You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG – ĐẠỊ HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

Bài Thu
Hoạch
Môn: Nhập Môn Ngành Kỹ Thuật
Ô Tô
Họ và Tên: Trần Huy
Mssv: 103220223
Lớp: 22KTOTO2
Giảng Viên: Bùi Văn Ga
Đà Nẵng, Tháng 3 Năm 2023

Câu hỏi 1: Mô tả tổng quát của ô tô, xe gắn máy ?


Bài làm
 Cấu tạo ô tô cơ bản gồm các bộ phận chi tiết sau:
1. Động cơ ô tô:

- Động cơ là bộ phận
ô tô quan trọng nhất, được ví
như “trái tim” của xe. Động cơ
giúp tạo ra cơ năng từ việc
chuyển hoá một dạng năng
lượng nào đó như nhiệt năng
(động cơ đốt trong) hay điện
năng (động cơ điện).
- Nguồn năng lượng cơ học
của động cơ cung cấp mô men
xoắn đến các bánh xe, nhờ đấy
mà ô tô có thể chuyển động
tịnh tiến. Ngoài ra động cơ còn
giúp dẫn động cho nhiều thiết bị phụ trợ khác như máy phát điện, bơm trợ lực
lái…
- Có nhiều loại động cơ ô tô. Trong đó được sử dụng nhiều nhất là động cơ đốt
trong 4 kì. Tuy nhiên hiện nay, các loại động cơ “xanh” như động cơ điện hay
động cơ hybrid đang phát triển mạnh, ngày càng phổ biến hơn và có xu hướng dần
dần thay thế động cơ đốt trong.

2. Hộp số ô tô
- Hộp số ô tô là một các bộ
phận chính của hệ thống truyền động.
Hộp số đóng vai trò trung gian giúp
truyền chuyển động quay từ động cơ đến hệ thống dẫn động (cầu dẫn động) với tỉ
số truyền thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện vận hành. Vì động cơ chỉ sản sinh
công suất và mô men xoắn tối đa nên cần phải bố trí thêm hộp số để xe có thể
tăng/giảm tốc độ.
-Có hai loại hộp số chính là hộp số sàn và hộp số tự động. Trong nhóm
hộp số tự động có nhiều nhánh khác là hộp số tự động AT, hộp số tự động vô cấp
CVT, hộp số ly hợp kép DCT… Mỗi loại có cấu tạo hộp số ô tô khác nhau.

3. Hệ thống dẫn động


- Trong cấu tạo xe ô tô,
hệ thống dẫn động có nhiệm vụ
nhận chuyển động từ hộp số và
truyền đến các bánh xe chủ động.
Có nhiều loại hệ thống dẫn động
như: dẫn động cầu trước (2 bánh
trước), dẫn động cầu sau (2 bánh
sau), dẫn động 2 cầu (4 bánh toàn
thời gian hoặc bán thời gian)…
- Tuỳ vào từng loại mà
hệ thống dẫn động sẽ có cấu tạo
khác nhau. Tuy nhiên, thông
thường hệ thống dẫn động gồm bán trục hoặc cầu xe truyền lực từ hộp số đến các
bánh xe chủ động, trục các đăng giúp truyền lực từ hộp số hoặc bộ vi sai đến các
trục bánh xe.
4. Hệ thống treo
-Hệ thống treo ô tô có
nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ thân xe.
Hệ thống này vừa phải có độ cứng
cao để đảm bảo ô tô di chuyển
chắc chắn, ổn định và an toàn.
Đồng thời cần có khả năng hạn
chế dao động để đem đến sự êm
ái. Hệ thống treo giúp bánh xe
chuyển động theo phương thẳng
đứng cùng với thân xe một cách
đồng bộ, giảm thiểu dằn xóc khi xe chạy qua đường xấu, khi xe vào cua, chuyển
hướng…
-Kết cấu hệ thống treo gồm: bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ
phận giảm chấn. Cấu tạo của những bộ phận này sẽ khác nhau tuỳ vào từng loại
hệ thống treo.

