You are on page 1of 4

THE LIGHTING SYSTEM

1.
1.1. Taillight
Chức năng của đèn tail khá đa dạng như vừa để tăng khả năng nhận biết cho
các phương tiện đi phía sau, vừa làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi
người lái đạp phanh, cụm đèn tail còn được tích hợp một đèn màu trắng làm
đèn cảnh báo xe lùi khi người lái chuyển về số R.
Công tắc đèn tail được bố trí trên cần gạt bên phải, để bật đèn tail ta vặn núm
xoay trên cần gạt từ vị trí OFF đến nấc thứ 2 (Đối với mô hình đang thực tập)
1.2. Headlight
Đèn head làm nhiệm vụ chiếu sáng đường đi phía trước trong điều kiện thiếu
ánh sáng, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông, chướng
ngại vật để xử lý.
Hệ thống đèn này hoạt động ở 3 chế độ, chiếu sáng ở khoảng gần trước đầu xe
(cos), chiếu sáng ở khoảng cách xa (pha) và nháy đèn pha (flash)
Công tắc đèn head được bố trí trên cần gạt bên phải, để bật đèn head ta vặn
núm xoay trên cần gạt từ vị trí OFF đến nấc thứ 3 (Đối với mô hình đang thực
tập). Khi công tắc đèn head bật thì nó được mặc định đâng hoạt động ở chế độ
đèn cos, khi muốn chuyển sang chế độ đèn pha thì ta đẩy cần gạt về phía bản
táp lô. Riêng chế độ flash, chỉ cần kéo cần gạt về phía người lái thì chế độ flash
được hoạt động, không cần quan tâm núm vặn trên cần gạt ở vị trí nào (Đối với
mô hình đang thực tập). Khi công tắc đèn head bật thì đèn tail cũng được bật.
3.
3.1. Combination switch
Cụm công tắc này bao gồm 11 chân. Bằng cách sử dụng đồng hồ VOM ở
thang đo thông mạch, kiểm tra thông mạch của các chân để biết được các
chân nào được kết nối với nhau khi công tắc đang ở các chế độ khác nhau
Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây.

3.2. Taillight

Cụm đèn tail bao gồm cả đèn phanh và đèn lùi. Vì các bóng đèn trong
cụm này đều là bóng sợi đốt nên ta kiểm tra bằng cách đo thông mạch
bằng thang đo thông mạch trên VOM.
Kết quả: Các đèn đều hoạt động bình thường.
3.3. Headlight
Vì các bóng đèn trong cụm này đều là bóng sợi đốt nên ta kiểm tra bằng
cách đo thông mạch bằng thang đo thông mạch trên VOM.
Kết quả: Các đèn đều hoạt động bình thường.

4.
Sơ đồ mạch điện

5.
Thực hiên nối dây trên mô hình

Video mô hình vừa lắp đặt: https://www.youtube.com/watch?v=YpNjJ5h5oTE

6.
Các hư hỏng thường gặp và nguyên nhân:
-Đèn không sáng. Nguyên nhân có thể đến từ việc các tiếp điểm bị lỏng,
đèn bị hỏng, relay không hoạt động hoặc cầu chì bị đứt.
- Đèn sáng yếu. Nguyên nhân có thể là các tiếp điểm bi lỏng hoặc là do
bóng đèn dây tóc sử dụng lâu ngày bị bám bẩn hoặc kính khuếch tán phản
chiếu.
- Bật cos nhưng pha vẫn sáng. Nguyên nhân có thể là do chập dây hoặc
công tắc bị hỏng.
7.
Kiểm tra thật kỹ theo trình tự mạch điện bắt đầu từ việc kiểm tra các tiếp
điểm, nguồn, tới các công tắc điều khiển đến các relay và cuối cùng là các
bóng đèn. Từ đó xác định được các hư hỏng, tùy vào trạng thái hư hỏng
của các thiết bị ta có thể tiến hành thay mới hoặc sửa chữa.

You might also like