You are on page 1of 28

LỜI NÓI ĐẦU

Với nền công nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, các nhu cầu trong lao động và
cuộc sống của con người càng được nâng cao. Vấn đề vận chuyển hàng hóa, đi lại của
con người là một trong những nhu cầu rất cần thiết. Ô tô là một loại phương tiện rất phát .

Là một sinh viên ngành động lực, việc tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán và thiết kế các
bộ phận, cụm máy, chi tiết trong xe là rất thiết thực và bổ ích. Trong khuôn khổ giới hạn
của một đồ án môn học, em được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình bảo dưỡng ly hợp xe
tải. Công việc này đã giúp cho em bước đầu làm quen với công việc kiểm tra,bảo dưỡng
mà em đã được học ở trường để ứng dụng cho thực tế, đồng thời nó còn giúp cho em
cũng cố lại kiến thức sau khi đã học các môn lý thuyết trước đó.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Trung và sự nổ lực của bản thân, sau
một khoảng thời gian cho phép em đã hoàn thành được đồ án của mình. Vì bước đầu quá
trình tìm hiểu và thực hành còn rất bỡ ngỡ cho nên không tránh khỏi những sai sót, nhầm
lẫn. Do vậy, em rất mong các thầy (cô) thông cảm và chỉ bảo thêm để em được hoàn
thiện hơn trong quá trình học tập của mình.

TP.HCM , tháng 12 năm 2017


Sinh viên thực hiện

Võ Quốc Nhiên

I.MỞ ĐẦU

Trang 1
1.Công dụng của ly hợp

-Tách động cơ khỏi hệ thống truyền lực một cách dứt khoát
-Nối động cơ với hệ thống truyền lực một cách êm dịu
-Bảo đảm an toàn cho các cụm khác của hệ thống truyền lực và động cơ khi quá tải
-Dập tắt các giao động cộng hưởng để nâng cao chất lượng truyền lực của hệ thống
truyền lực.

2.Vai trò của việc bảo dưỡng ly hợp


Ly hợp là một phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu của xe ô tô. Nó quyết định
đến khả năng làm việc và tính an toàn của xe.Sau một thời gian làm việc các chi tiết của
ly hợp có thể mòn, nứt,vỡ, hư hỏng,vị trí tương đối của các chi tiết có thể bị sai lệch so
với tiêu chuẩn.Do đó cần phải bảo dưỡng ly hợp nhằm sửa chữa, thay thế,phục hồi các
chi tiết hư hỏng, điều chỉnh lại vị trí ,khoảng cách tương đối giữa các chi tiết để đảm bảo
khả năng làm việc của ly hợp và nâng cao mức an toàn của xe.

II.NỘI DUNG CHÍNH


A.Giới thiệu khái quát về xe tải Dong-Feng
1. Sơ đồ tổng thể

Hình: Sơ đồ tổng thể xe Dong-Feng


2.Bảng thông số kỹ thuật
Trang 2
Hãng sản xuất: XE TẢI DONGFENG
Danh mục : XE TẢI DONGFENG
Loại xe nền : Xe ô tô tải DONGFENG B190
Động cơ : B190 - 33
Công suất động cơ: 140 KW (190 HP)
Kích thước xe: Dài x Rộng x Cao : 11.650x 2500 x 3.200
Kích thước thùng: Dài x Rộng x Cao : 9.400 x 2.450x 2.150
Lốp: 10.00 x 20

Danh mục Yêu cầu


Chủng loại xe Xe chassi
Nhãn hiệu xe DONGFENG
Model xe DFL1160BX
Model chassis DFL1160BX
Năm sản xuất Năm 2011
Tổng trọng lượng 16000 Kg
Tải trọng cho phép 9000 Kg
Trọng lượng bản thân 7000 Kg
Kích thước bao (dài x rộng x 9000 x 2500 x 2830
cao) mm
Chiều dài cơ sở 5000 mm
Động cơ Động cơ dong feng
Moden động cơ B190 33 (Cummins), tiêu chuẩn khí xả EURO 3
Loại động cơ Diesel 6 xi lanh thẳng hàng làm mát bằng nước có tăng
áp
Công suất tối đa (KW) 140 KW (190 HP)
Mo men xoắn cực đại N.m 610
Loại nhiên liệu Diesel
Hộp số 6 số tiến/1số lùi hộp số 2 tầng nhanh chậm
Model DC7J100TC
Phanh tang trống Phanh chính: dẫn động khí nén hai dòng kiểu má
phanh tang trống. Phanh tay Loc kê
Tốc độ tối đa Km/h 90
Khả năng leo dốc (%) 30

