You are on page 1of 71

CHIẾN THUẬT CỨU NẠN, CỨU HỘTAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(XE Ô TÔ DU LỊCH , LOẠI TỪ 4 - 9 CHỖ NGỒI)

MỤC LỤC

I. Đặc điểm liên quan đến chiến, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ………………....2
1.1. Một số đặc điểm liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn ôtô
du lịch 4-9 chỗ……………………………………………………………….….2
1.2. Đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn thường xảy ra với ôtô du lịch 4-9 chỗ….14
1.3. Đặc điểm của công trình giao thông………………………………………18
II. Tổ chức các hoạt động cứu nạn, cứu hộ…………………………………19
2.1 Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi sự cố tai nạn ô tô du lịch 4-9 chỗ
2.1.1. Nhận tin cứu nạn cứu hộ………………………………………………..19
2.1.2 Trên đường đến hiện trường…………………………………………….20
2.1.3 Trinh sát hiện trường……………………………………………………21
2.1.4. An toàn chung cho hiện trường cứu nạn cứu hộ………………………27
2.2. Ổn định hạn chế nguy hiểm trong thực hiện cứu nạn , cứu hộ…………..29
2.3. Hướng ưu tiên đưa nạn nhân ra ngoài khỏi xe ô tô bị nạn………………31
III. Triển khai các chiến thuật cứu nạn, cứu hộ ô tô du lịch 4-9 chỗ…….32
3.1. Tình huống 1- Trường hợp xử lý đơn giản………………………………..32
3.2. Tình huống 2- Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại ghế trước và ghế sau..36
3.3. Tình huống 3 - Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại ghế sau (bị chấn thương cổ)
………………………………………………………………………………...40
3.4. Tình huống 4- Trường hợp xe bị lật nghiêng……………………………...47
3.5. Tình huống 5 - Trường hợp xe bị lật ngửa………………………………...49
3.6. Tình huống 6 - Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại vô lăng và chân phanh, ga….54
3.7. Tình huống 7- Tình huống có người bị mắc kẹt dưới gầm xe…………….61
3.8.Tình huống 8-Tình huống có người bị mắc kẹt khi xe lao xuống vực……..64
IV. Đảm bảo an toàn trong cứu nạn, cứu hộ ô tô du lịch 4-9 chỗ………….67
4.1. An toàn cho chiến sĩ cứu hộ cứu nạn………………………………………67
4.2. An toàn cho nạn nhân……………………………………………………...69
I. Đặc điểm liên quan đến chiến, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ
1.1. Một số đặc điểm liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ sự cố tai
nạn ôtô du lịch 4-9 chỗ
- Hệ thống treo xe: được lắp đặt giữa khung xe và các cầu xe. Hệ thống
treo xe của các loại ôtô sử dụng bốn loại lò xo cơ bản: lò xo xoắn, nhíp lá, thanh
xoắn, túi khí nén hoặc khí nén thuỷ lực. Hệ thống treo xe luôn có tải trọng tác
động, nên luôn ở trạng thái bị nén, do vậy khi phải chèn bánh xe, hay nâng xe,…
cần phải chú ý đến chuyển động của các bánh xe và trục bánh xe (hệ thống treo
xe chuyển về trạng thái nghỉ rồi đến trạng thái kéo).
Đối với một số loại ôtô hiện nay, khi thực hiện công tác CNCH cần chú ý đến:
+ Hệ thống treo bằng khí nén: Có dạng ống, giảm xóc bằng khí nén,
lượng khí cần thiết sẽ được nhanh chóng nạp hoặc xả vào ống thông qua các van
điện từ dẫn vào một kết cấu giảm xóc đặc biệt;

Hình 1.1. Sơ đồ bố trí hệ thống treo khí nén điện tử


+ Hệ thống treo bằng bóng hơi (đệm khí - ballon khí): Tác dụng như bộ
nhíp lá đàn hồi, được cấu trúc từ các túi khí đặc biệt bằng cao su chứa khí nén
bên trong với áp suất từ 2 đến 7 bar (có thể thay đổi áp suất khí nạp vào). Có hai
dạng bóng hơi cơ bản: loại buồng xếp và loại buồng gấp. Ngày nay, thường
dùng loại buồng gấp;

Hình 1.2. Bóng hơi loại buồng Hình 1.3. Bóng hơi loại buồng gấp

2
xếp
- Cầu xe: Đây là nơi gá đỡ, lắp đặt bộ vi sai, các bán trục và bánh xe chủ
động, gắn các giá đỡ, các vấu để bắt chặt hệ thống treo xe, hệ thống phanh -
thắng các bánh xe.

Hình 1.4. Một số dạng cầu của xe


- Tấm nỉ: Để ngăn tiếng ồn, cách nhiệt, tăng tính tiện nghi cho xe bên trong
lớp vỏ xe được bố trí các tấm nỉ. Vì vậy, khi sự cố xảy ra thì nguy cơ cháy cũng
khá cao, vận tốc cháy lan khá lớn. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thao tác cắt
phá có thể làm vướng, mắc gây khó khăn khi cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt khi sử
dụng kìm thủy lực hay sử dụng cưa để cắt.

Hình 1.5. Lớp nỉ bên trong xe


- Hệ thống điện: Hệ thống cung cấp điện, bao gồm bình điện (ắc quy) và
máy phát điện cùng với bộ phận điều chỉnh điện; hệ thống khởi động động cơ;
hệ thống đánh lửa: biến áp đánh lửa, bộ chia điện và nến đánh lửa; hệ thống các
dụng cụ đo kiểm tra, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ đối với xe ôtô, việc xác định vị trí ắc quy là
rất quan trọng, giúp cho chiến sĩ nhanh chóng ngắt được kết nối ắc quy với một số
thiết bị trên xe, như: cảm biến kích nổ của túi khí, điều chỉnh ghế, điều chỉnh kính
trên cửa xe,… tuy từng loại xe mà ắc quy thường nằm ở một số vị trí: dưới capô
của xe, dưới ghế và sau ghế bên lái phụ (có thể cả ghế lái), ở cốp xe của ôtô con;
ở dưới sàn và sau vị trí ghế lái, bên ghế phụ (chủ yếu là xe ≤ 17 chỗ), dưới cốp
của xe ôtô khách; bên cạnh ngoài hoặc nằm ở giữa hai xát xi của ôtô tải.

3
Khóa điện: Làm nhiệm vụ nối mạch điện cho máy khởi động điện khi
khởi động động cơ, hệ thống đánh lửa, chiếu sáng chính và các thiết bị đo, kiểm
tra. Khi khóa điện ở vị trí tắt, động cơ và hệ thống điều chỉnh ghế, kính của cửa
ngừng hoạt động.
- Kính chắn gió: Là bộ phận an toàn quan trọng trên xe ôtô, bên cạnh việc
chắn gió và bụi, kính chắn gió còn bảo vệ tính mạng của lái xe và hành khách
trên xe trong các vụ va chạm. Trong trường hợp kính chắn gió bị vỡ các mảnh
vỡ vẫn phải bám lại đủ thời gian cho người lái xe quan sát đường rõ ràng để
phanh và dừng xe lại. Hiện nay, trên ôtô thường sử dụng hai loại kính an toàn:
kính ghép nhiều lớp (nhiều phiến) - Laminated và kính gia nhiệt hay còn gọi là
kính cường lực - Tempered.
Kính ghép nhiều lớp: Được sản xuất bằng cách xen giữa các lớp kính
mỏng là những lớp chất dẻo trong suốt Poly vinyl butyral (PVB). Lớp chất dẻo
PVB có khả năng giữ kính lại khi tấm kính bị vỡ, nhờ vậy làm giảm các chấn
thương do các mảnh kính vỡ văng ra. Đây là loại kính có khả năng khó bị đâm
xuyên hơn. Trên xe ôtô thường dùng loại kính có ba lớp, được sử dụng chủ yếu
ở vị trí kính chắn gió phía trước của xe, có những loại xe cũng được sử dụng loại
kính này ở tất các các vị trí của xe. Với loại kính này khi muốn đập vỡ nó đạt
được hiệu quả cao, đặc biệt là khi muốn đâm xuyên kính thì cần phải sử dụng
thiết bị phá có đầu nhọn. Do đặc thù của kính là khi vỡ vẫn còn kết dính với
nhau nên khi muốn loại bỏ kính, có thể loại bỏ các gioăng cao su giữ kính vào
khung thành xe nếu được, hay sử dụng cưa chuyên dụng để cưa - cắt kính sau
khi đã tạo lỗ thủng trên kính (khi kính được gắn với khung xe bằng keo mềm).

Hình 1.6. Kính chắn gió trước - kính nhiều lớp


Kính gia nhiệt: Được chế tạo bằng cách nung nóng chảy rồi làm lạnh thật
nhanh, làm cho kính rắn chắc hơn. Quá trình này tạo ra loại kính có độ chịu lực
lơn hơn gấp 10 lần so với kính thông thường. Nó thường được dùng để chế tạo
kính bên và kính sau của xe ôtô. Kính gia nhiệt có đặc thù là khi sử dụng những

4
vật có tiết diện lớn để đập vỡ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, để dễ dàng hơn thì có
thể sử dụng vật có mũi (đầu nhọn - tiết diện nhỏ). Dễ dàng hơn trong việc đập
vỡ kính là khi đập nên đập vào phần góc, rìa cạnh của kính.

Hình 1.7. Kính chắn gió bên – kính gia nhiệt


- Ghế của xe ôtô: có cơ cấu điều chỉnh ghế ngả về phía trước - phía sau, cơ
cấu này thường nằm ở vị trí bản lề giữa hai tấm của ghế; điều chỉnh dịch chuyển
ghế tiến - lùi và cao - thấp của ghế, vị trí điều chỉnh này thông thường nằm ở dưới
và bên cạnh của ghế, ở dạng cần cầm hay núm vặn, công tác điều chỉnh.
Ghế được gắn vào xe qua các thanh thép của chân ghế bằng bu lông, bên
cạnh ngoài của chân ghế được ốp các tấm chắn bằng nhựa để tăng tính mỹ quan
cho xe. Hai tấm của ghế được kết lối bằng hệ thống bản lề, theo chiều dài của
ghế mà có thể có từ hai bản lề của ghế trở lên.

Hình 1.8. Ghế trên xe


Khi cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn xe ôtô có thể cố định nạn nhân vào ghế
điều chỉnh ghế hoặc cắt ghế để tạo không gian đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.

Hình 1.9. Bản lề của ghế

5
- Dây đai an toàn: Dây đai an toàn có một bộ dây đai, một khoá an toàn,
bộ phận điều chỉnh và các đồ gá bắt chặt vào bên trong xe. Dây đai mềm được
thiết kế để giữ cơ thể người và truyền lực kéo đến các giá lắp đai. Khoá có cơ
cấu tháo nhanh, điều chỉnh đai giúp dây đai có thể được điều chỉnh độ giãn tuỳ
theo ý muốn của người sử dụng. Hiện nay, còn có dây đai an toàn tự thổi phồng,
dây đai phình to, diện tích tiếp xúc tăng làm giảm lực tác động tới cơ thể.

Hình 1.10. Dây đai an toàn tự thổi phồng


- Bình chứa nhiên liệu: Được lắp đặt ở phần sau đối với xe ôtô con, thường
ở phía dưới hàng ghế ngồi phía sau, gần với cốp xe; đối với xe ôtô tải và khách
được đặt ở bên hông xe. Nhiên liệu được cấp đến động cơ thông qua các ống dẫn
bằng kim loại. Khi tiếp cận với xe bị nạn cần phải nhanh chóng kiểm tra bình
nhiên liệu và sự rò rỉ nhiên liệu của xe.
Có hai yêu cầu an toàn đối với ôtô: thứ nhất là an toàn chủ động liên quan
đến việc ngăn ngừa tai nạn xảy ra, thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc
bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành
lý trên xe khi va đập, điều quan trọng là phải giữ cho cabin bị hư hỏng ít nhất
đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch
chuyển của người lái và hành lý trong cabin. Để thực hiện được điều này người
ta sử dụng khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an
toàn, túi khí SRS... Sự hấp thụ và phân tán lực va đập thông qua biến dạng các
phần đằng trước và đằng sau của thân xe sẽ làm giảm lực va đập tới người lái và
hành khách. Cấu trúc cabin cứng vững cũng giúp giảm thiểu được biến dạng của
nó.

6
Hình 1.11. Cấu trúc hấp thụ lực va đập của thân xe
- Khung xe ôtô du lịch 4-9 chỗ (Ô tô con): dễ đạt được tốc độ cao, nhưng do
có không gian nhỏ nên khi xảy ra tai nạn thì người bị nạn dễ bị mắc kẹt trong xe bởi
các chi tiết của xe, việc giải cứu cho người bị nạn gặp nhiều khó khăn do không gian
của xe cũng như những trở ngại do thiết bị an toàn được trang bị trên xe.
Khung và thân xe ôtô con thường được chế tạo theo kiểu body, đặc biệt là
loại xe 4 - 5 chỗ. Phần chính cấu trúc của khung được chế tạo từ ba tiểu khung
cơ bản: khung trước, khung sau, khung sàn xe được hàn lại với nhau trong quá
trình lắp ráp ban đầu. Các bộ phận khác: nóc xe, khung sườn xe trái - phải,…
được kết nối (được hàn) vào theo từng bước một.

Hình 1.12. Khung đầu xe Hình 1.13. Khung sàn xe


Ngoài ra, khung xe con còn được chế tạo theo kiểu xát xi, chủ yếu tập
trung ở loại xe lớn hơn 7 chỗ ngồi.
Cấu tạo của xe ôtô con về cơ bản có những nét giống nhau, trong công tác
cứu nạn, cứu hộ xe ôtô thường gặp phải là loại xe 4 - 5 chỗ ngồi, do tính phức
tạp hơn nên trong nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo xe sẽ tập trung nhiều hơn về
loại xe này.

7
Hình 1.14. Cấu trúc của thân xe ôtô con
- Vỏ xe ôtô: Được làm bằng thép tấm, với nhiều loại thép khác nhau: thép
tấm loại thường, thép hợp kim, hay bằng vật liệu composite, sợi cacbon, hợp
kim nhôm,… theo từng loại xe. Thép vỏ xe thường có độ dày từ 0.7 mm đến 3
mm (tùy theo hãng xe, chất lượng xe).
Vỏ xe ôtô con có kết cấu khung chịu lực chính, đồng thời cũng là kết cấu
bảo vệ chính cho người ngồi trong cabin xe. Các kết cấu khung còn lại được hàn
kết nối vào khung này.

Hình 1.15. Khung chịu lực chính của vỏ xe Hình 1.16. Phần khung bên
trong của xe
Để tăng mức độ chắc chắn, vững chắc, vỏ xe thường được làm có hai lớp,
các tấm thép được bẻ mép để tăng độ cứng. Tại chỗ chịu tải trọng động, phần vỏ
xe còn được hàn, gắn thêm các thanh thép được dập định hình để tăng thêm tính
chịu lực và độ bền vững trong liên kết của vỏ xe - thanh tăng cứng hay thanh
cường lực. Các thanh tăng cứng này thường được phân bố đều trong các bộ phận
của xe, đặc biệt là các vị trí chịu lực theo phương thẳng đứng của xe, sàn xe. Ở
các vị trí góc kết nối của các chi tiết thì có thể dùng tới nhiều thanh tăng cứng.
Tùy theo từng loại xe, các phần chịu lực chính của vỏ xe được gia cố thêm: ống

8
thép, thành thép dầy.

Hình 1.17. Cấu tạo của trụ trên xe ôtô con


Chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ cần phải nắm được cấu tạo của vỏ xe để khi tiến
hành cắt xe hay nâng xe có thể chọn đúng vị trí đủ vững chắc và thuận tiện cho
việc cứu nạn, cứu hộ.
- Sàn xe: Được làm bằng thép tấm dày (khoảng 1 - 3 mm) được dập định
hình (là các đường vân lồi lõm), hai bên sàn được uốn thành hộp để tăng khả
năng chịu lực, ở giữa có thanh thép lớn dập định hình, đây là thanh chịu lực
chính của sàn xe, thanh có dạng chữ U ngược, phần rỗng nằm dưới gầm xe, là
nơi đặt và dẫn đường ống khí thải (đường ống xả), hệ thống phanh và một số chi
tiết khác. Ngoài ra, còn có các thanh tăng cứng khác nằm bổ sung ở các vị trí
sung yếu. Do vậy khi nâng xe từ phía dưới cũng cần phải chú ý đến cấu tạo của
sàn xe nhằm đảm bảo hiệu quả trong cứu nạn, cứu hộ.

Hình 1.18. Khung sàn xe Hình 1.19. Phần gầm của sàn xe
- Nắp capô: có nhiệm vụ che chắn động cơ và các chi tiết của xe ở dưới
tiểu khung trước của xe. Capô được chế tạo có dạng: phía trên là thép dạng tấm
có dập các mép xung quanh, phía dưới được hàn gắn với tấm thép được dập định

9
hình nhằm tăng độ cứng, vững chắc cho capô.

Hình 1.20. Phía dưới của capô Hình 1.21. Bản lề của capô
Nắp capô được gắn kết với khung xe bằng hai bản lề ở sau, ở phía đầu xe
capô liên kết được với vỏ xe bằng cụm khoá ngậm. Trong xử lý các tình huống
tai nạn ôtô, cần phải nhanh chóng mở được capô của xe để tiến hành chữa cháy
động cơ của xe hay khi cần phải ngắt nguồn điện cho các thiết bị đảm bảo an
toàn của xe. Để mở được nắp capô của xe có thể sử dụng cần mở được lắp ở vị
trí của lái xe. Khi không mở được từ vị trí lái thì tiến hành các thao tác sau: tháo
bỏ hay đập vỡ mặt nạ của xe, kéo dây mở capô để mở; sử dụng thiết bị banh
thủy lực để làm bật cụm khoá ngậm hoặc bản lề trên nắp capô.

Hình 1.22. Một loại cơ cấu cụm khóa cabô


- Ốp chắn bánh xe (tai xe): Nằm ở phía dưới của capô, ốp chắn bánh xe
được dập tạo ra từ tấm thép mỏng, bên trong cơ bản không có thiết bị gì, nó có
nhiệm vụ che chắn phần khung xe và bản lề cửa trước. Trong khi cắt phá xe,
chiến sĩ có thể bóp hay ốp chắn bánh xe để dễ dàng tiếp cận với cụm bản lề của
cửa xe ôtô.