5. Hệ thống lái
-Hệ thống lái trên ô tô có
nhiệm vụ giúp xe có thể chuyển
hướng theo ý muốn của người lái.
Ngoài ra, hệ thống lái còn có vai
trò đảm bảo tâm quay của những
bánh xe đi theo đúng động học
quay vòng ô tô nhằm hạn chế hiện
tượng mòn lốp xe.
Hệ thống lái ô tô gồm 3 cụm bộ
phận chính:

- Dẫn động lái: Dẫn động lái có vai


trò chính là truyền sự điều khiển
của người lái đến hệ thống lái, đảm bảo hệ thống lái vận hành theo ý muốn của
người lái. Bên cạnh đó, dẫn động lái còn có một số vai trò phụ như bảo vệ an toàn
cho người lái bằng các trang bị túi khí … Dẫn động lái gồm có bộ phận chính là
vô lăng và trục lái.

- Cơ cấu lái: Cơ cấu lái có vai trò là điều khiển những đòn xoay chuyển động theo
đúng động học lái. Các dòng xe ô tô hiện nay đa phần sử dụng cơ cấu lái trục vít –
thanh răng với cấu tạo chính gồm trục vít và thanh răng, còn gọi là thước lái.

- Trợ lực lái: Trợ lực lái có vai trò giảm thiểu đáng kể lực quay vô văng, giúp
người lái đánh lái vô lăng ô tô nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

6. Hệ thống bánh xe

- Bánh xe là một trong các bộ phận trên xe ô tô rất quan trọng, đóng vai
trò biến chuyển động quay truyền từ các bán trục/cầu xe thành chuyển động tịnh
tiến, giúp xe di chuyển. Cấu tạo của bánh xe gồm lazang (mâm) và lốp xe. Trong
đó lốp xe là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường. Lốp giúp giảm thiểu
các va xóc đồng thời tạo độ bám khi xe chạy trên đường.

7. Hệ thống phanh
-Hệ thống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn khi cần. Phanh ô
tô có 2 loại là phanh đĩa và phanh tang trống. Ngoài hệ thống phanh chính đặt ở
các bánh xe, ô tô còn có thêm hệ thống phanh tay nhằm cố định xe đứng yên khi
dừng lâu hoặc đậu đỗ.
8. Hệ thống điện
- Hệ thống điện ô tô được ví như “hệ thần kinh” của xe khi giúp tạo ra điện
và cung cấp điện năng cho các hệ thống bên trong động cơ như hệ thống khởi
động, hệ thống đánh lửa, hệ thống phun nhiên liệu, hệ thống điều khiển động cơ…
Ngoài ra còn cấp điện cho hệ thống đèn xe, còi xe, các thiết bị giải trí – tiện nghi
như điều hoà, màn hình xe, loa xe…

9. Hệ thống an toàn
-Hệ thống an toàn trên ô tô
là những tính năng, công nghệ thiết
lập thêm trên xe nhằm tăng cường,
đảm bảo an toàn cho người lái và
hành khách. Xe ô tô hiện đại ngày
nay có hệ thống an toàn vô cùng
phong phú và tiên tiến.
10. Hệ thống điều hòa

- Hệ thống điều hoà là một bộ phận xe hơi tuy không liên quan trực
tiếp đến hoạt động của xe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người
dùng. Điều hoà ô tô thường là loại 2 chiều vừa có thể làm lạnh vừa có thể sưởi
ấm. Cấu tạo điều hoà ô tô gồm có lốc điều hoà, dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc ga…

11. Khung thân xe

- Khung dầm và thân vỏ đóng vai trò rất quan trọng trong kết cấu ô
tô. Đây chính là nền tảng nâng đỡ và liên kết tất cả các bộ phận xe ô tô để tạo
thành một cỗ xe thống nhất. Khung dầm và thân vỏ không chỉ giúp bao bọc, định
hình hình dáng bên ngoài, cấu trúc bên trong mà còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn
định và an toàn khi xe di chuyển. Có 2 loại cấu tạo thân khung xe là thân khung
rời (body on frame) và thân khung liền (unibody).

