You are on page 1of 8

Bảng số liệu tính toán thiết kế của xe toyota vios 1.

5 MT

STT Thông số Tài liệu


1 Khối lượng toàn bộ khi xe khi toàn tải(kg) 1550
2 Khối lượng phân bố lên các cầu khi xe đầy tải(kg)
- phân bố lên cầu trước 806
- phân bố lên cầu sau 744
3 Kích thước lốp 185/60R15
4 Mô men xoắn lớn nhất của động cơ, kG.m/ứng với số vòng 140/4200
quay của động cơ (Nm/vòng/phút)
5 Công suất lớn nhất của động cơ, ml/ứng với số vòng của (79)107/6000
động cơ ((KW) HP/vòng/phút)
6 Vận tốc lớn nhất của ô tô 180

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng nhanh, mật độ vận
chuyển lớn. Đồng thời cùng với sự mở rộng và phát triển đô thị ngày càng tăng nhanh
thì vận chuyển ôtô lại càng có ưu thế. Ở các nước phát triển, công nghiệp ôtô là ngành
kinh tế mũi nhọn. Trong khi đó, ở nước ta trong những năm gần đây mức tiêu thụ ô tô
trên thị trường trong nước đang tăng mạnh. Ngành công nghệ kỹ thuật ôtô ở Việt
Nam đang có những bước chuyển rất lớn.
Vận dụng kiến thức các môn cơ sở ngành, chuyên ngành như: chi tiết máy, nguyên lý
máy, lý thuyết ô tô, tính toán thiết kế các hệ thống ô tô, tham khảo các hệ thống đang
sử dụng trên ô tô để làm đồ án thiết kế hộp số ô tô đã giúp em tổng hợp kiến thức về
hộp số một cách chi tiết nhất. Từ đó giúp em hiểu rõ về lý thuyết lẫn thực tế để có thể
áp dụng khi ra trường.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong bài báo cáo này không
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Chí Thanh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
đồ án này.
nhóm chúng e xin chân thành cảm ơn thầy

Cấu tạo hộp số cơ khí thường (MT).


Cấu tạo hộp số cơ khí thông thường có cấp bao gồm các bộ phận cơ bản:
Bánh răng:
Đây là các cơ cấu chính đảm nhận việc thay đổi tỉ số truyền. Dựa theo ý muốn của
người điều khiển xe, các bánh răng này sẽ ăn khớp với nhau để truyền lực tương ứng.
Trục hộp số: 2 trục gồm trục sơ cấp – trục thứ cấp và có hộp số nằm ngang
Bộ đồng tốc:
Như tên gọi, bộ phận này có tác dụng làm đồng đều tốc độ của các bánh răng khi vào
số, tránh tình trạng va đập giữa các bánh răng. Nhờ đó mà bộ đồng tốc sẽ giúp việc
chuyển số trở nên mượt mà, trơn tru hơn.
Ổ bi:
Chi tiết này giúp chuyển hoá ma sát trượt thành ma sát lăn, hạn chế tiếng ồn khi hộp
số hoạt động và gia tăng tuổi thọ cho hộp số.
Vỏ và nắp hộp số:
Bộ phận này giữ vai trò bao kín để bảo vệ các chi tiết bên trong hộp số.
Cấu trúc truyển mô men(2 trục)
Các số truyền đều truyền qua 1 cặp bánh răng ăn khớp, cho phép nâng cao hiểu suất
truyền lực, giảm nhỏ kích thước hộp số và phù hợp với ô tô con có động cơ và cầu
trước chủ động.
Bộ phận điều khiển chuyển số.
Bộ phận điều khiển chuyển số trong hộp số có cấp yêu cầu:
- Điều khiển chuyển số nhanh chóng,
- Thiết lập một vị trí gài cà giữ ổn định các vị trí gài,
- Đảm bảo: gài hết chiều dài cần thiết trong khớp gài, có vị trí trung gian để động cơ
làm việc không tải lâu dài (ngắt dòng truyền mô men),
- Hạn chế (hoặc oại trừ) khả năng va đập, gây ồn trong chi tiết truyền mô men của hộp
số,
- Có khả năng toa cảm giác khi thực hiện gài số lùi.
a. Cơ dấu điều khiển chuyển số trực tiếp trên nắp của hộp số.
Phần lớn các chi tiết của cơ cấu chuyển số nằm trên nắp hộp số, cần số được bố trí
dưới sàn xe ngay cạnh vị trí ngồi người lái.
b. Các bộ phận đảm bảo an toàn chuyển số
- Cơ cấu định vị, khóa hãm trục trượt
Một số ô tô còn sử dụng các cơ cấu điều khiển chuyển số bằng cơ khí – khí nén, thủy
lực, hay tổ hợp cơ khí - khí nén thủy lực điện từ, dựa trên cơ sở của các kết cấu cơ khí
đã trình bày ở trên.
- Cơ cấu hoạt động:
+ Vị trí số trung gian
Mỗi bánh răng số được vào khớp với bánh răng bị động tương ứng và chạy lồng
không trên trục.
+ Bắt đầu quá trình đồng tốc
Khi dịch chuyển cần chuyển số, cần chuyển số nằm trong rãnh trong ống trượt, dịch
chuyển theo chiều mũi tên.
Công dụng và yêu cầu của hộp số
Công dụng
Hộp số dùng để thay đổi số vòng quay và momen của động cơ truyền đến các bánh xe
chủ động (cả về chỉ số và hương) cho phù hợp với điều kiện làm việc luôn luôn thay
đổi của ô tô mà tự bản thân động cơ không thể đáp ứng được do:
- hệ số thích ứng momen thấp( Km= 1.05/1.25)
- số vòng quay ổn định tối thiểu tương đối cao (nemin=350/400 v/ph)
- chiều quay không tự thay đổi được
Ngoài r hộp số còn dùng để :
- tách lâu dài động cơ khổi hệ thống truyền lực khi cần thiết như khi khởi động động
cơ, khi dừng xe cho động cơ chạy không tải khi cho xe chạy theo quán tính ...
- dẫn động các bộ phận công tác trên các xe chuyên dùng.
Yêu cầu.
Hộp số ô tô đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Có dải tỷ số truyền thích hợp lý, phân bố các khoảng thay đổi tỷ số truyền tối ưu,
phù hợp với tính năng động lực học yêu cầu và tính kinh tế vận tải.
- Phải có hiệu suất truyền lực cao.
- Khi làm việc không gây tiếng ồn, chuyển số nhẹ nhàng, không phát sinh các tải trọng
động khi làm việc
Nguyên lý hoạt động