10
Hình 1.23. Ốp chắn bánh xe
Bên trong (phía sau) ốp chắn bánh xe là kết cấu khung gọi là xương tai xe,
được chế tạo liền với ụ giảm xóc. Do vậy, vị trí của xương tai xe và ụ giảm xóc
trước rất quan trọng trong kết cấu chịu lực của xe.

Hình 1.24. Khung xương tai xe


- Cản trước của xe: Được thiết kế là loại thép dày, có dập định hình và bắt
thẳng vào đầu xe, với mục đích làm giảm các tác động đến các bộ phận và chi
tiết của xe khi có va chạm phía đầu xe. Phía sau nó là khoang trống có thể gắn
cảm biến tiến, lùi của xe, các cảm biến đâm va của túi khí an toàn.

Hình 1.25. Cản trước của xe


- Nóc của xe: Có cấu tạo bằng thép tấm được cuộn kiểu hộp xung quanh,
tùy từng loại xe mà bên trong còn được gia cố bằng thanh thép (thép ống) để
tăng tính cứng cho nóc. Để tăng khả năng chịu lực và tính vững chắc, nóc xe
được hàn gắn các thanh thép dập định hình theo phương ngang, căn cứ vào loại
xe mà có số lượng các thanh thép cho phù hợp.
Bên dưới của nóc xe (trần trong xe - tabi trần xe) có các tấm nỉ, các tông
bọc vải. Giữa nóc xe và tấm nỉ có thể có thêm lớp vật liệu cách nhiệt cho xe.

11
Trên trần của xe có gắn các đèn điện trong xe. Một số loại xe hiện nay, nóc xe
có cửa trời thì tại phần nóc xe đó có cấu tạo phức tạp hơn. Cửa trời được làm
bằng kính cường lực, có hệ thống điều khiển cửa trời trượt vào - ra.

Hình 1.26. Nóc của xe ôtô con


- Cửa của xe ôtô: cửa của xe cũng rất khác nhau về cấu tạo, kiểu dáng, độ
an toàn cho người ngồi trong xe. Các dạng của cửa xe ôtô gồm: cửa có bản lề
gắn ở phía trước, cửa gắn bản lề phía sau, cửa xe mở nghiêng xuống dưới, cửa
kéo ngang, cửa xe mở lên cao giống như cánh chim hải âu.
Cửa xe thường được làm bằng thép có hai lớp, lớp thép tấm được dập chi
tiết theo cấu tạo bên ngoài của xe. Bên trong là thép tấm được dập định hình để
chịu lực cho cửa xe, bao quanh khung xương cửa xe là thép thanh. Phần trên của
cửa là khung giữ kính, phần dưới được lắp đặt kính, thiết bị nâng hạ kính, cụm
khoá ngậm, tay mở, bản lề, gioăng cửa, nẹp, công tác điều khiển…

Hình 1.27. Cửa xe Hình 1.28. Bên trong cửa


Giữa hai lớp thép của cửa còn có các thanh thép (hình trụ, thanh thép dập
định hình có độ chịu lực cao) để tăng độ bền vững của xe khi bị va chạm.

12
Hình 1.29. Thanh chịu lực dọc - bên trong cửa
Cửa xe ôtô gắn với khung xe bằng hai bản lề cửa, mỗi bản lề có từ hai đến
ba chốt bắt. Bên còn lại liên kết với khung - vỏ xe bằng hệ thống cụm khoá
ngậm - tai bắt khoá (trên trụ đứng của thân xe). Tại các vị trí gắn bản lề cửa, tai
bắt khoá được gia cố thêm các tấm thép nhỏ để đảm bảo tính chắc chắn cho cửa
của xe.

Hình 1.30. Bản lề của cửa


Để điều khiển cụm khoá ngậm và tai bắt khoá là cả một hệ thống cơ cấu
phức tạp, gồm: các thanh nối, chốt, núm, tay mở cửa, hệ thống tiếp nhận các tín
hiệu điền khiển, bộ thiết bị xử lý tín hiệu của cửa. Thông thường, mở cửa xe có
các cách sau: Mở bằng chìa khoá; mở bằng cách ấn nút “unlock” trong xe; mở
bằng khoá mã (khoá số) bên ngoài; mở bằng cách kéo chốt phía trên, bên trong
cửa xe; mở bằng điều khiển từ xa.
- Cửa hậu: được làm bằng thép, có hai lớp, giữa hai lớp có thêm các thanh
thép cường lực nhằm tăng thêm tính vững chắc. Kính của cửa hậu thường là loại
kính cường lực. Cửa hậu được liên kết với khung xe bằng hai bản lề và hai thanh
chống trợ lực để giúp nâng cửa lên. Có thể gặp loại cửa hậu loại một cánh mở
ngang hoặc hai cánh mở ngang.

13
Hình 1.31. Cửa hậu xe Hình 1.32. Bản lề của cửa hậu
- Túi khí an toàn (airbag): Túi khí an toàn được gắn ở trong vô lăng xe
(dành cho người lái) và ở trước mặt hành khách ngồi ghế trên (ghế lái phụ).
Những xe ôtô hiện đại được trang bị cả túi khí ở thành cửa hai bên (side airbag)
và túi khí trên cao bảo vệ đầu. Túi khí bảo vệ chân, túi khí phía dưới sàn xe để
bảo vệ đầu gối và ống chân. Trên xe ôtô con hiện nay có thể có đến 6, thậm chí
là 8 và hơn nữa số túi khí an toàn.
Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (gần 2G -
G: gia tốc rơi tự do hay tương đương vận tốc ≥ 25 km/h đâm vào tường vững
chắc) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng.
Tốc độ nổ túi khí là rất lớn (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây, đối với
túi khí bên chỉ có khoảng 5 - 6 phần nghìn giây, tương đương với tốc độ 322
km/h) nên sẽ nhanh chóng tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực của
hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành
khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt
hành khách trong xe.

Hình 1.33. Túi khí an toàn có trên xe


Cấu tạo của túi khí an toàn.
- Hệ thống chống lật của xe: Được lắp đặt ở một số loại xe hiện đại, tại vị
trí tựa đầu cho người ngồi của hệ thống ghế xe. Khi đầu cảm biến nhận được tín

14
hiệu xe bị lật, nó sẽ điều khiển hệ thống này hoạt động (trồi thanh chống lên cao
để đảm bảo an toàn cho đầu của người bị nạn không bị đập xuống đường).

Hình 1.34. Hệ thống chống lật của xe


1.2. Đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn thường xảy ra với ôtô
- Khi xe bị va chạm từ phía trước: Xảy ra khi xe đang chuyển động với
một vật cố định (cột điện, cây, bức tường, một xe khác chạy ngược chiều hoặc
đang đỗ,…) hay có phương tiện khác đang chuyển động ngược với hướng xe
gây ra. Khi đó mặt phía trước của xe (phần đầu xe) sẽ bị biến dạng, khi lực tác
động lớn và có tính đột ngột làm xe bị ép lại, cửa xe bị kẹt, người ngồi trong
cabin của xe bị lực tác động đột ngột nên tạo ra sốc giật mạnh (đầu bị giật ra
phía sau, rồi nhanh chóng giật về phía trước và ngược lại tạo ra một tổn thương
do sốc giật mạnh làm các cơ dây chằng bị căng ra ở cổ), hoặc bị các chi tiết
trong cabin kẹp chặt, gây chấn thương. Mức độ biến dạng của xe theo phương
dọc và của người ngồi trong cabin này phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của
xe khi va chạm.
Theo kết quả thực nghiệm: Khi hai xe ôtô con di chuyển ở tốc độ 60 km/h
va chạm trực diện với nhau, xảy ra biến dạng ép từ phía đầu xe, chiều dài của xe
giảm đi 0,5 m. Khi tăng lên tốc độ 120 km/h thì dẫn đến biến dạng của hầu hết
các chi tiết của xe.

15
Hình 1.35. Xe ôtô đâm từ phía trước Hình 1.36. Ôtô sau khi đâm từ phía trước
- Xe bị đâm ngang (va chạm ngang): Là xe bị tác động lực từ sườn bên
này hướng sang bên sườn còn lại của xe. Xảy ra khi xe ôtô bị xe ôtô khác (hay
vật chuyển động khác) đâm ngang vào xe - hay gặp tại các vị trí có điểm giao
cắt trên đường, hay khi xe đánh lái bị kẹp sườn vào vật cố định (cây, cột điện,
…). Sau khi xảy ra va chạm, cửa bên va chạm bị biến dạng lớn, nạn nhân ngồi
trong cabin xe, nhất là bên va chạm bị lực tác động đột ngột nên tạo ra sốc giật
mạnh hoặc bị các chi tiết trong cabin kẹp chặt, gây chấn thương.

Hình 1.37. Xe ôtô bị đâm ngang Hình 1.38. Ôtô sau va chạm ngang
- Xe va chạm bên sườn theo chiều dọc xe (va chạm tiếp xúc bên): Thông
thường xảy ra khi hai xe đang di chuyển cùng chiều, bên sườn xe va chạm bị
biến dạng, tuy nhiên không lớn, người ngồi trong cabin xe được hạn chế nhiều
chấn thương, chủ yếu là người ngồi gần với vị trí va chạm.

Hình 1.39. Xe ôtô va chạm tiếp xúc Hình 1.40. Ôtô sau va chạm tiếp xúc
- Xe bị va chạm từ phía sau (bị đâm từ phía sau): Xe ít bị biến dạng hơn
nếu như đang cùng chuyển động, lực đột ngột do va chạm được giảm đáng kể,
người bị nạn ngồi trong xe được hạn chế nhiều chấn thương. Đặc biệt nguy hiểm
trong trường hợp xe ôtô đang đứng tại chỗ hoặc đang chuyển động nhưng phía
trước có xe hay trướng ngại phía trước (hay các phương tiên có tải trọng lớn: tàu

16
hỏa, xe buýt điện,…), khi đó mức độ biến dạng của xe theo phương dọc sẽ rất
lớn, do phần sau xe thường thì khả năng hấp thu lực khi va chạm là không cao,
làm biến dạng các kết cấu trong xe bị ép lại, cửa xe bị kẹt, người ngồi trong
cabin của xe bị lực tác động đột ngột nên tạo ra sốc giật mạnh, hoặc bị các chi
tiết trong cabin kẹp chặt, gây chấn thương nặng.

Hình 1.41. Ôtô va chạm từ phía sau


- Xe bị lật: Do xe vào cua hay do chất lượng mặt đường, đường dốc dẫn
đến xe bị lật. Khi đó dẫn đến biến dạng đáng kể sườn xe, đặc biệt là ở nóc xe,
người bị nạn dễ bị va đập đầu với các chi tiết của xe, nguy cơ cháy nổ cao do
nhiên liệu dễ bị rò rỉ, đổ tràn ra ngoài. Đặc biệt nguy hiểm đối với trường hợp xe
bị lật nhiều vòng.

Hình 1.42. Xe ôtô bị lật


- Trường hợp xe ôtô chở hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ, độc hoặc các xe
ôtô gặp nạn khi gặp thiên tai dẫn đến bị vùi lấp,… đây là các trường hợp đặc
biệt nguy hiểm đối với người bị nạn còn trong cabin xe cũng nhưng quanh khu
vực tai nạn. Khi đó, hoạt động cứu người và khắc phục sự cố là tổng hợp nhiều
hoạt động cứu nạn, cứu hộ khác nhau cùng tổ chức thực hiện.
d) Một số trường hợp sự cố khác
Sau khi tai nạn xảy ra, xe ôtô có thể bị mắc kẹt hay kẹp chặt vào cây to

17
hay là cột điện bên đường ở vị trí hông xe. Do lực va chạm mạnh giữa xe và cột
điện, cây mà kết cấu bền vững của xe cũng bị phá huỷ, tại vị trí tiếp xúc này xe
ôtô có thể bị uốn cong, hay các kết cấu chịu lực của xe bị bóp méo. Đây cũng là
trường hợp tai nạn bên hông xe, cũng gặp nhiều hạn chế và khó khăn trong công
tác giải cứu nạn nhân khỏi sự cố…
Ngoài trường hợp va chạm bên hông xe, trong tai nạn còn thấy các vật có
khối lượng lớn nằm đè bên phía trên của xe, như khi gặp cột điện nằm đè nóc
xe, các tấm bêtông hay những tảng đá lớn nằm trên nóc xe, bên hông xe hay
nghiêng sang một bên so với tâm của thân xe. Đây là những trường hợp sự cố
mà tác động rất lớn tới tính ổn định và bền vững của xe bị nạn khi tiến hành
công tác cứu nạn, cứu hộ. Để có thể giải thoát nạn nhân một cách an toàn và
nhanh chóng, thì việc đầu tiên cần làm trước là di chuyển các vật nặng đang tác
động đến cấu trúc xe, đến nạn nhân trong xe.

Hình 1.43. Xe ôtô bị vật nặng đè nóc xe


Tai nạn có tính nguy hiểm và phức tạp nhất khi tiến hành công tác cứu
nạn, cứu hộ giao thông là khi xe còn bị mắc kẹt hay đè nên nhau. Có thể trong
quá trình chạy cùng chiều xe ôtô con va chạm với xe tải từ phía sau, trong quá
trình xảy ra sự cố các xe ôtô nằm đổ, đè lên nhau. Hay có trường hợp ôtô bị tàu
hỏa đè lên, tàu hỏa kẹp chặt lấy một số bộ phận ôtô,… Tất cả các yếu tố trên làm
cho công tác cứu nạn, cứu hộ trở nên phức tạp rất nhiều.

18
Hình 1.44. Xe ôtô nằm trên xe ôtô
1.3. Đặc điểm của công trình giao thông
a. Đường bộ là nơi tai nạn giao thông thường xảy ra. Bên cạnh đó va chạm
với một chiếc xe khác, chiếc xe cũng có thể va chạm với các kết cấu xây dựng,
cây và người đi bộ. Va chạm như vậy có
thể dẫn đến tai nạn bị mắc kẹt trong đống
đổ nát của xe hoặc các đối tượng va
chạm. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ sẽ phải
làm việc trong không gian hạn chế của
đống đổ nát để giải thoát nạn nhân bị mắc
kẹt.

Hình 1.45: Hệ thống công trình giao thông


b. Khi tai nạn giao thông xảy ra trên
các đường cao tốc, nó có thể dẫn đến ùn tắc giao thông lớn, đặc biệt là khi nó
liên quan đến một vụ va chạm dây chuyền nhiều xe trong giờ cao điểm. Xe cứu
nạn, cứu hộ và xe cứu thương sẽ phải sử dụng con đường bên cạnh đường cao
tốc để khắc phục ùn tắc giao thông và truy
cập đến hiện trường.
c. Bên cạnh các đường cao tốc, Việt
Nam còn có rất nhiều đường hầm. Khi tai
nạn giao thông xảy ra trong các đường
hầm, một tình huống là khói sẽ bao trùm
trong hầm có thể xảy ra nếu xe va chạm cháy.
Hình 1.46: Cầu vượt giao thông
Quy định về phòng cháy như quạt thông gió
đường hầm, cửa ra vào xe cộ, tủ phòng cháy chữa cháy đang có chứa cuộn vòi là
có sẵn trong các đường hầm để hỗ trợ quá trình dập tắt đám cháy.
d. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cầu vượt. Các xe va chạm có thể kết
thúc ở vị trí bấp bênh như treo lủng lẳng ở cạnh cầu vượt. Để cố định của những
chiếc xe lơ lửng phải thực hiện bằng cách sử dụng dây thừng và cuộn dây tời
làm cho các xe cố định an toàn trước khi giải cứu những nạn nhân bị mắc kẹt
trong xe.

19
II. Tổ chức các hoạt động cứu nạn cứu hộ
2.1 Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi sự cố tai nạn ô tô du lịch
4-9 chỗ
2.1.1. Nhận tin cứu nạn cứu hộ
Khi nhận tin báo có vụ tại nạn, những nội dụng cần nắm được:
- Về nhân thân và số điện thoại của người báo tin;
- Thời gian xảy ra vụ tai nạn;
- Địa điểm xảy ra vụ tai nạn: trên đường nào, thuộc địa phận, địa chỉ nào
hay km số bao nhiêu và loại đường (một chiều, hai chiều, cỡ, khổ đường, đường
cao tốc hay không, …), lượng xe đang lưu thông trên đường;
- Mô tả sơ qua về nơi xảy ra tai nạn:
+ Loại xe bị tai nạn, tình trạng của xe bị tai nạn: xe đứng trên bánh xe, lật
nghiêng, lật ngửa, có vật nặng đè lên không, xe có mắc kẹt với xe không, xe bị
biến dạng phần nào, mức độ biến dạng;
+ Có tình trạng cháy xe không, có thấy nhiên liệu rò rỉ ra ngoài không
(qua quan sát nhìn thấy vệt nhiên liệu không, thấy mùi nhiên liệu không);
+ Vị trí của các xe bị tai nạn đang nằm trên đường: sườn dốc của đường,
vệ đường, giữa đường, sông, ruộng …
+ Túi khí an toàn có làm việc khi tai nạn không.
- Tình trạng của người bị nạn mắc kẹt trong xe:
+ Vị trí của người bị nạn trong xe: ở ghế lái, ghế phụ, ghế sau;
+ Còn tỉnh hay bất tỉnh;
+ Có khả năng tự thoát ra ngoài không;
+ Tâm lý của người bị nạn.
- Xác nhận xem có người bị thương vướng vào tai nạn không: bị mắc vào
gầm xe, đang nằm ở vị trí nào trên đường, …
Sau khi nhận tin báo về tai nạn, phải nhanh chóng kiểm tra, xác minh lại
một cách kỹ lưỡng (bằng cách thông tin qua tổng đài bưu điện, sơ vấn người báo
tin để xác nhận xem có đúng địa chỉ, thời gian không). Khi đã có kết quả kiểm
tra xác minh là tin báo chính xác, báo ngay tin cho lãnh đạo phòng trực chỉ huy
đồng thời báo động cho xuất xe đi cứu nạn cứu hộ.

