You are on page 1of 28

ĐH TRẦN ĐẠI NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

KHOA Ô TÔ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC LÝ THUYẾT Ô TÔ
Họ và Tên:
Lớp: 17DDS07021
I. SỐ LIỆU BAN ĐẦU.
- Tên xe: Toyota vios E 1.5 MT 2014 (4x2)
- Hộp số sàn 5 cấp. Nhiên liệu: xăng 4 kỳ
TT NỘI DUNG SỐ LIỆU ĐVT
1 Dung tích công tác (V) 1,5 Lít
2 Công suất cực đại (Ne max/ne) 79/6000 kW/(v/p)
3 Momen xoắn cực đại (Me max/ne) 141,21/4200 N.m/(v/p)
4 Tỷ số truyền 1 (ξ 1) 3,54
5 Tỷ số truyền 2 (ξ 2) 1,9
6 Tỷ số truyền 3 (ξ 3) 1,31
7 Tỷ số truyền 4 (ξ 4 ) 0,97
8 Tỷ số truyền 5 (ξ 5) 0,82
9 Số lùi 3,25
10 Truyền lực chính 4,06
11 Thông số lốp 185/60R15
12 Trọng lượng toàn tải (G) 1500 kg
13 Kích thước (dài x rộng x cao) 4410x1700x1475 mm
14 Chiều dài cơ sở 2550 mm
15 Vận tốc tối đa 180 Km/h
(http://motoring.vn/tracuu/VersionResult-15001305-3378-22)
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN * Tính toán kiểm nghiệm sức kéo của xe:
1. Xây dựng đặc tính ngoài của động cơ.
2. Xây dựng đồ thị đặc tính kéo.
3. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo lực kéo.
4. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo điều kiện bám.
5. Xây dựng đồ thị tăng tốc
6. Kết luận khảo sát động lực học chuyển động thẳng.
II. BẢN VẼ:
01 bản vẽ A0 gồm: đồ thị đặc tính ngoài; đồ thị đặc tính kéo; đồ thị nhân tố
động lực kéo và điều kiện bám; đồ thị gia tốc; đồ thị thời gian tăng tốc theo vận
tốc; đồ thị quãng đường tăng tốc theo vận tốc; đồ thị thời gian tăng tốc theo quãng
đường tăng tốc.
Ngày giao: 28/11/2019
Ngày hoàn thành : 23/12/2019 T.p HCM, ngày 23 tháng 12
năm 2019
Giáo viên hướng dẫn

TS Lê Thanh Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
Ôtô ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại
cũng như vận chuyển hành khách, hàng hóa. Do đó ngành công nghiệp ôtô hiện
nay đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế. Vì vậy việc đào tạo kỹ sư trong ngành cũng hết sức quan trọng. Trong khi đó
môn học “ lý thuyết ôtô” chiếm vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư
ngành công nghệ ôtô. Môn học “ lý thuyết ôtô” cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản thuộc lĩnh vực lý thuyết ôtô liên quan tới sự phát triển của ngành ôtô
trong sự đổi mới của đất nước hiện nay. Đồng thời cũng đề cập đến những vấn đề
liên quan đến sự phát triển kỹ thuật mới của ngành ôtô trên thế giới. Sau khi học
xong môn “ lý thuyết ôtô”, em được thầy giao nhiệm vụ làm bài tập lớn môn học.
Qua bài tập lớn này giúp chúng em nắm được phương pháp tính toán thiết kế ôtô
như: chọn công suất động cơ, xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ, xác
định tỷ số truyền và thành lập đồ thị cần thiết để đánh giá chất lượng động lực học
của ôtô, đánh giá các chỉ tiêu của ô tô sao cho năng suất là cao nhất với giá thành
thấp nhất. Đảm bảo khả năng làm việc ở các loại đường khác nhau, các điều kiện
công tác khác nhau. Vì thế nó rất thiết thực với sinh viên công nghệ kỹ thuật ôtô
Quá trình tính toán kiểm nghiệm được sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê
Thanh Tuấn, cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong khoa, các bạn đã giúp em
hoàn thành bài tập môn học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dù đã cố gắng
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn để em hoàn thiện bài tập lớn của mình
hơn và qua đó cũng rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân nhằm
phục vụ tốt cho quá trình công tác và học tập sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE........................................................6

1.1. Giới thiệu các tính năng nổi bật của xe...............................................6

1.2. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe.................................7

1.2.1. Ly hợp...........................................................................................7

1.2.2. Hộp số...........................................................................................7

1.2.3. Truyền lực chính...........................................................................7

1.3. Thông số kỹ thuật của xe.....................................................................7

PHẦN 2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM SỨC KÉO CỦA XE.....................9

