You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Ô TÔ

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

GVHD: Th.S Trần Hữu Quy


Nhóm 3
SVTH: LÊ VĂN MINH TÀI
MSSV: 21145491
SVTH: VƯƠNG VINH TÀI
MSSV: 21145493
SVTH: NGUYỄN TRẦN THÀNH LUÂN
MSSV: 21145663
SVTH: NGUYỄN QUANG KIỆT
MSSV: 21145432

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2024


Mục lục
1. Hệ thống đèn đầu không có relay......................................................................1
2. Lắp mạch đèn trước loại sử dụng rơ le loại dương chờ.....................................3
2.1. Xác định chân.............................................................................................3
2.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................7
3. Hệ thống đèn đầu có relay loại âm chờ.............................................................9
4. Hệ thống đèn tín hiệu và đèn Hazard..............................................................11
1. Hệ thống đèn đầu không có relay
Sơ đồ mạch điện

Nguyên lý hoạt động


Chế độ LOW: Công tắc đèn LOW được bật. Dòng điện đi từ bình ắc quy (1)
qua cầu chì (2) đến chân Low (3) đến công tắc chân LOW và về mass.
Chế độ HIGH: Công tắc HIGH được bật. Dòng điện đi từ ắc quy bình (1)
qua cầu chì (2) đến chân High (3) đến công tắc chân High, đồng thời dòng điện
qua đèn báo đèn pha trên taplo người lái và về mass.
Chế độ FLASH: Dòng điện đi từ ắc quy bình (1) qua cầu chì (2) đến chân
High (3) đến công tắc chân Flash và về mass. Chế độ FLASH vẫn sáng khi đèn ở
OFF.

1
Sơ đồ mạch thực tế

Hình : Sơ đồ mạch thực tế của hệ thống đèn đầu không relay

2
2. Lắp mạch đèn trước loại sử dụng rơ le loại dương chờ
2.1. Xác định chân

Hệ thống đèn trên ô tô có các chức năng như:


- Chiếu sáng để đảm bảo an toàn trong khi lưu thông trên đường:
Đèn chiếu sáng gồm có đèn pha (dùng để chiếu xa) và đèn cốt (dùng
chiếu gần). Ngoài ra ô tô còn được trang bị đèn sương mù (fox lamp) khi gặp
thời tiết có sương mù. Đèn sương mù còn được gọi là đèn phá sương.
- Dùng đèn để làm tín hiệu như đèn hậu, báo rẽ, phanh, dừng và đỗ xe...
- Chiếu sáng trong xe và khoang hành lý hoặc thùng xe. Đối với hệ thống
chiếu sáng khi vào xe đem lại sự thuật tiện khi vào hoặc ra khỏi xe ở ban đêm.
Một mạch điện điều khiển đèn thường bao gồm: ắc-qui, cầu chì, dây dẫn,
các bóng đèn (còn gọi là tải điện) và công tắc điều khiển. Trên ô tô dưới vành
tay lái có một cụm công tắc có thể điều khiển rất nhiều các phụ tải như: đèn,
còi, gạt mưa, báo rẽ...... Cụm công tắc này còn được gọi là cụm công tắc tổ hợp.
*Cách xác định chân của công tắc:

3
Hình: Cụm công tắc tổ hợp
- Đặt công tắc đèn ở chế độ OFF, công tắc chế độ ở chế độ LOW: ta đo
thông mạch sẽ tìm được 2 cặp chân thông với nhau, giả sử đo được chân nào đó

4
tạm gọi là chân A-B và chân B-C thông với nhau, thì chân B sẽ là chân Mass
của công tắc chế độ. Lúc này chuyển công tắc chế độ sang chế độ HIGH, đo
giữa chân Mass chế độ và các chân còn lại, giả sử đo được chân D-B và chân A-
B thì chân A là chân Mass của công tắc đèn, chân D là chân HIGH, chân C là
chân LOW. Tương tự ta giữ công tắc Flash sẽ đo thông mạch và tìm được chân
Flash.
- Đặt công tắc lần lượt ở chế độ Head và Tail, thông mạch giữa chân
Mass chế độ với các chân còn lại để tìm được chân của Head và Tail, thực tế
không tìm được chân của TAIL do công tắc hư.
*Cách xác định chân của Relay 5 chân

Hình: Relay 5 chân

5
Hình: Cấu tạo đơn giản của relay 5 chân
- Ta tiến hành đo thông mạch, ta tìm được 1 cặp chân thông mạch điện
trở nhỏ, đó là cặp chân 4-5 (cặp chân thường đóng), ta tìm được 1 cặp chân
thông mạch điện trở lớn, cặp chân 1-2 của cuộn dây. Tiếp theo ta cấp nguồn vào
cuộn dây, đo thông mạch, cặp chân nào thông là cặp chân 5-3, từ đó xác định
được các chân 5-4-3.
*Xác định chân của đèn

