You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐỘNG


LỰC XE VFE34 SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM AVL CRUISE

CBHD: TS. Hồ Hữu Chấn


Sinh viên: Nguyễn Phước Vinh
Mã số sinh viên: 20019097

Vĩnh Long – Năm 2023


Số: (Theo số thứ tự)-TL.HK1.23.24

PHIẾU GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:
Nghiên cứu mô phỏng hệ thống động lực xe Vfe34 sử dụng động cơ điện sử
dụng phần mềm AVL Cruise
Nhiệm vụ:
a. Nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan:
o Giới thiệu chung: xu hướng phát triển, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc và ưu
nhược điểm của xe điện,
o Tìm hiểu về xe Vfe34 sử dụng động cơ điện của Vinfast: động cơ điện, bộ biến tần,
hộp số…
- Nghiên cứu mô phỏng
o Cơ sở lý thuyết của phần mềm AVL Cruise, Thiết lập mô hình, Nhập dữ liệu cho
mô hình, Khai báo biến và thực hiện mô phỏng
- Kết quả và thảo luận
o Chu trình lái
o Đánh giá khả năng phanh của xe, khả năng tăng tốc, chu trình chạy trong đô thị
(UDC) và ngoài đô thị (UEDC)
b. Bản vẽ:
- Kết cấu xe VF9; Mô hình mô phỏng động cơ trên AVL Cruise; Kết quả nghiên cứu
c. Nộp về khoa: 01 bản thuyết minh, 01 CD (hoặc file mềm)
Phương pháp đánh giá:  Báo cáo trước hội đồng  Chấm thuyết minh
Ngày giao đề tài: Ngày 12 tháng 9 năm 2023
Ngày hoàn thành đề tài: Ngày 23 tháng 12 năm 2023
Số lượng sinh viên thực hiện:
Họ và tên sinh viên: ………………….. MSSV:.................................
Vĩnh long, ngày…..tháng 9 năm 2023
Khoa CKĐL Người hướng dẫn
TS. Hồ Hữu Chấn
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ý thức thực hiện:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nội dung thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hình thức trình bày:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày....... tháng...... năm 2023


Cán bộ hướng dẫn
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

Ý thức thực hiện:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nội dung thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hình thức trình bày:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày....... tháng...... năm 2023


Cán bộ chấm phản biện
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................13
a. Lý do chọn đề tài.........................................................................................13
b. Mục đích nghiên cứu...................................................................................13
c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................13
d. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................14
e. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài.....................................................14
Phần 2. NỘI DUNG............................................................................................16
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN XE ĐIỆN....................................16
1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................16
1.1.1. Xu hướng phát triển xe điện..............................................................16
1.1.2. Phân loại xe điện...............................................................................17
1.1.3. Câu tạo ô tô điện................................................................................20
1.1.3.1. Động cơ điện..............................................................................21
1.1.3.2. Bộ biến tần ô tô..........................................................................27
1.1.3.3. Pin, acquy và sạc........................................................................27
1.1.3.4. Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện..................................32
1.1.3.5. Hệ thống phanh tái tạo................................................................32
1.1.3.6. Hệ thống truyền động và hộp giảm tốc xe ô tô điện...................32
1.1.4. Nguyên lý hoạt động của xe ô tô điện...............................................33
1.1.5. Ưu nhược điểm của xe điện:.............................................................33
1.2. Tìm hiểu về xe Vfe34 sử dụng động cơ điện của vinfast.........................35
1.2.1. Khoang động cơ xe VinFast Vfe34...................................................42
1.2.2. Động cơ điện của xe VinFast VFe34.................................................43
1.2.3. Hộp số................................................................................................47
1.2.3.1. Hộp số xe điện Vfe34.................................................................47
1.2.3.2. Cấu tạo........................................................................................47
1.2.3.3. Nguyên lý hoạt động..................................................................48
1.2.3.4. Ưu – nhược điểm của hộp số xe điện một cấp...........................48
1.2.4. Pin......................................................................................................49
1.2.5. Trạm sạc............................................................................................50
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ XE Ô TÔ ĐIỆN
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Xu hướng phát triển xe ô tô điện:
1.1.2. Phân loại xe ô tô điện
1.1.3. Cấu tạo ô tô điện
1.1.4. Nguyên lý hoạt động của xe ô tô điện
1.1.3. Ưu nhược điểm của xe điện:
1.2. Tìm hiểu về xe Vfe34 sử dụng động cơ điện của VinFast
1.2.1. Động cơ điện của xe VinFast VFe34
1.2.2. Bộ biến tần của xe VinFast Vfe34
1.2.3. Hộp số
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG
2.1. Cơ sở lý thuyết của phần mềm AVL Cruise
2.1.1. Giới thiệu về phần mềm AVL Cruise:
2.1.2. Xây dựng mô hình:
2.2. Xây dưng mô hình
2.2.1. Phân tích và lựa chọn các phần tử cho mô hình.
2.2.2 Kết nối các phần tử cho mô hình
2.2.2.1. Kết nối cơ khí
2.2.2.2. Kết nối tín hiêu – data bus
2.3. Mô phỏng mô hình xe điện bằng phần mềm AVL Cruise
2.3.1. Chọn chu trình chạy cho mô hình
2.3.1.1. Chu trình chạy trong đô thị (UDC) và ngoài đô thị (UEDC):
2.3.1.2. Chu trình chạy ngoài đô thị (UEDC):
2.3.2. Chạy mô phỏng cho mô hình
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chu trình lái
3.2. Đánh giá khả năng phanh của xe, khả năng tăng tốc, chu trình chạy trong đô
thị (UDC) và ngoài đô thị (UEDC)
3.2.1. Khả năng phanh:
3.2.2. Khả năng tăng tốc:
3.2.3. Chu trình chạy trong đô thị và ngoài đô thị:
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
CHƯƠNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
a. Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đang bắt đầu dịch chuyển dần từ xe chạy
xăng truyền thống sang xe chạy điện. Xe ô tô chạy điện ngày càng trở nên hấp dẫn hơn
bởi chúng góp phần làm giảm khí thải nhà kính và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa
thạch đang ngày một cạn kiệt. Hiện nay vấn đề giảm khí thải ô nhiễm môi trường và
bất ổn năng lượng đang được đặt trên các bàn nghị sự chính của nhiều quốc gia trên
toàn thế giới. Thì việc phát triển xe điện sẽ làm giảm đáng kể những lo lắng về khủng
hoảng năng lượng trong thời gian tới, đồng thời tạo ra một tương lai bền vững cho
nhân loại.
Việc nghiên cứu và phát triển xe điện trong tương lai đã và đang là công việc
được chú trọng và đẩy mạnh của các nhà nghiên cứu và được đưa và giảng dạy, giới
thiệu cho sinh viên tìm hiểu. Trong đó, với sự hỗ trợ củ các phần mềm tính toán mô
phỏng được ưa chuộng hiện nay, tiêu biểu là phần mềm AVL Cruise, sinh viên chúng
em được tiếp cận với công việc mô phỏng 1 chiếc xe điện và từ đó hiểu được nguyên
lý, đánh giá được kết quả cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về ngành công nghiệp xe
điện.
b. Mục đích nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện với mục đích sau:
- Nghiên cứu tổng quan về xe ô tô điện. cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe ô
tô điện.
- Tìm hiểu về xe ô tô điện VinFast VFe34, động cơ, hộp số, bộ biến tần,…
- Thực hiện mô phỏng hệ thống động lực xe ô tô điện VinFast VFe34 bằng phần
mểm AVL Cruise bằng cách thiết lập mô hình, nhập dữ liệu khai báo biến và tiến hành
mô phỏng.
- Thảo luận kết quả đạt được và đánh giá khả năng phanh, khả năng tăng tốc, chu
trình chạy trong đô thị và ngoài đô thị.
c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là hệ thống động lực của xe VinFast
VFe34. Gồm các thành phần chính của hệ thống động lực, như động cơ điện, bộ biến
tần, hộp số.
Phạm vi nghiên cứu sẽ nghiên cứu về xu hướng phát triển xe điện, phân loại, cấu
tạo, và nguyên lý làm việc của xe điện, ưu nhược điểm của xe điện. Nghiên cứu mô
phỏng, cơ sở lý thuyết của phần mềm AVL Cruise, thiết lập mô hình, nhập dữ liệu cho
mô hình, khai báo biến và thực hiện mô phỏng. Từ đó tiến hành đánh giá khả năng
phanh và tăng tốc của xe.