Trang 3
Cự ly phanh (m) 14
Số lượng nhíp (Trước/sau) 10/8+8
Lốp 11.00r-20
Lượng tiêu hao nhiên liệu trên 19
100Km (Lit/100 km)
Hệ thống lái Hệ thống lái thuỷ lực

B.Bảo dưỡng ly hợp xe tải Dong-Feng

1.Các hư hỏng thường gặp

1.1.Ly hợp bị trượt


* Hiện tượng:
- Có mùi khét
- Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm

* Nguyên nhân:
- Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng
- Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ
- Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép
- Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có
- Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy
- Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau

* Tác hại:
- Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh
- Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các
lò xo bị giảm đàn tính.
- Không truyền hết mômen ra phía sau

1.2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn


* Hiện tượng:
- Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình
vào số khó khăn và gây va đập.

* Nguyên nhân:

- Hành trình tự do quá lớn


- Đĩa ma sát bị cong vênh
- Đĩa ép bị vênh

Trang 4
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
- Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào
- Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép

* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn.

1.3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )
* Nguyên nhân:
- Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn
- Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng
- Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.
- Đĩa ép bị vênh, đảo.

* Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi.

1.4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu


Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:

a. Khi ly hợp ở trạng thái đóng

* Nguyên nhân:
- Lò xo ép gị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gẫy
- Các bulông bắt không chặt.

b. Khi ly hợp ở trạng thái mở

* Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian

* Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.


Bộ ly hợp không làm việc - kiểm tra và sửa chữa
Khi dừng xe hoặc khi xe chuẩn bị dừng lại thì động cơ cần được ngắt kết nối khỏi hộp số
hoặc là xe sẽ bị chết máy.

2.CHU KỲ BẢO DƯỠNG

Trang 5
2.1.Bảo dưỡng hằng ngày

a.Yêu cầu
Bảo dưỡng hàng ngày do lái sau khi xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng
chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như
trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe.
Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ:
Khó khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có tiếng va
đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn, còi làm việc kém hoặc có
trục trặc...
Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và
dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được.
Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn.
b.Kiểm tra chẩn đoán
b.1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc
trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
b.2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng
lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên
xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang
bị kéo moóc...
b.3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái,
đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió...
b.4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ
trợ lực tay lái, hình thang lái.
b.5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và
độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh...
b.6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác
(hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ...).
b.7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải
bổ sung.
b.8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
b.9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.
b.10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc.

Trang 6
b.11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn
gió, gương chiếu hậu, đèn, pha, cốt, đèn phanh, biển số.

2.2. Bảo dưỡng định kì


Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực
hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc
thời gian khai khác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng.
Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như séc măng, rà lại
xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, má ly hợp...
Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng.
* Chu kỳ bảo dưỡng:

- Sau chạy rà : Sau thời gian chạy rà thì sẽ tiến hành bảo trì khi xe hoạt động được
khoảng 8000km tương ứng với 6 tháng.

-Sau sửa chữa lớn : Sau khi sửa chữa lớn sẽ tiến hành bảo trì khi xe hoạt động được 4000
km tương ứng với 3 tháng.

3.Nội dung bảo dưỡng cho từng cấp

3.1.Bảo dưỡng ly hợp hằng ngày

3.1.1.Thời gian : 10 phút -15 phút

3.1.2 Nhân công :

1 - 2 người , có thể là lái xe,phụ xe hoặc công nhân trong xưởng

3.1.3 Phương pháp tiến hành kiểm tra

Chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích luỹ
được

3.1.4.Cách thức kiểm tra

- Khởi động động cơ, nhấn bàn đạp ly hợp, cài số 1, nhả ly hợp đồng thời tăng ga, nếu
nghe tiếng máy òa lên và xe dịch chuyển kém hoặc xe dịch chuyển nhưng gia tốc ban đầu
không tốt, hiện tượng này thường là do lá côn mòn.

Trang 7
- Khởi động động cơ, kéo phanh tay, nhấn bàn đạp ly hợp và cài số 4, buông từ từ chân ly
hợp đồng thời tăng nhẹ ga. Nếu bộ ly hợp làm việc động cơ sẽ bị chết máy khi ta buông
hết chân nối khớp ly hợp, ngược lại động cơ vẫn nổ bình thường chứng tỏ đĩa côn bị trượt
quay do mòn.