Hình: Hình ảnh thực tế và hình mô tả cấu tạo của đèn

6
-Ta lần lượt đo điện trở của 3 cặp dây của đèn, sẽ có 2 cặp dây có điện trở
thấp hơn cặp còn lại, chân chung của 2 cặp dây có điện trở thấp hơn sẽ là chân
chung của đèn, vì từ chân chung đi đến một trong 2 chân còn lại chỉ đi qua 1
cuộn dây tóc nên điện trở sẽ thấp hơn khi đi qua 2 cuộn.
- Khi xác định được các chân, ta tiến hành dấu theo sơ đồ, vì sử dụng
relay 5 chân thay thế relay 4 chân nên ta không sử dụng chân thường đóng của
relay.
2.2. Nguyên lý hoạt động

*Đèn TAIL:
Khi bật công tắc đèn TAIL, dương từ accu sẽ qua cuộn dây của relay 3,
vào chân A2 của công tắc, được nối Mass ở chân A11, làm đóng tiếp điểm của
relay 3, cho dòng điện từ relay qua cụm đèn sau 10, được nối mass.
*Đèn HEAD:
Khi bật công tắc đèn HEAD, relay 3 sẽ được kích hoạt tương tự như lúc
bật đèn TAIL, lúc này relay 4 cũng được kích hoạt bằng cách cho dòng điện từ
accu qua cuộn dây, vào chân A13 của công tắc, ra Mass ở chân A11. Lúc này
dòng điện từ accu sẽ qua relay 4 qua bóng đèn, nếu công tắc chế độ ở chế độ
LOW thì dòng điện đi vào công tắc ở chân A3, nối Mass ở A9, nếu công tắc chế
độ ở chế độ HIGH, dòng điện đi vào công tắc ở chân A12, nối mass ở A9.
7
*Đèn Flash:
Nếu gạt công tắc đèn Flash, relay 4 sẽ được kích hoạt khi dòng điện đi từ
accu, qua chân A14 của công tắc chế độ, nối mass ở A9, từ đây đèn được điều
khiển nháy sáng như cách nó hoạt động ở chế độ HIGH.

8
3. Hệ thống đèn đầu có relay loại âm chờ

Sơ đồ mạch điện âm chờ

Sơ đồ mạch điện âm chờ thực tế


Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắt đèn Head, lúc này nguồn điện từ dương bình sẽ đi qua cuộn dây
Relay đèn đầu đi vào chân H và El và đi về mat. Sau đó Relay đèn đầu sẽ đóng
và có nguồn điện đi qua Relay Pha/cos, lúc này đèn Low sẽ sáng. Khi bật đèn
qua chế độ High thì nguồn điện sẽ đi qua cuộn dây Relay Pha/cos vào chân HU

9
và chân ED và đi về mat, khi đó Relay pha/cos sẽ nhảy qua tiếp điểm thường hở
và đèn High sáng. Khi bật Flash thì dòng điện sẽ đi qua Relay đèn đầu đi vào
chân HF qua chân ED và về mat, nên công tắt đèn ở vị trí Off (hoặc Tail và
Head) thì đèn Flash vẫn hoạt động.

Khi công tắt qua vị trí Head

10
4. Hệ thống đèn tín hiệu và đèn Hazard
Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc Hazard rời


- Trạng thái OFF:
+ Nguyên lý hoạt động: có nguồn đén chân số 10 nhưng không được cấp mass,
đèn không hoạt động.
- Khi bật xi nhan trái:
+ Nguyên lý hoạt động: bật công tắc IG, bật công tắc xi nhan trái, công tắc hazard
đang ở chế độ OFF, dòng đi từ acquy đến chân 10, qua chân 7 về chân B của turn
signal flash, qua chân L, sau đó qua tiếp điểm đèn Left của công tắc xi nhan, qua
hệ thống đèn Left về mass, đèn xi nhan trái hoạt động.
- Khi bật xi nhan phải:
+ Nguyên lý hoạt động: tương tự khi bật xi nhan trái, bật công tắc IG, bật công
tắc xi nhan phải, công tắc hazard đang ở chế độ OFF, dòng đi từ acquy đến chân
10, qua chân 7 về chân B của turn signal flash, qua chân L, sau đó qua tiếp điểm
đèn Right của công tắc xi nhan, qua hệ thống đèn Right về mass, đèn xi nhan phải
hoạt động.

11
- Khi bật chế độ hazard:
+ Nguyên lý hoạt động: công tắc hazard ON, dòng đi từ acquy qua cầu chì hazard,
đến chân 10, qua chân 7 về chân B của turn signal flash, qua chân L, về chân 9,
thông với chân 6 & 5 về hệ thống đèn Left và Right về mass, đèn hoạt động.

12
Sơ đồ mạch thực tế

Hình 4.1: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan có công tắc Hazard rời

13
Hình 4.2: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan có công tắc Hazard rời

14
Hình 4.3: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan có công tắc Hazard rời

15

You might also like