Xe ô tô điện VinFast Vfe34


d. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích lý thuyết
- Phương pháp thiết kế mô hình mô phỏng
- Phuơng pháp thảo luận và kết luận
- Phương pháp kiểm tra và đánh giá
e. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài
Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng hệ thống động lực xe Vfe34 sử dụng động cơ điện
sử dụng phần mềm AVL Cruise” có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển ngành
công nghiệp ô tô, tối ưu hóa hiệu suất xe điện, đào tạo kỹ năng cho sinh viên và bảo vệ
môi trường.
Đầu tiên, nó hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Bằng cách nghiên
cứu và mô phỏng hệ thống động lực của xe điện VinFast VFe34, đề tài này cung cấp
thông tin về công nghệ ô tô điện tại Việt Nam, góp phần vào việc phát triển và cải
thiện sản phẩm ô tô điện trong tương lai.
Thứ hai, nghiên cứu này giúp tối ưu hóa hiệu suất của xe điện. Nó có khả năng
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và tương tác giữa
các thành phần. Những kiến thức này có thể hỗ trợ quá trình tối ưu hóa hệ thống động
lực để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Thứ ba, đề tài cung cấp cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng cho sinh viên. Việc
thực hiện nghiên cứu thực tế và sử dụng phần mềm mô phỏng chuyên ngành giúp nâng
cao khả năng làm việc trong ngành công nghiệp ô tô và phát triển kỹ năng quan trọng
cho sự nghiệp sau này.
Cuối cùng, đề tài này đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Xe điện được coi là
phương tiện thân thiện với môi trường, và nghiên cứu về hiệu suất của xe điện và cách
tối ưu hóa nó có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu.
Phần 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN XE ĐIỆN
1.1. Giới thiệu chung
Xe ô tô điện là xe sử dụng một động cơ điện để dẫn động thay vì một động cơ đốt
trong. Xe điện được biết đến như là một xe không gây ô nhiễm (Zero Emission
Vehicle). Trong những năm gần đây, xe điện được chú ý nhiều khi mà vấn đề môi
trường ngày càng được quan tâm.
Không giống xe chạy xăng hoặc diesel, vốn sử dụng động cơ đốt trong truyền
thống, xe điện được cung cấp năng lượng bởi một bộ pin có thể sạc, giúp động cơ điện
hoạt động làm quay các bánh xe. Theo một cách nôm na, thứ chúng cần là điện thay vì
nhiên liệu hóa thạch.
Xe điện cơ bản sẽ có bộ pin đặt dưới sàn, cung cấp năng lượng cho động cơ đặt
phía trước hoặc sau.
Chủ sở hữu xe điện có thể sạc pin thông qua một đầu sạc gắn tường thông
thường, thứ tương tự mà chúng ta vẫn dùng cho các thiết bị điện gia dụng khác, hoặc
sử dụng bộ sạc chuyên dụng. Chỉ cần cắm chúng vào cổng sạc gắn sẵn trên xe và quá
trình sạc sẽ bắt đầu.
Những chiếc xe thuần điện không có ống xả, bởi chúng hoàn toàn không phát
sinh khí thải. Theo cách nào đó, chúng được xem như thân thiện hơn với môi trường
so với các loại xe khác, và bởi vậy được nhiều tài xế có ý thức bảo vệ môi trường lựa
chọn. Xe điện cũng yên tĩnh hơn hẳn xe dùng động cơ đốt trong. Chúng gần như chỉ
tạo ra tiếng ồn đáng kể khi vận hành ở tốc độ cao do tác động từ gió và tiếng lốp. Kể
cả như vậy, xe điện vẫn yên tĩnh vượt trội.
Tương tự xe thường, chúng cũng có hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Bên trong
các bộ pin là các ion lithium, vốn rất dễ tăng nhiệt trong quá trình sử dụng, bởi vậy xe
điện cũng cần được kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo vận hành an toàn. Điều này cũng áp
dụng cho các thiết bị điện tử và bộ phận quan trọng khác trên xe. Một cảm biến cũng
được trang bị giúp đảm bảo năng lượng được tạo ra và tiêu thụ bởi chiếc xe ở trạng
thái ổn định, tránh hiện tượng bộ pin quá tải.
1.1.1. Xu hướng phát triển xe điện
Sự phát triển các phương tiện giao thông ở các khu vực trên thế giới nói chung
không giống nhau, mỗi nước có một quy định riêng về nồng độ phát thải khí thải của
xe, nhưng đều có xu hướng là từng bước cải tiến và chế tạo ra xe điện. Điều đó càng
trở nên cấp thiết khi mà nguồn tài nguyên dầu mỏ hiện nay ngày càng cạn kiệt dẫn đến
giá dầu tăng cao mà nguồn thu nhập của người dân lại tăng không đáng kể.
Các xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đều đang tràn ngập trên thị trường và là
một trong số những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, làm cho bầu khí quyển ngày
một xấu đi, hệ sinh thái thay đổi. Vì thế việc tìm ra phương án để giảm tối thiểu lượng
khí thải gây ô nhiễm môi trường là một vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay của
ngành ô tô nói riêng và mọi người nói chung.
Ô tô sạch không gây ô nhiễm là mục tiêu hướng tới của các nhà nghiên cứu và
chế tạo ô tô ngày nay. Có nhiều giải pháp đã được công bố trong những năm gần đây,
như hoàn thiện quá trình cháy của động cơ, sử dụng các loại nhiên liệu không truyền
thống cho ôtô như LPG, khí thiên nhiên, methanol, biodiesel, điện, pin nhiên liệu,
năng lượng mặt trời, ô tô điện... Trong số những giải pháp công nghệ trên thì xe ô tô
điện đang được ứng dụng ngày càng phổ biến và cho hiệu quả cao. Sự tăng cường
quan tâm đối với xe điện trong ngành công nghiệp ô tô được thúc đẩy bởi nhu cầu
ngày càng cao về giải pháp vận chuyển bền vững và nhận thức về tầm quan trọng của
bảo vệ môi trường. Điều này đã tạo ra một môi trường đầy triển vọng cho sự phát triển
và tiến bộ của công nghệ xe điện.
Tương lai của xe điện:
Khi giá xe điện giảm xuống và quãng đường di chuyển tăng lên, chúng sẽ trở nên
phổ biến. Chính phủ nhiều nước đã ban hành lộ trình cấm tất cả các xe động cơ đốt
trong vào những năm tiêu biểu như 2030, 2035, 2040, thúc đẩy người dân thay thế
bằng xe điện. Nhưng sự chuyển đổi này thậm chí còn có thể diễn ra sớm hơn vì các gói
hỗ trợ tài chính dành cho xe điện và giá của chúng đang giảm nhanh chóng.
Các loại pin mới sẽ lưu trữ được nhiều điện năng hơn, cho phép quãng
đường di chuyển của xe tăng lên nhờ vào các khoản đầu tư trên toàn thế giới. Khi
giá pin rẻ đi, đồng nghĩa giá xe cũng giảm theo. Và khi những chiếc xe điện ngày
càng nhẹ hơn, trong tương lai chúng hoàn toàn nhanh hơn những chiếc xe động cơ
đốt trong là điều hiển nhiên.
1.1.2. Phân loại xe điện
Hiện nay, xe điện được chia ra thành 4 dòng chính: xe Hybrid (HEV), xe Hybrid
có sạc (PHEV), xe thuần điện (BEV) và xe điện nhiên liệu Hydro (FCEV). Chúng có
một số điểm chung nhưng nguyên lý hoạt động lại khá khác nhau. Xe thuần điện (BEV
- Battery Electric Vehicle) đang là xu hướng chính của các hãng ô tô trên thế giới. Xe
loại bỏ hoàn toàn những gì liên quan tới động cơ đốt trong, sẽ chỉ còn sử dụng một cơ
cấu đơn giản là khối pin dưới sàn cung

Hình 1.1. Các loại ô tô điện

a. Xe Hybrid (HEV - Hybrid Electric Vehicle)

Hình 1.2. Xe Hybrid


Hybrid là loại xe sử dụng đồng thời động cơ đốt trong truyền thống kết hợp thêm
với một mô tơ điện, chính vì vậy, đây còn được gọi là xe lai điện.
Trong một số trường hợp, ví dụ như lúc khởi động, tăng tốc hoặc đi ở những
đoạn đường tắc, động cơ điện thông qua bộ phận điều khiển năng lượng PCU (Power
Control Unit) sẽ lấy năng lượng từ pin cung cấp cho chiếc xe. Đồng thời, năng lượng
thừa khi phanh hoặc giảm tốc độ,… sẽ được nạp lại vào pin. Chính vì lẽ đó, xe HEV
không có bộ phận sạc điện.
Xe Hybrid sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn trên 40% so với xe chạy xăng thông
thường, qua đó giảm đáng kể lượng phát thải COx ra không khí.
b. Xe Hybrid có sạc (PHEV- Plug-in Hybrid Electric Vehicle)
PHEV hay còn hay được gọi tắt là xe Plug-in, có cấu tạo gần giống với xe
Hybrid HEV ở bên trên, đây cũng là loại xe lai điện.
Khác nhau cơ bản ở chỗ, PHEV có thể sạc được điện từ bên ngoài cho pin. Khối
pin của các xe PHEV cũng lớn hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho chiếc xe
chuyển động với tỷ lệ xăng/điện gần như cân bằng nhau.