12. Ngoại thất ô tô


- Các bộ phận ngoại thất xe ô tô gồm có:

+ Lưới tản nhiệt: Lưới tản nhiệt là nơi cho phép không khí từ ngoài đi vào
khoang máy, nhờ đó mà có thể cung cấp khí nạp cho động cơ ô tô, đồng thời hỗ
trợ giảm nhiệt, làm mát khoang máy khi động cơ hoạt động. Ngoài chức năng này
lưới tản nhiệt còn là một trong các chi tiết trên xe ô tô ảnh hưởng rất lớn đến tính
thẩm mỹ, thiết kế ngoại thất xe. Mỗi hãng xe thường có kiểu lưới tản nhiệt đặc
trưng riêng của mình.

+ Cản xe: Cản xe là chi tiết lắp ráp bao bọc phần dưới đầu xe (cản trước) và
phần dưới đuôi xe (cản sau). Mục đích cản xe nhằm giảm thiểu các tổn hại nếu
xảy ra va chạm từ phía trước hay từ phía sau. Cản xe có thể bằng kim loại, liền
khối với thân xe hoặc bằng nhựa.

+ Nắp capo: Nắp capo là một tấm kim loại lắp đặt ở đầu xe, có thể
đóng/mở. Phía dưới nắp capo là khoang động cơ. Bố trí nắp capo giúp việc kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận bên trong khoang máy được thuận tiện và dễ

dàng hơn.

+ Gạt mưa: gạt mưa là một bộ phận xe ô tô có chức năng loại bỏ nước mưa
và bụi bẩn trên kính chắn gió giúp người lái có được tầm nhìn tốt nhất, đặc biệt là
khi chạy xe trong điều kiện thời tiết xấu.
+Hệ thống đèn: Hệ thống đèn xe gồm có đèn chiếu sáng trước (chế độ xa &
gần), đèn xi nhan (trước, sau và trên gương chiếu hậu), đèn định vị ban ngày, đèn
sương mù, đèn hậu, đèn lùi, đèn phanh trên cao… Tuỳ vào công dụng mà mỗi loại
đèn có cấu tạo, đặc điểm khác nhau.

+Hệ thống kính xe: Hệ thống kính xe giúp che chắn mưa gió, bụi bẩn…
gồm có kính chắn gió phía trước, kính hậu phía sau và các kính cửa sổ.

+Hệ thống cửa xe: Hệ thống cửa xe giúp đóng/mở lối ra/vào xe. Ngoài các
cửa hai bên hông xe, ô tô còn có thêm cửa sau hoặc cửa cốp xe, cửa sổ trời.

+Gương chiếu hậu ngoài: Gương chiếu hậu ngoài được lắp đặt ở hai bên
trái và phải trên chân trụ A hoặc gần trụ A. Gương giúp người lái quan sát hai bên
hông và khu vực gần đuôi xe.

13. Nội thất ô tô

- Các bộ phận bên trong nội thất xe ô tô gồm có:

+Vô lăng: Vô lăng là một bộ phận nằm trong hệ thống lái. Thông qua vô
lăng, tài xế có thể điều khiển xe di chuyển theo đúng hướng mà mình muốn. Để
thuận tiện, hiện nay các nhà sản xuất ô tô còn tích hợp trên vô lăng nhiều phím
chức năng như còi xe, điều khiển nghe/gọi, âm thanh, chế độ, Cruise Control …
Phía sau vô lăng có cần điều khiển đèn xe, cần điều khiển gạt mưa. Một số xe có
thêm lẫy chuyển số.

