop nó gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.
- Khi hộp FBCM nhận được tín từ hộp Start Stop, sẽ có một dòng điện được đưa đến
transitor A (T1) từ CPU bên trong hộp FBCM, làm cho transitor A dẫn => relay gạt tốc
độ thấp ON => dòng điện từ ắc-quy sẽ đến làm mô-tơ chạy thông qua relay này.

Hình 2.47: Sơ đồ nguyên lý hệ thống gạt nước ở chế độ gạt tốc độ thấp

2.4.7. Chế độ gạt tốc độ cao

- Khi công tắc gạt nước ở vị trí HI, công tắc máy ON (động cơ ON hoặc OFF), hộp Start
Stop sẽ nhận được tín hiệu bật gạt nước ở tốc độ cao (HI).

- Sau đó hộp Start Stop gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.
Hình 2.48: Sơ đồ nguyên lý hệ thống gạt nước ở chế độ gạt tốc độ cao

Khi hộp FBCM nhận được tín hiệu này từ hộp Start Stop, sẽ có một dòng điện được đưa
đến transitor A (T1) và B (T2) từ CPU bên trong hộp FBCM, làm cho transitor A và B
dẫn => relay gạt tốc độ cao ON => dòng điện từ ắc-quy sẽ đến làm xoay mô- tơ thông
qua relay này.

2.4.8. Chế độ gạt một lần

- Khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST và công tắc máy ON (động cơ ON hoặc OFF), Start
Stop nhận được tín hiệu bật gạt nước ở vị trí MIST.
- Sau đó hộp Start Stop sẽ gởi tín hiệu này đến hộp FBCM thông qua mạng CAN.

Hình 2.49: Sơ đồ nguyên lý hệ thống gạt nước ở chế độ gạt một lần

- Khi hộp FBCM nhận được tín hiệu này từ công tắc, sẽ có một dòng điện được đưa đến
transitor A (T1) từ CPU bên trong hộp FBCM, làm cho transitor A dẫn => relay gạt tốc
độ thấp ON => dòng điện từ ắc-quy sẽ đến làm xoay mô-tơ ở tốc độ thấp thông qua relay
này.

2.4.9. Chế độ tự động dừng

Công tắc Auto-Stop bên trong mô-tơ sẽ làm việc khi gạt nước ở những vị trí sau:

• Ở vị trí PARK ON

Ở vị trí khác với PARK OFF

- Khi gạt nước đang hoạt động mà công tắc chuyển sang vị trí OFF thì gạt nước vẫn di
chuyển đến khi xuông vị trí thấp nhất và dừng lại.
- Khi hộp FBCM nhận được tín hiệu ON từ công tắc Auto-Stop, nó ngắt dòng điện đến
transitor A và transitor A sẽ không điều khiển mô-tơ gạt nước.

- Khi transitor A OFF, tiếp điểm dừng lại và relay gạt nước tốc độ thấp OFF.

- Khi relay gạt nước tốc độ thấp OFF, gạt nước sẽ dừng ở vị trí thấp nhất (PARK)

Hình 2.50: Sơ đồ nguyên lý hệ thống gạt nước ở chế độ dừng tự động

2.4.10. Hệ thống gạt nước tự động

- Hệ thống gạt nước tự động thực hiện thao tác gạt nước và dừng theo lượng mưa trên
kính chắn gió.

- Các chế độ hoạt động: gạt nước gián đoạn, liên tục tốc độ thấp và cao.
- Mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) thực hiện điều khiển hệ thống gạt nước tự động.
Mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) điều khiển cần gạt nước dựa trên tín hiệu hoạt
động từ cảm biến mưa.

Kiểm soát hoạt động gián đoạn:

- Khi cảm biến mưa phát hiện lượng mưa, cần gạt nước kính chắn gió sẽ được vận hành
một lần ở tốc độ thấp.

- Hoạt động gián đoạn của cần gạt nước được chuyển sang 5 cấp độ tùy theo lượng mưa
được cảm biến mưa phát hiện.

Kiểm soát hoạt động tốc độ thấp liên tục:

- Khi cảm biến mưa phát hiện lượng mưa lớn hơn lượng mưa cần thiết để điều khiển hoạt
động gián đoạn, cần gạt nước sẽ được vận hành liên tục ở tốc độ thấp.