Hình 1.3. Xe Hybrid có sạc


c. Xe thuần điện (BEV - Battery Electric Vehicle)
BEV hay là xe điện – EV là loại xe đang được các hãng lớn hướng tới. BEV đã
loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong, chỉ còn sử dụng một cơ cấu đơn giản là khối pin
cung cấp toàn bộ năng lượng cho mô tơ điện.
Ưu điểm của xe điện là không phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như
CO2, các chi tiết cấu tạo máy cũng đơn giản và dễ sửa chữa hơn xe dùng động cơ đốt
trong nên được coi là tương lai của ngành công nghiệp ô tô.

Hình 1.4. Xe thuần điện


d. Xe điện hydro (FCEV - Fuel Cell Electric Vehicle)

Hình 1.5. Xe điện Hydro


FCEV là loại xe điện chạy hoàn toàn bằng pin, nhưng điện cung cấp cho pin
không thông qua cổng sạc như xe PHEV hay BEV, mà thay vào đó là điện được “sản
xuất tại chỗ” từ một phản ứng hoá học của khí hydro ngay trên xe.
Xe sẽ có một bình chứa khí hydro được nén và tác dụng với ô xy taọ thành phản
ứng hoá học. Phản ứng này sản sinh ra điện và dòng điện được tích trữ trong pin và
cung cấp cho mô tơ điện hoạt động. Sản phẩm phụ duy nhất của quá trình này là nước
và không có bất kỳ một chất thải độc hại nào khác. Đây cũng được coi là đỉnh cao của
dòng xe xanh.
Là xe chạy hoàn toàn bằng pin, động cơ điện sẽ lấy dòng điện từ bộ pin lưu trữ.
Bộ pin này thường được sạc từ lưới điện bên ngoài hoặc nhận năng lượng tái tạo từ
việc phanh xe.
Do xe chạy hoàn toàn bằng pin nên pin của chúng thường có dung lượng lớn hơn
nhiều so với các loại xe điện hybrid và plug-in hybrid tương đương. Với công nghệ pin
lưu trữ lớn nên giá của những chiếc xe BEV cũng thường cao hơn so với các loại xe
điện khác.
1.1.3. Câu tạo ô tô điện
Các bộ phận chính trên xe điện:
+ Động cơ điện: Động cơ điện trên xe ô tô điện cung cấp năng lượng cho xe để quay
các bánh xe. Động cơ này có thể là DC (một chiều) hoặc AC (xoay chiều), nhưng phổ
biến hơn vẫn là AC.
+ Biến tần: Biến tần là một thiết bị dùng để chuyển đổi nguồn điện một chiều thành
nguồn điện xoay chiều.
Hình 1.6. Cấu tạo xe ô tô điện
+ Pin: pin để lưu trữ năng lượng cần thiết cho xe chạy. Sau khi pin đầy, xe điện mới có
thể sẵn sàng vận hành. Công suất của pin trên ô tô càng cao, phạm vi di chuyển của xe
càng lớn.
+ Bộ điều khiển: quản lý tất cả các thông số và kiểm soát tốc độ sạc thông qua cách xử
lý thông tin từ pin. Điều chỉnh công suất, tốc độ, mô men động cơ…
+ Bộ sạc và cáp sạc: Sạc điện cho pin và kiểm soát mức điện áp của pin
1.1.3.1. Động cơ điện
Động cơ ô tô điện là loại động cơ sử dụng năng lượng điện để biến đổi thành động
năng, tức là xe ô tô điện được truyền động bằng động cơ điện. Nhờ ưu thế về giá, tiết
kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, đây được xem là loại động cơ của tương lai.
Ưu điểm:
Động cơ điện không sử dụng nhiên liệu đốt (xăng, dầu) và không thải ra khí CO2
gây ô nhiễm môi trường – đó là ưu điểm hiển nhiên so với động cơ đốt trong. Bên
cạnh đó, động cơ điện còn có những ưu điểm vượt trội về khả năng điều khiển, cho
phép chúng ta sử dụng các phương pháp điều khiển tiên tiến để điều khiển động cơ,
qua đó nâng cao chất lượng động học của ô tô điện.
Khả năng đáp ứng mômen nhanh và chính xác
Động cơ điện có khả năng đáp ứng mômen nhanh gấp khoảng 100 lần so với
động cơ đốt trong
Có thể sử dụng hai hay bốn động cơ in-wheel lắp trong mỗi bánh xe
Ô tô thông thường chỉ có một động cơ đốt trong, động cơ được nối với cầu chủ
động (cầu trước, cầu sau hoặc hai cầu) qua trục các-đăng và phân chia mômen cho mỗi
bánh xe bằng hộp vi sai. Thay vào đó, động cơ điện có thể được tích hợp bên trong các
bánh xe (gọi là động cơ in-wheel), do vậy một chiếc ô tô điện có thể có một, hai hoặc
bốn động cơ truyền động.
Có thể tính toán dễ dàng và chính xác mômen của động cơ điện
Khác với động cơ đốt trong, ta có thể tính toán, ước lượng một cách chính xác và
dễ dàng mômen điện từ của động cơ điện bằng cách đo các thông số về dòng điện và
điện áp của động cơ. Ước lượng được mômen sẽ giúp ta điều khiển chính xác mômen
do động cơ sinh ra, từ đó tính toán và điều khiển chính xác lực tác động giữa mặt
đường và bánh xe – điều rất khó thực hiện đối với động cơ đốt trong.
a. Cấu tạo động cơ điện
Stato
Lõi thép: được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ. Lõi thép stato hình trụ do
các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh.
Mỗi lá thép kỹ thuật đều được phủ sơn cách điện để giảm hao tổn do dòng xoáy gây
nên.
Dây quấn: được làm bằng dây đồng bọc cách điện, đặt trong rãnh của lõi thép
Vỏ máy: được làm bằng gang hoặc nhôm để cố định máy trên bệ và lõi thép. Còn
có nắp máy và bạc đạn…
Roto
Lõi thép: lá thép được dùng như stato. Lõi thép được ép trực tiếp lên lõi máy
hoặc lên giá roto của máy.
Roto: roto lồng sóc và roto dây quấn.

Hình 1.7. Cấu tạo động cơ cảm ứng


b. Các loại động cơ sử dụng cho ô tô điện
i. Động cơ một chiều (DC Motor) ( đấu câu)

Hình 1.8. Động cơ một chiều


Là động cơ hoạt động với nguồn điện 1 chiều. Động cơ một chiều có ưu điểm nổi
bật là rất dễ điều khiển. Khi công nghệ bán dẫn và kỹ thuật điều khiển chưa phát triển,
động cơ một chiều là sự lựa chọn hàng đầu cho những ứng dụng cần điều khiển tốc độ,
mômen. Nhược điểm của loại động cơ này là cần bộ vành góp, chổi than, có tuổi thọ
thấp, đòi hỏi bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, không phù hợp với điều kiện nóng ẩm,
bụi bặm. Khi công nghệ bán dẫn và kỹ thuật điều khiển phát triển mạnh, động cơ một
chiều dần bị thay thế bởi các loại động cơ khác.
ii. Động cơ IM không đồng bộ (Induction Motor)
Hình 1.9. Động cơ không đồng bộ.
Động cơ IM có ưu điểm giá thành thấp, thông dụng, dễ chế tạo. Với kỹ thuật hiện
nay, hoàn toàn có thể thực hiện các thuật toán điều khiển vector tiên tiến cho động cơ
IM, đáp ứng các yêu cầu công nghệ cần thiết. Nhược điểm của động cơ IM là có hiệu
suất thấp. Các hãng xe của Hoa Kỳ như GM phần lớn sử dụng động cơ IM làm động
cơ truyền động, lý do là xe ở Mỹ chủ yếu chạy trên đường cao tốc, khoảng cách dài,
đường trong đô thị cũng rộng và thoáng; khi đó động cơ IM sẽ phát huy được tối đa
hiệu suất của mình, tổn thất không lớn.
Ở Việt Nam, đường của chúng ta chủ yếu là nhỏ, hẹp, đông đúc, xe thường chạy
ở tốc độ thấp và hay phải dừng, đỗ. Với chế độ hoạt động như vậy, động cơ IM sẽ phải
thường xuyên chạy ở tốc độ dưới định mức gây hiệu suất thấp, hạn chế đáng kể quãng
đường đi cho một lần nạp ắc quy.
iii. Động cơ SynRM từ trở đồng bộ (Synchronous Reluctance Motor)
Động cơ SynRM có cấu trúc stator giống động cơ xoay chiều thông thường với
dây quấn và lõi sắt từ. Rotor của động cơ được thiết kế gồm các lớp vật liệu từ tính và
phi từ tính đan xen nhau như ta thấy trên hình. Cấu trúc này khiến cho từ trở dọc trục
và từ trở ngang trục của động cơ khác nhau, sinh ra mômen từ trở làm động cơ quay.