2.1. Nhiệm vụ tính toán kiểm nghiệm sức kéo...........................................9

2.2. Tính toán và xác định các thông số ban đầu........................................9

2.2.1. Bán kính bánh xe...........................................................................9

2.2.2. Tỉ số truyền của hệ thống truyền lực.............................................9

2.2.3. Xác định điều kiện khảo sát: hệ số cản lăn f, hệ số bám φ.........10

2.3. Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ....................................10

2.3.1. Khái niệm đặc tính ngoài của động cơ........................................10

2.3.2. Xác định hệ số a,b,c....................................................................10

2.3.3. Tính toán và vẽ đồ thị đặc tính ngoài của động cơ.....................11

2.4. Xây dựng đồ thị đặc tính kéo............................................................13

2.4.1. Khái niệm đặc tính kéo...............................................................13

2.4.2. Công thức xác định lực kéo Pk....................................................13

2.4.3. Công thức xác định vận tốc Vk....................................................13

2.5. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo lực kéo..........................14

2.5.1. Khái niệm nhân tố động lực học.................................................15

2.5.2. Công thức xác định nhân tố động lực học Di:.............................15
2.5.3. Đồ thị nhân tố động lực học........................................................15

2.6. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo điều kiện bám...............17

2.6.1. Khái niệm....................................................................................17

2.6.2. Công thức xác định điều kiện bám nhân tố động lực học Dφ.....17

2.7. Xây dựng đồ thị tăng tốc...................................................................19

2.7.1. Khái niệm khả năng tăng tốc của ô tô.........................................19

2.7.2. Công thức và đồ thị gia tốc.........................................................19

2.7.3. Công thức và đồ thị quãng đường tăng tốc theo vận tốc.............23

2.8. Kết luận khảo sát động lực học chuyển động thẳng..........................25
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE
(xe Toyota Vios E 1.5 MT 2014)
1.1. Giới thiệu các tính năng nổi bật của xe

Toyota Vios thế hệ thứ 3 được giới thiệu tại triển lãm ô tô Thái Lan vào tháng
3 năm 2013. Mẫu xe này được giới thiệu như là mẫu xe toàn cầu của Toyota với
các tiêu chuẩn quốc tế. Theo Toyota, Vios thế hệ mới được thiết kế mang tính thể
thao và cao cấp hơn cả về nội thất và ngoại thất.
Tháng 3/2014, Toyota Việt Nam chính thức giời thiệu mẫu xe này đến người
tiêu dùng. Các phiên bản được giới thiệu gồm G 1.5 AT, E 1.5 MT và J 1.3 MT.
Kích thước lớn hơn thế hệ cũ với chiều dài X rộng X cao là 4,410(m) X
1,700(m) X 1,475(m). Chiều dài cơ sở là 2,550(m). Dung tích bình nhiên liệu 42
lít. Trọng lượng bản thân từ 1070kg đến 1095kg.
Hệ thống treo trước loại thanh chống MacPherson và hệ thống treo sau loại
dầm xoắn. Hệ thống lái thanh răng bánh răng trợ lực điện.
Động cơ được sử dụng cho phiên bản E vẫn là model 1NZ-FE 1.5 lít DOHC
VVTi có công suất cực đại 107 mã lực tại 6000 vòng/ phút, mô men xoắn cực đại
14,4 kg.m tại 4200 vòng/ phút tương tự như thế hệ trước. Hộp số được sử dụng là
số tay 5 cấp.
Một số tiện nghi lần đầu được trang bị cho Vios tại Việt Nam gồm đèn pha
loại thấu kính, điều hòa nhiệt độ tự động, gương chiếu hậu gập điện tích hợp báo

6
rẽ, tay lái trợ lực điện. Các trang bị an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, 2 túi
khí trước, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA.
1.2. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe
1.2.1.Ly hợp
Dùng loại một đĩa ma sát khô, thường đóng, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động
cơ khí kiểu cáp. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng dĩa hình côn từ đó có thể sửa
dụng kết cấu này để đống mở ly hợp mà không cần có đòn mở riêng. Mặt đáy của
lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kiết với vỏ. Mặt
đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở li hợp khi ổ bi T ép lên nó.
1.2.2.Hộp số
Xe được trang bị hộp số tay (M/T) với 5 cấp số, hệ dẫn động cầu trước
(FWD)
Tỷ số truyền số 1 3.54
Tỷ số truyền số 2 1.90
Tỷ số truyền số 3 1.31
Tỷ số truyền số 4 0.97
Tỷ số truyền số 5 0.82
Số lùi 3.25
Tỷ số truyền cuối 4.06
Công thức bánh xe 4x2
1.2.3.Truyền lực chính
Đây là loại xe du lịch có động cơ và hộp số nằm ngang, cầu trước chủ động
nên cập bánh răng truyền lực chính và vi sai cũng được bố trí luôn trong cụm hộp
số. Xe sử dụng truyền lực chính một cấp, bánh răng trụ nghiên.
1.3. Thông số kỹ thuật của xe
TT NỘI DUNG SỐ LIỆU ĐVT
1 Dung tích công tác (V) 1,5 Lít
2 Công suất cực đại (Ne max/ne) 79/6000 kW/(v/p)
3 Momen xoắn cực đại (Me max/ne) 141,21/4200 N.m/(v/p)