20
Chỉ huy của lực lượng cứu hộ sẽ căn cứ vào thông tin nhận được từ việc
tiếp nhận tin báo sự cố để quyết định số lượng xe đến hiện trường nơi tai nạn, từ
nội dung nhận được sẽ tiến hành lệnh xuất xe cứu hộ, xe chữa cháy, xe cứu
thương hay thêm các xe chuyên dụng khác tăng cường.
Trực ban ghi lại những thông tin đã tiếp nhận từ người báo tin và bàn giao
cho chỉ huy cứu nạn cứu hộ.
2.1.2. Trên đường đến hiện trường
Chỉ huy phải quyết định chọn tuyến đường từ đơn vị đến hiện trường phải
là tuyến ngắn nhất và thuận tiện nhất. Hay tuyến đường được chọn là tuyến đường
mà đội cứu nạn cứu hộ đến hiện trường vụ tai nạn với thời gian ngắn nhất.
Chỉ huy nhận các tài liệu có liên quan đến sự cố tai nạn mà trực điện thoại
đã thu thập được để đến hiện trường.
Các xe đi thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ sự cố tai nạn giao thông của
một đội phải đi theo một tuyến đến hiện trường. Trừ trường hợp đặc biệt khi có
lệnh của chỉ huy đã xác định từ trước đường đi và nơi đến của các xe.
Trên đường đến hiện trường, chỉ huy và các chiến sĩ cũng cần phải nghiên
cứu tài liệu có liên quan, phương án, cách thức xử lý sự cố, như: nghiên cứu về
cấu tạo của loại xe bị tai nạn, cách cố định an toàn xe, … Thường xuyên giữ
vững và duy trì thông tin liên lạc với đơn vị, để nắm thêm diễn biến của sự cố,
cũng như những chỉ đạo của cấp trên.
Nếu trên đường đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đã nhận mà phát hiện
thấy một vụ tai nạn giao thông khác cũng quan trọng hoặc quan trọng hơn thì
người chỉ huy cần phải căn cứ tình hình thực tế để phân chia lực lượng ở lại để
xử lý vụ tai nạn giao thông mới xảy ra và lực lượng đến nơi có sự cố đã được
nhận tin báo, đồng thời phải nhanh chóng thông báo về cho lãnh đạo cấp phòng
trực biết tình hình và xin chi viện.
Trong trường hợp khi đi thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ sự cố tai nạn
giao thông, nếu vì lý nào đó mà một xe của đội cứu nạn cứu hộ bị hỏng không
thể tiếp tục đi cứu nạn cứu hộ. Chỉ huy nhanh chóng lệnh cho các chiến sĩ đưa
các trang thiết bị cần thiết sang các xe còn lại và phải bố trí chỗ ngồi cho các
chiến sĩ ở các xe khác để tiếp tục lên đường đến hiện trường vụ tai nạn. Đồng

21
thời liên lạc ngay về với đơn vị để xin chi viện và cử người ở lại để giải quyết sự
cố.
Mọi vấn đề gặp phải trên đường đến hiện trường vụ tai nạn, người chỉ huy
cần phải chủ động giải quyết linh hoạt để đưa xe tới hiện trường một cách an
toàn và nhanh chóng, đồng thời phải báo cáo về lãnh đạo cấp phòng trực để
thông báo và xin chỉ thị.
2.1.3. Trinh sát hiện trường
* Khi đến hiện trường, người chỉ huy cần nhanh chóng nắm thông tin
cũng như nắm được các nhiệm vụ cần phải triển khai cho lực lượng cứu nạn,
cứu hộ. Cần cố gắng nắm được thông tin cơ bản về người bị nạn và vụ tai nạn:
địa điểm xảy ra tai nạn; nguyên nhân xảy ra tai nạn; số lượng người bị nạn có
trong vụ tai nạn, số lượng xe bị tai nạn và còn có người bị nạn trong xe; các mối
nguy hiểm từ xe ô tô
Các nhiệm vụ cần thực hiện khi cứu nạn, cứu hộ :
Người chỉ huy : chỉ huy kiểm tra, trinh sát và lấy thông tin vụ tai nạn, hiện
trường vụ tai nạn, phân nhiệm vụ cho các chiến sĩ của lực lượng thực hiện công
tác cứu nạn, cứu hộ trực tiếp, nhiệm vụ cho các lực lượng khác có tham gia .
Báo cáo với cấp trên cũng như liên hệ với các lực lượng có liên quan yêu cầu hỗ
trợ (thông báo nhiệm vụ cụ thể). Khi đến :
- Có tầm nhìn bao quát tại hiện trường tai nạn và có khả năng đánh giá
được hiện trường, xác định được vị trí đỗ các xe cứu nạn, cứu hộ, xe cứu thương
cho hợp lý thuận lợi cho làm việc, cần phải đảm bảo phù hợp về vị trí với vùng
làm việc 1 & 2; xác định được các vị trí của nơi đặt thiết bị cứu nạn, cứu hộ,
thiết bị y tế, vị trí đặt các chi tiết loại bỏ từ xe bị nạn . Nhanh chóng kiểm tra, lấy
thông tin tại hiện trường cứu nạn, cứu hộ. Phân nhiệm vụ cho các đội theo
nhiệm vụ thực hiện và theo từng khu vực, theo vùng hoạt động .
- Cần kiểm tra xác nhận các yếu tố tác động đến công tác cứu nạn, cứu
hộ, lập các khoảng không gian làm việc(cảnh báo) :
+ Xem xét tổng quan ban đầu hiện trường ;
+ Số lượng xe bị tai nạn, tình trạng các xe ;
+ Mức độ nghiêm trọng

22
+ Các yếu tố nguy hiểm khác từ các hóa chất có trong xe : nhiên liệu, hóa
chất cháy nổ và độc trên xe bị rò rỉ ra ngoài ;
+ Số nạn nhân còn đang bị mắc kẹt trong các xe bị nạn ;
+ Số nạn nhân bị kéo theo vụ
+ Các vật liệu có trên hiện trường ( do xe chở hay do tai nạn tạo nên) ;
+ Các yếu tố nguy hiểm cho chiến sĩ: túi khí an toàn trên xe; hệ thống an
toàn khác (chống lật ngược, ...); khi cắt, phá các phần kim loại của xe, khi phá
kính xe ; yếu tố gây cháy nguồn gây cháy); yếu tố môi trường : mưa, gió, ... ;
một số yếu tố khác như xe lưu thông, (băng, đất đá) ...
+ Các yếu tố nguy hiểm cho nạn nhân ;
+ Các hiểm cho người xung quanh hiện trường tại nạn ; nguy
+ Lập các vùng làm việc an toàn ( 03 vùng làm việc) ;
+ Lập các vị trí ( khu vực) để thiết bị cứu nạn, cứu hộ, thiết bị y tế ;
+ Xác định vị trí để các bộ phận bị loại bỏ từ xe khi thực hiện cứu nạn, tai
nạn ; cứu hộ. Chỉ huy lực lượng làm công tác điều tiết giao thông : gồm nhiều
lực lượng tham gia điều tiết giao thông : Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao
thông, Cảnh sát trật tự, Công an phường, xã, .. Phân nhiệm vụ cho các lực lượng
khác tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ ; đảm bảo an toàn, trật tự trong
hiện trường cứu nạn, cứu hộ, thận trọng trong triển khai bảo vệ hiện trường, ưu
tiên đảm bảo cho đường được lưu thông, Song không ảnh hưởng tới hiện trường
cứu nạn, cứu hộ.
Có thể sử dụng chiến sĩ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy làm cảnh báo và
điều tiết giao thông ( nếu chưa có các lực lượng trên) .
- Chỉ huy phân công nhiệm vụ, vị trí thường trực cho lực lượng làm công
tác an toàn khác : chữa cháy, xử lý hóa chất, ..
Phân công người thực hiện công tác đảm bảo và giám sát an toàn hiện
trường tai nạn thực hiện theo yêu cầu từng khu vực, nhiệm vụ được chỉ huy giao
- Thông qua bác sĩ : Bác sĩ có đánh giá, kiểm tra, đưa ra các chỉ định điều
trị ngay tại thời điểm thực hiện cứu nạn, cứu hộ, phân loại nạn nhân, tính nguy
cấp của nạn nhân. Có yêu cầu và hướng dẫn lực lượng y tế trong việc chăm sóc
sức khỏe và hỗ trợ y tế cho nhân .

23
* Đánh giá trường hợp nạn nhân có tình trạng khẩn cấp Chỉ huy căn
cứ tình hình của nạn nhân, kết hợp ý kiến của chuyên môn y tế để có đánh giá
chính xác tình trạng khẩn cấp của nạn nhân. Tuy nhiên, cơ bản theo nội dung
sau :
- Có nguy cơ trực tiếp tác động đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn
và của chiến sĩ khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ: cháy, lũ lụt, có chất nguy hiểm
nổ, độc trong khu vực hiện trường. Cần đưa ra ngoài vị trí an toàn nhanh nhất có
thể, tuy nhiên vẫn cố gắng đảm bảo tốt về tư thế cho nạn nhân ;
- Tình trạng của nạn nhân đang bị xấu đi( nạn nhân có nguy cơ ngừng tim,
tư thế hiện tại không thuận lợi cho kích hoạt tim như : ép tim, sốc điện, ... không
thuận lợi) và tính mạng đang bị đe dọa bởi các yếu tố khác ( trạng thái của
xe, ...), cần ưu tiên thời gian đưa ra ngoài ( tư thế và hướng đưa ra ưu tiên ít hơn
lúc này);
- Nếu tình trạng nạn nhân đang có chuyển biến xấu ( có tiên lượng xấu
đi), thời gian không có nhiều cho hoạt động cứu ra ngoài, có thể mở không gian
để tiếp cận nạn nhân vừa đủ, để cho lực lượng chuyên môn y tế tiếp cận và cấp
cứu trước khi tổ chức đưa ra ngoài. Cần có xem xét, cân nhắc, đánh giá cẩn thận
trước khi đưa ra quyết định trên cơ sở ý kiến của bác sĩ chuyên môn :
+ Luôn ưu tiên bác sĩ chuyên môn: phẫu thuật chấn thương, ... và đội ngũ
y tế đến hiện trường để xử lý, chữa trị ban đầu cho người bị nạn ;
+ Khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vị trí bị nạn, cần phải tính toán đến các
khó khăn trong di chuyển, đánh giá khả năng của lực lượng tham gia cứu người
để xem lựa chọn: tiểu đội cứu nạn, cứu hộ hay đội ngũ y tế (có thể thuộc lực
lượng cứu nạn, cứu hộ) di chuyển nạn nhân ra ngoài .
* Chỉ huy các xe tham gia cứu nạn, cứu hộ khi tiếp cận hiện trường
- Quy định đối với lái xe cứu nạn, cứu hộ
+ Chấp hành đúng theo các quy định trong điều khiển xe
+ Đỗ xe để đảm bảo an toàn cho hiện trường ( có tính dẫn hướng dòng xe
chạy trên được) để dẫn hướng (chỉ dẫn) được giao thông (nắn dòng xe lưu
thông), đỗ tại nơi an toàn không làm cản trở giao thông, thuận cho việc triển

24
khai các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, khi cần thiết có thể đỗ ở vị trí dừng chặn để
che chắn cho hiện trường .
+ Khi cho xe tiếp cận gần hiện trường, cần phải thận trọng điều khiển xe
và đỗ ở vị trí phù hợp, nhìn tổng quan chung của hiện trường : bảo vệ được hiện
trường, triển khai phương tiện thuận lợi . Chú ý tránh các dấu vết có liên quan
đến tai nạn, xác định nguyên nhân tai nạn nếu được ( vệt bánh xe khi phanh, ..).
+ Đánh giá sơ bộ phương tiện cứu nạn, cứu hộ có thể sử dụng, để giúp
cho chỉ huy ra các yêu cầu có liên quan phương tiện. Giúp xác định được vị trí
đặt phương tiện phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ ( thường nằm trong vùng 2,
sát với vùng 1), chuẩn bị các phương tiện cơ bản cho công tác cứu nạn, cứu hộ,
bố trí - triển khai đèn chiếu sáng khi trong điều kiện không đủ ánh sáng) và các
phương tiện khác theo yêu cầu
+ Mang đầy đủ phương tiện cá nhân cần thiết: quần áo, mũ, giầy - ủng,
găng tay, kính mắt, khẩu trang, chụp bảo vệ tại .
- Quy định chung khi đỗ xe có liên quan tại hiện trường cứu nạn, cứu hộ .
+ Các loại xe được sử dụng chính, sử dụng nhiều nhất nên được ưu tiên
đỗ ở gần với hiện trường tai nạn .
+ Không được đỗ xe trong vùng làm việc 1 & 2, không được đỗ xe, làm
ảnh hưởng đến các hoạt động của các chiến sĩ khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ (có
thể tính từ vị trí xe tai nạn ra tới xe cứu nạn, cứu hộ và cứu thương có khoảng
cách lớn hơn một chiều dài của xe) .
+ Các phương tiện đỗ ở hiện trường không làm cản trở việc hoạt động của
các xe khác khi cần di chuyển . Nhưng nếu có yếu tố nguy hiểm cho hiện
trường, cho chiến sĩ cần phải đỗ để chặn các hướng đường xe đến.
+ Các xe đỗ nên tạo thành hàng rào chắn ( dừng chặn), ưu tiên - tập trung
các xe có tải trọng
+ Xe đỗ nên tính từ sát mép đường ( sát lề) . Phân đều xe cho các hướng
xe lớn . đang lưu thông tới hiện trường tai nạn .
* Chỉ huy chiến sỹ khi thâm nhập vào bên trong xe bị tai nạn
Chiến sỹ được cử vào bên trong xe bị tai nạn là người có kinh nghiệm để
có thể tiếp cận xử lý ban đầu cho nạn nhân ( có kiến thức về y tế), tự bảo đảm an

25
toàn cho chính bản thân và quan sát để thông báo các thông tin cần thiết ra bên
ngoài cho chỉ huy.
- Đảm bảo an toàn cho bản thân và quan sát thông báo ra ngoài, chiến sỹ
cần đặc biệt chú ý đến túi khí, mảnh thủy tinh vỡ và bụi thủy tinh.
Khi tiếp cận với nạn nhân, chiến sỹ cần phải kiểm tra các chức năng quan
trọng ( chức năng sống) :
+ Nhận thức, phản xạ của nạn nhân ;
+ Hô hấp của nạn nhân ;
+ Kiểm tra mạch của nạn nhân .
- Ngắt hệ thống điện với ắc quy của xe, ngắt khóa điện của xe xong ( đã
sử dụng hết các bộ phận dùng điện của xe, hạ kính cửa, mở cửa trời, điều khiển
ghế điện, vô lăng, ...), thực hiện tiếp :
+ Bật đèn báo: đèn cảnh báo nguy hiểm, xi nhan, ... ( để kiểm tra xác nhận
điện được ngắt hay chưa).
+ Tìm vị trí ắc quy (cần nắm và định hình được là ắc quy có nhiều vị trí
khác nhau, cần nắm loại xe để xác định cho dễ dàng hơn) .
+ Ngắt kết nối với ắc quy xe ( hạn chế việc sử dụng thiết bị cắt kết nối
này)
- Quan sát và cung cấp thông tin tổng quan trong xe ra ngoài cho chỉ huy :
kiểm tra ( khám phá), quan sát nội thất trong xe và thông báo các lưu ý về cấu
tạo của xe có thể gây nguy hiểm và khó khăn cho công tác cứu nạn, cứu hộ .
+ Về túi khí ( số lượng, vị trí, tình trạng đã hoạt động chưa, ...) ;
+ Kiểm tra hoạt động của xe, cửa của xe ;
+ Điều chỉnh ghế, vô lăng, ... lưu ý trong một số trường hợp cần có thêm ý
kiến của bác sỹ ;
+ Kéo phanh tay và tắt chìa khóa. Trước khi tắt khóa điện, cần kiểm tra
sao cho tất cả các chi tiết có sử dụng điện đã được loại bỏ cơ bản ( kính của cửa
xe, cửa trời mở, ghế, vô lăng, ...) .
- Thông báo rõ các thông tin cần thiết có liên quan đến công tác cứu nạn,
cứu hộ cho chỉ huy về người bị nạn, xe ôtô bị tai nạn. Tiếp tục kiểm tra, chăm
Sóc y tế cho nạn nhân .

26
- Kiểm tra, nếu cần thiết phải giữ ấm cơ thể cho nạn nhân ( như sử dụng
chăn, tấm che phủ để bảo vệ nạn nhân), bảo vệ đầu cho nạn nhân ( đội mũ cho
nạn nhân), bảo vệ nhân phẩm cho nạn nhân ( quay phim, chụp hình nạn nhân) .
Cần để nạn nhân quan sát, cảm nhận được điều kiện ánh sáng từ bên ngoài
( không che kín mắt nạn nhân), nói qua trình tự, các bước cần phải làm để cứu
nạn nhân ra ngoài để tăng sự tự tin, đỡ làm tâm lý có diễn biến xấu. Chú ý đến
tham vấn ý kiến của bác sỹ.
- Cố định cổ và cột sống cho nạn nhân bằng nẹp, trước đó chiến sỹ cần
giữ ổn định đầu của nạn nhân để kiểm tra và đánh giá, khi giữ đầu cho nạn nhân
cần giữ nhẹ, để hở tại của nạn nhân .
- Sử dụng thiết bị y tế để hỗ trợ cho nạn nhân bên trong xe : bình Op cùng
thiết bị thở, điện tim, giám sát, đo huyết áp, ...
- Chăm sóc cho nạn nhân và thường xuyên nắm khả năng sống của nạn
nhân để kịp thời báo cáo .
- Các biện pháp cơ bản đảm bảo ( bảo vệ) cho nạn nhân bên trong xe khi
thực hiện cứu nạn, cứu hộ ( nhất là kính của xe) .
+ Bảo vệ đầu nhân ;
+Bảo vệ miệng cho nhân ;
+ Bảo vệ thính giác ( tai) ;
+ Nạn nhân quan sát được công việc đang thực hiện ;
2.1.4. An toàn chung cho hiện trường cứu nạn cứu hộ
- Ôn định - xác định các vùng làm việc ( khoanh vùng : 03 vùng làm việc)
theo đặc điểm hiện trường và của các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ . Để
đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự đánh giá tổng thể, trao đổi nhanh với
chỉ huy các lực lượng tham gia - đặc biệt là trao đổi với bác sỹ để có đánh giá
chính xác về tình hình nạn nhân, cách bố trí lực lượng cần thiết .
+ Vùng bên trong vùng 1) : Là nơi lực lượng cứu nạn, cứu hộ trực tiếp
thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lực lượng chuyên môn y tế ( bác sĩ nếu có và nhân
viên y tế) .
+ Vùng giữa ( vòng 2) : Là nơi lực lượng cứu nạn, cứu hộ không trực tiếp
thực hiện, lực lượng y tế hỗ trợ, đây là lực lượng có thể được huy động vào thực

27
hiện trong vòng 1 cùng với lực lượng trực tiếp trong thời điểm nhất định . Ngoài
ra, chỉ huy của các lực lượng khác có liên quan) và người quản lý an toàn cũng
hoạt động ở vùng này .