Kiểm soát hoạt động tốc độ cao:

- Khi tốc độ xe từ 4 km / h {2 mph} trở lên và cảm biến mưa phát hiện lượng mưa lớn
hơn lượng mưa cần thiết để kiểm soát vận hành liên tục ở tốc độ thấp, cần gạt nước sẽ
hoạt động hai lần ở tốc độ cao.

- Sau đó, nếu cảm biến mưa phát hiện lượng mưa cần thiết để hoạt động ở tốc độ cao, cần
gạt nước sẽ được vận hành liên tục ở tốc độ cao.

- Khi tốc độ xe từ 4 km / h {2 mph} trở xuống và cảm biến mưa phát hiện lượng mưa lớn
hơn lượng mưa cần thiết để vận hành liên tục ở tốc độ thấp, cần gạt nước sẽ hoạt động
liên tục ở tốc độ thấp.

Chức năng điều chỉnh độ nhạy

- Chức năng điều chỉnh độ nhạy có thể được sử dụng để điều chỉnh độ nhạy phát hiện
mưa của cảm biến mưa.
- Khi cần gạt nước kính chắn gió dừng lại trong một khoảng thời gian và việc điều chỉnh
độ nhạy được vận hành theo hướng có độ nhạy cao, cần gạt nước hoạt động một lần để
thông báo cho người lái rằng độ nhạy phát hiện mưa đã được thay đổi.

Chức năng tự động hóa

- Chức năng tùy chỉnh hệ thống gạt mưa tự động sử dụng điều khiển mô-đun điều

khiển thân sau (RBCM) để bật hoặc tắt các chức năng gạt nước tự động.

- Nếu hệ thống gạt nước tự động được đặt thành tắt, hoạt động không liên tục sẽ

được thực hiện.

Chức năng chẩn đoán trên bo mạch

Nếu sự cố xảy ra trong công tắc, cảm biến và mạch liên quan đến điều khiển gạt nước tự
động, mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) sẽ phát hiện các DTC.

Vị trí các bộ phận


Hình 2.51: Sơ đồ bố trí các bộ phận

Sơ đồ hệ thống dây điện


Hình 2.52: Sơ đồ hệ thống dây điện

Hoạt động

Chú ý:

Nếu bảo dưỡng như rửa xe được thực hiện với công tắc đánh lửa được BẬT (tắt hoặc bật
động cơ) và công tắc gạt nước và rửa kính ở vị trí TỰ ĐỘNGAUTO, cần gạt nước kính
chắn gió có thể hoạt động tự động và ngón tay hoặc bàn tay của bạn sẽ bị kẹp, dẫn đến
thương tích hoặc trục trặc hệ thống gạt nước. Do đó luôn chuyển công tắc đánh lửa TẮT
(LOCK) hoặc chuyển công tắc gạt nước và rửa kính sang vị trí TẮT trước khi bảo dưỡng.

Hoạt động gián đoạn / Hoạt động tốc độ thấp liên tục
1. Khi công tắc gạt nước và rửa kính được chuyển đến vị trí TỰ ĐỘNGAUTO với bộ
đánh lửa được BẬT- ON (tắt hoặc bật động cơ) (1), bộ phận dừng khởi động sẽ phát hiện
tín hiệu công tắc gạt nước kính chắn gió (TỰ ĐỘNGAUTO) (2).

2. Khi bộ phận dừng khởi động phát hiện tín hiệu công tắc gạt nước (AUTO), nó sẽ gửi
tín hiệu vị trí công tắc gạt nước (AUTO) và tín hiệu lượng AUTO đến mô-đun điều khiển
thân trước (FBCM) dưới dạng tín hiệu CAN (3).

3. Khi mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) nhận được tín hiệu vị trí công tắc gạt nước
(AUTO), nó sẽ gửi tín hiệu vị trí công tắc gạt nước (AUTO) và tín hiệu lượng AUTO đến
cảm biến mưa dưới dạng tín hiệu LIN. Đồng thời, nó gửi tín hiệu tốc độ xe từ PCM đến
cảm biến mưa dưới dạng tín hiệu LIN (4).

4. Khi cảm biến mưa nhận được tín hiệu vị trí công tắc gạt nước mưa (AUTO), nó sẽ phát
hiện lượng mưa và mức độ chiếu sáng (5).

