You are on page 1of 36

ĐIỆN TỬ Ô TÔ

LOGO
1.1 Động cơ và Hệ truyền động
1.1.1 ĐỘNG CƠ- Phân loại động cơ
Xe ôtô có thể được phân loại thành các dạng sau tùy theo nguồn năng lượng
chuyển động:
- Động cơ xăng
-Động cơ diesel
- Động cơ lai (Hybrid)
-Xe sử dụng năng lượng điện
-Động cơ lai loại tế bào nhiên liệu
Xe sử dụng động cơ xăng
Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu xăng. Do động cơ xăng
tạo ra công suất lớn đồng thời nó có kích thước nhỏ gọn, nên chúng được sử dụng
rộng rãi trên các loại xe du lịch.

1.Động cơ
2. Bình nhiên liệu (nhiên liệu xăng
Xe sử dụng động cơ diesel
Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu diesel. Do động cơ
diesel tạo ra mômen xoắn lớn và có tính kinh tế nhiên liệu tốt, nên chúng được sử
dụng rộng rãi trên các loại xe tải và xe SUV.
SUV: Xe đa dụng kiểu thể thao

1 Động cơ
2 Bình nhiên liệu (nhiên liệu diesel)
Xe ôtô sử dụng năng lượng điện (EV)
Loại xe ôtô này sử dụng nguồn điện của ắc quy để vận hành môtơ điện. Thay vì sử
dụng nhiên liệu, ắc quy cần được nạp lại điện. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích,
như không gây ô nhiễm và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động. Hệ thống dẫn động
bánh xe dùng điện 290V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V.
Sơ đồ mô tả hệ thống EV của Toyota.

1. Bộ điều khiển công suất


2. Môtơ điện
3. Ắc quy
Đa số động cơ ôtô hiện nay không chỉ có một xilanh mà có tới 4, 6 hoặc 8 xilanh, 12
hay 16. Đối với động cơ nhiều xilanh, các xilanh được sắp xếp thành một trong
những cách sau: thành một hàng dọc (xilanh xếp thẳng hàng), thành hình chữ V
(xilanh xếp hình chữ V) , hai xilanh xếp đối nhau nằm ngang (xilanh xếp đối đỉnh)
hoặc hình sao (động cơ máy bay)

động cơ 6 xilanh,
động cơ 4 xilanh, thẳng hàng động cơ 4 xilanh, đối đỉnh
xếp hình chữ V (V6)

Video Động cơ xe ô tô
https://www.youtube.com/watch?
Video Động cơ xe ô tô v=mMq7_65ghH0&ab_channel=AhmedGh
zaly
Cơ cấu truyền động là gì?
Về cơ bản, cơ cấu truyền động trên xe hơi (transmission) là thành phần "ở giữa"
động cơ và bánh xe, có nhiệm vụ truyền sức mạnh tạo ra bởi động cơ tới các bánh
xe để giúp cả chiếc xe di chuyển. Thành phần quan trọng nhất của co cấu truyền
động chính là hộp số, một hệ thống các bánh răng với đường kính, số răng khác
nhau giúp kiểm soát sức mạnh được truyền từ động cơ tới bánh xe.
Các bộ phận có liên quan tới quá trình truyền động
Bộ truyền động: Thành phần chính của bộ truyền động bao gồm hệ thống các
bánh răng có nhiệm vụ giới hạn hoặc thay đổi mối quan hệ giữa tốc độ của động cơ
với tốc độ của bánh xe. Đồng thời, khái niệm này còn được biểu hiện bằng tên gọi
"số", diễn tả trạng thái hệ thống bánh răng trong quá trình truyền động, mỗi "số" sẽ
tương ứng với tỷ lệ động năng từ máy/bánh xe khác nhau. Một khái niệm xuất hiện
ở đây là tỷ số truyền của từng, dùng để diễn tả tỷ số vòng quay của bánh răng chủ
động và bánh răng bị động.
Ly hợp: một cơ cấu cho phép kết nối và ngắt kết nối giữa động cơ xe với hệ thống
truyền động.
Cần số: một gần gạt được người lái xe sử dụng để điều khiển số (hoặc khoảng số)
hiện tại của bộ truyền động.
Mô hình chữ H: Một trình tự sắp xếp của các số, thường được ghi trên núm đầu
cần số.
Tại sao phải cần có bộ truyền động?