Hình 1.10. Cấu trúc động cơ từ trở đồng bộ - SynRM (a) và so sánh rotor động cơ
SynRM với động cơ IM của ABB (b).
iv. Động cơ SRM từ trở thay đổi (Switched Reluctance Motor)
Động cơ SRM có cấu tạo của rotor và stator đều có dạng cực lồi, trên stator có
dây quấn tương tự như dây quấn kích từ của động cơ một chiều, rotor chỉ là một khối
sắt, không có dây quấn hay nam châm. Với cấu tạo đặc biệt này, SRM rất bền vững về
cơ khí, cho phép thiết kế ở dải tốc độ rất cao, lên tới hàng chục nghìn vòng / phút.
Hình 1.11. Động cơ từ trở thay đổi
Nguyên lý hoạt động của động cơ như sau: các dây quấn stator được kích từ lần
lượt (gần giống động cơ bước – stepping motor), lực từ trường tác dụng lên rotor làm
nó quay từ vị trí có từ trở lớn nhất (vị trí lệch trục) đến vị trí có từ trở nhỏ nhất (vị trí
đồng trục). Mạch từ động cơ làm việc trong cả vùng tuyến tính và vùng bão hòa nên ta
có thể sử dụng tối đa khả năng của vật liệu từ, do vậy động cơ SRM có tỉ lệ công suất
trên khối lượng (kích thước) lớn. Động cơ SRM cũng có những nhược điểm làm hạn
chế khả năng ứng dụng của nó. Nguyên lý vận hành đơn giản, nhưng lại khó điều
khiển với chất lượng cao vì có nhấp nhô mômen (torque ripple) lớn, đặc biệt là trong
thời gian chuyển mạch. Mặt khác, do cấu tạo cực lồi, động cơ có tính phi tuyến cao,
gây khó khăn cho việc điều khiển và thiết kế động cơ.
v. Động cơ BLDC motor - động cơ một chiều không chổi than (Brushless DC
motor)
Động cơ BLDC trên thực tế là một loại động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu.
Điểm khác biệt cơ bản so với những động cơ đồng bộ khác là sức phản điện động
(back-EMF) của động cơ có dạng hình thang do cấu trúc dây quấn tập trung (các loại
khác có dạng hình sin do cấu trúc dây quấn phân tán). Dạng sóng sức phản điện động
hình thang khiến cho động cơ BLDC có đặc tính cơ giống động cơ một chiều, mật độ
công suất, khả năng sinh mômen cao, hiệu suất cao.
Nhược điểm cơ bản của động cơ BLDC là có nhấp nhô mômen lớn, xuất hiện 6
xung mômen trong 1 chu kì, tuy nhiên, có thể sử dụng các thuật toán điều khiển để
giảm nhấp nhô mômen..
Hình 1.12. Cấu trúc động cơ BLDC (a) và các cảm biến Hall (b).

Hình 1.13. So sánh cấu trúc của động cơ SPM và IPM


vi. Động cơ IPM - động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm (Interior Permanent
Magnet Motor)

Hình 1.14. Động cơ IPM của hãng Tesla


Đây là động cơ có những ưu thế gần như tuyệt đối trong ứng dụng cho xe ô tô
điện. Động cơ IPM có nam châm được gắn trên bề mặt roto, vốn đã có đặc tính điều
khiển rất tốt. Qua đó, tạo khả năng sinh momen từ trở cộng thêm vào momen vốn có
do nam châm sinh ra. Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm có khả năng sinh
momen rất cao. Cấu tạo vượt trội của động cơ IPM có khả năng giảm từ thông mạnh,
cho phép nâng cao vùng điều chỉnh tốc độ, làm việc tốt.
1.1.3.2. Bộ biến tần ô tô

Hình 1.15. Bộ biến tần trên xe ô tô điện.


Biến tần còn được gọi là đầu dò hoặc bộ chuyển đổi DC/AC. Giúp chuyển đổi
nguồn DC từ pin sang nguồn AC. Đồng thời biến tần cũng chuyển đổi dòng điện xoay
chiều được tạo ra trong quá trình phanh tái tạo thành dòng điện một chiều. Điều này
tiếp tục được sử dụng để sạc lại pin.
Biến tần có thể thay đổi tốc độ của động cơ, thông qua cách điều chỉnh tần số của
dòng điện xoay chiều hoặc điều chỉnh biên độ của tín hiệu biến tần. Thiết bị này chịu
trách nhiệm thực hiện việc tăng và giảm tốc nên đóng vai trò quan trọng trong việc tối
đa hóa khả năng lái của xe điện.
1.1.3.3. Pin, acquy và sạc
Hồi những năm 1970, nhà hóa học John Goodenough và các cộng sự gồm Phil
Wiseman, Koichi Mizushima và Phil Jones đã là những cá nhân tiên phong tạo nên hệ
thống pin lithium-ion đầu tiên. Họ xuất bản nghiên cứu của mình năm 1980, hãng
Sony là nơi đầu tiên thương mại hóa công nghệ pin tiên tiến và đầu những năm 1990,
những viên pin lithium-ion đầu tiên xuất hiện.
Qua từng bước phát triển của khoa học, pin lithium-ion ngày càng chứng tỏ được
những điểm mạnh vượt trội.
Pin lithium-ion ngày nay nhẹ hơn các loại pin sạc có cùng kích cỡ khác. Đa số
điện cực của pin li-ion được làm từ lithium và carbon. Bản thân Lithium có khả năng
phản ứng rất mạnh, đồng nghĩa với việc các liên kết nguyên tử của chúng chứa được
rất nhiều năng lượng, cho phép một viên pin li-ion có mức năng lượng lớn.
Một viên pin li-ion thông thường có thể chứa tới 150 watt-giờ điện trên mỗi một
kilogram pin. So với các loại thiết bị lưu trữ điện khác: pin niken hydride kim loại
(NiMH) chỉ chứa được khoảng 60-70 watt-giờ điện (có thể lên được 100 watt-giờ); ắc
quy acid-chì chỉ chứa được 25 watt-giờ điện trên một kilogram vật chất, nghĩa là lượng
điện trong 6 kg vật chất của công nghệ ắc quy acid-chì mới tương đương với 1
kilogram vật chất trong pin li-ion.
Pin Li-ion giữ được điện lâu hơn. Mỗi một tháng, một cục pin Li-ion chỉ "bay"
mất 5% lượng điện. Ở pin NiMH, lượng điện hao mất sau một tháng lên tới
20%.Không cần phải xả toàn bộ pin trước khi sạc lần mới. Và số vòng sạc-xả của pin
Li-ion là rất lớn, phải sạc nhiều lắm, pin mới bị chai.
Thành phần cấu tạo nên pin Li-ion có nhiều loại, nhưng cách hoạt động của
chúng đều giống nhau. Pin có hai cực dương và âm, ngăn giữa thường là một lớp vi
nhựa thủng lỗ, các ion có thể qua lại lớp này dễ dàng

Hình 1.16. Thành phần cấu tạo của 1 cell pin li-ion
Bộ nguồn của ô tô điện là những viên pin Li-Ion được ghép nối lại với nhau (Cell
pin), các cell pin được kết nối với nhau tạo thành một chuỗi và kết nối với nhau để tạo
ra năng lượng cho xe. Các cell được sắp xếp theo dạng module tháo rời, có khoảng 16
module trong một bộ pin nguồn được bao quanh 7000 cell.

Hình 1.17. Bộ pin li-ion trong ô tô điện


Trong bộ pin nguồn luôn có bộ làm lạnh glycol và những ống kim loại ở giữa các
cell, điều này sẽ đảm bảo được sự giảm nhiệt độ ở những vị trí có nhiệt độ cao. Khi
glycol bin nóng lên, nó sẽ được làm nguội bởi bộ tản nhiệt đặt cố định trước xe.