- Hay cách khác là thử xe trên đường và xe chở đầy tải khi lên dốc mặc dù đã về số thấp
nhưng gia tốc xe kém đồng thời máy gào lên, điều này chứng tỏ đĩa ly hợp cũng bị mòn

3.2. Bảo dưỡng định kì

3.2.1.Thời gian : Từ 2-3 tiếng

3.2.2.Nhân công : Tối thiểu là 2 người

3.2.3. Thiết bị cần dùng


- Con đội
- Cầu nâng
- Bộ dụng cụ tháo lắp ly hợp gồm cờ lê,bộ mở vít, mở khẩu chữ T…
- Dụng cụ cảo ổ bi và bạc lót ly hợp
- Bộ dụng cụ điều chỉnh ly hợp
- Đồng hồ so,thiết bị kiểm tra
- Ngoài ra còn chuẩn bị dầu bôi trơn,giẻ lau…

3.2.4. xây dựng quy trình chuẩn đoán

3.2.4.1. Nội dung chẩn đoán


Chẩn đoán các hư hỏng hệ thống ly hợp:
Ly hợp bi trượt
Ly hợp ngắt không hoàn toàn
Ly hợp đóng đột ngột
Ly hợp phát ra tiếng kêu
Chấn rung bàn đạp ly hợp
Động cơ bị rung giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp
Không mở được ly hợp
Đĩa ma sát nhanh mòn
3.2.4.2. Lập quy trình chẩn đoán Ly hợp
Trang 8
Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp
Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp bao gồm hành trình tự do và hành trình toàn bộ.
Thông số hành trình tự do phụ thuộc các chủng loại xe, kết cấu, có hay không có cường
hóa, giá trị của nó rất khác nhau:
Ôtô con: 30÷40 mm
Hàng trình toàn bộ bàn đạp ly hợp
Ôtô con : (120÷160) mm
Cần chú ý: Hành trình tự do bàn đạp ly hợp trong sử dụng luôn có xu hướng giảm nhỏ.
Nếu mất hành trình tự do cần phải điều chỉnh lại ngay để tránh trượt ly hợp trong khi làm
việc.
a) Ly hợp bị trượt
Gài số cao và đóng ly hợp :
Chọn một đoạn đường bằng phẳng cho xe đứng yên tại chỗ, gài số tiến ở số cao nhất ( số
4 hoặc số 5 ) đạp và giữu phanh chân, cho động cơ làm việc ở chế độ tải lớn bằng tay ga
rồi từ từ nhả bàn đạp ly hợp.
Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng
tỏ ly hợp bị trượt lớn. ( có thể đĩa ma sát bị mòn nhiều , điều chỉnh ly hợp không đúng , lò
xo ép quá yếu hoặc gãy )
Giữ xe trên dốc :
Chọn mặt đường bằng phẳng có độ dốc (8 đến 10 )độ xe đứng bằng phanh trên mặt dốc
đầu xe theo chiều xuống dốc tắt động cơ gài số ở số thấp nhất , từ từ nhả bàn đạp phanh
bánh xe và oto không bi lăn xuống dốc cứng tỏ ly hợp còn tốt còn nếu xe lăn xuông dố
chưng tỏ ly hợp bị trượt.
Đẩy xe :
Chọn một đoạn đường bằng phẳng, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy gài số tiến ở
số thấp ( số 1 ) rồi đẩy xe ( 2 đến 3 người đẩy ) nếu xe không chuyển động được chứng tỏ
ly hợp tốt, nếu xe chuyển động được chứng tỏ ly hợp trượt.
Xác định qua mùi khét đặc chưng :
Xác định ly hợp trượt qua mùi khét đặc trưng khi oto chịu tải đầy và thường xuyên làm
việc ở chế độ tải nặng nề . việc xác định qua mui khét chỉ khi ly hợp bị trượt nhiều tức là
ly hợp đã cần thay thế đĩa bị động hay các thông số điều chỉnh đã bị thay đổi.
b) Ly hợp bị dính khi mở
+ Gài số thấp, mở ly hợp:
Ô tô đứng trên mặt đường tốt phẳng, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và giữ
nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng cung cấp nhiên liệu. Nếu ôtô chuyển động chứng tỏ
ly hợp bị dính do cong vênh đĩa bị động, sai lệch vị trí trên phần dẫn động điều khiển ly
hợp. Nếu ôtô vẫn đứng yên chứng tỏ ly hợp đã được cắt hoàn toàn.