7
4 Tỷ số truyền 1 (ξ 1) 3,54
5 Tỷ số truyền 2 (ξ 2) 1,9
6 Tỷ số truyền 3 (ξ 3) 1,31
7 Tỷ số truyền 4 (ξ 4 ) 0,97
8 Tỷ số truyền 5 (ξ 5) 0,82
9 Số lùi 3,25
10 Truyền lực chính 4,06
11 Thông số lốp 185/60R15
12 Trọng lượng xe 1075-1090 kg
13 Trọng lượng toàn tải (G) 1500 kg
14 Kích thước (dài x rộng x cao) 4410x1700x1475 mm
15 Chiều dài cơ sở 2550 mm
16 Vận tốc tối đa 180 Km/h
17 Cấp số 5 Cấp
18 Hệ thống phối khí DOHC
19 Hệ thống điều khiển van VVT-i
20 Hệ thống phung xăng điện tử MPI
21 Hệ thống lái Trợ lực điện
22 Hệ thống phanh ABS
23 Hệ thống treo trước/sau Độc lập/bán độc lập
24 Số chổ ngồi 5

8
PHẦN 2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM SỨC KÉO CỦA XE
2.1. Nhiệm vụ tính toán kiểm nghiệm sức kéo
Tính toán sức kéo là thiết lập mối quan hệ định lương giữa các thông số chất
lượng kéo, thông số vận tốc với các thông số kết cấu của toàn xe và các cụm của
nó. Hay nói cách khác, tính toán sức kéo là xác định những thông số cơ bản của
động cơ, hệ thống truyền lực để đảm bảo cho xe có vận tốc lớn nhất trên đường tốt
và có khả năng chuyển động trên các loại đường có hệ số cản lớn. Có hai dạng tính
toán kéo:
- Tính toán kéo thiết kế.
- Tính toán kéo kiểm nghiệm
* Tính toán kiểm nghiệm
Phạm vi áp dụng: Đối với một xe hiện có, các thông số kết cấu cơ bản của xe
đã biết ( Xe Toyota Vios E)
Mục đích: Xác định các thông số đánh giá chất lượng kéo, chất lượng vận tốc
và tìm ra khả năng hoạt động của xe.
2.2. Tính toán và xác định các thông số ban đầu.
2.2.1.Bán kính bánh xe

{
185 :B ề r ộ ng c ủ a l ố p(mm)
H
*có kí hiệu: 185/60R15 => 60 :t ỷ lệ (¿ %)
B
15: Đườ ng k í n h trong c ủ al ố p(inc h)

H
⇒ =60 % ⇒ H =185∗65 %=111 ( mm )
B

 Bán kính thiết kế của bánh xe:


15
rk = 111 + 2 .25,4 = 301,5 (mm) = 0,3015 (m)

*Công thức bánh xe: 4x2


2.2.2. Tỉ số truyền của hệ thống truyền lực
itl = i0 . ih . ic . ip
Trong đó : + itl – tỷ số truyền của HTTL
+ i0 – tỷ số truyền của truyền lực chính

9
+ ih – tỷ số truyền của hộp số
+ ic – tỷ số truyền của truyền lực cuối cùng (ic=1)
+ ip – tỷ số truyền của hộp số phụ (ip =1)
- Từ công thức trên, ta xác định được tỷ số truyền ở các tay số:
+ Tỷ số truyền của tay số 1: itl1 = i0.ih1 = 4,06 x 3,54 = 14,37
+ Tỷ số truyền của tay số 2: itl2 = i0.ih2 = 4,06 x 1,9 = 7,71
+ Tỷ số truyền của tay số 3: itl3 = i0.ih3 = 4,06 x 1,31 = 5,32
+ Tỷ số truyền của tay số 4: itl4 = i0 . ih4= 4,06 x 0,97 = 3,94
+ Tỷ số truyền của tay số 5: itl5 = i0.ih5 = 4,06 x 0,82 = 3,33
+ Tỷ số truyền của số lùi: itllui = i0.ihlui = 4,06 x 3,25 = 13,19
2.2.3. Xác định điều kiện khảo sát: hệ số cản lăn f, hệ số bám φ
+ Hệ số cản lăn: 0,015 ÷ 0,018; chọn f = 0,015 (Bảng II-1_T54_LTOTMK)
+ Hệ số bám φ: 0,7 ÷ 0,8; chọn φ = 0,8 (Bảng I-3_T22_LTOTMK)
2.3. Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ.
2.3.1.Khái niệm đặc tính ngoài của động cơ.
Các đường đặc tính ngoài của động cơ là những đường cong biểu diễn sự phụ
thuộc của các đại lượng công suất, mômen của động cơ theo số vòng quay của trục
khuỷu động cơ khi bướm ga mở hoàn toàn.
Dùng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu chính của động cơ khi số vòng quay
thay đổi và chọn số vòng quay sử dụng một cách hợp lý khi khai thác. Biết được
khoảng làm việc hiệu quả và kinh tế nhất.
Các đường đặc tính này gồm:
+ Đường công suất: Ne = f(ne)
+ Đường mômen xoắn : Me = f(ne)
2.3.2.Xác định hệ số a,b,c.
(T12_ƯDMT tính toán xe quân sự)
Trường hợp động cơ không có bộ hạn chế số vòng quay (hoặc bộ điều tốc)
25 50 25
a=2− b= −1; c=
Md; Md Md (*)

