You are on page 1of 10

5.

3 Xác định chân công tắc


5.3.1 Mục đích
Việc xác định chân công tắc, giúp ta xác định được vị trí chỗ hư hỏng. Từ đó
dễ dàng thay thế và sửa chữa.

Hình : Đo tìm chân công tắc

5.3.2 Yêu cầu


Hiểu được nguyên lí hoạt động của nâng hạ kính loại lock dương và nâng hạ
kính loại lock âm.
Hình : Sơ đồ nguyên lí hoạt động của nâng hạ kính lock dương
Hình : Sơ đồ nguyên lí hoạt động của nâng hạ kính lock âm
5.3.3 An toàn
5.3.4 Chuẩn bị
Vật dụng để xác định chân công tắc:
+ Đồng hồ vạn năng (VOM) là thiết bị điện thông dụng với 4 chức năng chính
là đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Hình : Đồng hồ vạn năng (VOM)

5.3.5 Cách tiến hành


5.3.5.1 Xác định chân công tắc chính
Khi ở chế độ lock, dùng đồng hồ VOM chế độ thông mạch ta đo được chân âm
thông với các chân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Khi ở chế độ unlock, đo thông mạch các chân tìm được 2 nhóm chân. Nhóm 1
gồm chân âm, 1, 2 thông nhau. Nhóm 2 gồm các chân thông nhau là 3, 4, 5, 6,
7, 8.
Xác định chân dương và 9, ở chế độ unlock hoặc lock đều được. Khi ở chế độ
unlock ta đẩy công tắc bên cửa tài, dùng đồng hồ VOM đo thông mạch sẽ xác
định được chân dương và 9.

5.3.5.2 Xác định chân công tắc hành khách


Công tắc hành khách có 5 chân. Dùng đồng hồ với thang đo thông mạch
( thang đo Ôm ). Đo được 2 cặp A, D và B, C thông mạch với nhau, chân còn
lại sẽ là chân dương. Nhưng chưa xác dịnh chân nào nối vào motor nâng hạ
kính.

Tiếp theo đẩy công tắc theo chiều nâng kính. Lúc này chân dương nối với chân
A. Từ đó ta xác định được chân A
Bước còn lại kéo công tắc theo chiều hạ kính. Ở trạng thái này chân 2 nối với
dương. Từ đó ta xác định được chân B.

5.4 Đấu mạch vận hành hệ thống


5.4.1 Mục đích
Mục đích việc đấu mạch vận hành hệ thống giúp ta am hiểu sâu về cách thức
hoạt động của công tắc cũng như hiểu về nguyên lí hoạt động của chúng.
5.4.2 Chuẩn bị
Cần chuẩn bị những thiết bị cần thiết như sơ đồ trong mạch nguyên lí.
Hình : Sơ đồ mạch nâng hạ kính khóa dương

Chuẩn bị công tắc theo xe hoặc có thể chuẩn bị công tắc 3 chân.
Hình : Công tắc máy
Chọn loại relay 4 chân với 12V 40A.

Hình : Relay 4 chân


Hình : Công tắc tổng nâng hạ kính

Hình : Công tắc nâng hạ kính hành khách


Hình : Motor nâng hạ kính
5.4.3 Cách tiến hành
Sau khi tiến hành đo đạc và kiểm tra các chân từ các thiết bị ta tiến hành đấu
mạch.
Chân AM công tắc máy nối về dương bình ắc-quy. Chân IG công tắc máy sẽ
nối về chân cuộn dây rơ-le, chân còn lại sẽ về mass.
Tiếp theo 2 chân tiếp điểm của rơ-le sẽ lần lượt là 1 chân vào dương bình và
chân còn lại sẽ vào dương của công tắc tổng nâng hạ kính.
Tiếp đến chân mass của công tắc tổng nâng hạ kính sẽ vào mass bình và cùng
lúc đó chân lock nâng hạ kính sẽ lần lượt vào chân dương của các chân nâng hạ
kính hành khách.
Tiếp tục là nối vào motor, công tắc điều khiển motor sẽ nối vào motor nâng hạ
kính bên tài. Còn các công tắc hành khách trên công tắc tổng thì sẽ nối qua
công tắc hành khách rồi mới nối qua motor.

You might also like