5. Cảm biến mưa xác định khoảng thời gian hoạt động của cần gạt nước dựa trên lượng
mưa được phát hiện và mức độ chiếu sáng, đồng thời gửi tín hiệu vận hành tốc độ thấp
của cần gạt nước tới mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) (6).

6. Khi mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) nhận được tín hiệu vận hành tốc độ thấp
của cần gạt nước, CPU chạy dòng điện cơ bản (7) đến bóng bán dẫn A và bóng bán dẫn
A bật.

7. Dòng điện góp chạy (8) khi bóng bán dẫn A bật, và rơ le thấp gạt nước kính chắn gió
bật (9).

8. Khi bật rơ le mức thấp của gạt nước kính chắn gió, dòng điện chạy từ ắc quy đến mô tơ
gạt nước kính chắn gió và cần gạt nước kính chắn gió hoạt động gián đoạn hoặc liên tục ở
tốc độ thấp (10)
Hình 2.53: Sơ đồ mạch điện hoạt động tốc độ thấp

Hoạt động tốc độ cao

1. Khi công tắc gạt nước và rửa kính được chuyển đến vị trí TỰ ĐỘNGAUTO với bộ
đánh lửa được BẬT- ON (tắt hoặc bật động cơ) (1), bộ phận dừng khởi động sẽ phát hiện
tín hiệu công tắc gạt nước kính chắn gió (TỰ ĐỘNGAUTO) (2).

2. Khi bộ phận dừng khởi động phát hiện tín hiệu công tắc gạt nước (AUTO), nó sẽ gửi
tín hiệu vị trí công tắc gạt nước (AUTO) và tín hiệu âm lượng AUTO đến mô-đun điều
khiển thân trước (FBCM) dưới dạng tín hiệu CAN (3).

3. Khi mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) nhận được tín hiệu vị trí công tắc gạt nước
(AUTO), nó sẽ gửi tín hiệu vị trí công tắc gạt nước (AUTO) và tín hiệu lượng AUTO đến
cảm biến mưa dưới dạng tín hiệu LIN. Đồng thời, nó gửi tín hiệu tốc độ xe từ PCM đến
cảm biến mưa dưới dạng tín hiệu LIN (4).

4. Khi cảm biến mưa nhận được tín hiệu vị trí công tắc gạt nước mưa (AUTO), nó sẽ phát
hiện lượng mưa và mức độ chiếu sáng (5).

5. Dựa trên lượng mưa được phát hiện và mức độ chiếu sáng, cảm biến mưa sẽ gửi tín
hiệu vận hành tốc độ cao của cần gạt nước tới mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) (6).

6. Khi mô-đun điều khiển thân trước (FBCM) nhận được tín hiệu vận hành tốc độ cao của
cần gạt nước, CPU chạy dòng điện cơ bản (7) đến bóng bán dẫn A và B, và bóng bán dẫn
A và B bật.

7. Dòng điện góp chạy (8) khi bóng bán dẫn A và B bật, và rơle thấp gạt nước kính chắn
gió và rơle cao gạt nước kính chắn gió bật (9).

8. Khi bật rơ le cao của gạt nước kính chắn gió, dòng điện chạy từ ắc quy đến mô tơ gạt
nước kính chắn gió và cần gạt nước kính chắn gió hoạt động ở tốc độ cao (10).
Hình 2.54: Sơ đồ mạch điện hoạt động tốc độ cao
Hình 2.55 : Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước – rửa
kính
2.5. Hệ thống cửa sổ điện
2.5.1. Mô tả hệ thống
Hệ thống cửa sổ chỉnh điện cho phép đóng / mở kính cửa tự động đã được
áp dụng.
Kính cửa bên người lái có thể đóng / mở tự động hoặc bằng tay bằng cách
vận hành công tắc chính cửa sổ chỉnh điện.
Kính cửa hành khách phía trước và phía sau có thể đóng / mở tự động hoặc
bằng tay bằng cách vận hành công tắc chính cửa sổ điện hoặc công tắc phụ cửa
sổ chỉnh điện.
2.5.2. Vị trí các bộ phận
- Hệ thống cửa sổ điện bao gồm các thành phần chính: các công tắc điều
khiển (công tắc chính (Main switch), công tắc nâng hạ cửa hành khách phía
trước, công tắc phía sau bên trái, công tắc phía sau bên phải), các mô tơ dẫn
động, các cơ cấu nâng hạ kính.