Trong đó :
10
Md = (KM – 1).100 là momen xoắn dự trữ của động cơ.
M emax
KM = M là hệ số thích ứng của động cơ theo momen xoắn.
eN

141.21
K M= =1,1231
125 ,73
Md = (1,1231 – 1).100 = 12,31
Thay giá trị Md vào (*) ta được :
a = -0,0308
b = 3,0617
c = 2,0308
2.3.3.Tính toán và vẽ đồ thị đặc tính ngoài của động cơ.
4 4
10 . N e 10 .79
Ta có : MeN = = =125 , 73(N . m) (I-3_T12_LTOTMK)
1,047.n e 1,047.6000

Với :
- Ne – Công suất động cơ (Kw) ;
- ne – số vòng quay của trục khuỷu (v/ph) ;
- Me – mô men xoắn của động cơ (N.m).j
Theo công thức kinh nghiệm của S.R.Lây Đéc man :
 Xây dựng đường đặc tính ngoài công suất

[ ( ) ( ) ( )]
2 3
ne n n
Ne = (Ne)max a + b e −c e (I-2_T11_LTOTMK)
nN nN nN

Trong đó:
- Ne, ne – Công suất hữu ích của động cơ và số vòng quay của trục
khuỷu ứng với một điểm bất kì của đồ thị đặc tính ngoài.
- Nemax, nN – Công suất có ích cực đại và số vòng quay ứng với công suất
nói trên.
- a, b, c – Các hệ số tính toán thực nghiệm theo động cơ.

[ ( ) ( ) ( )]
2 3
ne ne ne
 Ne = 79. −0,0308 +3,0617 −2,0308
6000 6000 6000

 Xây dựng đường đặc tính ngoài mô men xoắn

11
[ ( ) ( )]
2
ne n
 Me = MeN . a+b −c e (1.1_T9_ƯDMT trong tính toán xe quân sự)
neN n eN

Trong đó:
- Me, ne – Mô men xoắn có ích của động cơ và số vòng quay trục
khuỷu ứng với một điểm bất kì của đồ thị đặc tính ngoài ;
- MeN – Mô men xoắn có ích ứng với số vòng quay ứng với Nemax
- neN = 6000[v/ph] – số vòng quay ứng với công suất cực đại
- a, b, c – Các hệ số tính toán thực nghiệm theo động cơ.

[ ( ) ( )]
2
ne ne
 Me = 125,732 . −0,0308+3,0617 −2,0308
6000 6000

Kết quả tính toán được thống kê thành bảng 1(file excel). Dựa vào các số liệu
thu được, ta dựng đường đặc tính ngoài của động cơ.

Nhận xét : Đồ thị đặc tính ngoài của động cơ được xét trong khoảng làm
việc với tính kinh tế cao và làm việc trong khoảng ổn định của động cơ. Khi động
cơ làm việc trong khoảng ổn định, nếu sức cản bên ngoài tăng lên sẽ làm cho số

12
vòng quay của động cơ giảm xuống và mô men xoắn của động cơ tăng lên. Nhờ có
tính chất đó mà động cơ có khả năng thích ứng một phần với sự thay đổi sức cản
bên ngoài. Tích chất này được gọi là khả năng thích ứng của động cơ
2.4. Xây dựng đồ thị đặc tính kéo
2.4.1.Khái niệm đặc tính kéo
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tính theo động cơ và vận tốc
chuyển động của xe ở các số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô
Pk = P(v)
2.4.2.Công thức xác định lực kéo Pk
M e .i tli . ηtl
Pki = rk
(T98_LTOTMK)