Trong động cơ xe hơi, mô men xoắn được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ
làm quay trục khuỷu. Tốc độ quay này có thể dao động từ 600 đến 7000 vòng/phút
hoặc thậm chí là lớn hơn tùy thuộc vào sức mạnh của khối động cơ mà chiếc xe sở
hữu. Tuy nhiên, tốc độ quay trên là quá lớn đối với bánh xe hơi (từ 0 đến 1800
vòng/phút), do đó chuyển động quay của trục khuỷu cần phải được dẫn qua một hệ
thống các bánh răng để có thể tạo ra tốc độ quay phù hợp của các bánh xe giúp xe
di chuyển.
Bộ truyền động hoạt động như thế nào? https://www.youtube.com/watch?v=3-
ilzxawUAs&ab_channel=udiprod
Các loại hộp số xe hơi

Hộp số sàn (số tay)


Hộp số tự động (AT)
Hộp số tự động có thể điều khiển bằng tay
Hộp số vô cấp (CVT)
Hộp số ly hợp kép (DCT)
Hộp số trên xe hơi điện
Hộp số sàn (số tay)

Đây được xem là tiêu chuẩn của hệ thống truyền động và đại đa số người mới
tập lái xe đều được tiếp cận với loại xe số sàn trước tiên. Khi vận hành hộp số
sàn đòi hỏi người lái phải đạp cần côn và chuyển số bằng cách dùng tay gật cần
số. Phần lớn những chiếc xe hơi số sàn hiện nay đều có 5 cấp số. Một số khác
còn được trang bị hộp số sàn 6 cấp.
https://www.youtube.com/watch?
Hộp số sàn (số tay)
v=ip9owp8wmjQ&ab_channel=LuckyLuan
Hộp số tự động

Người dùng chỉ cần đặt chân vào cần ga và đạp, hệ thống sẽ tự động chọn số thích
hợp với tình hình vận hành hiện tại của xe.

Vào giai đoạn ban đầu, nhiều hộp số tự động có 3 hoặc 4 cấp số (bao gồm cả lùi),
cấu tạo rất phức tạp, hơi nặng hơn và hiệu suất làm việc kém hơn so với hộp số sàn. 
Hộp số bán tự động

 Hiện nay, một số hộp số tự động đã có tới 8 cấp số hoặc nhiều hơn và việc lựa
chọn số cho phù hợp với điều kiện vận hành của xe do hệ thống máy tính đảm
nhiệm. Tuy nhiên, các hãng sản xuất xe vẫn cho phép người lái có thể chủ động
can thiệp vào quá trình sang số thông qua một cơ cấu đặc biệt bố trí tại cần số (khu
vực dấu +/-) hoặc lẫy chuyển số phía sau vô lăng (phổ biến trên những mẫu xe thể
thao). Tuy nhiên, tính cơ động của hộp số tự động điều khiển tay không thể sánh
với hộp số tay toàn phần, điển hình như người lái muốn từ số 7 về số 4 thì chỉ có
thể giảm theo từng cấp số 7->6->5->4.
Cơ cấu lái có nhiệm vụ đảm bảo sự chuyển động của ô tô theo định hướng của
người lái.
Việc thay đổi hướng chuyển động của ô tô thực hiện bằng cách quay vô lăng, tác
động đến hướng của bánh trước thông qua cơ cấu lái. 

 khi chuyển hướng, các bánh xe trước không đi theo cùng một hướng. Tại sao vậy?
Để chiếc xe chuyển hướng êm dịu, mỗi bánh xe cần phải đi theo một đường tròn
khác nhau. Bởi vì bánh xe bên trong chuyển động theo một vòng tròn có bán kính
nhỏ hơn, việc quay vòng khó khăn hơn so với bánh xe phía ngoài. Sơ đồ hình học
bên trên cho biết bánh xe bên trong sẽ phải quay nhiều hơn bánh xe ngoài.
tồn tại một cặp cơ cấu lái khác nhau. Có thể tóm tắt chung nhất là cơ cấu bánh
răng - thanh răng (Rack-and-pinion) và trục vít – bánh vít (recirculating ball). Trước
hết chúng ta cùng xem xét nguyên lý của hệ thống bánh răng – thanh răng.

Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng xuất hiện và rất nhanh được sử dụng phổ biến
trên các xe ô tô du lịch và xe tải nhỏ, xe SUV. Nó là một cơ cấu cơ khí khá đơn giản.
Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một
ống kim loại. Một thanh nối (tie rod) nối với hai đầu mút của thanh răng. 
Bánh răng tròn được nối với trục tay lái. Khi bạn xoay vành tay lái, bánh răng quay
làm chuyển động thanh răng. Thanh nối ở hai đầu thanh răng được gắn với một
cánh tay đòn trên một trục xoay (hình 4).
https://www.youtube.com/watch?
v=sEUmMgcL88Q&ab_channel=la
Hệ thống lái truyền động bánh răng - thanh răng mviethoan
Phanh trên xe hơi là một bộ phận giữ nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn ngược với các bộ
phận khác trên xe, đó là hạn chế và dừng chuyển động của xe.