Trang 9
+ Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi chuyển số:
Ô tô chuyển động, thực hiện chuyển số hay gài số. Nếu ly hợp bị dính nhiều, có thể
không gài được số, hay có tiếng va chạm mạnh trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi
trạng thái khi chuyển các số khác nhau.
c) Ly hợp ngắt không hoàn toàn
Gài số thấp và mở ly hợp :
Ô tô đứng trên mặt đường tốt băng phẳng nổ máy đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và
giữ nguyên vị trí gài số thấp nhất tăng lương cung cấp nhiên liệu nếu oto chuyển động
chứng tỏ ly hợp bị dính do cong vênh đĩa bị động sai lệch vị trí trên phần dẫn động điều
khiển ly hợp nếu oto dứng yên chứng tỏ ly hợp đã cắt hoàn toàn
Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hợp số khi chuyển số :
Khi xe đang chuyển động nếu ly hợp ngắt không hoàn toàn có thể không gài được số
hoặc là có tiếng va chạm cơ khí mạnh throng hộp số, điều này rất nguy hiểm có thể gây
gẫy răng các bánh răng của hộp số. Hiên tượng xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển số
khác nhau.
Xác định âm thanh phát ra trong ly hợp
Dễ phát hiện nhất là lúc đóng mở ly hợp trong trạng thái quá độ này :
Nếu có tiếng gõ lớn : rơ lỏng bánh đà , bàn ép hỏng bi đầu trục.
Khi thay đổi đột ngột vang quay của động cơ có tiêng va kim loại chứng tỏ khe hở bên
then hoa quá lớn.
Nếu có tiếng trượt mạnh chu kỳ : đĩa bị động bị cong vênh. ở trạng thái làm việc ổn định
( ly hợp dóng hoàn toàn ) có tiêng va nhẹ chưng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở với bạc bi
mở.
Xác định khả năng đạt vận tốc lớn nhất của oto
Cho ô tô chở đủ tải chuyển động trên đường tốt bằng phẳng với tay số cao nhất tiếp nhiên
liệu tới mức tối đa theo dõi đồng hồ tốc độ để xác định vận tốc lớn nhất so sánh với các
oto có trạng thái ly hợp tốt . loại trừ hư hỏng trong động cơ và hệ thống truyền lực , xác
định sự trượt trong ly hợp , đây là trương hợp trượt nhẹ của ly hợp
Xác định lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp
Lực bàn đạp quá nhẹ : thiếu dầu dò rỉ dầu
Lực bàn đạp quá lớn : tắc đường dầu hỏng các bộ xy lanh chính xy lanh công tác
d) Đối với cơ cấu dẫn động thủy lực
- Do đặc điểm truyền năng lượng điều khiển cơ cấu nhờ chất lỏng nên khi chẩn đoán cần
thiết phải xác định trạng thái kỹ thuật của hệ thống thông qua:
- Sự rò rỉ chất lỏng dẫn động
- sự lọt khí vào hệ thống dẫn động
- hư hỏng các van điều tiết chất lỏng

Trang 10
- vấn đề bao kín các khu vực không gian chứa chất lỏng
- Việc chẩn đoán có thể tiến hành bằng việc quan sát băng mắt các vết rò rỉ của dầu trợ
lực , song tốt nhất là dùng đồng hồ đo áp suất ơ những vị trí có thể đo được
- Hiện tương giảm áp suất so với tiêu chuẩn có thể là do các nguyên nhân nêu ở trên nhất
là hiện tượng hư hỏng do mòn các gioăng phớt bao kín cáckhông gian chứa chất lỏng ,
đồng thơi cũng cần chú ý thêm các nguyên nhân :
- Do sai lệch các đòn dẫn động
- tắc bẹp đường dẫn dầu
- vỡ đường ống
- thiêú dầu hoặc tắc lỗ dầu tại bình chứa dầu .

3.2.5.Xây dựng quy trình bảo dưỡng kỹ thuật Ly hợp


Trong qua trình bảo dưỡng ta sẽ chia ra làm các cấp độ bảo dưỡng khác nhau
* Bảo dưỡng cấp1:
Kiểm tra sự chuyển động tự do của bàn đạp, kiểm tra tình trạng và sự bắt chặt của lò xo
kéo.
* Bảo dưỡng cấp2:
Kiểm tra chuyển động toàn vòng và chuyển động tự do của bàn đạp, sự hoạt động của lò
xo kéo, sự làm việc của cơ cấu dẫn động ly hợp.