Hình 1.18. Hệ thống làm mát bộ pin của ô tô điện


Quá trình xả pin: Tại Cực âm, phản ứng hóa học sẽ khiến lithium giải phóng
electron, biến thành các ion lithium. Các electron âm sau khi được giải phóng sẽ chạy
từ cực âm sang cực dương, trên đường di chuyển, electron âm cung cấp năng lượng
cho bất kì thiết bị nào được nối với pin. Các ion lithium sau khi mất electron âm sẽ di
chuyển về cực dương.
Quá trình sạc pin: Nguồn điện sẽ tiếp thêm các electron âm vào pin. Lithium
dương sẽ di chuyển lại về cực âm để hợp nhất với các electron âm mới được "sạc" vào.
Đó là lúc pin được sạc đầy.
Về cơ bản, các ion lithium dương di chuyển qua lại giữa cực dương và cực âm
sinh chính là cơ chế hoạt động của pin Lithium-ion.
Trạm sạc xe điện
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng xe điện được sạc tại nhà, nhưng rất nhiều trạm
sạc đã được lắp đặt ở nhiều địa điểm công cộng để mọi người sạc pin xe. Có 2 mô hình
sạc: tốc độ sạc bình thường và sạc nhanh.
Trạm sạc tốc độ bình thường
Xe điện được sạc qua 1 ổ cắm điện đơn giản 230V-16A có gắn bộ ngắt 30A. tất cả các
ổ cắm gia dụng đủ tiêu chuẩn này đều có thể được sử dụng.
vNếu sử dụng ổ cắm bình thường 16A, phải cần từ 5-8h để sạc đầy pin cho 1 chiếc xe
điện dân dụng hoặc chuyên dụng.
Trạm sạc tốc độ nhanh
Trường hợp sạc nhanh, năng lượng cung cấp có thể đạt đến công suất 40 KW, và với
công suất này trong vòng 1h, nguy cơ gây nóng đường điện là dễ xảy ra. Các trạm sạc
nhanh thường đặc ở địa điểm được giám sát và sử dụng chuyên nghiệp.
Thế hệ trạm sạc nhanh đầu tiên cho phép sạc lên đến 80% dung lượng pin trong 45
phút, nhưng nhờ sự phát triển của công nghệ pin li-ion, hiện nay chỉ cần 5-10 phút để
có thể sạc 80% dung lượng pin.
Tuy nhiên, sạc nhanh có 2 nhược điểm lớn.
• Giá thành đắt hơn nhiều so với sử dụng ổ cắm dân dụng, vì 40kw là rất lớn.
• Cần có sẵn nguồn cung cấp, vì nếu 50000 xe điện cùng được sạc nhanh thì tương
đương với nhu cầu tiêu thụ 2 GW điện năng.
Trạm sạc năng lượng mặt trời.
Tuỳ thuộc và chế độ sạc lựa chọn, trạm sạc cho phép sạc đến 80% dung lượng pin
trong vòng 3h, thậm chí 30 phút với chế độ sạc nhanh. Được trang bị 1 mái quang
điện, đồng thời giúp tránh nắng và mưa.
Hình 1.19. Trạm sạc basico2

Hình 1.20. Trạm sạc Energies-sol


Sạc bằng cảm ứng
Nguyên lý sạc cảm ứng tuy mới lạ nhưng đã được nghiên cứu từ hơn 1 thập kỷ
nay và rất đơn giản về lý thuyết: tạo ra điện trường nhờ 2 bô-bin sơ cấp và thứ cấp. pin
được sạc nhờ sự cảm ứng điện từ giữa 2 cuộn dây. Cuộn bô-bin sơ cấp được đặ t dưới
lòng đường (sạc động) hoặc nền trạm sạc hay bãi đỗ xe (sạc tĩnh) và cuộn bô-bin thứ
cấp đặt ở gầm xe.
Mới đây công nghệ sạc cảm ứng đã được triển khai tại Seoul của Hàn Quốc.
Hình 1.21. Sạc bằng cảm ứng cho ô tô điện
1.1.3.4. Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện
Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện chi phối toàn bộ hoạt động của xe điện
tại bất kỳ thời điểm nào. Bộ điều khiển hoạt động như một cửa xả giữa động cơ điện
và pin, giám sát và điều chỉnh tất cả các chỉ số hiệu suất chính, bao gồm các tác động
từ người điều khiển xe, động cơ, pin, bộ điều khiển động cơ, bàn đạp ga, v.v. Theo đó,
trung tâm điều khiển này cần được trang bị bộ vi xử lý mạnh mẽ nhằm hạn chế hoặc
chuyển hướng dòng điện, cải thiện hiệu suất cơ học của thiết bị hoặc phù hợp với thói
quen lái xe của người vận hành. Các bộ điều khiển phức tạp hơn sẽ có khả năng chính
xác cao hơn và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.
1.1.3.5. Hệ thống phanh tái tạo
Một trong những sáng chế đột phá giúp tái tạo tới 15% năng lượng cho động cơ
điện, thường được áp dụng khi xe giảm tốc độ. Theo đó, khi người điều khiển đạp
phanh, động cơ điện sẽ chuyển sang chế độ đảo ngược, ngăn động năng bị tiêu tốn
lãng phí. Điều này trái ngược với các dòng xe truyền thống sử dụng má phanh, tạo ra
ma sát ở nhiều cấp độ để giảm tốc và dừng xe nhanh chóng. Một số xe điện của các
nhà sản xuất lớn còn được trang bị cơ chế kiểm soát mức độ phanh tái sinh thông qua
lẫy chuyển số trên vô lăng, không chỉ giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu mà
còn gia tăng trải nghiệm thú vị khi lái xe.
1.1.3.6. Hệ thống truyền động và hộp giảm tốc xe ô tô điện
Chức năng của hệ thống truyền động là truyền năng lượng cơ học đến các bánh
xe kéo, tạo ra chuyển động. Hệ truyền động của một chiếc ô tô chạy bằng điện đơn
giản hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong, do đó có thể tạo ra “không gian mở” cho
khoang hành khách hoặc khoang hành lý. Mặt khác, động cơ điện có thể được kết hợp
với bánh sau bằng cách sử dụng vỏ vi sai để kích hoạt chuyển động.
Bên cạnh đó, xe ô tô điện còn trang bị hộp giảm tốc - một loại truyền động dùng
để truyền công suất của động cơ đến bánh xe một cách hiệu quả. Trên thực tế, ô tô điện
có vòng tua lý tưởng (RPM) cao hơn nhiều so với động cơ đốt trong, vì vậy trong khi
hộp số thay đổi RPM để phù hợp với điều kiện di chuyển, bộ giảm tốc phải luôn giảm
RPM xuống một mức độ thích hợp. Khi RPM giảm, hệ thống truyền động của xe ô tô
điện có thể tận dụng mô-men xoắn cao hơn, cho khả năng tăng tốc cực đại vượt trội.
1.1.4. Nguyên lý hoạt động của xe ô tô điện