Hình 2.56. Vị trí các chi tiết hệ thống cửa sổ điện


- Ngoài ra bên trong công tắc chính còn có tích hợp hộp điều khiển P/W (P/W Control
Module) điều khiển hoạt động của hệ thống cửa sổ điện dựa trên tín hiệu phản hồi từ mô
tô cửa sổ điện phía tài xế.

Hình 2.57 : Các chi tiết của bộ điều khiển

2.5.3. Chức năng

Hệ thống cửa sổ điện bao gồm các chức năng sau:

- Nâng hạ kính bằng nút nhấn trên cụm công tắc chính và công tắc phụ ở mỗi cửa sổ.

- Đối với cửa sổ trước phía tài xế còn có chức năng nâng hạ kính tự động (chức năng
auto) bằng công tắc chính.

- Chức năng ghi lại (nhớ) vị trí ban đầu của kính phía tài xế (chức năng này có liên quan
đến việc cài đặt ban đầu của hệ thống).

- Chức năng chống kẹt.

- Chức năng nâng hạ kính có thể vận hành bằng các công tắc trong khoảng 40s sau khi
công tắc máy chuyển từ ON sang ACC hoặc OFF. Chức năng này sẽ không hoạt động
sau 40s kể từ khi công tắc máy chuyển từ ON sang ACC/ OFF hoặc có bất kỳ cửa nào
được mở trong khoảng 40s kể từ lúc chuyên công tắc máy sang ACC/ OFF
2.5.4. Nguyên lý hoạt động

2.5.4.1. Trường hợp nâng hạ kính trước phía tài xế (chế độ bình thường)

- Khi vận hành công tắc chính (main switch) để nâng kính ở cửa tài xế chế độ bình
thường (mamual), hộp điều khiển (P/W CM) sẽ nhận được tín hiệu từ công tắc điều khiển
(manual close signal).

- Sau khi P/ W nhận tín hiệu, nó sẽ điều khiển close relay ON.

- Khi close relay ON, dòng điện sẽ được cấp cho mô tơ (LF) theo chiều từ B+=> chân 1L
của công tắc => close relay=> chân 2* của công tắc => mô tơ => chân *3 của công tắc
=> qua open relay => chân 2A cuả công tắc => về mass.

- Ngược lại khi vận hành công tắc chính để hạ kính ở cửa tài xế chế độ bình thường, hộp
điều khiển (P/ W CM) sẽ nhận tín hiệu từ công tắc điều khiển (manual open signal), lúc
này hộp điều khiển P/ W sẽ điều khiển open relay ON, dòng điện sẽ đi theo chiều ngược
lại qua mô tơ để hạ kính ở cửa tài xế.
Hình 2.58: Sơ đồ mạch điện nâng kính phía trước tài xế

2.5.4.2. Trường hợp nâng, hạ kính phía trước tài xế (chế độ auto)

- Khi vận hành công tắc chính (main switch) để nâng kính ở cửa tài xế chế độ auto, hộp
điều khiển (P/W CM) sẽ nhận được tín hiệu từ công tắc điều khiển (auto close signal).

- Sau khi P/W nhận tín hiệu, nó sẽ điều khiển bật close relay ON

Khi close relay ON, dòng điện sẽ được cấp cho mô tơ (LF) theo chiều từ B+ => chân 1L
của công tắc => close relay => chân 2* của công tắc => mô tơ

=> chân *3 của công tắc => qua open relay=> chân 2A cuả công tắc => về mass.
- Ngược lại khi vận hành công tắc chính để hạ kính sổ ở cửa tài xế chế độ auto, hộp điều
khiển (P/W CM) sẽ nhận tín hiệu từ công tắc điều khiển (auto open signal), lúc này hộp
điều khiển P/W sẽ điều khiển open relay ON, dòng điện sẽ đi theo chiều ngược lại qua
mô tơ LF để hạ kính ở cửa tài xế .

Hình 2.59: Sơ đồ mạch điện hạ kính phía trước tài xế

2.5.4.3. Sơ đồ mạch điện


Hình 2.60: Sơ đồ mạch điện hệ thống cửa sổ điện

You might also like