3.2.5.1. Tháo lắp,kiểm tra,bảo dưỡng xilanh công tác chính


a.Tháo xilanh công tác chính
- Tháo rời xilanh công tác chính
- Xả dầu trong xilanh chính ra, lấy can sạch để hứng dầu.
- Tháo đường ống dẫn dầu tới ly hợp
- Tháo đai ốc và kéo xilanh ra

Trang 11
Hình 3.1: Các bộ phận xilanh chính

- Tháo rời xilanh bơm dầu ra.


- Ngắt kết nối đường ống dầu với xilanh sinh lực ly hơp.

Hình 3.2: Ngắt đường dầu

- Tháo rời lò xo hồi vị của bàn đạp.


Trang 12
- Tháo chạc chữ U : Rút cái kẹp ( clip ), chốt ( clevis pin ) sau đó mới tháo rời chạc chữ

Hình 3.4: Tháo chạc chữ U


- Tháo đai ốc ( mounting nust ) sau đó kéo xilanh chinh ( Master cylinder) ra.
- Tháo rời các chi tiết của xilanh công tác chính.
- Tháo cốc chứa dầu ( reservoir tank )
- Tháo cần đẩy piston ( push rod)

Hình 3.5: Tháo cần đẩy


Kéo nắp đầu xilanh ( boot) ra sử dụng tuốc nơ vớt, sau đó tháo lắp chặn ( snap ring)
Thao tác tiếp theo là cần kéo đẩy piston ra
Tháo rời piston:
Sử dụng khí nén để tháo piston và lò xo ra khỏi xilanh.

Trang 13
b .Kiểm tra xylanh công tác chính

+ Kiểm tra xylanh : Kiểm tra độ mòn và xước của xylanh và cần phải thay thế cái mới
nếu xi lanh mòn hoặc xước quá lớn. Nếu ít thì có thể đánh bóng lại.
+ Kiểm tra piston: Mòn, xước ít có thể dùng giấy ráp đánh bóng lai, nếu mòn xước nhiều
thì phải thay mới.

Hình 3.6: Tháo piston


c. Lắp các bộ phận của xilanh công tác chính.
- Cuben làm kín gắn trên piston đặt vào trong xilanh như hình minh họa

Hình 3.7: Lắp xilanh chính


Lắp bộ phận cần đẩy pittông với nắp chặn (snap ring)
- Sau đó lắp cốc chứa dầu vào thân xilanh

Trang 14
Hình 3.8: Lắp cốc chứa dầu
Quy trình lắp xilanh công tác chính với bàn đạp ly hợp ngược lại với quy trình tháo yêu
cầu lắp tuần tự, các mối ghép yêu cầu độ kín khít cần bôi keo làm kín không để xẩy ra
hiện tượng mất áp khi đạp mở ly hợp
2.5.2.Tháo lắp,kiểm tra,bảo dưỡng xilanh sinh lực của Ly hợp:
* Cấu tạo các bộ phận chính:

Hình 3.9: Xilanh lực


a.Tiến hành tháo rời các chi tiết
- Tháo rời các chi tiết phụ
Ngắt rời ống dẫn dầu từ xilanh công tác chính đến:
Sử dụng 2 cơle 1 để giữ chặt đường ống 1 cơlê dùng để tháo rời đường ống.

Trang 15
Hình 3.10: Ngắt ống dẫn dầu
- Tháo rời 2 Bulông và rút nó ra khỏi xilanh

Hình 3.11: Tháo xilanh lực


Tháo rời các chi tiết của xilanh sinh lực
+ Rút cần đẩy (Push rod ) ra ngoài
+ Tháo mũ chụp cao su làm kín (boot)
+ Tháo píttông: sử dụng súng hơi để tháo píttông và lò xo ra khỏi xilanh