Các cơ cấu chính tạo ra chức năng dừng xe này là hệ thống phanh như là bàn
đạp phanh và các lốp xe. Hệ thống phanh Có hai loại hệ thống phanh. Hệ thống
phanh chính được sử dụng khi xe đang chạy là hệ thống phanh chân. Có loại
phanh kiểu tang trống và phanh đĩa, thường được điều khiển bằng áp suất thuỷ
lực. Hệ thống phanh đỗ xe được sử dụng khi đã đỗ xe. Hệ thống phanh đỗ xe tác
động vào các phanh bánh sau qua các dây kéo để xe không dịch chuyển được.
CÔNG DỤNG
- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô đến một giá trị cần thiết nào đấy
hoặc dừng hẳn ôtô-> Hệ thống phanh chân (phanh chính)
- Giữ ôtô dừng hoặc đỗ trên các đường dốc. (Hệ thống phanh tay – Phanh phụ)
Phân loại
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau:
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc;
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.

Loại đĩa quay: Đĩa phanh ở phía ngoài có trọng


lượng nhỏ, thường được sử dụng ở phanh trước
hoặc phanh tay ở ôtô tải.
Loại vỏ quay: Khi phanh các piston ở xilanh con
Phanh guốc hay còn gọi là phanh sẽ đẩy đĩa dịch chuyển tương đối với nhau trong
trống, là loại phanh sử dụng má mặt phẳng quay của bánh xe theo hướng ngược
phanh áp vào mặt của guốc phanh.   chiều nhau. Nhờ có rãnh nghiêng ở đĩa nên các
viên bi chạy theo rãnh để ép các đĩa ma sát vào
vỏ và tiến hành phanh.
Phân loại
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau:
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc;
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.
Phân loại
Theo dẫn động phanh hệ thống phanh được chia ra:
- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí;
- Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực;
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén;

hệ thống phanh thủy lực thông thường


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS viết tắt “ Anti-lock Braking System”

 Hệ thống phanh ABS có cấu tạo cũng khá đơn giản gồm gồm 3 bộ phận chính: 
Cảm biến tốc độ: giúp phát hiện tốc độ quay của từng bánh xe và truyền tín hiệu
đến ECU điều khiển trượt hay nói cách khác đây chính là bộ phận do thám báo tín
hiệu về cho ECU để ra lệnh cho Bộ chấp hành phanh.
ECU điều khiển trượt: đây chính là bộ phận xác định sự ma sát giữa bánh xe và
mặt đường dựa vào các tín hiệu cảm biến từ đó điều khiển bộ chấp hành của
phanh. Gần đây, ECU điều khiển trượt nhỏ gọn được lắp gắn liền trong bộ chấp
hành của phanh.
Bộ chấp hành của phanh:  có nhiệm vụ điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh
để bóp phanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra lệnh của ECU điều khiển trượt ở trên.
NGUYẾN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS

Hệ thống phanh ABS là một hệ thống sử dụng tổng hợp các cảm biến điện tử để
nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh xe. Hệ thống này
giám sát tốc độ của các bánh khi có hiện tượng phanh đột ngột. Khi một hoặc nhiều
lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh
và thực hiện khả năng bóp nhả liên tục của mình, loại bỏ khả năng lốp bó cứng bị dê
trượt - duy trì khả năng điều khiển xe được chính xác. Hệ thống máy tính trên xe có
trang bị phanh ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 32 lần/giây, hệ thống sẽ bóp nhả
liên tục từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến khi mức áp lực bằng không. 
Hệ thống điện thực sự cần thiết cho hầu hết các hoạt động của xe. Hệ thống này
gồm nhhiều chi tiết kết nối chặt chẽ với nhau.
Các hệ thống tiện ích trên xe ô tô:
Hệ thống âm thanh/hình ảnh trên ôtô
Hệ thống quan sát Camera
Hệ thống giám sát GPS
Hệ thống âm thanh/hình ảnh
Lắp DVD cho xe ô tô
camera hành trình cho ô tô
Camera hành trình đã không còn xa lạ với các lái xe. Trong điều kiện đường xá đô
thị hiện nay, những tình huống va chạm, rủi ro là khó tránh khỏi. Nhiệm vụ : cung
cấp khả năng quan sát trước, sau, giúp ghi lại toàn bộ cung đường đã đi, đo được
tốc độ di chuyển.
camera hành trình cho ô tô
Thiết bị dẫn đường GPS trên ôtô

GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu có thể xác định tọa
độ bất cứ vị trí nào trên Trái đất do Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế cho mục đích quân
sự. Từ năm 1980, Chính phủ Mỹ cho phép sử dụng GPS vào các lĩnh vực dân sự,
miễn phí với bất kể quốc tịch nào.
Tại Việt Nam, hệ thống định vị toàn cầu GPS từ lâu đã được ứng dụng cho các
công việc kiểm lâm, cứu nạn. Các thiết bị thu phát sóng vệ tinh được sử dụng là
Tomtom (Đan Mạch), Garmin, Holux (Đài Loan), VietMap..

You might also like