Hình 1.22. Sơ đồ nguyên lý hoạt động xe ô tô điện


- Khi nhấn bàn đạp ga, nguồn điện được chuyển đổi từ điện áp một chiều DC
thành dòng điện xoay chiều AC
- Bàn đạp ga sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển để điều chỉnh tốc độ của xe thông
qua cách thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều từ biến tần đến động cơ.
- Động cơ kết nối sau đó sẽ quay các bánh xe thông qua một bánh răng.
- Khi thực hiện nhấn phanh hoặc xe giảm tốc, động cơ sẽ trở thành máy phát điện
và tạo ra năng lượng, được đưa ngược trở lại pin.
1.1.5. Ưu nhược điểm của xe điện
+ Ưu điểm:
Thân thiện với môi trường.
Xe điện là loại phương tiện giao thông không phát ra khí thải. Với tác
động của hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng lớn, xe điện sẽ góp phần
đảm bảo một môi trường
sạch hơn và tạo ra một thế giới ít ô nhiễm hơn cho các thế hệ tương lai. Xe điện
chạy cũng rất êm, vì vậy hầu như không gây ô nhiễm tiếng ồn.
Ít hư hỏng
Xe điện chạy bằng ắc-quy và không cần có động cơ cơ học để chạy. Thêm vào
đó, xe điện cũng không cần trang bị các linh kiện đi kèm với động cơ đốt trong. Điều
này giúp giảm chi phí liên quan đến những bộ phận như bu-gi, bộ lọc dầu, bơm, van,
và các thiết bị liên quan khác. Thay vào đó, việc bảo trì ắc-quy sẽ là mối quan tâm
chính của người dùng.
Lý tưởng cho lái xe tại đô thị
Đối với cư dân đô thị, loại xe có thể sạc là một lựa chọn hợp lý . Nếu xe chạy
bằng khí đốt chạy hiệu quả hơn trên đường cao tốc thì những chiếc xe điện thể hiện ưu
điểm vượt trội khi chạy trong thành phố. Nếu bạn sống ở đô thị, việc có một chiếc xe
điện sẽ rất tiện lợi.
Tiết kiệm chi phí nhiên liệu
Chi phí khi xe chạy bằng điện ít hơn so với xe chạy bằng nhiên liệu thường.
Chi phí cho mỗi dặm chạy bằng điện ít hơn đáng kể so với khí đốt và bạn có thể dễ
dàng sạc xe ngay tại nhà riêng của mình mà không cần phải đến bất kì một trạm sạc
nào. Nhiều nơi làm việc và trung tâm mua sắm cũng có chỗ sạc xe miễn phí cho bạn.
+Nhược điểm :
Hạn chế về cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc
Một trong những vấn đề chính khiến chủ xe điện phải đau đầu là khả năng sạc
xe tại khu vực nông thôn. Nó cũng là một thách thức nếu bạn muốn lên kế hoạch
cho một chuyến đi dài trong khi các vùng nông thôn không có nhiều trạm sạc như ở
thành phố. Điều này cũng đặt ra vấn đề cho những cư dân sống ở chung cư vì họ
không có chỗ sạc riêng cho mình.
Phạm vi chạy không nhất quán
Mỗi chiếc xe điện đều có phạm vi chạy được nhà sản xuất ước tính nhưng con số
này rất khó đạt được trong điều kiện lái xe thực tế. Phạm vi ước tính được thực hiện
bởi một người lái xe chuyên nghiệp với sự kiên nhẫn cao và trong điều kiện hoàn hảo,
điều này không phản ánh những gì xảy ra trong điều kiện thực tế.
Ví dụ như thời tiết: trong thời tiết lạnh, phạm vi chạy xe có thể giảm tới 40%. Do vậy,
xe điện có thể không phải là sự lựa chọn hợp lý cho những người thường phải di chuyển
trong mùa đông lạnh. Ngoài ra, xe điện hoạt động tốt hơn khi được sử dụng và lái nhẹ
nhàng, những người ít bình tĩnh sẽ đạt hiệu quả thấp hơn nhiều khi chạy loại xe này.
Phạm vi chạy tối đa vẫn còn hạn chế
Ngay cả trong phân khúc 335 dặm - phạm vi tối đa mà chiếc Model S 100D của
Tesla đạt được, con số đó vẫn không thể so sánh với phạm vi mà một chiếc xe hơi 4
xy-lanh điển hình chạy bằng xăng đạt được (trung bình khoảng 370 dặm). Ngoài
Tesla, các mẫu xe điện còn lại đều có phạm vi chạy từ 100 đến 278 dặm trên một lần
sạc đầy, gây khó khăn cho việc di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta
không cần xe chạy được một phạm vi quá xa mà chỉ tầm 30 dặm một ngày.
1.2. Tìm hiểu về xe Vfe34 sử dụng động cơ điện của vinfast
Các thông số của xe điện Vinfast e34
Ô tô điện VF e34 sở hữu 6 tính năng thông minh, với một loạt các tính năng tiện
lợi nhằm đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng, cụ thể như sau:
Bảng 1. 1. Các tính năng của xe điện

Khả năng cập nhật firmware từ xa



(FOTA – Firmware Over The Air)
Định vị vị trí xe Có
Theo dõi thông số về xe/hành trình/lịch Hiển thị qua ứng dụng thông minh và
sử hoạt động của xe/tình trạng sạc pin màn hình xe
Tự động chẩn đoán và cảnh báo các vấn Gửi thông báo qua ứng dụng thông minh
đề của xe/Nhắc lịch bảo dưỡng và màn hình xe
Lên kế hoạch hành trình Có
Gọi các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp (eCall) Có
Định vị và dẫn đường đến vị trí trạm

sạc/showroom/đại lý
Gửi thông báo qua ứng dụng thông minh
Cảnh báo nguy cơ có trộm
và màn hình xe
Học/Ghi nhớ thói quen sử dụng tính
năng giải trí/điều hòa nhiệt độ của mỗi Có
người dùng
Điều khiển bằng giọng nói Tiếng Việt (đa vùng miền); Điều khiển
hệ thống điều hòa, giải trí
Đây là bảng thông số của xe điện và tính năng thông minh của xe điện

Hình 2. 19. Bánh quay hành trình

Hình 1.23. Chi tiết thông số kỹ thuật ô tô điện VinFast VF e34


Sau đây là thiết kế nội thất trong xe điện của Vinfast. Trông rất đẹp và bắt mắt.

Hình 1.24. Vị trí thông số kỹ thuật ô tô điện VinFast VF e34


Chi phí vận tại của xe điện Vinfast

Nạp năng lượng cho xe


Tuỳ thuộc vào công suất sạc pin thời gian đầy là khác nhau.Thông thương, sẽ mất
khoảng 12-17 tiếng để làm đầy nếu sử dụng điện dân dụng. Nếu sạc tại trạm, khách có
thể chọn chế độ sạc nhanh với công suất sạc 150-240kW. Khi ấy, sạc 15 phút đủ điện
cho 180km di chuyển trong điều kiện lý tưởng.
Thông số kỹ thuật

Hình 1.25. Chiều dài của xe


Vị Kỹ thuật thông số Information (mm)
trí

A Chiều dài 4300

B Chiều cao 1613

C Width
Bao gồm cả gương 1994
No bao gồm gương 1768

D Kistent khoảng cách 2610

E Xe đầu chiều dài 860

F Xe đuôi dài 830

G Xe sáng chói 170

H Bánh trước 1474


Tra bánh sau 1490
Cân nặng xe:
Kỹ thuật thông số Cân nặng (kg)

Large design volume 1815

Partition up before 944

Catalog up after 871


Kỹ thuật thông số Cân nặng (kg)

Body volume 1490

Phân phối lên trước 849

Partition up after 641


Động cơ xe:
Nhà sản xuất VinFast

Type Type VFAAGB PMSM

Cơ sở loại động, làm mát loại Động cơ bộ 03 pha nam châm, làm mát bằng
nước

Xuất hóa điện tử áp dụng (DC) 350-450 V

Hoạt động áp dụng (DC) 210-480 V

Postable list 400 V

Largemen mô tả 242 Nm tại 4500 vòng / phút

Mômen xoắn định mức 150 Nm

Mức công suất 70 KW

Most quay vòng số 16000 vòng / phút

Power block 90,6 kg


Học lực thông số
The car max speed 136,13 km / h

Maxcarce dốc 24,1%


Ghim
Type Ion Lithi (Li-ion)

Mô hình 21700

Postable list 400 VDC

The Maximer 462 VDC

Hoạt động áp dụng 308 ~ 456,5 VDC

Active mode 0 ~ 55 độ C
Pin cool method Làm mát bằng chất lượng (tiếp xúc gián tiếp
với chất làm mát)

Khối lượng 300 kg

Bao size 1816 mm x 1362 mm x 234 mm


Ắc quy 12V
Dung lượng 45 Ah

Điện áp 12 V
Hệ thống lái
Type Bánh răng - thanh răng, ESP
Điều hòa hệ thống
Nén máy loại Quay vòng máy nén 400V

Cold environment type R134a

Công suất
Máy nén 6 kw
Điều hòa 4,5 KW
Vành và bánh xe
Thông tin 215/45 R18

Chỉ có khả năng tải / Level up 93 / W

Tải lớn nhất Cầu trước 650 kg


Cầu sau 650 kg
Hệ thống an toàn trên ô tô điện VinFast VF e34
VinFast luôn là hãng xe quan tâm đặc biệt đến sự an toàn của người dùng khi
phát triển các sản phẩm của mình và xe ô tô điện VF e34 cũng được trang bị các tính
năng an toàn tương tự.
Hệ thống phanh của VF e34 là phanh chống bó cứng (ABS), có chức năng phân
phối lực phanh điện tử (EBD), hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA).
Hệ thống 6 túi khí trên xe VF e34 có khả năng xác định tình trạng hành khách,
cảnh báo chống trộm và chìa khóa mã hóa.
Một số tính năng an toàn khác bao gồm:
Số tt Tính năng an toàn
1 Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)
2 Hệ thống cân bằng điện tử (ESC)
3 Chức năng phân phối lực phanh điện tử (EBD)
4 Chức năng kiểm soát lực kéo (TCS)
5 Hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HSA)
6 Đèn báo phanh khẩn cấp (ESS)
7 Hệ thống giám sát xung quanh 360 độ
8 Cảnh báo chệch làn/điểm mù/phương tiện cắt
ngang khi lùi/luồng giao thông đến khi mở cửa
9 Đèn pha LED điều khiển tự động
10 Hỗ trợ đỗ xe