Hình 2.1: Phân vùng hoạt động trong CNCH tai nạn sự cố giao thông đường bộ

Nơi chuẩn bị các phương tiện thực hiện cứu nạn, cứu hộ, thiết bị y tế đặt ở
khu vực thuận lợi cho chiến sĩ sử dụng ( thường tiếp giáp với vùng 1) .
+ Vùng bên ngoài ( vùng 3) : Là nơi tập trung của các lực lượng khác đảm
bảo an toàn, trật tự cho hiện trường, lực lượng chữa cháy có thể ở vị trí tiếp giáp
giữa vùng 2 & 3, lực lượng Cảnh sát khác, báo chí, ... làm việc vùng này .

28
Hình 2.2: Tổ chức các hoạt động cứu nạn cứu hộ tại hiện trường
2.2. Ổn định hạn chế nguy hiểm trong thực hiện cứu nạn, cứu hộ
Ổn định phương tiện gặp tai nạn để đảm bảo cho việc tiếp cận, và thực
hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ của chiến sĩ được an toàn, loại trừ các yếu tố
phát sinh từ phương tiện và tại hiện trường vụ tai nạn tác động đến chiến sĩ mà
do chưa có sự chuẩn bị, loại trừ . Đồng thời, ổn định xe bị tai nạn nhằm hạn chế
các yếu tố nguy hiểm cho nạn nhân còn đang trong xe hay đang có liên quan
( liên của nạn nạn kết, kết nối) với xe ( dưới gầm xe, ...). Ổn định xe nhằm :
+ Tăng cường sự ổn định của xe trong giai đoạn ban đầu ( mới tiếp cận)
để giữ nguyên trạng thái, vị trí của xe;
+ Giúp cho nạn nhân còn đang mắc kẹt trong xe, không bị đau đớn hơn,
không bị nguy hiểm hơn bởi những chuyển động ( rung, lắc, ...) của xe khi chiến
Sĩ tác động vào xe ( sử dụng thiết bị với xe, vào trong xe, ...);
+ Ổn định xe để kiểm soát tốt sự chuyển dịch của xe rất có thể tạo ra các
hiểm : bị trượt, bị lật, ...
* Lưu ý khi cố định, ổn định cho xe bị tai nạn
Chú ý:
1. Khi tiến hành cố định, ổn định cho xe, người chỉ huy cần phải nhanh
chóng xác định trước được các phương án để thực hiện các hoạt động cứu người

29
bị nạn ra ngoài, đảm bảo nhanh và an toàn . Do vậy, khi thiết lập các khối chèn,
các phương thức cố định, ổn định cho xe bị nạn cần phải tránh các vị trí thực
hiện thao tác cứu nạn, cứu hộ tác động vào xe, không cản trở và gây khó khăn
cho việc tiếp cận nạn nhân và di chuyển nạn nhân ra ngoài .
2. Khi tiến hành cố định cho xe còn ở trạng thái đứng ( các bánh xe chạm
đất), sau khi đặt các khối chèn vào xe và bánh xe, trong trường hợp không cần
khoảng không gian ở dưới gầm xe ( VD : có nạn nhân, ...) thì có thể hạ độ cao
của lốp xe ( xả hơi bên trong lốp xe) để tăng tính ổn định của xe, đặc biệt là các
xe có tải trọng lớn và có chiều cao . Tuy nhiên, cần phải xem xét và trao đổi với
lực lượng Cảnh sát trong việc điều tra nguyên nhân gây tai nạn ( vệt bánh xe khi
phanh, ...) .
3. Trong khi cố định cho xe, để tăng tính ổn định và thống nhất cho xe bị
nạn ( nhất là khi xe bị lật, xe ở trạng thái dễ bị trượt - ở dốc, hay khi xe nằm trên
vật - xe khác), chỉ huy cần phải ưu tiên cho kết nối các trụ chống, thiết bị đang
cố định xe với chính các chi tiết của xe khi sử dụng dây .
4. Khi thực hiện nâng xe, cần phải xác định phương tiện thiết bị hỗ trợ
việc nâng xe : khối chèn phải đủ để đỡ xe khi được nâng, có đủ khối chèn ở các
vị trí, ... không nên nâng xe khi chỉ dùng có một thiết bị nâng chính để kiểm soát
được toàn bộ quá trình nâng hạ của xe .
5. Đối với xe ô tô tải hạng nặng, khi cố định cabin cần phải chú ý để khử
hệ thống hệ thống gối đỡ ( vô hiệu hóa hệ thống cân bằng khí nén cho cabin và
khung xe), để giảm tính chuyển động của xe . Xe ôtô khách cũng có hệ thống
đệm khí nên khi cố định cũng cần phải lại bỏ hệ thống này cho xe . Xe ôtô tải
hạng nặng thông thường có cửa lấy không khí cho động cơ lộ bên ngoài, thường
từ phía sau cabin, nên khi muốn dừng hoạt động của động cơ ( thường là chưa
vào buồng lái được ngay), nên tính đến việc sử dụng bình khí CO, để đưa vào
trong động cơ, để tắt động cơ .
6. Túi khí an toàn trên xe, là mối nguy hiểm lớn nhưng không thể hiện rõ
cho chiến sĩ khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi làm việc ( tác động)
của nó . Cho nên chỉ huy cần cho loại bỏ mối nguy hiểm này bằng các thiết bị
khống chế, loại trừ túi khí nổ. Cần phải xác định cho chiến sĩ tránh tác động

30
vùng nguy hiểm của túi khí khi làm việc, để túi khí kích hoạt : vị trí cảm biến
kích hoạt, ngắt kết nối ắc quy của cảm biến túi khí ( một số có thể có thiết bị lưu
điện đến 30 phút, nên ngắt cũng có thể không hiệu quả), không sử dụng thiết bị
thủy lực, thiết bị có trọng lượng lớn ở vùng làm việc của túi khí, vô hiệu hóa túi
khí vô lăng bằng đại chuyên dụng, hạn chế túi khí bên ghế phụ bằng tấm chắn .
7. Dây đai an toàn : là thiết bị cần phải tiến hành cắt sớm khi tiếp cận được
nạn nhân, để giúp giải phóng cho nạn nhân, chăm sóc cho nạn nhân . Tuy nhiên,
chỉ huy cần phải xác định được một số trường hợp cần lưu ý khi cắt dây đai, như
: dây đai còn đang giữ người bị nạn khỏi bị rơi, cắt dây đai phải sử dụng thiết bị
cắt chuyên dụng, chú ý đến chai chứa khí nén của đại tự thổi phồng, vị trí kết
nối của đai an toàn vào xe tại các trụ của xe, ghế xe .
2.3 Hướng ưu tiên đưa nạn nhân ra ngoài khỏi xe ô tô bị nạn
Có nhiều lựa chọn về hướng để giải cứu nạn nhân còn đang bị mắc kẹt
trong xe bị tai nạn ra ngoài . Trong lựa chọn hướng để đưa người bị nạn ra
ngoài, có hai yếu tố cần được xem xét để đưa ra quyết định là : tình trạng bị
thương của nạn nhân và thiệt hại của xe ôtô bị nạn . Khi lựa chọn về hướng và
phương pháp di chuyển nạn nhân ra ngoài cần có sự phối hợp, thảo luận của cả
lực lượng trực tiếp thực hiện cứu nạn, cứu hộ và đội ngũ nhân viên y tế .
- Đối với xe ô tô con Thứ tự hướng ưu tiên để đưa nạn nhân ra ngoài an
toàn

Hình 2.3 : Thứ tự hướng ưu tiên (theo số) để đưa nạn nhân ra ngoài
Theo đó, từ đặc điểm cấu tạo của xe ô tô con, hướng có số nhỏ chính là
hướng an toàn hơn cho nạn nhân và là hướng lực lượng cứu nạn, cứu hộ thường
sử dụng để đưa người bị nạn ra ngoài.

31
III. Triển khai các chiến thuật cứu nạn, cứu hộ ô tô du lịch 4-9 chỗ
Mỗi vụ tai nạn phương tiện giao thông có tính chất đặc thù riêng, chiến sĩ
cứu nạn cứu hộ phải xem xét đánh giá kỹ tình hình thực tế tại hiện trường để
đưa ra các phương án xử lý cho phù hợp, với thời gian ngắn nhất có thể giải
thoát được người bị nạn thoát khỏi sự khống chế của các chi tiết của phương
tiện.
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, lực lượng cứu nạn cứu hộ nhanh
chóng nắm bắt tình trạng bị mắc kẹt và vị trí các bộ phận của cơ thể bị vướng
chính để quyết định việc sử dụng các thao tác kỹ thuật, chi tiết các chiến thuật
cứu nạn.
3.1. Tình huống 1- Trường hợp xử lý đơn giản
Nhiều trường hợp cứu nạn cứu hộ tai nạn ôtô chỉ cần kiểm tra mở được cửa
xe là cũng có thể cứu được nên trước khi sử dụng dụng cụ thiết bị cần xác nhận
một số điểm dưới đây.
- Xác nhận xem tất cả các cửa xe có mở được không;
- Gọi hỏi nạn nhân khi gặp nạn nhân đang bị bất tỉnh, bởi vì nhiều trường
hợp khi nạn nhân tỉnh lại là họ có thể tự ra ngoài được;
- Kiểm tra, xác nhận tình trạng của nạn nhân đang mắc kẹt, có khi chỉ cần
tiến hành kéo dịch ghế ngồi (về phía trước – sau), điều chỉnh ghế tựa, dựng đứng
trục cần lái lên có thể giải thoát được cho người bị nạn không?
- Nếu nạn nhân đang bị thương vùng bàn chân, có thể giải cứu cho nạn
nhân bằng cách cởi giày không?
* Phá kính chắn gió phía trước
Đây là loại kính an toàn được cấu tạo từ nhiều lớp.
Dùng rìu đa năng để đục một lỗ ở góc phía trên của kính, sau đó sử dụng
cưa để cắt kính. (khi tạo lỗ ở kính chắn gió phía trước, có thể sử dụng dụng cụ
có mũi nhỏ để đập vào kính)
Khi đưa cưa vào để cắt kính, cần phải cắt gần các mép ngoài của kính chắn
gió, cắt kính chắn gió theo hai đường, và các đường cắt gặp nhau tại góc kính
đối diện phía bên.

32
Để tránh cho việc kính chắn gió rơi, đổ ập vào bên trong thì nên cắt đường
phía trên cùng sau.
Tuy nhiên, đối với một số loại xe thì sau khi cắt trụ trước kính chắn gió,
chiến sĩ có thể lột gioăng gắn kính chắn gió với khung xe để loại bỏ kính này.
* Phá kính hai bên, kính phía sau
Thông thường ở các vị trí này được lắp đặt các loại kính cường lực. Tuy
nhiên khi được làm bằng loại kính nhiều lớp thì cách phá kính giống với kính
chắn gió phía trước.
Trước khi phá kính thì phải tiến hành xử lý chống kính vụn bay, bằng cách
dán tấm băng keo lớn (băng dính), nếu không có thì sử dụng loại băng nhỏ để dán,
khi dán phải đảm bảo lớp sau phải dán đè lên lớp trước, dán kín toàn bộ tấm kính.
Sử dụng mũi nhọn trên rìu đa năng để đập mạnh vào một góc của tấm kính.
Khi tấm kính đã bị vỡ vụn ra, đỡ tấm kính vỡ ra nơi an toàn. Những mảnh nhọn
ở thành cửa xe phải dùng rìu đa năng, … để loại bỏ hết những mảnh vụn còn
bán lại này.
* Phương pháp mở khoá cửa xe bằng cách phá kính bên hông
Xác nhận tình trạng của xe cũng như các đặc điểm của xe bị nạn. Sau đó
tiến hành xử lý chống kính vụn, bằng cách dán băng keo cho tấm kính bên hông.
Ta tiến hành thao tác phá kính bên hông, xử lý các mảnh vụn bắn lại. Sau đó
chiến sĩ cứu nạn cứu hộ đưa tay vào bên trong xe, xác định vị trí mở khóa và
dùng tay mở chốt khóa cửa để tiến hành mở cửa xe.
Tháo cửa xe
Do các lực tác động trong quá trình xe bị tai nạn sẽ làm cho các cửa của xe
bị kẹp chặt bởi các chi tiết khác, để giải thoát cho nạn nhân ra ngoài cần phải mở
được cửa xe, hoặc phải mở cửa xe để tiến hành các thao tác khác nhằm mở rộng
không gian để đưa người bị nạn ra ngoài một cách an toàn. Khi đó chiến sĩ cứu
nạn cứu hộ cần phải tiến hành các thao tác để mở cửa xe.
Khi tiến hành mở cửa xe, phải xem xét và tính toán tình trạng hiện tại của
xe cũng như những đặc tính của xe để đưa ra phương thức xử lý cho phù hợp.
Trước khi tiến hành bất kỳ một thao tác nào, phải đảm bảo rằng xe ôtô đã được
cố định an toàn.

33
* Tháo cửa xe khi xe ở trạng thái đứng
- Cách 1: Bước đầu tiên cần phải dùng
xà beng, dụng cụ đục phá đa năng cầm tay để
tạo khe hở giữa trụ đứng của thân xe và cửa
xe, độ rộng của khe hở tạo ra làm sao cho
vừa mũi kìm banh vào là được. Vị trí của khe
hở nằm càng gần cụm khoá ngậm – tai bắt
khoá được là tốt nhất, còn khi ở xa thì ta sử
Hình 3.1: Tạo khe hở bằng dụng cụ
dụng kìm banh để mở rộng dần về vị trí cụm đục phá cầm tay
khoá ngậm.
Từ vị trí này, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm banh để mở khe hở rộng
dần ra, khi khe hở đủ lớn tiếp tục sử dụng kìm cắt để đưa vào cắt tai bắt khoá
của cửa.
Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cũng có thể sử dụng kìm banh một bên tì vào trụ
đứng của thân xe làm điểm tựa để bật cụm khoá ngậm ra khỏi tai bắt khoá, hoặc
bật nhổ tai bắt khoá khỏi trụ đứng thân xe. Trong khi thao tác chiến sĩ cứu nạn
cứu hộ cũng cần phải chú ý thay đổi vị trí làm điểm tì cho kìm banh khi thấy vị
trí đang sử dụng không đạt hiệu quả cao.
Trong một số trường hợp sau khi tai nạn, kính của hai cửa phía sau bị vỡ
thì chúng ta có thể dùng kìm banh để ép các cửa phía sau để tạo khe hở của cửa
trước.

Hình 3.2: Phá cửa sau bằng kìm banh


- Cách 2: Tuỳ theo đặc điểm của phương tiện tại thời điểm này mà chiến sĩ
cứu nạn cứu hộ sẽ có phương pháp tạo khe hở của cánh cửa trước và tai xe cho

34
phù hợp. Có thể tạo khe bằng dụng cụ bằng tay (xà beng, dụng cụ đục phá đa
năng cầm tay).
Cách tạo khoảng trống của cửa trước và tai xe nữa là chiến sĩ cứu nạn cứu
hộ sử dụng kìm banh để bóp chặt tai xe ở vị trí điểm cao nhất ở vòm uốn chỗ
bánh xe, khi bóp chặt vị trí này, khe hở được tạo ra. Từ vị trí khe hở đã tạo, tiếp
tục sử dụng kìm banh để mở rộng các khe hở, khi khe hở đủ rộng, chiến sĩ cứu
nạn cứu hộ sử dụng tiếp kìm cắt để cắt bản lề cửa trước của xe. Chú ý khi sử
dụng kìm cắt để cắt bản lề của xe, không để cho đầu kéo chạm vào thanh bên
trong.
Hoặc sau khi đã bóp chặt tai xe, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm cắt
để cắt đôi tai xe ở vị trí vừa bị bóp chặt. Cùng với sự trợ giúp của các thiết bị,
chiến sĩ cứu nạn cứu hộ lật phần tai xe ở gần cánh cửa lên phía trên Bản lề cửa
trước được lộ ra, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ có thể sử dụng kìm cắt để cắt bản lề.
Chiến sĩ cũng có thể sử dụng tiếp kìm banh để làm bật bản lề cửa khỏi vùng gắn
của chúng. Tiến hành bật lần lượt từng bản lề cửa một, không làm đồng thời ở
giữa hai bản lề. Khi điểm tựa đặt kìm banh bị trượt, hay không đạt hiệu quả thì
đạt kìm banh ở vị trí khác.
Trong trường hợp mà kính của cửa trước đã bị vỡ, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ
sử dụng kìm banh đưa vào vị trí góc trước của ô cửa kính (gần gương) để banh
ép khung cửa kính, khi đó khe hở giữa cánh cửa xe và phần tai xe cũng được tạo
thành.
Chú ý là khi đã tách xong bản lề cửa trước của xe, cần phải có một chiến sĩ
cứu nạn cứu hộ khác để giữ ổn định cho cánh cửa, để không làm cánh cửa rơi
xuống trong thao tác gây nguy hiểm cho chiến sĩ thao tác. Cửa sau khi được loại
bỏ cần phải chuyển đến khu vực riêng khi tháo các chi tiết của xe.

35
Hình 3.3: Phá cụm khóa ngậm bằng kìm banh,đỡ và di chuyển cửa xe

Sau khi tháo xong cửa, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ phải sử dụng các tấm lót để
bọc các vị trí sắc nhọn trên xe sau khi thao tác lại, để các cạnh này không làm bị
thương tới chiến sĩ và nạn nhân.
3.2. Tình huống 2- Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại ghế trước và ghế sau.

Sử dụng phương pháp tháo sườn (mặt hông) của xe


Với mục đích tạo khoảng không gian rộng hơn để giải thoát cho nạn nhân
được an toàn, trong quá trình đưa nạn nhân ra không gây ra các va chạm, tác
động của nạn nhân vào với các bộ phân của xe, trong trường hợp cần phải giải
cứu nhiều nạn nhân trong xe ra ngoài. Đặc biệt như trường hợp khi muốn cố
định nạn nhân ngồi trên ghế của xe để đưa ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn nhất
cho nạn nhân, việc tháo mặt hông của xe là rất cần thiết.