Hình 3.12: Tháo piston và mũ chụp


b. Tiến hành kiểm tra

Trang 16
Kiểm tra xi lanh chính cắt ly hợp, xi lanh phụ: Độ mòn, xước lớn sẽ làm cho áp lực dầu
giảm ly hợp làm việc không hiệu quả. Vì vậy cần phải thay thế cái mới nếu xi lanh mòn
hoặc xước quá lớn. Nếu ít thì có thể đánh bóng lại.
+ Kiểm tra piston: Mòn, xước ít có thể dùng giấy ráp đánh bóng lai, nếu mòn xước nhiều
thì phải thay mới.
+ Kiêm tra cuppen: Rách, nhũn, mòn phải thay mới, chú ý lắp đúng chiều
c. Tiến hành lắp các chi tiết của xilanh sinh lực
- Quy trình lắp xilanh sinh lực ngược lại với quy trình tháo yêu cầu lắp tuần tự, các mối
ghép yêu cầu độ kín khít cần bôi keo làm kín, không để xẩy ra hiện tượng mất áp khi mở
ly hợp.
Chú ý : Sau khi quy trình lắp 2 xilanh lực hoàn tất tiến hành
- Kiểm tra những mối lắp ghép xem có bị dò rỉ dầu gây mất áp không?
- cấp dầu thuỷ lực vào cốc dầu và thực hiện công việc xả khí ( xả e)
- Xả không khí cho hệ thống dẫn động ly hợp.

Hình 3.12: Xả e
Đấu ống dẫn khí vào nút xả khí
Thực hiện xả khí ( xả e )
+ Đạp bàn đạp ly hợp thật chậm và nhiều lần.
+ Khi bàn đạp ở vị trí thấp nhất, nới lỏng cái nút xả khí cho đến khi dầu bắt đầu chảy ra
ngoài, sau đó lại vặn chặt nút xả khí.
+ Lặp lại thao tác đó cho đến khi không còn khí ở trong đường ống dẫn dầu
2.5.3 Tháo lắp,kiểm tra,bảo dưỡng các chi tiết của ly hợp
* Cấu tạo các bộ phận chính.

Trang 17
Các chi tiết ly hợp

a.Tiến hành tháo rời các chi tiết:


- Tháo rời và hạ hộp số
- Tháo vỏ và đĩa ép của ly hợp

Tháo vỏ và đĩa ép

+ Nới lỏng bộ bulông cho đến khi áp lực lò xo màng tự đẩy ra.
+ Tháo rời các bulông và rút chúng ra khỏi ly hợp
+Tháo rời Bi T, Chạc bộ ly hợp ra khỏi Hộp số.
+ Tháo và giữ cái kẹp sau đó rút nó ra,

Trang 18
+ Tháo Bi T và Chạc bộ ly hợp ra.

Tháo bi T

Càng đẩy và bi T
b.Kiểm tra các bộ phận của Ly hợp:
- Kiểm tra độ mòn và những hư hỏng của đĩa ma sát ( đĩa bị động)

Kiểm tra độ mòn


đĩa ma sát
+ Sử dụng thước kẹp để đo chiều cao đầu đinh tán đến bề mặt đĩa.

Trang 19
Giá trị chiều cao lớn hơn 0.3mm
Nếu không đảm bảo yêu cầu cần thay đĩa ma sát mới.
- Kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát

Kiểm tra độ đảo đĩa ma sát


Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của đĩa. Độ đảo của đĩa ma sát cho phép trong khoảng
0,3÷0,5mm, cực đại là 0,8mm. Nếu độ đảo vượt quá giới hạn tiêu chuẩn phải thay cái
mới.

Kiểm tra và nắn đĩa


1: Giá đỡ 3: Cán Nắn
2: Trục giá 4: Đồng hồ so
+ Kiểm tra các lò xo giảm chấn xoán nếu có hiện tượng bị rơ lỏng, giảm đàn hồi thì phải
thay mới đĩa ly hợp.
- Kiểm tra độ đảo của bánh đà:

Trang 20
Kiểm tra độ đảo bánh đà
Sử dụng may đo độ đảo bằng đồng hồ số yêu cầu độ đảo < 0.2mm
Quan sát bằng mắt là chủ yếu, nếu nứt nhẹ hoặc cháy nhẹ ta dung giấy ráp đánh lại cho
bóng, nếu vết nứt chân chim hoặc xước lớn quá 0,2÷0,5mm thì phải phay lại.
Nếu không đạt yêu cầu cần thay thế bánh đà mới.
- Kiểm tra ổ bi

Kiểm tra ổ bi
Đưa tay vào trong ổ bi và quay nếu cảm thấy rơ hoặc có tiếng kêu cần thay mới

Tháo ổ bi Lắp ổ bi
Tháo và lắp ổ bi
Sử dụng dụng cụ chuyên dung để tháo, và lắp ổ bi