11 Giám sát áp suất lốp


12 Khóa xe tự động khi xe di chuyển
13 Hệ thống 6 túi khí
14 Căng đai khẩn cấp ghế trước
15 Móc cố định ghế trẻ em ISOFIX ở hàng ghế sau
16 Hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA)
17 Cảnh báo dây an toàn hàng ghế trước/sau
18 Cảnh báo chống trộm và chìa khóa mã hóa
1.2.1. Khoang động cơ xe VinFast Vfe34
Khoang động cơ xe Vfe34 khá đơn giản so với xe chạy bằng xăng và diesel. Do
xe sử dụng động cơ điện nên không có cổ nạp. Ngoài ra, xe còn được trang bị tiêu
chuẩn kháng nước IP 67. Theo hãng VinFast công bố thì với tiêu chuẩn kháng nước IP
67 thì xe có thể lội nước được khoảng 30 phút với nước nước ngập khoảng 1m.
Khoang động cơ xe gồm các bộ phận chính: bộ chuyển đổi 3 trong 1, bình ắc
quy phụ, bình dầu trợ lực lái, hộp cầu chì, bình nước làm mát động cơ, nước làm mát
pin, bình nước rửa kính,…

Hình 1.26. Khoang động cơ xe Vfe34


Số tt Tên gọi các chi tiết Công dụng
1 Bộ chuyển đổi 3 trong 1: + Dùng đề chuyển đổi từ
OBC điện áp AC từ cổng sạc
thành DC vào pin
PDU + Dùng điện áp DC từ
pin để đống ngắt các
phần tử như động cơ,
máy nén của điều hoà
DCDC + Dùng chuyển đổi điện
áp cao của pin sang 12v
Cung cấp điện áp cho
2 Bình ắc quy các phụ tải trên xe như
còi, đèn,…
3 Bình dầu trợ lực lái Giúp người dùng điều
khiển vô lăng nhẹ nhàng
hơn
Có tác dụng ngắt mạch
4 Hộp cầu chì khi dòng trong hệ thống
điện ô tô quá lớn
Giúp loại bỏ các vết bẩn
5 Bình nước rửa kính trên bề mặt kính chắn
gió xe ô tô
Dùng để làm mát động
6 Bình nước làm mát động cơ
cơ và giàn lạnh điều hoà
Dùng để làm mát pin xe
7 Bình nước làm mát pin
ô tô
1.2.2. Động cơ điện của xe VinFast VFe34
Động cơ sử dụng trên xe Vfe34 là loại động cơ nam châm vĩnh cửu chìm đồng bộ
IPM-IPM (Interior Permanent Magnet Motor) là động cơ sử dụng nam châm “siêu
vĩnh cửu” được gắn chìm trên rotor, cải thiện hiệu suất vận hành xe điện.Cấu tạo:
Động cơ IPM có rotor được cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu và dây cuốn 3 pha ở stator.
Trong động cơ có các cảm biến vị trí và cảm biến tốc độ, sử dụng cho hệ truyền
động servo - hệ truyền động servo là hệ thống nhận tín hiệu và thực hiện chính xác
theo lệnh từ bộ điều khiển

Hình 1.27. Máy nén điều hoà, động cơ và hộp số xe VinFast Vfe34
Cấu tạo động cơ gồm 2 phần chính là stator và roto. Stator của động cơ đồng bộ
nam châm chìm gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy
và nắp máy.- Rotor của động cơ đồng bộ nam châm chìm thường làm bằng thép hợp
kim chất lượng cao- Các thanh nam châm trong động cơ IPM được sản xuất từ vật liệu
đất hiếm, manglại hiệu suất năng lượng cao và giảm thiểu tối đa hiệu ứng khử từ trong
quá trình vận hành.Động cơ IPM có nam châm được gắn trên bề mặt rotor, vốn đã có
đặc tính điều khiển rất tốt. Qua đó, tạo khả năng sinh mômen từ trở cộng thêm vào
mômen vốn có do nam châm sinh ra. Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm có
khả năng sinh mômen rất cao. Cấu tạo vượt trội của động cơ IPM có khả năng giảm từ
thông mạnh, cho phép nâng cao vùng điều chỉnh tốc độ, làm việc tốt. Ví dụ: VinFast
VF e34 trang bị động cơ điện nam châm vĩnh cửu ưu việt

Hình 1.28. Xe ô tô điện ViFast Vfe34


Xe ô tô điện VinFast VF e34- được trang bị khối động cơ điện nam châm vĩnh
cửu có công suất tối đa 110 kW- Momen xoắn cực đại 242 Nm- Mô tơ xe ô tô điện
VinFast VF e34 được đặt ở phía trước nên dẫn động cầu trước
- Xe chỉ dùng hộp số một cấp mà không cần tới nhiều cấp số do khả năng thay
đổi tốc độ của động cơ điện là liên tục và tức thời.
- Ngoài ra xe không có lưới tản nhiệt do cơ chế tản nhiệt của động cơ điện không
cần lưới lấy gió như động cơ đốt trong dẫn đến đầu xe thiết kế khá kín đáo.
Đất hiếm:
- Làm từ các hợp chất hoặc hợp kim của các nguyên tố đất hiếm và kim loại
chuyểntiếp mà điển hình là nam châm đất hiếm Nam châm SmCo.
- Là các nam châm vĩnh cửu cấu tạo từ các hợp chất của Samarium (Sm) và
Coban (Co) (có thể có thêm một số nguyên tố khác), là hệ các vật liệu từ cứng có dị
hướng từ tinh thể lớn nhất hiện nay với lực kháng từ rất lớn và nhiệt độ Curie rất cao,
mà phổ biến nhất là hai hệ hợp chất SmCo5 và Sm2(Co,Fe)17.
- Đặc điểm chung của hệ hợp chất này là có dị hướng từ tinh thể rất lớnhưng có
từ độ bão hòa không cao, và có nhiệt độ Curie rất cao và độ suy giảm phẩm chất theo
nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng trong các ứng dụng ở nhiệt độ cao và do đó
thường được gọi với tên chung là nam châm nhiệt độ cao
1.2.2. Bộ chuyển đổi 3 trong 1

Hình 1.29. Bộ chuyển đổi 3 trong 1 DCDC_OBC_PDU


Chức năng của bộ chuyển đổi này là chuyển đổi điện áp cao của pin thành điện
áp 12V, chuyển đổi điện áp AC từ cổng sạc thành DC vào pin và dùng điện áp DC từ
pin để điều khiển đống ngắt các phần tử trên xe.
+ DC-DC (Direct Current): là mạch điện tử hoặc thiết bị cơ điện dùng để chuyển
đổi nguồn dòng điện một chiều (DC) từ mức điện áp này sang mức điện áp khác. Thiết
bị này hoạt động với cơ chế lưu trữ tạm thời năng lượng đầu vào và sau đó giải phóng
năng lượng đó cho đầu ra ở một điện áp khác. Mức công suất của bộ biến đổi DC-DC
từ rất thấp (pin nhỏ) đến rất cao (truyền tải điện cao áp).
Ắc quy của xe điện sản xuất ra vài trăm vôn DC. Tuy nhiên, các thiết bị bên
trong xe như radio, bảng điều khiển, máy lạnh, máy tính và màn hình tích hợp sẵn có
điện áp thấp hơn so với ắc quy. Lúc này, bộ chuyển đổi DC-DC được lắp đặt nhằm
chuyển đổi năng lượng. Nếu không có bộ chuyển đổi DC-DC, ô tô điện sẽ không vận
hành được.
Trên thực tế, động cơ vận hành trên các mẫu xe điện có thể sử dụng điện áp gấp
ba lần điện áp do pin cung cấp. Với sự trợ giúp của bộ chuyển đổi DC-DC, điện áp tại
động cơ chạy sẽ được điều chỉnh mà không cần phải sử dụng đến ắc quy lớn hơn.
Ngoài ra, hầu hết các bộ chuyển đổi DC-DC đều tiêu tán công suất dưới dạng
nhiệt. Mức nhiệt này cần được quản lý đúng cách để bộ chuyển đổi duy trì hoạt động
trong giới hạn nhiệt độ khuyến nghị nhằm nâng cao an toàn, tránh tình trạng bị hỏng
hóc sớm ở động cơ.
+ OBC (On Board Charger): là một thiết bị điện tử công suất trong xe ô tô điện
có chức năng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn
như ổ cắm sạc, thành nguồn DC để sạc bộ pin của xe.
+ OBC kết nối với bộ điều khiển phương tiện và trạm sạc để xác định lượng
dòng điện/công suất phù hợp và tiêu chuẩn sạc chính xác sẽ được áp dụng. Có nhiều
tiêu chuẩn sạc trên toàn cầu , bao gồm các tiêu chuẩn khu vực dành cho Châu Âu, Bắc
Mỹ và Trung Quốc. OBC có thể tự động điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn khu vực dựa
trên dữ liệu nhận được từ bộ điều khiển của xe ô tô điện.
+ PDU (Power Distribution Unit): là một thiết bị được sử dụng trong trung tâm
dữ liệu để điều khiển và phân phối năng lượng điện. dùng để điều khiển đống ngắt các
hệ thống trên xe ô tô.
1.2.3. Hộp số
1.2.3.1. Hộp số xe điện Vfe34