- Trục sơ cấp là trục có các bánh răng xanh lá – bánh răng dẫn động. Đây là trục tiếp
nhận mô men truyền từ động cơ thông qua ly hợp vào hộp số.
- Trục trung gian là trục có các bánh răng đỏ – bánh răng chủ động. Trong các bánh
răng đỏ có 1 bánh răng ăn khớp với 1 bánh răng xanh lá trên trục sơ cấp. Do đó, khi
trục sơ cấp quay, bánh răng xanh quay thì bánh răng đỏ này cũng quay dẫn đến cả trục
trung gian sẽ quay theo.
- Trục thứ cấp là trục có các bánh răng xanh biển – bánh răng bị động. Mỗi bánh răng
xanh biển sẽ ăn khớp với 1 bánh răng đỏ ở trục trung gian tạo nên các cặp bánh răng
tương ứng với từng cấp số. Khi bánh răng đỏ quay, bánh răng xanh sẽ quay theo,
khiến trục thứ cấp quay và dẫn động ra ngoài.
Hộp số sàn có bao nhiêu cấp số thì sẽ có bấy nhiêu cặp bánh răng xanh biển và đỏ,
cùng với 1 cặp bánh răng số lùi (cặp bánh răng này có thêm bánh răng trung gian màu
tím).
Nguyên lý hoạt động của số tiến
Trục sơ cấp xanh lá (đầu vào) sẽ truyền động đến trục thứ cấp vàng (đầu ra) thông qua
sự ăn khớp của một trong các cặp bánh răng đỏ và xanh biển. Cụ thể khi người lái
chuyển đến số nào thì cặp bánh răng xanh biển và đỏ thuộc cấp số tương ứng sẽ ăn
khớp với nhau.
Lúc này lực đẩy được truyền từ động cơ > ly hợp > trục sơ cấp của hộp số > trục trung
gian > trục thứ cấp > trục dẫn động.
Nguyên lý hoạt động của số lùi
Hộp số xe ô tô sử dụng 1 bánh răng nhỏ trung gian (trên hình là bánh răng màu tím)
để tạo nên số lùi (Idle gear). Bánh răng này được gắn thêm vào giữa 1 cặp bánh răng
chủ động (màu đỏ) và bị động (màu xanh lam).
Cụ thể, khi chuyển cần số về số lùi, bánh răng trung gian màu tím này sẽ ăn khớp với
bánh răng chủ động và bị động (màu đỏ và xanh lam). Lúc này, bánh răng chủ động
(màu đỏ) sẽ dẫn động cho bánh răng bị động (màu xanh lam), nhưng thông qua bánh
răng trung gian (màu tím) làm bánh răng bị động (màu xanh lam) quay ngược chiều
khiến trục thứ cấp chuyển động ngược. Nhờ nguyên lý làm việc này, xe có thể di
chuyển
lùi một
cách dễ
dàng và
trơn tru
hơn.
Ưu, nhược điểm của hộp số sàn 2 trục
* ưu điểm
- có tỉ số truyền rất thấp
- hiệu suất rất cao gần như bằng 1
- làm việc rất êm
* nhược điểm
- tốn nhiều nhiên liệu, phức tạp
- yêu cầu gia công cực kỳ chính xác

KẾT LUẬN
Như vậy ở các mục trên em đã trình bày về quy trình “ Tính toán thiết kế hộp số xe
Toyota Vios 1.5MT”. Sau một thời gian làm đồ án tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận
tình của TS Nguyễn Chí Thanh em đã hoàn thành việc tính toán thiết kế hộp số xe
Toyota Vios 1.5MT đúng tiến độ được giao. Trong quá trình tính toán với sự hướng
dẫn của thầy, em đã giải quyết được những khúc mắc, khó khăn trong việc thiết kế và
đã vận dụng linh hoạt kiến thức của các môn học cơ bản và chuyên nghành vào việc
hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Trong quá trình tính toán thiết kế làm đồ án,
thêm một lần nữa em được hiểu sâu hơn về kết cấu, nguyên lý hoạt động của ô tô nói
chung và hộp số sàn hai trục nói riêng. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì thời gian
hoàn thiện có hạn, cũng như các kiến thức thực tế còn chưa nhiều nên trong quá trình
hoàn thiện em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy,
cô trong bộ môn để em hoàn thiện tốt hơn đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like