+Bảng đồng hồ: Bảng đồng hồ nằm phía sau vô lăng hiển thị các thông số
quan trọng như: vận tốc xe, vòng tua máy, nhiệt độ nước làm mát động cơ, lượng
nhiên liệu hiện có, quãng đường xe đã chạy… Ngoài ra, bảng đồng hồ còn có hệ
thống đèn cảnh báo lỗi xe hoặc tình huống nguy hiểm, tình trạng hoạt động của
các tính năng, chế độ lái…

+Cần số: Cần số thường được bố trí ở bệ trung tâm – nằm giữa ghế lái và
ghế hành khách phía trước. Thông qua cần số, người lái có thể sang số – điều
khiển sự ăn khớp của các bánh răng bên trong hộp số nhằm thay đổi tốc độ di
chuyển của xe hay lựa chọn chế độ lái phù hợp.

+Phanh tay: Phanh tay có 2 dạng phanh tay cơ (cần gạt) và phanh tay điện
tử (nút bấm) giúp người lái khoá/mở phanh tay khi cần
+Hệ thống bàn đạp điều khiển: Với xe hộp số tự động, phía dưới sàn chỉ có
bàn đạp ga (bên phải) và bàn đạp phanh (ở giữa). Còn xe hộp số sàn có thêm bàn
đạp côn – ly hợp (bên trái).

+Bảng điều khiển: Bảng điều khiển (taplo) trung tâm là nơi bố trí hệ thống
điều khiển của hầu hết thiết bị, tính năng trên xe như ổ khoá/nút bấm khởi động
xe, màn hình giải trí, loa, điều hoà, sấy/sưởi kính, sưởi/làm mát ghế…

+Bảng điều khiển cửa xe: Bảng điều khiển cửa xe thường tích hợp trên
cửa bên phía ghế lái, bao gồm các nút: khoá/mở tất cả cửa xe và cửa hậu (cốp xe),
bật/tắt cửa kính điện… Ngoài ra bảng điều khiển này còn có thêm nút điều chỉnh
gương chiếu hậu bên ngoài.

+Gương chiếu hậu trong: Gương chiếu hậu trong xe được lắp ở gần vị trí
trung tâm của cạnh trên kính chắn gió, giúp người lái quan sát được không gian
phía sau đuôi xe.

+Hệ thống ghế ngồi: Ghế ngồi ô tô là ghế đệm, được bọc da hoặc bọc nỉ.
Ghế lái và ghế hành khách phía trước có thể chỉnh điện hoặc chỉnh cơ nhiều
hướng. Các hàng ghế phía sau có thể gập/ngả linh hoạt.

 Cấu tạo xe máy cơ bản gồm các bộ phận chi tiết sau:
1. Động cơ
- Một chiếc xe máy được trang bị động cơ mạnh mẽ sẽ mang đến cho bạn
những trải nghiệm tuyệt vời hơn. Bộ phận này sẽ giúp tăng khả năng tăng tốc
cũng như độ lướt, mượt trên mỗi cung đường.

- Trong cấu tạo của xe máy wave, dream hay các model khác đều được
trang bị hai loại động cơ là động cơ 2 thì và động cơ 4 thì. Đây được xem là hai
loại động cơ phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể về từng loại như sau:

+Động cơ 2 thì là loại động cơ thường được sử dụng cho các loại xe
đời cũ và một số loại xe phân khối lớn đang có mặt trên thị trường hiện nay. Có
một số ý kiến cho rằng, xe 2 thì có tiếng pô hơi ồn nhưng tương đối giòn, khi hoạt
động pô xe tạo ra một làn khói trắng.

+Động cơ 4 thì được sử dụng phổ biến cho những dòng xe máy hiện
đại, nhất là trong các dòng xe tay ga hiện nay. Động cơ 4 thì nặng hơn, đốt bằng
hỗn hợp nhiên liệu và không khí nên khói ra không xuất hiện màu trắng.