Hình 3.4: Tháo cửa mặt hông xe


* Cách tháo sườn (mặt hông) từ phía đầu xe
Bước đầu tiên chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cần phải làm là tháo cánh cửa phía
trên của xe. Sử dụng các cách tháo cánh cửa của xe như trên để thực hiện.
Tiếp theo, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tiến hành tháo cánh cửa phía sau của
xe. Để tháo cửa sau của xe, chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt bản lề cửa sau (giữa
trụ đứng của thân xe và cửa sau), hoặc sử dụng kìm banh để làm bật bản lề cửa

36
sau khỏi vị trí gắn của nó. Công việc tiếp theo phải làm là chiến sĩ sử dụng kìm
cắt để cắt tai bắt khoá ở cửa sau, hoặc dùng kìm banh để tách cụm khoá ngậm –
tai bắt khoá của cửa sau khỏi vị trí gắn chúng.

Bước cuối cùng, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm cắt để cắt trụ đứng
của thân xe, điểm cắt thứ nhất là vị trí ngay sát khung sườn phía trên của xe (nóc
xe), điểm cắt tiếp theo là ở vị trí ngay sát hộp babulê.

Hình 3.5: Loại bỏ cửa trước và cắt bản lề cửa sau

Hình 3.6: Vị trí cắt trụ giữa xe


Trong khi một chiến sĩ sử
dụng phương tiện để cắt phá xe, cần phải có một chiến sĩ khác giữ, đỡ các chi
tiết của xe để tranh cho các chi tiết này rơi, tạo ra các chuyển động không tốt, để
thuận lợi cho chiến sĩ sử dụng phương tiện.
Sau khi tháo xong cửa, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ phải sử dụng các tấm lót để
bọc các vị trí sắc nhọn trên xe sau khi thao tác lại, để các cạnh này không làm bị
thương tới chiến sĩ và nạn nhân.
* Cách tháo mặt hông từ phía sau của xe
Đầu tiên chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cần phải mở được cửa xe phía sau, chiến
sĩ có thể sử dụng các phương pháp đã nêu ở trên để mở cửa phía sau. Tuy nhiên,
nếu trong trường hợp kính của cửa sau đã bị phá huỷ, hoặc nếu phá cửa sau
không ảnh hưởng gì đến nạn nhân thì có thể tiến hành phá kính cửa sau này. Sau
đó chiến sĩ sử dụng kìm banh để đưa vào vị trí ô cửa kính để bóp chặt cánh cửa
ở vị trí từ ô cửa kính vào tới gần cụm khoá ngậm của cửa, để tạo khe hở cho
việc sử dụng kìm banh làm bật cụm khoá ngậm và tai bắt khoá, hay làm bật tai
bắt khoá khỏi vị trí gắn nó.

37
Hình 3.7: Bóp cửa tạo khe hở và phá khóa ngậm cửa sau

Khi cửa đã được mở, sử dụng kìm cắt để cắt một nhát vào vị trí góc tạo bởi
trụ đứng của thân xe với hộp babulê cửa sau.

Hình 3.8: Cắt hộp babulê

Sử dụng kìm banh để bật chân trụ đứng thân xe khỏi xe (bật trụ đứng thân
xe khỏi hộp babulê), trong đó một điểm tì của kìm banh là vị trí chân của ghế
sau, sau khi đã tạo được khoảng trống thì điểm tì này có thể đặt vào vị trí vừa cắt
trên hộp babulê. Điểm tì thứ hai của kìm banh chính là khu vực gần vị trí vừa cắt
trên trụ đứng thân xe.

38
Hình 3.9: Bật trụ giữa của xe khỏi hộp babulê
Tiếp đến, chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt phần trên của trụ đứng thân xe, vị
trí cắt này trên trụ đứng thân xe là cao nhất có thể cắt, nhát cắt này sẽ cắt cả vào
khung kính của cửa trước của xe.
Cuối cùng, chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt bản lề cửa trước của xe để tách
hoàn toàn cửa trước khỏi thân xe. Hoặc chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cũng có thể sử
dụng kìm banh để bật bản lề cửa trước khỏi vị trí gắn nó.

Hình 3.10: Cắt phần trên trụ giữa - Cắt bản lề cửa trước
Lưu ý trong khi một chiến sĩ thực hiện các thao tác này, thì cần phải có các
chiến sĩ khác đỡ các chi tiết vừa cắt phá xong, nhằm tạo thuận lợi cho các thao
tác cắt phá xe, không để các chi tiết này bị rơi, tạo ra chuyển động không tốt cho
xe.
Sau khi tháo xong cửa, chiến sĩ cứu hộ cứu nạn phải sử dụng các tấm lót để

Hình 3.11 : Sử dụng tấm lót để bảo vệ vết cắt

39
bọc các vị trí sắc nhọn trên xe sau khi thao tác lại, để các cạnh này không
làm bị thương tới chiến sĩ và nạn nhân.
*Mở rộng cửa sau (tạo cửa thứ 3)
Hình 3.12: Bảo vệ an toàn sau khi cắt
Áp dụng trong trường hợp xe ôtô có
cả trụ sườn cốp và trụ sau kính hậu. Khi
nạn nhân đang mắc kẹt ở vị trí hàng ghế
sau, để đưa nạn nhân ra nhanh chóng và
an toàn thì cần phải tiến hành mở rộng
cửa sau.
Bước đầu tiên, chiến sĩ cứu nạn cứu
hộ cần phải tháo cửa phía sau của xe ra, nếu cần thiết có thể tháo mặt hông của
xe bằng các phương pháp đã nêu trên.

Tiếp theo chiến sĩ sử dụng kìm cắt để thực hiện việc chia cắt phần dưới nền
của cột trống trụ sau kính hậu. Thực hiện nhát cắt ở góc dưới phía sau của xe ở
cửa sau. Vết cắt phải nằm trên và ngay sát nền của xe, chiều dài của vết cắt càng
dài càng tốt.

Hình 3.13: Tạo mặt thoáng sườn xe; Cắt ngang sàn xe – sau cửa sau
Tiến hành loại bỏ trụ sau kính hậu, trước tiên là sử dụng kìm cắt để cắt phần
trên của trụ sau kính hậu ở vị trí sát nóc xe (khung sườn xe phía trên). Để đảm
bảo an toàn cần tiến hành loại bỏ hoàn toàn trụ sau kính hậu, sử dụng kìm cắt để
cắt phần dưới của trụ này.

40
Hình 3.14 Cắt trụ sau
Sử dụng kìm cắt để cắt từ trên xuống theo chiều của trụ sườn cốp, vết cắt
nằm ở phía trong của xe.
Chiến sĩ sử dụng kìm banh để mở rộng phần sau cho cửa, điểm tì thứ nhất
của kìm banh có thể đặt vào chân của ghế sau, điểm tì thứ hai là đặt vào phần
hông xe phía dưới của trụ sườn cốp và trụ sau kính hậu và tiến hành thao tác để
banh, mở rộng vùng này.

Hình 3.15: Cắt dọc trụ sườn cốp; Bóp chặt – bẻ phần sườn xe ra
Trong khi chiến sĩ sử dụng kìm để thao tác như trên thì chiến sĩ khác tiến
hành giữ các phần chi tiết của xe, tránh để bi rơi hay gây khó khăn cho chiến sĩ
thao tác.

Hình 3.16: Banh phần sườn xe; Bọc tấm lót an toàn
Sau khi thao tác xong, cần phải sử dụng tấm lót an toàn để bảo đảm an toàn
cho chiến sĩ và nạn nhân khỏi các vị trí sắt nhọn khi cắt phá xe tạo ra.
3.3. Tình huống 3 - Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại ghế sau (bị chấn
thương cổ)

Loại bỏ mái xe với mục đích đảm bảo cho không gian cứu nạn cứu hộ được
mở rộng hơn, việc tiếp cận và sơ tán nạn nhân cũng dễ dàng hơn. Loại bỏ mái
còn tạo ra sự thông thông thoáng và thoải mái hơn cho người bị nạn. Để loại bỏ
mái cần phải căn cứ vào mức độ vụ tai nạn, tỷ lệ và loại hư hỏng cấu trúc của
xe.

41
Đặc biệt đối với những nạn nhân bị chấn thương nặng, chấn thương cổ và
cột sống thì việc loại bỏ nóc xe tạo không gian làm việc rộng để cân nhắc đến
việc sử dụng cáng để di chuyển nạn nhân ra khỏi xe an toàn là điều luôn phải
tính đến.
Loại bỏ mái xe có các dạng cơ bản sau:
- Loại bỏ mái hoàn toàn;
- Lật nóc ôtô về phía trước;
- Lật nóc ôtô về phía sau;
- Bật nóc khi ôtô ở trạng thái nghiêng;
- Bật nóc khi ôtô ở trạng thái lật ngửa.
* Loại bỏ mái hoàn toàn
Công việc trước đó có thể đã thực hiện các thao tác kỹ thuật đã nêu trên.
Căn cứ vào tình trạng hiện tại của nạn nhân cần phải tiến hành việc loại bỏ mái
xe, các bước cần phải làm tiếp theo.

Hình 3.17: Xe được loại bỏ nóc hoàn toàn

Loại bỏ tất cả kính trên xe, sử dụng dụng cụ chuyên để phá kính hoặc sử
dụng rìu đa năng để phá kính xe ở hai bên sườn xe và kính phía sau của xe. Kính
chắn gió nếu có thể loại bỏ được ngay thì tiến hành loại bỏ, hoặc để lại sau khi
loại bỏ cột trụ trước kính chắn gió.

Hình 3.18: Phá kính bên của xe bằng dụng cụ chuyên dụng

42
Sử dụng kìm cắt để cắt trụ trước kính chắn gió, vị trí cắt của kìm vào trụ
sao cho phần trụ thừa không làm ảnh hưởng đến việc thao tác của chiến sĩ cứu
nạn cứu hộ và gây bị thương thêm cho nạn nhân, vị trí cắt cũng phải tránh vị trí
các thiết bị cảm biến cũng như vào vùng túi khí an toàn gắn ở trụ. Thông thường
vị trí cắt này nằm ở giữa của trụ trước kính chắn gió.
Khi đã thực hiện xong hai nhát cắt ở hai trụ trước kính chắn gió, chiến sĩ sử
dụng cưa để cắt kính chắn gió của xe, đường cắt kính chắn gió này là vị trí nối
hai điểm đã cắt ở cột trụ trước kính chắn gió. (nếu chưa phá kính chắn gió ban
đầu)

Hình 3.19: Cắt trụ trước kính chắn gió; Cắt kính trước
Tiếp theo là sử dụng kìm cắt để cắt trụ đứng của thân xe, khi cửa xe chưa bị
loại bỏ thì nhát cắt này cắt cả phần khung kính của cửa xe ở phía trụ đứng của
thân xe. Cắt ở vị trí thấp nhất của khung kính cửa xe. Trong một số trường hợp
có thể cắt ở vị trí ngay sát nóc xe.
Công việc tiếp theo là cắt rời trụ sau kính hậu và trụ sườn cốp. Chiến sĩ sử
dụng kìm để cắt rời những trụ này ở hai bên. Chú ý vị trí cắt cũng cần phải tính
đến vị trí của các túi khí an toàn nếu có và các chi tiết chịu lực có ở các trụ.

Trong khi chiến sĩ cứu nạn cứu hộ thao tác kỹ thuật để cắt các vị trí như
trên, luôn luôn phải
Hìnhcó3.20:
hai Cắt
chiến
trụsĩgiữa
khácxe;ởCắt
haitrụ
bênsau
của xe hậu
kính và nâng giữ nóc xe hỗ
trợ cho chiến sĩ cắt, cũng để tránh cho nóc bị rơi, trượt xuống dưới gây nguy
hiểm cho chiến sĩ cũng như người bị nạn.

Hình 3.21: Vị trí hạt tạo khí – túi khí an toàn; Các chiến sỹ đỡ nóc xe
43
Sau khi hoàn thành xong các vị trí cắt ở trên, hai chiến sĩ nâng nóc xe nên
và di chuyển ra khu vực đã quy định. Khi nâng nên cũng nên kiểm tra thêm các
chi tiết trang trí ở trong xe có cản trở công việc hay không

Hình 3.22: Nhấc nóc xe ra nơi để an toàn


Sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa sắc nhọn đảm bảo an toàn
cho chiến sĩ và nạn nhân khi thao tác.

Hình 3.23: Bọc tấm lót an toàn

* Lật nóc ôtô về phía trước

Hình 3.24: Hướng loại bỏ nóc xe về phía trước


44
Trước hết tiến hành loại bỏ hoàn toàn các kính xe ở hai bên sườn xe và
kính hậu của xe. Sử dụng dụng cụ chuyên để phá kính xe để phá kính hoặc sử
dụng rìu đa năng để phá các kính này của xe.
Tiếp theo, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm cắt để cắt trụ sau kính hậu
và trụ sườn cốp ở hai bên xe. Tiếp đến là cắt trụ đứng của thân xe, trong trường
hợp này thì vị trí cắt trên trụ này thường là gần nóc xe. Các lưu ý khi cắt các trụ
này cũng giống như phần trên đã trình bầy.
Bước tiếp theo, chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt khung sườn nóc xe phía
trên, ở vị trí gần với kính chắn gió (ngay phía sau của trụ trước kính chắn gió).
Thực hiện nhát cắt như trên ở hai bên của xe.

Hình 3.25: Cắt trụ sườn cốp – kính hậu; Cắt nóc xe gần trụ trước
Chiến sĩ sử dụng rìu để gõ và kẻ mép nối giữa hai vị trí cắt ở trên nóc xe.
Hoặc cũng có thể sử dụng xà beng, thanh gỗ để làm điểm tì để có thể bẻ
gập nóc xe về phía trước.

Hình 3.26 : Lật nóc xe về trước Buộc giữ nóc xe sau khi lật
Nóc ôtô được bẻ gập, nhưng để đảm bảo an toàn thì cần thiết phải sử dụng
dây để chằng buộc vào phần đầu xe.
Khi một chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tiến hành các thao tác cắt trên, cần có hai
chiến sĩ khác giữ ở hai bên xe để đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho chiến sĩ
thao tác.
Cần phải sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa sắc nhọn, đảm bảo an
toàn cho chiến sĩ và nạn nhân.
* Lật một nửa nóc xe về phía sau
Căn cứ theo tình huống tai nạn và phương án giải thoát người bị nạn ra
ngoài mà có các phương thức xử lý kỹ thuật đối với xe.
Nếu các cửa của xe chưa mở được thì tiến hành phá các kính cửa ở hai bên
sườn xe. Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để phá kính hoặc sử dụng rìu đa

45
năng để phá các kính này. Nếu cửa xe đã được mở thì có thể tiến hành các thao
tác tiếp theo, song khi cắt phá chiến sĩ không cắt vào cửa xe.
Chiến sĩ cứu hộ cứu nạn sử dụng kìm cắt để cắt hai trụ trước kính chắn gió,
vị trí cắt như đối với trường hợp loại bỏ hoàn toàn nóc xe. Đối với kính chắn gió
trước có thể thực hiện như đã nêu, trong trường hợp cần không gian rộng hơn thì
có thể loại bỏ hoàn toàn kính chắn gió trước của xe. Bước đầu chiến sĩ sử dụng
rìu đa năng để tạo lỗ thủng trên kính, cũng có thể sử dụng lỗ được tạo ra từ vị trí
cắt trụ trước kính chắn gió để đưa cưa vào để cắt bốn xung quanh kính. Khi
công việc cắt kính được một nửa phải có chiến sĩ khác giữ kính tránh để kính
rơi, đổ.
Tiếp đến, chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt hai trụ đứng thân xe ở vị trí sát
nóc xe. Khi các cửa xe mở được, thì mở cửa ra để đưa kìm trực tiếp vào trụ
đứng thân xe, còn không có thể thực hiện nhát cắt vào cả khung kính của cửa xe.
Chiến sĩ thực hiện nhát cắt ở khung sườn xe phía trên ở vị trí ngay sau trụ
đứng thân xe. Nếu cửa sau không mở thì nhát cắt sẽ cắt cả qua khung kính của
cửa xe. Thực hiện nhát cắt tiếp theo ở bên đối diện.
Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ có thể sử dụng rìu để đập, gõ tạo đường kẻ mép
trên nóc xe, nối hai vị trí nhát cắt trên nóc xe. Hoặc sử dụng xà beng hay thanh
gỗ làm điểm tì để lật nóc xe về phía sau.
Khi nóc xe được lật về sau, nếu cần thiết có thể sử dụng dây để chằng buộc
nóc xe với phía sau xe.
Khi có chiến sĩ thực hiện các thao tác trên thì cần có chiến sĩ giữ nóc xe và
các chi tiết khác, tránh để bị rơi và gây ra các tai nạn khác phát sinh.
Cần sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa sắc nhọn, để đảm bảo an
toàn.
3.4. Tình huống 4- Trường hợp xe bị lật nghiêng
* Bật nóc khi ôtô ở trạng thái nghiêng

Hình 3.27: Hướng lật nghiêng nóc xe

46
Điều đặc biệt quan trọng khi thực hiện các thao tác đối với trường hợp ôtô
đang nằm ở tư thế không ổn định này là cần phải cố định an toàn cho xe, đảm
bảo được độ bền vững cho xe. phải thường xuyên kiểm tra tính ổn định của xe,
trước, trong và sau khi thực hiện một thao tác có tác động đến đến độ bền vững
của xe đều phải kiểm tra liên tục.
Xe ôtô sau tai nạn bị lật nghiêng thường rất khó khăn cho việc thoát nạn
của nạn nhân kể cả trong khi người bị nạn vẫn còn tỉnh và còn khoẻ, khi không
được cố định để đảm bảo an toàn chắc chắn cho xe thì khi nạn nhân di chuyển ra
dễ dẫn đến làm xe đổ lại trở về tư thế đứng hay xe đổ lật. Còn trong trường hợp
nạn nhân bị bất tỉnh hay bị thương nặng thì ngay việc tiếp cận nạn nhân của
chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cũng rất khó khăn.
Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm cắt để cắt vào trụ trước kính chắn gió
ở phía trên, vị trí cắt của kìm vào trụ này ở khoảng giữa của trụ. Khi cửa mở
được thì thực hiện cắt trực tiếp vào trụ, khi không mở được cửa ngay có thể
dùng kìm cắt luôn cả khung cửa kính của của tiếp giáp, cũng phải tính đến yếu
tố kính cửa xe bị vỡ khi cắt để đảm bảo an toàn.