Trong đó:
 Pki : Lực kéo tiếp tuyết phát ra của các bánh xe chủ động ở số truyền i
(N);
 Me : Mô men xoắn của động cơ (N.m);
 itli : Tỷ số truyền của hệ thống truyền lực ở số truyền i;
 ηtl : Hiệu suất của hệ thống truyền lực; ηtl = 0,95;
 rk : Bán kính của bánh xe chủ động (m).
M e .i tli .0 , 95
 Pki = (4.1)
0,3015

2.4.3. Công thức xác định vận tốc Vk


ωe .r k ne .2 . π . r k
Vki = i
tli
= 60. i tli
(4.2)

(T89_LTOTQS)

Trong đó:
 Vki : Vận tốc chuyển động của xe ở số truyền i (m/s);
 ω e: Vận tốc góc của trục khuỷu động cơ (rad/s);
ne .2 . π .0,3015
 Vki = 60. i tli

13
Sử dụng đặc tính ngoài của động cơ, lấy một loạt các trị số khác nhau của
mô men Me1, Me2, Me3…Men trên đường đặc tính ứng với các số vòng quay n(v/ph)
của trục khuỷu. Sau đó theo công thức (4.1) tính các giá trị P k1, Pk2, Pk3,…Pkn cho
số truyền thứ nhất của hệ thống truyền lực (ứng với i tl1). Tiếp theo tính các giá trị
Vk1, Vk2, Vk3,…Vkn cho số truyền đã chọn ở các giá trị lực kéo và mô men đã tính ở
trên.
Cũng làm tương tự cho các số truyền tiếp theo. Kết quả tính toán được thống
kê thành bảng 2 (file excel). Dựa vào các số liệu thu được, ta dựng đồ thị đặc tính
kéo của ô tô.

Nhận xét:
Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất của ô tô theo động cơ vì nó
được xây dựng từ đặc tính ngoài của động cơ (khi nhiên liệu được cung cấp ở mức
tối đa).
Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất Pkimax ở từng số truyền.

14
Đặc tính kéo không thể đánh giá chất lượng kéo của xe. Bởi vì khi hai xe có
cùng lực kéo thì xe nào có trọng lượng nhỏ hơn, thông số khí động tốt hơn thì xe
đó có chất động lực học cao hơn.
2.5. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo lực kéo
2.5.1. Khái niệm nhân tố động lực học
Nhân tố động lực học là tỷ số giữa hiệu lực kéo (P k) theo động cơ và lực cản
không khí (Pw) với trọng lượng toàn bộ xe. Tỷ số này được ký hiệu là D.
Công thức tính:
P k −Pw
D= (T92_LTOTQS)
G

2.5.2.Công thức xác định nhân tố động lực học Di:


P ki−P w
Di = (5.1)
G

Trong đó:
– Di : Là nhân tố động lực học của xe ở số truyền thứ i
– Pki: Lực kéo tiếp tuyết phát ra của các bánh xe chủ động ở số truyền i
(N)
– G: trọng lượng toàn tải của xe
c) Công thức xác định lực cản không khí Pw:
Pwi = K.F.Vi2 (5.2) (T50_LTOTQS)
Trong đó:
– F: là diện tích cản chính diện (m)
F = 1700.1475.10-6 = 2,5075 (m)
– K: Gía trị trung bình của hệ số cản không khí (N.s2/m4)

Chọn K = 0,12 (Bảng I-4_T29_LTOTMK)


 Pwi = 0,12 . 2,5075 . Vi2
2.5.3.Đồ thị nhân tố động lực học
Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1. Với các giá trị vận tốc V k1i đã biết
(bảng 2_file excel) tiến hành xác định lực cản không khí theo công thức (5.2).
Thay các giá trị Pk1i (đã có trong bảng 2_file excel), Pw1i vừa tính được và G vào