Hình 1.30. Hộp số xe điện 1 cấp trên VFe34


Đa số các loại xe điện sẽ sử dụng hộp số một cấp thay cho các hộp số đa cấp.
Hộp số xe điện một cấp số (single speed transmission) là hộp số chỉ có một cặp bánh
răng, có khả năng tối ưu lực kéo để xe đạt tốc độ vận hành tối đa.
1.2.3.2. Cấu tạo

Hình 1.31. Cấu tạo hộp số xe ô tô điện


Xe điện có đặc tính khác với các dòng xe xăng (dầu diesel): Ở các dòng xe dùng
động cơ đốt trong, dải vòng tua động cơ hạn chế ở mức khoảng 4.000-6000 vòng/phút.
Vì vậy để đồng bộ giữa lực kéo và tốc độ, xe dùng động cơ đốt trong cần tới hộp số để
thay đổi các tỉ số truyền. Còn với xe dùng động cơ điện, mô tơ có thể đạt đến tốc độ
quay 20.000 vòng/phút.
Ngoài ra, mô tơ điện còn có thể sinh ra mô-men xoắn tối đa ngay khi người lái
vừa nhấp bàn đạp ga từ trạng thái đứng yên. Vì vậy, xe điện chỉ cần cơ cấu các bánh
răng với một tỷ số truyền duy nhất (1 cấp) để đảm bảo truyền động đúng ý người điều
khiển. Và hộp số xe điện một cấp số là hộp số chỉ có một cặp bánh răng nhằm đảm bảo
duy trì tỷ số truyền này mà vẫn giúp xe hoạt động tốt.
1.2.3.3. Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ điện sinh công suất và momen xoắn mở một mức nhất quán, với bất
kỳ dải vòng tua nào, người điều khiển xe điện cũng có thể tăng hoặc giảm tốc dễ dàng
mà không cần phụ thuộc đến hộp số hay tỷ số truyền động. Vì vậy, động cơ điện chỉ
cần hộp số xe điện một cấp, với cơ chế hoạt động tương tự hộp số tự động ở các dòng
xe dùng động cơ đốt trong hiện nay.
1.2.3.4. Ưu – nhược điểm của hộp số xe điện một cấp
Về ưu điểm hộp số xe điện một cấp
Về cơ bản, người dùng xe điện chỉ cần thao tác thông qua các nút chức năng đơn
giản. Khi bấm nút, chiếc xe điện sẽ ngay lập tức thiết lập các cài đặt mô phỏng giống
với lúc người điều khiển sử dụng hộp số tự động ở xe động cơ đốt trong.
Các nút bấm cho phép người dùng lựa chọn cái tính năng như D đưa xe tiến về
phía trước, R khi đưa xe lùi, và N trung gian khi dừng xe. Cũng có một số các thiết lập
khác để thay đổi chế độ lái (như chế độ Eco hay Sport). Nhưng trên thực tế, các tính
năng này không làm thay đổi cách vận hành của hộp số xe điện mà chỉ đơn giản là
mang lại những cảm giác khác nhau.
Cũng chính vì vậy, khi điều khiển xe đột ngột tăng và giảm tốc, người dùng sẽ
không cảm nhận được sự chuyển số, chiếc xe sẽ lập tức tăng tốc hoặc giảm tốc mà
không gặp phải hiện tượng giật cục.
Nhược điểm hộp số xe điện một cấp
Hộp số xe điện một cấp trên xe điện có thể được nâng cấp thành hộp số nhiều cấp
hơn. Hiện nay, một số dòng xe đua điện đã trang bị hộp số xe điện hai cấp, ba cấp giúp
chiếc xe đẩy nhanh gia tốc ở tốc độ thấp đồng thời cải thiện mức tiêu hao năng lượng ở
tốc độ cao bằng cách hạ thấp tốc độ quay của mô tơ.
1.2.4. Pin
Pin là một trong những trang bị quan trọng nhất quyết định khả năng vận hành
của xe ô tô điện. Pin dự trữ năng lượng điện và tương đương với bình nhiên liệu của
động cơ đốt trong. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ pin trên toàn cầu, những chiếc
xe ô tô điện ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.

Hình 1.32. PIN trên xe điện


Pin lithium-ion là loại pin được các nhà sản xuất xe điện đánh giá cao nhất nhờ
sở hữu công suất lớn, tuổi thọ kéo dài đến 10 năm. Quãng đường di chuyển dài sau
mỗi lần sạc đầy, việc giảm phát thải ra môi trường đã giúp pin xe điện sẵn sàng cạnh
tranh với các loại động cơ khác và mang đến những chiếc xe điện chiếm lĩnh thị
trường trong tương lai gần.
Hệ thống quản lý pin (BMS) và nguồn điện (ECPU) trên xe ô tô điện
Đây là hai hệ thống quan trọng để theo dõi tình trạng pin và nguồn điện của ô tô,
góp phần đảm bảo quá trình vận hành liên tục, tránh tình trạng lỗi động cơ điện ngoài ý
muốn.
Bộ điều khiển công suất điện (EPCU) là sự tích hợp hiệu quả của gần như tất cả
các thiết bị điều khiển dòng điện trong xe.Tất cả các hệ thống điện tử trong xe điện đều
sử dụng điện áp thấp, vì vậy điện áp cao trong pin trước tiên phải được chuyển đổi để
hữu ích cho các hệ thống này. Do đó, EPCU ô tô điện trang bị biến tần chuyển đổi
dòng điện xoay chiều (DC) thành một chiều (AC), có tác dụng tăng và giảm tốc độ.
Ngoài ra, bộ chuyển đổi LDC đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi điện áp và
cung cấp năng lượng đến các hệ thống điện tử khác nhau của xe.
Hệ thống quản lý pin (BMS) làm nhiệm vụ theo dõi tế bào pin. Trên thực tế, pin
xe ô tô điện bao gồm ít nhất là hàng chục đến hàng nghìn ô nhỏ có trạng thái hoạt động
giống nhau để tối ưu hóa độ bền và hiệu suất của pin. Bên cạnh đó, BMS còn giám sát
trạng thái sạc/xả của pin, khi thấy pin gặp trục trặc, nó sẽ tự động điều chỉnh trạng thái
nguồn (bật/tắt) thông qua cơ chế rơ-le (cơ chế điều kiện để đóng/mở các mạch khác).
1.2.5. Trạm sạc

Hình 1.33. Hệ thống trạm sạc pin vinfast mới nhất


Hiện nay, có 4 loại trụ sạc đã được đưa vào lắp đặt là:
Trụ sạc thường công suất AC 11kW (thời gian nạp pin đầy từ 6 tới 8 tiếng) được
lắp đặt ở nơi gửi xe công cộng, hầm chung cư trong thời gian dài.
Trụ sạc nhanh công suất DC 30kW (nạp đầy pin trong thời gian từ 40 tới 120
phút) phù hợp với các điểm dừng nghỉ ngắn, bãi đỗ xe ban ngày.
Trụ sạch nhanh công suất DC 60kW (sạc pin đầy 100% trong thời gian từ 30 tới
90 phút) lắp đặt tại trạm xăng, trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, đường quốc lộ.
Trụ sạc siêu nhanh DC 250kW (18 phút cho quãng đường đi được khoảng
180km) tại một số địa điểm như cây xăng, trung tâm thương mại, cao tốc.

You might also like