Tiếp đến chiếnHìnhsĩ sử3.28:


dụng cưa để cắt kính chắn gió của xe, đường cưa
Cắt trụ trước phía trên của xe
nghiêng trên kính chắn gió bắt đầu từ vị trí của nhát cắt vào trụ trước kính chắn
gió phía trên, kéo dài về góc trên phía đối diện (đang nằm ở phía dưới) của kính
chắn gió. Để thuận lợi khi đưa cưa vào cưa kính, cần thiết có thể cắt trụ trước
phía trên hai nhát để tạo khoảng trống trên thân trụ (tách rời hai trụ).
Cắt rời trụ đứng của thân xe, vị trí cắt vào trụ ở gần với nóc xe. Khi các cửa
xe còn mở được cửa thì chiến sĩ chỉ cắt rời thân trụ, khi các cửa xe không mở
được phải tính đến việc phá vỡ kính cửa xe và sử dụng kìm cắt cắt các khung
cửa kính của cửa.

Hình 3.29: Cưa kính chắn gió phía trước Cắt trụ giữa bên trên

47
Cắt tiếp trụ sau kính hậu và trụ sườn cốp của xe, vị trí cắt ở gần với nóc xe.
Khi cắt cũng cần phải chú ý đến các kính của xe để đảm bảo an toàn. Lưu ý đến
việc phá vỡ kính phía sau của xe trước tiên để vào tiếp cận với nạn nhân trước đó.
Trước khi thực hiện các bước tiếp theo cần phải kiểm tra các chi tiết tăng
tính chịu lực cho nóc xe.
Thực hiện những nhát cắt vào khung sườn xe phía trên ở sau của xe (khung
sườn có gắn kính hậu của xe), vị trí của nhát cắt ở ngay trên hai trụ: trụ sau kính
hậu, trụ sườn cốp.
Thực hiện tiếp những nhát cắt vào khung sườn xe phía trên ở phía trước
của xe (khung sườn có gắn kính chắn gió của xe), vị trí của nhát cắt này ở ngay
trên trụ trước kính chắn gió.

Hình 3.20: Cắt trụ sau bên trên Cắt nóc xe ở gần trụ trước và trụ
sau
Để bật nóc xe thêm dễ dàng hơn thì nếu có thể sử dụng rìu hay vật dụng
khác để đập và kẻ vạch trên nóc một đường ở vị trí sát với khung sườn đang
nằm nghiêng ở dưới. Trong trường hợp có các thanh gỗ và các tấm chèn, khối
đỡ thì có thể kê ở dưới giữa xe và nền đất.
Chầm chậm và nhẹ nhàng bẻ gập nóc của ôtô theo hướng xuống phía dưới,
để ôtô không bị mất tính cân bằng, ổn định.

Hình 3.21: Lật nóc xe xuống theo phương ngang; Bọc bảo đảm an toàn
Chú ý khi lật nóc xe phải quan sát tình trạng của nạn nhân đang nằm trong
xe có bị gây ra các tác động hay dịch chuyển gì ảnh hưởng tới nạn nhân không
để còn xử lý kịp thời.

48
Sau đó cần phải sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa sắc nhọn vào để
đảm bảo an toàn cho chiến sĩ khi thao tác và cho nạn nhân.
3.5. Tình huống 5 - Trường hợp xe bị lật ngửa

Hình 3.22: Tháo cửa trước của xe khi bị lật ngửa

Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm banh để bóp chặt hộp babulê (ngưỡng
cửa xe) ở vị trí giữa của cửa để tạo khe hở cần thiết.
Tiếp tục mở rộng khe hở bằng cách sử dụng kìm banh để kẹp chặt phần
cánh cửa ở gần vị trí vừa bóp chặt của hộp babulê, bẻ cong phần cánh cửa trên ra
ngoài.

Hình 3.23: Bóp ngưỡng cửa xe và bẻ mép cửa tạo khe hở


Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tiếp tục sử dụng kìm banh để banh cửa ra từ vị trí
vừa mở rộng, có thể dịch chuyển lại gần cụm khoá ngậm để bật tai bắt khoá khỏi
trụ đứng của thân xe, hay làm bật tai bắt khoá khỏi cụm ngậm của khóa.

Hình 3.24: Phá cụm khóa cửa

Nếu cần thiết thì có thể tiến hành các thao tác để cắt bản lề của cửa, hoặc
làm bật bản lề của cửa khỏi vị trí gắn chúng. Loại bỏ cửa hoàn toàn, đồng thời
cũng phải di chuyển cửa được loại bỏ này ra vị trí đã định.

49
Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cũng có thể mở cửa xe như đối với trường hợp xe
còn ở trạng thái đứng. Sử dụng kìm banh để kẹp và bẻ mép cửa ở vị trí cụm
khoá ngậm ra phía ngoài để tạo khe hở. Sau đó sử dụng kìm banh để mở cửa ra.
Trong khi thực hiện công việc phải thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn
của xe, cố định lại cho đảm bảo an toàn với điều kiện hiện tại. Chú ý đến công
tác an toàn, vì trạng thái này của xe rất dễ bị chuyển dịch.
Sau khi tháo xong cửa, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ phải sử dụng các tấm lót để
bọc các vị trí sắc nhọn trên xe sau khi thao tác lại, để các cạnh này không làm bị
thương tới chiến sĩ và nạn nhân.
* Bật nóc khi ôtô ở trạng thái ngửa

Hình 3.25: Hướng lật nóc xe khi ngửa


Khi xe bị lật ngửa thì việc triển khai công việc cứu nạn cứu hộ sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, trong những trường hợp này thì cần phải yêu cầu ở người chỉ
huy cũng như những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phải
có trình độ và kinh nghiệm thực tế cao mới đảm bảo an toàn được cho nạn nhân.
Trong trường hợp nêu ra dưới đây là loại ôtô có hệ thống động cơ được đặt
ở phía trước. Còn loại động cơ được đặt ở phía sau thì cách tiếp cận sẽ khác,
phải căn cứ vào tình trạng của các phương tiện tại hiện trường. Khi thực hiện
công việc trong những trường hợp này cần phải loại bỏ sự hoạt động của các túi
khí an toàn trên xe, đối với túi khí ở vô lăng thì cần phải dùng túi bảo vệ khỏi
tác dụng của túi khí an toàn khi làm việc.
Phải chắc chắn cố định an toàn cho xe, trường hợp này phải tính đến công
việc sẽ phải làm sau đó nữa để bố trí các miếng và tấm chèn cho phù hợp. Rồi
tiến hành các thao tác để phá vỡ kính ở các cửa xe.

50
Công việc tiếp đến của chiến sĩ cứu nạn cứu hộ là tiến hành mở cốp sau
(cửa hậu) của xe. Việc mở cốp xe có thể được thực hiện bằng thao tác mở ở vị
trí trên khu vực ghế lái, hoặc chiến sĩ sử dụng kìm banh để bật cụm khoá ngậm
của cốp xe (trước khi đưa được mũi kìm banh vào để bật khoá cốp xe có thể
phải sử dụng xà beng, dụng cụ đa năng để tạo khe hở cho kìm banh).

Hình 3.26: Mở cốp xe hay cửa hậu của xe


Chiến sĩ sử dụng kìm cắt để cắt cốp xe (cửa hậu). Trong khi chiến sĩ cắt
cốp xe cần phải có chiến sĩ khác giữ cốp xe, tránh để cốp xe rơi hay làm cản trở
đến chiến sĩ đang thao tác cắt.
Sử dụng cột trống để trống phần đuôi của ôtô để đảm bảo an toàn. Trong
trường hợp cần phải vừa trống, vừa nâng phần đuôi xe lên thì cần phải sử dụng
cột trống thuỷ lực (hoặc cột trống khí thuỷ lực).

Hình 3.27: Cắt cửa hậu hay cốp xe; Sử dụng cột trống để trống xe
Với các loại cột trống khác thì trước khi đưa cột vào để trống thì sử dụng
loại kích lớn để nâng xe lên một khoảng tương đương với cột trống để đưa cột
trống vào. Chú ý là khi phải nâng xe lên quá cao thì phải nâng xe một cách từ từ,
chia làm nhiều lần. Mỗi lần đều phải đặt các tấm chèn hay các cột trống khác,
nếu sử dụng được hai kích ở hai bên cùng lúc thì tốt, còn khi dùng một kích thì
đặt ở giữa và đặt hai cột trống ở hai bên.
Khi sử dụng cột trống để trống trong những trường hợp trên thì cần phải để
các cột trống này liên kết với ôtô để tăng cường tính ổn định hơn cho xe, ngoài
ra khi xe bị lật ngửa thì việc khống chế để xe chuyển động về phía trước là rất

51
quan trọng, chính vì vậy cần phải sử dụng các tấm chèn, tấm bê tông, … để chèn
ở phía trước xe.
Trong trường hợp cần cứu nạn cứu hộ nạn nhân đang ngồi ở hàng ghế đầu
(nhưng trong trường hợp cần thiết khi cứu nạn cứu hộ người ngồi sau), chiến sĩ
sử dụng kìm cắt để cắt những ghế sau của ôtô, khi đó sẽ đảm bảo lối tiếp cận tốt
nhất cho chiến sĩ với nạn nhân. Khi tạo không gian để tiếp cận từ phía sau, chiến
sĩ có thể cắt toàn bộ hàng ghế sau hoặc chiến sĩ có thể cắt phần tựa của hàng ghế
sau.
Trong trường hợp cần phải tạo không gian lớn hơn để đưa nạn nhân ra
ngoài dễ dàng hơn, an toàn hơn thì cần phải tháo rời cả phần nóc ôtô xuống phía
dưới.
Công việc phải làm tiếp theo đó là phải lấy các tấm chèn ở dưới nóc xe ra,
nếu như không lấy được hoặc khi lấy tấm chèn ra sẽ ảnh hưởng tới tính vững
chắc của xe thì có khi chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sẽ phải thực hiện tiếp các công
việc của mình trong điều kiện như trên.

Khi lấy được tấm chèn ra ngoài thì kế đến một chiến sĩ sử dụng kích để
thực hiện thao tác đẩy nóc ôtô xuống, một đầu kích được đặt ở sàn ôtô đầu còn
lại đặt ở nóc của ôtô, vị trí đặt phải đảm bảo chắc chắn và tính ổn định cho xe.
Tăng lực kích đủ cho việc giữ nóc xe.
Một chiến sĩ khác sử dụng kìm cắt để cắt trụ lần lượt các trụ đứng thân xe,
trụ sau kính hậu, trụ sườn cốp ở cả hai bên của xe. Khi cắt phải luôn kiểm tra và
Hình 3.28: Cắt ghế trong xe; Rút khối chèn sau của xe
theo dõi sự an toàn cho xe. Đồng thời chiến sĩ sử dụng kích phải điều khiển kích
để đảm bảo kích luôn giữ được mức làm việc.
Sau khi cắt xong cắt xong các trụ đứng thân xe, trụ sườn cốp của xe, thì
chiến sĩ có thể sử dụng kích để nâng xe lên, hoặc thực hiện việc đẩy nóc ôtô
xuống phía dưới. Các điểm tựa, cột trống xe có thể điều chỉnh lại cho đảm bảo
an toàn xe hơn.
Việc nâng ôtô lên phải đảm bảo rằng không gian tự do đủ để kiểm soát, tổ
chức giải cứu cho người bị nạn trong ôtô ra ngoài.
Nhiều khi việc nâng ôtô bị lật ngửa lên để tạo không gian cho công tác cứu
nạn cứu hộ không phải thực hiện từ phía sau của ôtô mà có thể thực hiện ở ngay
một bên sườn của xe ôtô, nơi đang có nạn nhân bị mắc kẹt trong đó. Kỹ thuật
thực hiện cũng phải tuân theo các bước chính như đã nêu trên.

Hình 3.29: Bọc bảo đảm an toàn; Lật nóc xe theo phương ngang

52
Trong khi thực hiện công việc, phải luôn luôn kiểm tra sự ổn định của xe
cũng như tình trạng nạn nhân. Sử dụng tấm lót an toàn để bảo vệ cho chiến sĩ và
nạn nhân khỏi mảnh vỡ của kính, các rìa sắc nhọn.
3.6. Tình huống 6- Trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt tại vô lăng và chân
phanh, ga.
Với mục đích dịch chuyển đầu xe về phía trước và lên trên tạo không gian
rộng hơn ở phần đầu xe để giúp cho việc tiếp cận với chân người bị nạn đang
bị mắc kẹt, để cầm máu, băng bó vết thương hay để dễ dàng giải thoát nạn
nhân đang bị bảng táp nô hay vô lăng xe kẹp giữ hoặc bị nhấn chìm ở phía đầu
xe.
Khi thực hiện công việc mở rộng này sẽ có sự thay đổi rất lớn tới cấu trúc
của xe, do vậy để đảm bảo an toàn cho nạn nhân thì khi thực hiện công việc này
cần phải có tính toán rất kỹ lưỡng đến những ảnh hưởng có thể sẽ gây ra với
người bị nạn.
Nếu các cửa trước của xe chưa mở được thì thực hiện các thao tác để mở
các cửa xe này, tiếp đến mới bắt đầu thực hiện các phương pháp dưới đây.
* Khi sử dụng thiết bị thuỷ lực – Trường hợp thứ nhất
Khi chân người bị nạn kẹt dưới hộp bảng thiết bị báo trên xe hoặc trục lái
của xe thì có thể sử dụng phương pháp này.
Chiến sĩ sử dụng kìm banh để nâng hộp bảng thiết bị và trục lái chuyển
động lên trên. Một điểm tì của kìm banh được đặt ở sàn của xe. Điểm tì còn lại
là ở vị trí hộp bảng thiết bị báo hoặc trụ lái. Khi thực hiện thao tác nâng, chiến sĩ
phải làm từ từ và kiểm tra liên tục tình trạng của nạn nhân.
Để cho kìm làm việc hiệu quả thì điểm tì dưới sàn xe của kìm banh đặt tấm
lót, đặc biệt là điểm tì còn lại cần phải đặt tấm lót có kích thước tương đối để
tránh cho mũi kìm bị kẹt ở hộp bảng thiết bị điều khiển và đạt được hiệu quả
cao.
Trong nhiều trường hợp chiến sĩ có thể sử dụng kìm cắt để thực hiện một
nhát cắt ở góc dưới phía trước của cửa trước, nơi đặt kìm banh để thực hiện việc
nâng mở rộng.

Hình 3.30: Sử dụng kìm banh nâng hộp táp nô


53
Sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa, cạnh sắc nhọn để đảm bảo an
toàn cho nạn nhân.
* Sử dụng thiết bị thuỷ lực - Trường hợp thứ hai
Sử dụng phương pháp này để giải cứu nạn nhân trong trường hợp nạn nhân
bị chấn thương ở chân cần phải tiếp cận để sơ cứu ban đầu, hay bị mắc kẹt chân
vào các chi tiết của xe, đặc biệt là trường hợp nạn nhân bị trường hợp nhấn chìm
ở phần đầu xe.
Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao, tránh bị tác động bởi sự dịch
chuyển của các thanh cường lực ở đầu xe thì nên sử dụng đồng thời cả hai bên
của xe.

Hình 3.31: Hướng mở rộng đầu xe

Thực hiện việc cố định an toàn cho xe bị tai nạn, khi thực hiện phương
pháp này thì cần phải đặt thêm điểm chèn ở dưới vị trí sẽ dự định đặt một điểm
tì của kích thuỷ lực. Căn cứ vào kích thước của kích mà xác định điểm đặt của
kích ở hộp babulê, nếu sử dụng kích thuỷ lực có chiều dài ngắn thì có thể sử
dụng kìm cắt để cắt một nhát nhỏ vừa với chân kích trên hộp babulê để làm
điểm tì của kích, khi kích thuỷ lực có chiều dài thì điểm đặt là ở vị trí góc tạo
bởi hộp babulê với trụ đứng của thân xe (góc dưới phía sau của cửa trước). Để
đạt được hiệu quả làm việc của kích thì cần sử dụng thêm chân đế của kích.
Chiến sĩ cứu nạn cứu hộ cần sử dụng kìm cắt để cắt trụ trước kính chắn gió
của xe, vị trí cắt nên là ở nửa trên của trụ đến nóc của xe.
Tiếp đến, chiến sĩ điều khiển kích để đặt điểm tì thứ hai của kích vào vị trí,
điểm tì thứ hai này tốt nhất là vị trí góc giữa ở phía trước của cửa xe (góc tạo bởi
trụ trước kính chắn gió với phần khung đầu xe). Điều khiển kích để hai đầu kích
có lực đẩy ban đầu, kích được giữ chặt bởi hai điểm tì. Lưu ý, vị trí tay cầm điều
khiển của kích là hướng ra bên ngoài, không hướng lên trên.

54
Hình 3.32: Chọn vị trí và đặt kích
Sử dụng kìm cắt để thực hiện nhát cắt ở góc dưới phía trước của cửa (góc
tạo bởi hộp babulê và khung đầu xe). Nếu không gian phía trên bị hạn chế thì có
thể để kìm cắt thực hiện từ ngoài vào, còn không gian lớn thì nên để dọc kìm
cắt theo chiều thân xe.

Hình 3.33: Cắt góc cửa trước; Kê chèn dưới vị trí vừa cắt

Khi sử dụng kìm cắt phải chú ý đến chuyển động của kìm cắt, không để
cho kìm có tác động đến người bị nạn, với ghế của xe, các chi tiết điều khiển xe,
đặc biệt là tránh để kìm cắt tác động đến kích thuỷ lực.
Chiến sĩ bắt đầu điều khiển kích thuỷ lực làm việc, khi sử dụng cả hai bên
của xe thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng tránh để có sự làm việc chênh
lệch giữa hai bên. Liên tục theo dõi, kiểm tra các điểm tì của kích cũng như
những chuyển động thay đổi của xe, kiểm tra độ bền vững của xe. Cần thực hiện
ngay những điều chỉnh của kích thuỷ lực khi thao tác, để đảm bảo hiệu quả làm
việc cao của kích. Cần thiết sử dụng các khối chèn có dạng tam giác để chèn vào
vị trí của vết cắt ngang.
Tạo được không gian vừa đủ để giải cứu cho nạn nhân, không nên mở quá
rộng tránh tạo các chuyển động không theo ý muốn do phần đầu xe gây ra.
Trước khi đưa nạn nhân ra nơi an toàn cần phải sử dụng các tấm lót an toàn
để bọc các ría, cạnh sắc nhọn.
* Sử dụng thiết bị thuỷ lực - Để mở rộng theo phương ngang
Với trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt chân bởi các bàn đạp chân phanh,
chân ga, chân côn thì có thực hiện phương pháp này để giải cứu cho nạn nhân
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp xe bị biến dạng lớn thì việc
triển khai theo phương pháp này cũng rất khó thực hiện.