2. Khung xe
- Trong phần cấu tạo xe máy, khung xe đóng vai trò hết sức quan
trọng; bởi nó được xem là bộ xương cho động cơ và hộp số. Phụ kiện này góp
phần tinh chỉnh bánh xe trước và sau. Bên cạnh đó, khung xe sẽ còn nhiệm vụ đỡ
động cơ và là nơi để gắn các thiết bị điện.
- Hơn nữa, thiết bị phải đủ độ bền và độ cứng để chịu tải (người và
hành lý), chịu chấn động từ mặt đường và khả năng giảm chấn tốt. Ngoài những
yêu cầu trên thì khung còn là một yếu tố quan trọng tạo nên kiểu dáng cho xe.
3. Hệ thống truyền chuyển động
+ Hệ thống này có nhiệm vụ là truyền chuyển động từ động cơ đến
các bánh xe để chúng phát động, thay đổi tốc độ, momen của bánh xe sẽ phát
động tùy theo tải trọng và địa hình đường sá. Hệ thống này bao gồm: Bộ ly hợp,
hộp số, bánh xe, đĩa sên (nhông sau), răng kéo xích (nhông trước), xích tải.
4. Hệ thống điều khiển
+Hệ thống này có nhiệm vụ đó là thay đổi hướng chuyển động của xe.
Điều khiển cho xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông.

Hệ thống này gồm các bộ phận là: tay lái, các cần điều khiển và hệ thống thắng
(phanh xe)

5. Hệ thống điện đèn còi

+ Đèn còi có tác dụng phát ra tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, rẽ
hoặc chuyển làn khi đi trong đêm tối hoặc nơi đông người để bảo đảm an toàn khi
lưu thông.

+ Hệ thống này bao gồm: các đèn chiếu sáng gần, chiếu xa, đèn lái,
đèn xi nhan, đèn stop, đèn soi sáng công tơ mét, các loại đèn tín hiệu khác

Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện giao thông
dùng nhiên liệu hóa thạch đến môi trường và sức khỏe con người?
Bài làm

 Môi trường:
- Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí
đốt sẽ tạo ra một lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ quả xấu cho môi
trường. Cụ thế như, quá trinh đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng lớn khí
CO2 và các chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng,...

- Vào mỗi năm, có đến khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 được tạo ra từ việc đốt
nhiên liệu hóa thạch, trong đó có đến 10,65 tỉ tấn (chiếm 50%) khí thải sẽ thải ra
không khí gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu và
môi trường xung quanh. Các chất như NO2 và SO2 là nguyên nhân chính gây nên
mưa axit gây nên phá hoại mùa màng và các công trình đang xây dựng. Trong tất
cả các nguồn nguyên liệu hóa thạch thì than đá là nguồn thải ra lượng CO2 lớn
nhất, nó lớn gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn lên đến 30% so với xăng.

- Trong quá trình sử dụng, việc khai thác và xử lý, phân phối than đá sẽ
ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và môi trường xung quanh.
Qúa trình khai thác than đá, dù bằng nhiều phương pháp khác nhau như lộ thiên
hay phương pháp hầm lò đều tác động xấu đến tài nguyên đất và nước

-Đặc điểm của 2 cách khai thác này:

+ Khai thác lộ thiên: Hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, lớp đất mặt gây
xói mòn đất, mất nơi cư ngụ của nhiều nguồn sinh vật có ích.

+ Khai thác than hầm lò: Khai thác bằng phương pháp này sẽ gây nên
hiện tượng lún đất, ô nhiễm nguồn nước,...

Khai thác dầu khí sẽ tạo ra các vấn đề ô nhiễm như ô nhiễm không khí,
nước, dầu long, sự cố tràn dầu, gây lún đất,...

 Sức khỏe con người:


-Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch cũng ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người. Ô nhiễm không khí do than gây ra nhiều bệnh tim mạch
và các bệnh lý đường hô hấp. Tiếp xúc với bụi than thời gian dài có thể gây bệnh
phổi đen với biểu hiện viêm, xơ phổi, có khi hoại tử phổi… Ước tính mỗi tỉ kWh
điện sản xuất từ than đá gây ra 24,5 ca tử vong, 225 ca bệnh nghiêm trọng và hơn
13.000 các vấn đề sức khỏe khác.

You might also like