15
công thức (5.1) xác định D1i = D11, D12,…D1n. Tương tự sẽ tính cho các số truyền
còn lại. Các kết quả tính được tổng hợp trong bảng 3.1 (file excel)
 Nhận xét đặc tính động lực học của ô tô có một số đặc điểm sau:
Đặc tính động lực học có hình dạng tương tự như đặc tính kéo (vì nó cũng
được xây dựng từ đặc tính ngoài của động cơ), chỉ khác là chúng có độ dốc lớn
hơn ở các vận tốc lớn. Bởi vì ở vận tốc cao, thành phần lực cản không khí tăng lên.
 Trên đặc tính có các điểm đặc biệt sau:
H: điểm bắt đầu;
M: điểm ứng với Dmax (tương ứng với điểm Memax);
T: điểm ứng với Nemax (thường gọi là điểm tính toán);
K: điểm kết thúc của đường đặc tính.
Thông thường điểm K ≡ T.
 Vận tốc của xe ở mỗi số truyền nằm trong khoảng vH + vK (dải vận tốc
của xe ở mỗi số truyền).
 Tương ứng với Dimax của từng số truyền có vận tốc tới hạn viM
viM = v1M, v2M,…vnM.
Khu vực có vận tốc lớn hơn vận tốc tới hạn được gọi là khu vực
làm việc ổn định của ô tô ở số truyền đó. Khi xe làm việc ở vùng này nếu
sức cản của đường tăng lên sẽ làm giảm vận tốc chuyển động, nhưng nhân
tố động lực học lại tăng lên, do vậy xe có thể khắc phục được sức cản tăng
lên tức thời ấy. Hay còn gọi là vùng khả năng tự thích ứng của động cơ.
Ở khu vực có vận tốc nhỏ hơn vận tốc tới hạn được gọi là khu
vực làm việc không ổn định của ô tô. Khi sức cản chuyển động tăng, vận
tốc ô tô giảm, nhân tố D cũng giảm nên xe không thể khắc phục được sức
cản tăng lên này.
Vận tốc tới hạn là điểm xác định vùng làm việc ổn định của ô tô
khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải.

16
 Giữa các đường đặc tính ở các số truyền có khoảng trùng điệp. Nhờ
có khoảng trùng điệp này mà khi chuyển số ô tô đều làm việc trong vùng
ổn định.

2.6. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học theo điều kiện bám
2.6.1. Khái niệm
Đặc tính động lực học theo điều kiện bám là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa
nhân tố động lực học theo điều kiện bám với vận tốc chuyển động của ô tô
Trong một số trường hợp, do sự trượt của bánh xe chủ động nên không phát
huy hết lực kéo lớn nhất theo động cơ. Ví dụ khi xe chuyển động trên đường trơn,
ẩm ướt có hệ số bám nhỏ. Khi đó lực kéo tiếp tuyến lớn nhất bằng lực bám:
Pkmax = Pφ = φ . Gφ (T95_LTOTQS)

Trong đó: - φ : là hệ số bám


Chọn φ = 0,8 (bảng I-3_T22_LTOTMK)
- Gφ: là trọng lượng bám.
G
Gφ cho gần đúng bằng
2

2.6.2.Công thức xác định điều kiện bám nhân tố động lực học Dφ
P φ −PW φ . Gφ −K . F . V
2
Dφ = = (T95_LTOTQS)
G G
2
0 , 8.780.9 , 8−0 , 12.2,5075 . v i
 Dφi =
1500.9 ,81

Từ biểu thức trên ta tính được Dφi từ tay 1 số đến tay số 5 với vận tốc tương
ứng ở từng tay số.
Kết quả tính toán được thống kê thành bảng 3.2 (file excel). Dựa vào các số
liệu thu được, ta dựng đồ thị nhân tố động lực học theo điều kiện bám của ô tô.

17
18
Nhận xét: Đặc tính Dφ có độ dốc lớn ở vận tốc cao. Bởi vì ở vận tốc cao lực
cản không khí tăng lên làm cho đặc tính động lực học theo bám giảm nhanh.
Điều kiện cần và đủ để cho xe có thể chuyển động là:
Dφ > D > ᴪ (T96_LTOTQS)

2.7. Xây dựng đồ thị tăng tốc


2.7.1. Khái niệm khả năng tăng tốc của ô tô
Khả năng tăng nhanh vận tốc sau khi khởi hành hoặc sau khi chuyển số được
gọi là tính năng tăn tốc của ô tô.
Tính năng tăng tốc của ô tô được đánh giá bằng: thời gian tăng tốc t tt và quãng
đường tăng tốc Stt.
Tính năng tăng tốc của ô tô phụ thuộc vào:
 Công suất của động cơ
 Sự chủ quan của người lái
 Điều kiện đường (điều kiện bám, điều kiện lý tưởng)
 Các yếu tố về kết cấu:
o Nhân tố động lực học D
o Hệ số khối lượng quay
o Loại hệ thống truyền lực và mức độ hoàn thiện.
2.7.2. Công thức và đồ thị gia tốc
Từ công thức biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với các thông
số đặc trưng cho lực cản chuyển động của ô tô không kéo mooc, gia tốc ô tô ở số
truyền thứ i xác định theo công thức (3.31_T112_LTOTQS) sau:
dv i ( Di−ᴪ ) . g
Ji = dt = δi
(7.1)

Trong đó:
– δi : hệ số khối lượng quay số truyền thứ i được xác định theo
công thức (2.9_T53_LTOTQS)

19
Gd
δi =1 + 0,05.(1 +ξ 2i ). Gb
(7.2)

Gd
Coi như tỷ số G = 1.
b

o Di : Là nhân tố động lực học của xe ở số truyền thứ i


o ξ i: tỷ số truyền ở mỗi tay số

 ᴪ: là hệ số cản tổng cộng.