55
Hình 3.34: Hướng mở rộng theo phương ngang
Khi thực hiện phương pháp này phải
tháo bỏ hoàn toàn cửa trước phía lái xe mới
bắt đầu thực hiện các thao tác dưới đây.
Chiến sĩ sử dụng kìm cắt để thực hiện
hai nhát cắt nằm ngang vào khung đầu xe ở
vị trí cửa lái. Nhát cắt đầu tiên ở vị trí góc
dưới phía trước cửa xe, sát với sàn xe. Nhát
cắt thứ hai cách nhát cắt đầu tiên khoảng
cách 30 cm về phía trên. Các nhát cắt cần Hình 3.35: Cắt tại khung đầu xe
phải có chiều dài vừa đủ vào khung xe.
Sử dụng kìm banh để bóp chặt đoạn khung xe đã được cắt ở trên. Bẻ phần
khung xe này ra phía ngoài, có thể sử dụng sức nhưng tốt nhất tìm một điểm tựa
ở trên xe để sử dụng kìm banh để mở phần khung xe này ra ngoài.

Hình 3.36: Dùng kìm banh bóp và bẻ ra ngoài


Sau khi không gian đã được
mở rộng ra, tiếp đến chiến sĩ cứu
nạn cứu hộ cần phải loại bỏ các
chi tiết đang khống chế nạn nhân
để giải thoát họ. Chiến sĩ có thể
sử dụng kìm cắt loại ngắn (dạng
kìm dùng để đột) để cắt các chi
tiết đang khống chế người bị nạn.
Khi chọn vị trí cắt trên chân Hình 3.37: Cắt bàn đạp chân phanh
phanh, chân ga, chân côn phải tính toán đến mức độ tác động đến người bị nạn
khi thực hiện thao tác cắt và để có các biện pháp hạn chế các tác động này.
Khi thực hiện thao tác cắt cũng như kẹp, banh cần phải chú ý kiểm tra sự
dịch chuyển của các thiết bị này, tránh để thiết bị tác động đến nạn nhân.

56
Trong một số tình huống khác cũng có thể tách bàn đạp chân ga, chân côn,
chân phanh ra khỏi bàn chân của người bị nạn bằng cách mở ra hướng sang
ngang với sự hỗ trợ của dây, như sau: Cánh cửa trước của xe vẫn để nguyên, cửa
này cần phải được mở. Cửa xe lúc này cần sử dụng như một cánh tay đòn. Dùng
dây để buộc vào chi tiết đang khống chế chân người bị nạn, căn cứ theo chiều
của bàn chân đang bị khống chế mà chiến sĩ luồn dây về hướng cửa nào của xe,
buộc dây vào khung ngoài của cửa kính xe, sau khi đã kiểm tra dây buộc đã đảm
bảo thì tập trung sức để đẩy cửa xe, để lực căng của dây kéo chi tiết đang khống
chế bàn chân người bị nạn chuyển động tạo không gian để rút chân nạn nhân ra.

Hình 3.38: Sử dụng dây để xử lý bàn đạp ly hợp

Chú ý, phải sử dụng các tấm lót an toàn để bọc các rìa sắc nhọn để đảm bảo
an toàn cho chiến sĩ cứu nạn cứu hộ và nạn nhân.
* Sử dụng thiết bị thuỷ lực – Nâng đầu xe theo phương thẳng đứng
Phương pháp này tạo không gian rộng hơn cả để giải thoát nạn nhân, đặt
biệt khi gặp nạn nhân bị sự cố nhấn chìm ở đầu xe. Sự chuyển dịch của phần đầu
xe lúc này có xu hướng lên phía trên. Lực tác động có hướng theo chuyển động
của đầu xe và xuống phía dưới.
Sau khi cố định an toàn cho xe. Loại bỏ các cửa trước của xe cũng như loại
bỏ nóc của xe (phần trước của nóc xe). Khi không loại bỏ nóc xe thì cần phải cắt
trụ trước kính chắn gió ở phần nửa trên của trụ và loại bỏ kính chắn gió của xe.
Phần nóc xe để tiện cho hoạt động giải thoát người bị nạn cần lật nửa nóc xe về
phía sau.

57
Sử dụng kìm cắt để cắt sâu vào vị trí cao nhất trên bánh xe trước của khung
xe (giữa phần tai xe), vị trí cắt này có tác dụng như là điểm uốn, giúp cho quá
trình dịch chuyển của phần đầu xe dễ dàng hơn.
Trên phần khung đầu xe ở vị trí cửa, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ sử dụng kìm
cắt để cắt hai nhát sâu vào khung xe, chiều rộng giữa hai nhát này vừa phải, đảm
bảo cho việc công việc tiếp theo.
Tiếp đến, chiến sĩ sử dụng kìm banh để bóp chặt phần khung xe được giới
hạn bởi hai nhát cắt trên để mở ra phía ngoài. (giống như với thao tác giải phóng
chân người bị nạn ở phương pháp mở rộng phần đầu xe ra phía ngoài).
Sử dụng các tấm chèn lót để chèn dưới vị trí của khung đầu xe hay dưới
góc dưới phía trước của cửa trước.
Đưa mũi của kìm banh vào vị trí của hai nhát cắt thực hiện trên khung đầu
xe vị trí cửa trước, mở rộng kìm để các mũi kìm tiếp xúc với khung xe, khi kiểm
tra xác nhận lại khả năng làm việc của kìm đảm bảo thì bắt đầu cho kìm làm
việc, mở rộng để nâng phần đầu xe lên.
Tốt nhất phải làm việc cả hai bên cùng lúc, tránh để các chi tiết xe dịch
chuyển do kết cấu dẫn đến làm xấu thêm tình trạng hiện tại. Có thể sử dụng
cùng với kích thuỷ lực, khi sử dụng kích thuỷ lực thì về cơ bản thao tác cũng
giống như khi sử dụng kích để mở rộng đầu xe.

Hình 3.39: Dùng kìm banh để nâng đầu xe; Bọc đảm bảo an toàn
Luôn phải kiểm tra, đánh giá vị trí tiếp xúc của các thiết bị thuỷ lực khi
đang làm việc, cũng như phán đoán các chuyển động các chi tiết của xe để kịp
thời điều chỉnh thiết bị cho phù hợp. Khi thao tác nâng bị ngừng lại tại thời điểm
nào đó, lúc khôi phục lại cần đặc biệt chú ý tới tay cầm điều khiển của thiết bị
thuỷ lực. Trong điều chỉnh, không được dịch chuyển thiết bị thuỷ lực quá mạnh
hoặc quá lớn.
Không gian được tạo ra vừa đủ để giải thoát an toàn cho người bị nạn.
Không được cho thiết bị nghỉ làm việc khi chưa giải thoát được cho nạn nhân.
Cần sử dụng các tấm lót an toàn để bóc các đầu, rìa sắc nhọn đảm bảo an
toàn cho người bị nạn và chiến sĩ cứu nạn cứu hộ.

58
* Tháo (cắt) bàn đạp và cắt vô lăng
Để cắt các chi tiết này thì tốt nhất nên sử dụng kìm cắt chuyên dụng – có
dạng đột, với kích thước ngắn, nhỏ sẽ đỡ ảnh hưởng nhiều đến người bị nạn hơn.
Khi tháo bàn đạp (chân phanh, chân ga, chân côn): đưa kìm cắt vào vị trí dễ
cắt nhất trên thân bàn đạp, phải tính toán đến khả năng gây tác động tới người bị
nạn khi thao tác. Có thể sử dụng thêm các loại chèn để giữ sự ổn định của bàn
đạp này với chân người bị nạn. Tiến hành tháo bàn đạp của xe.
Khi cắt vô lăng của xe: Việc cắt trục dẫn chuyển động của vô lăng rất khó
khăn, phức tạp, đòi hỏi sự tính toán rất kỹ lưỡng về các tác động của nó sẽ tạo ra
với người bị nạn khi chiến sĩ thao tác cắt. Do vậy, tính đến vị trí của vô lăng
đang tác động và khống chế nạn nhân để tiến hành loại bỏ một bộ phận trên vô
lăng của xe. Trước khi cắt phải tính ngay đến những tác động sẽ gây cho nạn
nhân để có biện pháp giảm bớt những tác động xấu đến người bị nạn. Trong
những trường hợp cần có thể sử dụng thêm các cột trống, tấm chèn để cố định
các bộ phận của vô lăng. Sau khi xác định được các vị trí cắt trên vô thì tiến
hành cắt ngay các bộ phận này. Thông thường thì cắt vô lăng ở ba điểm, vị trí
hay khống chế người bị nạn thường là vị trí cân bằng của vô lăng.
Khi cắt vô lăng của xe phải lưu ý tới túi khí an toàn có gắn ở vô lăng xe,
tránh trường hợp làm cho nổ túi khí khi thao tác.
3.7. Tình huống 7- Tình huống có người bị mắc kẹt dưới gầm xe
Tình huống nạn nhân bị mắc kẹt trong trường hợp tai nạn giao thông
thường phổ biến khi xe ôtô va chạm với xe máy, xe đạp, người đi bộ… nguyên
nhân do lái xe không làm được tốc độ, do tránh xe đi ngược chiều, do sử dụng
rượu bia, chất kích thích…
Đặc điểm của các vụ tai nạn này là nạn nhân bị mắc kẹt tại gầm xe, không
thể đưa ra được bằng cách kéo nạn nhân ra theo cách thông thường. Các bộ phận
cơ thể của nạn nhân có bị kẹt dưới gầm xe do đó CBCS khi đến vụ tai nạn sử
dụng các biện pháp nâng xe như : sử dụng túi nâng, sử dụng cẩu để nâng xe đưa
nạn nhân ra ngoài. Hoặc nâng xe để cân bằng cho xe khi xe đang nằm ở vị trí
không bằng phẳng để thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ, và nâng xe để thuận tiện
cho việc di chuyển, kéo xe khác đang bị xe nằm đè lên.

59
Bước 1: Cố định an toàn cho xe ô tô là giữ ổn định cho xe ô tô là các thao
tác giảm thiểu sự chuyển động, rung động của xe với mục đích là loại bỏ những tác
động xấu, những chấn động không mong muốn đến sức khỏe nạn nhân hay tai nạn
cho chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện công việc. Để xe có tính ổn định cao
việc đầu tiên là ta cần cố định việc di chuyển tiến- lùi của xe, sử dụng chèn để
chèn bánh xe. Sử dụng các tấm chèn để chèn 2 bên của xe, khi chèn cũng nên tính
toán đến bên được chèn, với mục đích làm sao có thể hạn chế được sự chuyển động
của xe ( xe đang bị nạn ở nơi có sườn dốc thì chèn chặt bên sườn dốc của xe, xe có
bánh bị hết hơi thì chèn ở bánh đối diện).
Sử dụng một chèn bánh xe lớn, hay hai chèn bánh xe nhỏ để chèn vào bánh
xe, khi chèn một bên xe thì có thể chèn ở một bánh xe và phải chèn hai bên của
bánh xe ( chiều tiến, lùi của xe). Nếu chèn ở hai bánh cùng một bên xe thì mỗi bánh
xe sẽ chặn một chiều dịch chuyển của xe, tốt nhất là nên theo hướng từ ngoài vào
trong.
*Chú ý: khi chèn các tấm chèn xong thì CBCS phải dùng búa để đóng các
khối chèn một cách chắc chắn, tránh bị bật ra khi nâng xe.

Hình 3.40 Chèn cố định bánh xe


Tiến hành cố định thân xe, cố định thân xe bắt buộc phải cố định từ ba
điểm trở nên, thông thường thì tiến hành cố định xe bằng ba hay bốn điểm. Khi
chèn thì sử dụng các khối chèn hình vuông để chèn vào các vị trí có khả năng
chịu lực cao của xe. Nếu có thì sử dụng tấm chèn dạng bậc thang, loại khối chèn
có thể xoay lật, nên làm việc rất tốt, có hiệu quả cao trong cố định xe.

60
Hình 3.41 Cố định thân xe bằng các tấm chèn

Hình 3.42 Vị trí an toàn chèn cố định thân xe


Bước 2: Sau khi cố định xe xong tiến hành nâng xe, nâng xe nhằm mục đích
cứu người bị nạn đang nằm dưới gầm xe, có thể bị xe đổ nằm đè lên người. Hoặc
nâng xe để cân bằng cho xe khi xe đang nằm ở vị trí không bằng phẳng để thực
hiện công tác cứu nạn, cứu hộ và để thuận tiện cho việc di chuyển, kéo xe khác
đang bị xe nằm đè lên.
Khi sử dụng gối hơi để nâng xe thì tính ổn định của xe được đảm bảo hơn,
đặc biệt là khi khoảng cách của các vị trí điểm tì lớn thì sử dụng các gối hơi đặt
trồng lên nhau đưa lại hiệu quả tốt hơn.
Xác định vị trí nạn nhân đang nằm so với xe, để nhanh chóng xác định
điểm nâng xe, chú ý khi xác định vị trí của điểm nâng xe phải đảm bảo chắc
chắn, khi thực hiện thao tác nâng xe không bị biến dạng làm mất tính ổn định
của xe, nên tránh vị trí có nhiệt độ cao trên xe (ống xả, dưới động cơ).

61
Hình 3.43 Sử dụng túi nâng để tiến hành nâng xe
Khi sử dụng gối hơi, phải có các tấm lót ở dưới nền đặt gối và với xe. Khi
không cần nâng xe lên quá cao thì có thể sử dụng một gối hơi và sử dụng thêm
các tấm lót để đảm bảo về khoảng cách tiếp xúc, khi cần phải nâng xe lên cao
hoặc do khoảng cách giữa hai điểm đặt lớn thì cần sử dụng nhiều gối hơi đặt
chồng lên nhau. Các tấm lót này phải có kích thước tương đương với kích thước
của gối hơi để đạt được hiêu quả khi làm việc và đảm bảo an toàn cho gối hơi
khỏi các rìa, cạnh sắc nhọn.
Trong trường hợp sử dụng nhiều gối hơi phải chú ý đến việc đánh dấu
đường ống dẫn khí của các gối hơi để tranh bị nhầm lẫn, khi nâng thì phải sử
dụng gối hơi theo thứ tự từ dưới lên trên.
Khi tiến hành thao tác nâng xe phải làm từ từ, khí nạp vào gối hơi phải
chậm và có quan sát. Khi gối hơi hay tấm lót bắt đầu tiếp xúc với ôtô phải dừng
lại để kiểm tra lại vị trí điểm tiếp xúc đã đảm bảo chưa rồi mới tiếp tục nâng tiếp
theo.
Ngoài gối hơi ra cần phải có đặt thêm các khối chèn ở gần vị trí của gối
hơi, tại điểm chắc chắn của xe. Tốt nhất nên dùng khối chèn có dạng các tấm
trượt. Khi gối hơi nâng xe lên được tới đâu thì phải chèn tiếp vào tới đó cho đảm
bảo an toàn. Khi thu hồi thì làm ngược lại, rút tấm chèn ra tới đâu thì mới hạ xe
xuống tới đó.
Trong quá trình xe được nâng lên tới đâu thì phải liên tục kiểm tra các tấm
chèn ở các vị trí chèn bánh xe liên tục tới đó, phải luôn đảm bảo chèn ở bánh xe
phải chặt. Khi hạ xe xuống phải nới lỏng chèn ở bánh xe ra rồi mới hạ xe xuống.
Cần phải kiểm tra liên tục sự ổn định của xe khi thực hiện thao tác nâng xe (tạo
ra khi xe bị nghiêng).

62
Nâng xe lên chỉ cần vừa đủ để cứu người bị nạn ra ngoài.
3.8.Tình huống 8-Tình huống có người bị mắc kẹt khi xe lao xuống vực
Xe ô tô bị rơi xuống vực có nhiều nguyên nhân như: xe xuống dốc với
vận tốc cao tránh xe đi ngược chiều mất lái, xe bị mất phanh, lái xe ban đêm
buồn ngủ…
Đặc điểm của các vụ tai nạn giao thông xe rơi xuống vực thường rất thảm
khốc, xe lăn xuống dốc nhiều vòng với vận tốc lớn, dốc thường thẳng đứng hoặc
cố độ dốc lớn từ 450 đến 750 , đặc biệt dưới vực có sông chảy qua khiến cho vụ
tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong. Công tác cứu nạn, cứu
hộ các vụ tai nạn thường rất khó khăn do vị trí vụ tai nạn hiểm trở, địa hình phức
tạp, công tác tiếp cận đặc biệt khó khăn với địa hình vực thẳm có độ sâu lớn.
Trong công tác cứu nạn, cứu hộ người bị nạn thường bị mắc kẹt trong xe tai nạn,
mắc kẹt tại gầm xe do bị văng ra ngoài hoặc mắc kẹt tại ghế lái. Trạng thái xe bị
lật thường là lật nghiêng và lật ngửa. Những nội dung trên cũng như quy trình
khi triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ đã được giải quyết ở phần trên, do vậy
phần này chỉ đưa ra các quy trình xử lý vụ tai nạn đặc trưng riêng với xe ô tô rơi
xuống vực như sau:
Bước 1: Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố - tai nạn ô tô
Bước 2: Trên đường đến hiện trường
Bước 3: Trinh sát hiện trường sự cố tai nạn xe rơi xuống vực
Đối với tình huống này người chỉ huy cần phải lập các nhóm trinh sát đi
từ trên đường xuống hiện trường theo nhiều hướng, và tìm hướng di chuyển
ngắn nhất và dễ nhất xuống vực và tiếp cận xe bị nạn.
Người chỉ huy cần chỉ định các nhóm trưởng của nhóm trinh sát và giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, quy định việc trao đổi thông tin giữa các nhóm,
với chỉ huy. Khi trên đường xuống tiến hành quan sát địa hình tránh đi vào nơi
có sườn dốc lớn, có nhiều đá tảng, tránh gây ra hiện tượng sạt lở đất đá thứ cấp.
Khi di chuyển xuống dộ dốc lơn cần sử dụng dây dài 50m để các thành viên
trong tổ bám vào dây tránh bị trượt, với khoảng cách lớn có thể phải sử dụng các
cuộn dây 50 nối lại với nhau. Khi di chuyển cần chọn con đường ngắn và ít bị
ảnh hưởng của các cây lớn.