Trang 21
- Kiểm tra độ mòn của lò xo màng

Kiểm tra độ mòn lò xo


Sử dụng thước kẹp để đo bề rộng và chiều cao của lò xo màng
Giá trị giới hạn là : bề rông : 5 mm, chiều cao : 0.6 mm
Nếu không đảm bảo yêu cầu cần thay đĩa chủ động ( bàn ép ) mới.
- Kiểm tra ổ bi T

Kiểm tra bi T
Sử dụng tay để quay ổ Bi T nếu cảm thấy có độ rơ, lỏng hoặc có tiếng kêu cần thay ổ Bi
T mới .

Sửa chữa:

+ Quan sát bề mặt tấm ma sát nếu dính dầu mỡ thì lấy xăng rửa sạch. Nếu mòn ít
thì có thể lấy giấy giáp đánh lại.

+ Gõ vào tấm ma sát để phát hiện xem có đinh tán nào bị lỏng không ( có tiếng rè
rè ) nếu có thì tiến hành tán lại.

+ Có thể dùng trục mới để kiểm tra rãnh then của moay ơ hoặc nếu có thể quan sát
băng mắt được. Nếu mòn nhiều thì phải thay mới.

+ Dùng hai khối nâng tâm để kiểm tra độ cong vênh của đĩa bị động nếu nhiều thì
phải uốn nắn lại hoặc thay mới.

Trang 22
c. Lắp các bộ phận của Ly hợp

Yêu cầu khi lắp cần lắp ráp đúng vị trí ban đầu nếu lắp sai sẽ dẫn đến nhưng hư hỏng
mới.
- Lắp đĩa ép masat vào bánh đà:

Lắp đĩa ma sát


- Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để định vị đĩa ép vào bánh đà.

Lắp đĩa ép vào bánh đà


Siết chặt các bulông thật đều và tăng dần. Sử dụng cân lực để siết
- Tra mỡ vào các vị trí trên chạc mở ly hợp và Bi T

Tra mỡ
- Lắp Bi T , Chạc mở ly hợp vào trục sơ cấp hộp số.

Trang 23
Lắp Bi T và chạc mở
Sau đó tiến hành lắp Hộp số vào động cơ.
Khi lắp cần chú ý:
- Các chi tiết trước khi lặp phải được vệ sinh sạch sẽ, đĩa ép và đĩa ma sát không dược
dính dầu mỡ.
- Lắp đĩa đúng chiều..
- Gióng thẳng các dấu trên nắp ly hợp và bánh đà.
- Theo các qui trình xiết các bu lông theo đúng thứ tự bắt đầu từ bu lông có vị trí gần
chốt trên đỉnh theo thứ tự một cách đều đặn..
- Momen xiết: 195 kgf.cm ( 19 N.m).
- Dịch chuyển cỡ lên xuống, phải và trái nhẹ để kiểm tra đĩa đồng tâm.
- Kiểm tra độ đồng phẳng của đầu lò xo đĩa
- Dùng đồng hồ so kế có con lăn.
- Độ đồng phẳng lớn nhất là :0.5mm.
- Không đúng tiêu chuẩn thì ta điều chỉnh lại.
- Lắp cao su chắn bụi và điểm tỳ càng cắy ly hợp vào hộp số.
- Bôi một lớp mỡ lên bề mặt tiếp xúc giữa phần trục then hoa và moayơ đĩa ma sát, đòn
mở tiếp xúc với vòng bi mở và vị trí liên kết của các đòn dẫn động.

2.5.4.Kiểm tra và hiệu chỉnh toàn bộ Ly hợp

Sau khi hoàn tất công việc tháo lắp bảo dưỡng sửa chữa các cụm chi tiết yêu cầu cần
kiểm tra lại hành trình bàn đạp, và kiểm tra tổng thể xem có vấn đề trong quá trình lắp
ráp.
a.Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp:
Bằng tổng hành trình tự do của cơ cấu dẫn động cơ khí và cơ cấu dẫn động thuỷ lực.
Thông thường đối với lyhợp dẫn động thuỷ lực hành trình tự do của bàn đạp thường 5 
15 mm.