ᴪ = f±i
Gỉa thiết cho i = 0 → ᴪ= f (Hệ số cản lăn, chọn theo loại đường tốt nhất:
0,015 ÷ 0,018; chọn f = 0,015)

 g: gia tốc trọng trường; g = 9,81

 Phương pháp xây dựng đồ thị j i = f(v) qua đặc tính động lực
học Di = D(v) được tiến hành như sau:
Trước tiên xây dựng đồ thị gia tốc cho số truyền 1.
Đặt giá trị ᴪ lên đồ thị D1, xác định giá trị (D1 - ᴪ) tương ứng với các vận tốc
khác nhau v1i của số truyền 1, tiếp theo xác định δ i theo công thức (7.2). Sau đó thế
các giá trị đã tính vào công thức (7.1) xác định j 1i tương ứng với các vận tốc v 1i.
Tương tự, tiến hành xây dựng đồ thị gia tốc cho các số truyền còn lại.
Kết quả tính toán được thống kê thành bảng 4 (file excel). Dựa vào các số
liệu thu được, ta dựng đồ thị gia tốc của ô tô.

20
Nhận xét: Thông thường gia tốc ở số 1 lớn hơn số 2 do D1 > D2. Song đôi khi
ở một số xe tải j1 < j2 vì δ 1lớn hơn nhiều so với δ 2 (nguyên nhân là do tỷ số truyền ở
số 1 quá lớn).
Công thức và đồ thị gia tốc ngược
1
 Đồ thị gia tốc ngược j được xây dựng trên cơ sở đồ thị gia tốc j i =
i

j(v)

21
Công thức và đồ thị thời gian tăng tốc theo vận tốc
dv
Từ công thức: j = dt (T113_LTOTQS)

1
Rút ra ta có: dt = j dv

Do đó thời gian tăng tốc từ vận tốc v1 đến vận tốc v2 được xác định bằng tích
v2
1
phân sau: t = ∫ j dv
v1

Tích phân có thể tính được bằng phương pháp đồ thị trên cơ sở đồ thị ji = j(v)
Xây dựng đồ thị thời gian tăng tốc ở một số truyền 1. Vận tốc ban đầu ở số
truyền đó là v1 và vận tốc lớn nhất là v2. Từ đồ thị gia tốc ngược, lấy một phần
diện tích nào đó ứng với khoảng biến thiên vận tốc dv. Kết quả gần đúng nhận
1
được một hình chữ nhật có chiều dài là j và chiều rộng là dv. Diện tích hình chữ
1
nhật này là: dt = j dv. Với dv = Vk1n – Vk1(n-1). Như vậy thời gian tăng tốc của

22
1
ô tô ở số truyền 1 từ v1 đến v2 sẽ chính là diện tích hình được giới hạn bởi đồ thị j

và trục hoành ứng với v1 và v2.


Thời gian khi ô tô tăng tốc: t1n = dt1n + t1(n-1)
Sai số của vận tốc khi sang số:
ᴪ . g .t 1
∆V =
δi

Trong đó:
- ᴪ = f _ hệ số cản lăn, chọn f = 0,03837
- g : gia tốc trọng trường; g = 9,81
- t1: thời gian chuyển số ở giữa các tay số được chọn; t1 = 1(s)
- δ i : tỷ số truyền giữa tay số trước và tay số sau
1
Chú ý: tại v = vmax thì j = 0 nên j → ∞ . Vì vậy điểm cuối cùng của số truyền

cao nhất chỉ lấy v = 0,92 vmax

a. Đồ thị gia tốc ngược; b. Đồ thị thời gian tăng tốc của ô tô ở một số truyền
Tính tương tự với các tay số còn lại.
Kết quả tính toán được thống kê thành bảng 5.2 (file excel). Dựa vào các số
liệu thu được, ta dựng đồ thị thời gian tăng tốc theo vận tốc.

23
2.7.3.Công thức và đồ thị quãng đường tăng tốc theo vận tốc
Sau khi xác định được thời gian tăng tốc, có thể tính quãng đường tăng tốc
ứng với thời gian đó, vì:
ds
V = dt (T115_LTOTQS)

Nên: ds = v.dt
Do đó quãng đường tăng tốc từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 sẽ là:
t2

S = ∫ v .dt
t1

Giải tích phân trên bằng phương pháp đồ thị trên cơ sở đồ thị t = t(v) vừa
được xây dựng ở phần (d)
Trên đồ thị t = t(v) lấy một phần diện tích ứng với khoảng biến thiên thời gian
dt (hình b). Kết quả gần đúng nhận được hình chữ nhật có chiều dài v và chiều
rộng dt. Diện tích hình chữ nhật này chính là vi phân ds. Như vậy diện tích giới

24
hạn bởi đường cong t = t(v) và trục tung t ứng với t 1 và t2 là quãng đường tăng tốc
của ô tô từ v1 đến v2.
Suy ra: S1n = ds1n + S1(n-1)
Tính tương tự với các tay số còn lại. Kết quả tính toán được thống kê thành
bảng 5.2 (file excel). Dựa vào các số liệu thu được, ta dựng đồ thị quãng đường
tăng tốc theo vận tốc.