63
Khi tiếp cận hiện trường cần xác định xem xe bị rò rỉ nhiên liệu ra ngoài
hay không, và có nguy cơ tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm không, động cơ còn
hoạt động hay không, cách ngắt hoạt động của động cơ. Xác định số lượng
người bị nạn trong vụ tai nạn, Xác định tình trạng của các nạn nhân trong vụ tai
nạn, vị trí người bị nạn, tình trạng sức khỏe của người bị nạn; Tình trạng tâm lý
của nạn nhân như thế nào.
Yếu tố về thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì hiện trường vụ
tai nạn giao thông rất phức tạp, diễn ra nhanh, ít có người chứng kiến.
Bước 4: Khoanh vùng hiện trường cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn
Do vụ tai nạn diễn ra trên đường và xe rơi xuống vực nên việc đầu tiên là
phải thiết lập cảnh báo, dừng chặn, báo hiệu cho các xe di chuyển chậm để tránh
phát sinh các tai nạn do các xe lưu thông va chạm vào. Trong trường hợp này có
thể phải sử dụng biện pháp điều khiển các xe lưu thông đi vào làn đường ngược
chiều và ra tín hiệu cho các xe đang lưu thông trên đường biết.
Để đảm bảo cho hiệu quả cao nhất và những điều kiện an toàn cho công
việc cứu nạn, cứu hộ thì cần thiết thiết lập các vùng tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
Căn cứ vào tình hình tại hiện trường người chỉ huy quyết định lập các vùng có
bán kính cho phù hợp, nhưng phải luôn đảm bảo nguyên tắc an toàn trong khi
cứu nạn, cứu hộ.
Vùng đầu tiên thiết lập là vùng 1, vùng làm việc này với vòng tròn tưởng
tượng với bán kính từ 3m – 5m quanh khu vực xe bị nạn. Đây là vùng làm việc
chính cho các chiến sỹ trực tiếp làm công tác cứu nạn, cứu hộ.
Vùng thứ 2 có bán kính lớn, kéo dài từ vị trí tập kết ở xe cứu nạn cứu hộ
bao trùm bên ngoài vùng thứ 1. Vùng này không để cho người không có nhiệm
vụ vào, vùng phân bố đặt các thiết bị cứu nạn, cứu hộ; đặt các dụng cụ y tế, và là
vùng di chuyển nạn nhân từ vực lên đường để đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Vùng thứ 3 là vùng hoạt động của các lực lượng hỗ trợ cho lực lượng cứu
nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ. Khu vực này nằm ngoài vùng thứ 2, khu vực
này là nơi đỗ xe cứu nạn, cứu hộ, xe cứu thương ,xe chở quân…
Bước 5: Triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn giao thông có
người mắc kẹt khi xe lao xuống vực:

64
Khi tiếp cận hiện trường chỉ huy căn cứ tình hình của nạn nhân để đánh
giá chính xác tình trạng của nạn nhân và đánh giá xem đưa nạn nhân nào ra
ngoài nhanh nhất có thể, tuy nhiên vẫn cố gắng đảm bảo tốt về tư thế cho nạn
nhân, khi nạn nhân được đưa ra ngoài và tiến hành đưa nạn nhân lên cáng
thuyền và di chuyển lên vị trí an toàn.
Đối với chiến sỹ được cử vào trong xe bị tai nạn phải là người có kinh
nghiệm để có thể tiếp cận xử lý ban đầu cho nạn nhân (có kiến thức về y tế), tự
đảm bảo an toàn cho chính bản thân và quan sát để thông báo các thông tin cần
thiết ra bên ngoài cho chỉ huy như: nhận thức phản xạ của nạn nhân; hô hâp của
nạn nhân; kiểm tra mạch của nạn nhân..Nếu nạn nhân bị chấn thương ở cột sống
thì cố định cổ và cột sống cho nạn nhân bằng nẹp.
Các chiến sỹ khác ở ngoài nhanh chóng sử dụng bộ kê chèn để ổn định xe
bị nạn, nhằm hạn chế các yếu tố nguy hiểm như xe bị rung lắc, bị lật, bị trượt..
Sau khi xe được cố định an toàn thì chỉ huy cho tiến hành phá cửa xe để
đưa nạn nhân ra ngoài theo các kĩ thuật được trình bày ở trên.\
Đối với tình huống này, việc đưa nạn nhân lên trên vực gặp nhiều khó
khăn do địa hình hiểm trở nên công tác di chuyển nạn nhân lên cần chú ý các
điểm sau:
+ Sử dụng cáng thuyền để di chuyển nạn nhân;
+ Các tốp di chuyển tối thiểu là 5 CBCS, 1 CBCS đi trước dùng dao để
chặt các cây nhỏ khi bị vướng và đi theo hướng dây dẫn hướng đã thiết lập sẵn,
4 CBCS còn lại khiêng cáng;
+ Khi di chuyển lên cần quan sát tình trạng chấn thương của nạn nhân.
IV. Đảm bảo an toàn trong cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn giao thông
4.1. An toàn cho chiến sĩ cứu hộ cứu nạn.
Công việc cứu hộ cứu nạn luôn phức tạp và có tính nguy hiểm cao do
nhiều yếu tố tác động đối với người lính cứu hộ cứu nạn. Để đảm bảo an toàn
cho chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn cần phải có sự phối hợp ăn

65
Hình 4.1: Trang thiết bị bảo vệ cho chiến sỹ
ý, hiểu nhau giữa các chiến sĩ và người chỉ huy, nghiêm túc chấp hành mệnh
lệnh chỉ huy của các chiến sĩ, sự chỉ huy sáng suốt, phù hợp, đúng đắn của người
chỉ huy, các công cụ, thiết bị bảo vệ an toàn cho nạn nhân khi làm nhiệm vụ. Để
đảm bảo cho chính mình khi thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn thì mỗi chiến sĩ
đều cần được trang bị đủ phương tiện bảo hộ cá nhân. Những thiết bị
được trang bị không phải được sử dụng vào tất cả các vụ tai nạn, mà sẽ gặp ở
các vụ tai nạn giao thông đặc thù. Những thiết bị bảo hộ tối thiểu cho cá nhân:

- Mũ: là dụng cụ bảo hộ cá nhân bắt buộc, mũ phải được đội trong suốt
quá trình làm việc.
- Quần áo: đảm bảo che kín toàn bộ cơ thể và bảo vệ được khỏi những vật
có cạnh sắc nhọn.
- Ủng hoặc giầy cứu hộ: phải đảm bảo việc dễ hoạt động, không bị trơn
trượt, bảo vệ để không bị vật nhọn đâm xuyên, đặc biệt là theo hướng từ dưới
lên, cũng như có khả năng chịu lực cho phần mũi chân nhất định.
- Kính bảo vệ mắt: cần phải đeo trong suốt quá trình tiến hành các hoạt
động cứu hộ cứu nạn. Kính giúp bảo vệ mắt tránh khỏi các loại hạt, bụi tạo ra
trong khi thực hiện công việc.
- Găng tay bảo hộ: cần phải đeo trong suốt quá trình làm việc, găng tay
phải đảm bảo cho chiến sĩ dễ điều khiển, sử dụng các thiết bị cứu hộ cứu nạn
cũng như các hoạt động chăm sóc nạn nhân, xử lý thiết bị đang bị sự cố, …
Găng tay phải giúp giảm được tác động hay bảo vệ chiến sĩ cứu hộ cứu nạn khỏi
những tác động của mảnh, phần có cạnh sắc.
Những thiết bị bảo hộ khác:
- Dây đai an toàn: dùng trong khi thực hiện nhiệm vụ ở những vụ tai nạn
xe tải, xe khách do kích thước của xe, những vụ tai nạn mà xe bị mắc, nằm ở vị
trí chênh lệch về độ cao: bên vực, bờ sông, hồ, trên nhà, bên đường đê, …
- Miếng lót đầu gối, khuỷu tay: khi chiến sĩ phải thực hiện động tác chui,
bò, quì vào trong phương tiện để chăm sóc, cứu người bị nạn.

66
- Đối với chiến sĩ cứu hộ cứu nạn khi tiếp xúc trực tiếp với người bị
thương, phải tuyệt đối cẩn thận tránh lây bệnh truyền nhiễm, nên cần sử dụng:
găng tay chống lây truyền, khẩu trang, bọc cổ tay, …
- Một số trường hợp cần thiết thì chiến sĩ cũng cần phải sử dụng thiết bị
phòng chống khói khí độc (mặt nạn) để bảo vệ khỏi tác động các hạt nhỏ tạo ra
khi cắt phá kính, kim loại, vật liệu cấu tạo xe, hay các chất có chứa trên xe.
- Khi tai nạn có sự rò rỉ các hoá chất độc hại, phóng xạ thì chiến sĩ cứu hộ
cứu nạn khi tiếp cận vào khu vực bị các chất trên tác động phải có các trang bị
phòng, chống độc để đảm bảo an toàn.
Khi thực hiện công việc cứu hộ cứu nạn, chiến sĩ sẽ có thể bị truyền
nhiễm, lây truyền bệnh từ người bị nạn, do tâm lí của người bị nạn hoảng loạn
sau khi bị nạn, do hồi tỉnh khi chiến sĩ đang thực hiện công việc cứu hộ cứu nạn
dẫn đến hành động là bị thương các chiến sĩ, như: kéo, bám, cào, … hay khi gặp
nạn nhân bị chảy máu chiến sĩ thực hiện các biện pháp sơ cứu, cầm máu cho nạn
nhân nhưng chỉ do thao tác không chuẩn (do va chạm với các vật xung quanh)
để chính mình bị thương, dẫn đến bị lây truyền bệnh. Trong những tình huống
cấp thiết, người bị nạn ngừng hô hấp, tuần hoàn thì người chiến sĩ cần phải tiến
hành các biện pháp hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực để hỗ trợ nạn nhân
ngay khi chưa có phương tiện, hay trong điều kiện không gian bên trong phương
tiện bị nhỏ, hẹp không thể đưa thiết bị y tế vào, hay đưa nạn nhân ra nhanh bên
ngoài được, dẫn đến chiến sĩ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trong
các tình huống, người chỉ huy và chiến sĩ phải đánh giá được tình huống để có
các dụng cụ, cách bảo hộ cho bản thân.
Trong khi thực hiện các kỹ thuật để giải cứu người bị nạn khỏi sự mắc kẹt
trong xe ôtô, các chiến sĩ cần sử dụng các phương tiện cứu hộ cứu nạn để cắt,
phá xe, để nâng xe lên hay sử dụng các cột chống, dây, tời để giữ ổn định cho xe
ôtô sau khi đã nâng, kích, thay đổi trạng thái nằm ban đầu của xe sau tai nạn. Do
vậy, nếu như chỉ với thao tác chống, đỡ hay giữ ổn định cho xe không đảm bảo
an toàn thì khi chiến sĩ đang thực hiện thao tác cứu hộ cứu nạn, phương tiện bị
thay đổi trạng thái của mình gây ra các sự cố nguy hiểm cho chính chiến sĩ, nặng
hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp tính mạng của chiến sĩ, như xe bị trượt trụ chống

67
dẫn đến đổ sập xuống khi mà chiến sĩ đang chui vào bên trong tiếp xúc và cứu
nạn nhân.
Ngoài ra, hiện trường các vụ tai nạn giao thông là nằm trên các đường
quốc lộ, chính vì vậy luôn có các phương tiện giao thông khác đang lưu thông
trên đường, nếu như công tác khoanh vùng giới hạn không kịp thời và đảm bảo
an toàn thì các phương tiện đang lưu thông này có thể sẽ gây tai nạn trực tiếp với
chiến sĩ đang làm công tác cứu hộ cứu nạn. Hay va chạm với phương tiện đang
bị tai nạn mà có chiến sĩ cứu hộ cứu nạn đang trực tiếp làm việc bên trong
phương tiện hay làm việc ở gần đó.
4.2. An toàn cho nạn nhân.
Trong các vụ tai nạn giao thông, vị trí nạn nhân bị vướng, mắc kẹt trong
xe luôn có sự khác nhau ở các vụ tai nạn, tình trạng sức khoẻ của nạn nhân cũng
có sự phức tạp riêng. Một trong những việc đầu tiên khi đến hiện trường vụ tai
nạn ôtô là lực lượng cứu hộ cứu nạn phải nhanh chóng xác định được số lượng
nạn nhân có trong vụ tai nạn, vị trí các nạn nhân, tình trạng sức khoẻ, vị trí nạn
nhân đang bị thương để có thể đưa ra được phương pháp giải cứu nạn nhân cho
phù hợp.

Khi đã xác định được vị trí và tình trạng sức khoẻ, loại chấn thương của
nạn nhân. Chiến sĩ cứu hộ cứu nạn sẽ nhanh chóng căn cứ vào tình hình thực tế
trên hiện trường để triển khai các công việc sơ cấp cứu cần thiết cho nạn nhân.
Đối với những nạn nhân mà chiến sĩ có thể tiếp cận ngay được để kiểm tra
và chăm sóc sức khoẻ cho nạn nhân thì tiến hành tiếp xúc trước. Nếu như nạn
nhân không bị khống chế bởi thiết bị phương tiện nào, có thể đưa ra ngoài dễ
dàng mà không làm ảnh hưởng đến nạn nhân khác, chiến sĩ cần tiếp cận để kiểm
tra loại chấn thương của nạn nhân, nếu nạn nhân bị thương không nguy hiểm,
việc di chuyển không để lại hậu quả gì thì nhanh chóng đưa nạn nhân ra ngoài

68
Hình 4.2: Trang thiết bị bảo vệ nạn nhân
và đưa tới vị trí an toàn để tiến hành sơ cấp cứu cho nạn nhân. Trong khi di
chuyển nạn nhân hay khi nạn nhân vẫn còn kẹt trong phương tiện thì phải đội
mũ bảo hộ cho nạn nhân và trùm chăn, túi bóng, bạt để bảo vệ cho nạn nhân khi
cần.

Khi nạn nhân bị các chi tiết trong xe khống chế, không thể đưa nạn nhân
ra ngoài mà chưa có tác động vào phương tiện trên xe, hay là khi đưa nạn nhân
dời khỏi chỗ đang ở thì có thể là ảnh hưởng tới phương tiện đang gặp sự cố dẫn
đến tình trạng xấu đi hơn của nạn nhận khác thì chúng ta để nạn nhân tại chỗ và
tiến hành các thao tác sơ cấp cứu ban đầu cho nạn nhân, giúp cho nạn nhân có
thể kéo dài thời gian sống, ngăn không để tình trạng xấu đi của nạn nhân, giúp
nạn nhân nhanh chóng hồi phục: tiến hành cầm máu ở các vết thương, cố định
các vị trí xương bị gẫy, đối với tất cả các trường hợp nạn nhân bị chấn thương
cột sống, đốt sống cổ thì phải làm thế nào cố định được cho nạn nhân, thường là
dùng cáng cứng để cố định cho nạn nhân trong các trường hợp này trước khi ta
di chuyển nạn nhân. Khi nạn nhân đang ở trong môi trường không đảm bảo
dưỡng khí hay khi nạn nhân khó thở thì có thể cho nạn nhân sử dụng bình khí
thở để hỗ trợ cho nạn nhân. Trong những trường hợp cần thiết, nếu chuyên môn
về y tế của chiến sĩ cứu hộ cứu nạn cho phép thì cần phải truyền dịch, cũng như
tiêm các loại thuốc hỗ trợ cho nạn nhân đủ sức khoẻ trong thời gian chờ giải
cứu.
Trong số các nạn nhân đang bị khống chế bởi các chi tiết của xe, các
chiến sĩ cứu hộ cứu nạn phải có phương án để cứu các nạn nhân. Khi cứu nạn
nhân trong tai nạn giao thông cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: cần ưu tiên
người bị thương nặng mà tính mạng đang bị nguy hiểm nhất, sau mới đến những
nạn nhân có mức độ nguy hiểm thấp hơn, người được cứu trước phải ở vị trí mà
khi tiến hành các thao tác kỹ thuật để cắt, phá xe để giải cứu không bị gây các
tác động mà tác động đến các nạn nhân khác còn đang bị chi tiết của xe khống
chế. Trong giải cứu cho các nạn nhân trong vụ tai nạn cần phải tính toán rất kỹ
lưỡng các phương án, cũng như phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho những
người được cứu sau.

69
Một yếu tố nguy hiểm tác động đến công tác cứu hộ cứu nạn phải đến nữa
là hiện tượng hoảng loạn của nạn nhân. Trong tiềm thức của con người luôn có
nhận thức đến mối nguy hiểm lớn đe doạ tới sự sống của bản thân, chính vì vậy
sau khi tai nạn, đặc biệt là nạn nhân sau khi bất tỉnh thì dễ bị hoảng loạn, mất
khả năng định hướng và nhận định tình hình nếu chiến sĩ cứu hộ cứu nạn không
xử lý kịp thời thì sẽ làm cho tình trạng của nạn nhân thêm nguy kịch, gây khó
khăn cho công tác cứu hộ. Do vậy, chiến sĩ cứu hộ cứu nạn phải biết động viên
an ủi, khích lệ người bị nạn, để họ tin tưởng vào sự giúp đỡ của lực lượng cứu
hộ cứu nạn và nhất định là họ sẽ được cứu thoát an toàn. Nếu nạn nhân đang
trong trạng thái hoảng loạn thì chỉ huy và các chiến sĩ phải nhanh chóng nắm
quyền chủ động trấn an tinh thần họ bằng các hành vi và cử chỉ bình tĩnh, tự tin
và giọng nói dứt khoát rõ ràng để động viên nạn nhân yên tâm, đồng thời hướng
dẫn họ thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ cứu nạn.
Một số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong điều kiện trời mưa, để đảm bảo
cho công tác triển khai cứu hộ cứu nạn được nhanh chóng, chính xác cũng như
để đảm bảo cho sức khoẻ của nạn nhân thì cần phải tiến hành căng bạt trên hiện
trường tại vị trí xe bị nạn.
Công việc cứu nạn, cứu hộ luôn phức tạp và có tính nguy hiểm cao do
nhiều yếu tố tác động đối với người lính cứu nạn cứu hộ. Để đảm bảo an toàn
cho chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ cần phải có sự phối hợp ăn
ý, hiểu nhau giữa các chiến sĩ và người chỉ huy, nghiêm túc chấp hành mệnh
lệnh chỉ huy của các chiến sĩ, sự chỉ huy sáng suốt, phù hợp, đúng đắn của người
chỉ huy, các công cụ, thiết bị bảo vệ an toàn cho nạn nhân khi làm nhiệm vụ.

70
71

You might also like