Trang 24
Tiến hành kiểm tra như sau: Lấy thước đo đặt vuông góc với sàn xe và song song
với trục bàn đạp ly hợp, dùng tay ấn bàn đạp ly hợp đến khi cảm thấy năng thì dừng lại,
đọc chỉ số của bàn đạp trên thước so sánh giá trị đo được với giá trị tiêu chuẩn nếu không
hợp lý ta tiến hành điều chỉnh như sau:
- Nới lỏng cái đai ốc hãm và gạt cái đai ốc hãm đến khi hành trình bàn đạp có giá
trị nằm trong khoảng tiêu chuẩn, sau đó vặn chặt cái đai ốc hãm lại

Hình 3.28: Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp


b. Kiểm tra độ rung động của bàn đạp và độ rơ của bàn đạp ly hợp
- Ấn bàn đạp sang trái cho đến khi ly hợp bắt đầu tiếp xúc với bánh đà.
- Độ rung động sai lệch nằm trong khoảng: 13  23 mm
- Độ rơ của bàn đạp trong khoảng : 1,0  5,0 mm

Hình 3.29: Hành trình tự do của bàn đạp

Trang 25
Nếu cần thiết ta có thể điều chỉnh độ rung và độ dơ của bàn đạp ly hợp như sau.
- Nới lỏng cái đai ốc hãm và gạt cái đệm của bàn đạp cho đến khi độ rung động và độ rơ
đúng yêu cầu
- Xiết chặt cái đai ốc hãm lại.
- Trước khi điều chỉnh độ rơ cần kiểm tra lại hành trình của bàn đạp.
- Nếu hành trình bàn đạp ly hợp dài quá hoặc ngắn quá thì ta điều chỉnh lại tăng hoặc
giảm hành trình lại cho thích hợp .

III.KẾT LUẬN

- Thông qua việc bảo dưỡng hằng ngày giúp chúng ta có thể phát hiện được các dấu hiệu
ban đầu của hư hỏng ly hợp như thông qua tiếng kêu khi đóng ly hợp ta có thể biến được
đĩa ma sát bị mòn gây ra hiện tượng trượt ở ly hợp hoặc ổ bi bị mòn hay như việc vào số
khó khăn rung động ta có thể biết được ly hợp có hiện tượng ngắt ko hoàn toàn tuy nhiên
việc bảo dưỡng hằng ngày dựa vào sự quan sát, lắng nghe, kinh nghiệm để phát hiện ra
dấu hiệu hư hỏng thì có thể không hoàn toàn chính xác, đôi khi nhầm lẫn giữa các dấu
hiệu.
- Đối với việc bảo dưỡng định kì sẽ giúp ta phát hiện được tất cả các hư hỏng, sai lệch
nhỏ nhất một cách chính xác nhất thông qua việc tháo rời các chi tiết để kiểm tra từ đó có
thể đưa ra quyết định phục hồi các chi tiết hay là thay mới các chi tiết,ngoài ra việc tháo
rời và quan sát các chi tiết giúp chúng ta có thể xác định có sự làm việc không bình
thường của các chi tiết hay không tuy nhiên việc bảo dưỡng định kì làm tốn rất nhiều thời
gian và công sức.

Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Công nghệ sửa chữa- bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô – Trường CĐCN
Việt Đức.
2. Nguyễn Văn Toàn. Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô – Trường ĐH SPKT
TP.HCM
3. Trương Mạnh Hùng .Cấu tạo ô tô -Trường ĐH GTVT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ………………..……………………………………………....1

I. MỞ ĐẦU…..……………………………………………………………….2
1. Công dụng của ly hợp…………………………………..………….……2
2.Vai trò của việc bảo dưỡng ly hợp……………………………..….….….2
II.NỘI DUNG CHÍNH………………………………………………………...2
A.Khái quát về xe tải Dong-Feng…………………………………………....2
1.Sơ đồ tổng thể………………………………………………………........2
2.Thông số kỹ thuật…………………………………………………….….3
Trang 27
B.Bảo dưỡng ly hợp xe tải Dong-Feng……………………………………...4
1.Các hư hỏng thường gặp………………………………………………....4
2.Chu kỳ bảo dưỡng………………………………………………………..5
2.1. Bảo dưỡng hằng ngày……………………………………………......5
2.2.Bảo dưỡng định kỳ……………………………………………………6
3.Nội dung bảo dưỡng cho từng cấp………………………………………..7
3.1.Bảo dưỡng hằng ngày…………………………………………………8
3.2.Bảo dưỡng định kỳ…………………………………………………….8
III.KẾT LUẬN………………………………………………………………...25

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…26

Trang 28

You might also like