2.7.4.Công thức và đồ thị quãng đường tăng tốc theo thời gian tăng tốc
Muốn xác định thời gian tăng tốc t tt và quãng đường tăng tốc s tt của ô tô từ
khi khởi hành đến khi đạt được vận tốc tối đa v max cũng tiến hành như trên. Ta dựa
vào kết quả thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc tính toán ở phần trên (bảng
5.2_file excel) để xây dựng đồ thị quãng đường tăng tốc theo thời gian tăng tốc.
1
Nhưng chú ý, vận tốc giới hạn ở từng số truyền lấy giao điểm của đồ thị j . Khi đó
i

1
thời gian tăng tốc sẽ là diện tích giới hạn bởi các đường cong j và trục hoành ứng
i

với điểm vmin và điểm 0,95 vmax .


25
Để đảm bảo độ chính xác của kết quả cần kể đến thời gian chuyển số và sự
giảm vận tốc ở mỗi lần chuyển số khi xây dựng đồ thị tăng tốc.
Kết luận: Việc xây dựng đặc tính kéo, đặc tính động học (theo khả năng kéo
của động cơ và theo điều kiện bám khi chất đủ tải), đồ thị tăng tốc chính là đã thực
hiện các nhiệm vụ của tính toán kéo kiểm nghiệm. Bởi vì từ các đặc tính trên cho
phép xác định vận tốc có thể của xe ở điều kiện đường cho trước, lực cản lớn nhất
xe vượt được khi chuyển động với vận tốc cho trước, xác định nhân tố động lực
học dư (nhân tố động lực học này dùng để tăng tốc, tăng tải hoặc kéo mooc), đánh
giá chất lượng tăng tốc của ô tô.

2.8. Kết luận khảo sát động lực học chuyển động thẳng
 Khả năng vượt dốc lớn nhất
Hệ số bám φ giữa bánh xe chủ động với mặt đường là tỷ số giữa lực kéo tiếp
tuyến cực đại (sinh ra tại điểm tiếp xúc giữa bánh xe chủ động với mặt đường) trên
tải trọng thẳng đứng tác dụng lên bánh xe chủ động.
26
P kmax
φ= (I-12_T17_LTOTMK)

6118 , 72
 φ = 780.9 ,81 ≈ 0,8
Ta có độ dốc của đường là:
tan α max = φ
 α max = arc tanφ = arc tan(0,8) = 38,65 (độ)
 Thời gian tăng tốc (đầy tải) hết quãng đường 200m
Thỏa mãn điều kiện sau:
t ≤ 20 + 0,4.G (T7_22 TCN 307–
06)
Trong đó:
– t: là thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết
quãng đường 200m (tính bằng giây)
– G: là khối lượng toàn bộ của xe (tính bằng tấn)
1500
 t ≤ 20 + 0,4. 1000 = 20,6 (s)
Kết quả khảo sát và đánh chất lượng động lực học chuyển động thẳng
theo tiêu chuẩn 22TCN-307-06 được thể hiện trong Bảng.
Bảng 8.1. Kết quả khảo sát động lực học
Giới hạn Đánh
Thông số Giá trị
áp dụng giá
Nhân tố động lực học lớn nhất Dmax 0,4326
Nhân tố động lực học nhỏ nhất Dmin 0,02349
Vận tốc Vmax tính toán (km/h) 184 >=60 Đạt
38,65 độ =
Khả năng vượt dốc lớn nhất imax >= 20 % Đạt
80 %
Thời gian tăng tốc tới V = 50km/h (s) 4,6 <=50 Đạt
Thời gian tăng tốc tới Vmax (giây) 125,13
Thời gian tăng tốc (đầy tải) hết quãng
6,876 <= 20,6 Đạt
đường 200m [t<=20+0,4G]
Quãng đường tăng tốc tới tốc độ Vmax (m) 5278,08

Qua kết quả khảo sát trên thì khả năng cơ động của xe đạt được yêu cầu tính
năng cơ động đã đề ra và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn ngành.

27
Tài liệu tham khảo : Lý thuyết ô tô máy kéo-Nguyễn Hữu Cần
Lý thuyết ô tô quân sự _Nguyễn Phúc Hiểu
Ứng dụng máy tính ô tô quân sự

28

You might also like