You are on page 1of 11

Nhóm: 3 Ngày 15 tháng 10 năm 2022

1. Nguyễn Trung Nguyên 19145276


2. Phùng Viết Nhật 19145280
3. Vũ Trọng Nhân 19145279
4. Phạm Trọng Nhân 19145277
5. Trần Hữu Nhân 19145278

BÁO CÁO THỰC TẬP

Tên bài: Tìm hiểu về hệ thống gương ghế điện

I. Chuẩn bị
1. Cơ sở lý thuyết

Hệ thống gương chiếu hậu trên ô tô là chi tiết để người lái có thể quan sát phía sau
khi chuyển làn hoặc quay vòng nhằm tăng tính an toàn cho người lái.
Yêu cầu:
 Có kết cấu nhỏ gọn.
 Có tầm nhìn rộng hạn chế điểm mù.
 Có khả năng tự gập hoặc gập bằng tay.
 Có thể điều khiển tự động.

2. Dụng cụ và thiết bị thực hiện( Liệt kê và mô tả ngắn gọn các dụng cụ và thiết bị thực
hành)

Tên dụng cụ/thiết bị Công dụng


Ắc quy (12V) Cung cấp nguồn cho hệ thống
Dây dẫn điện Kết nối các thiết bị rời lại với nhau
Công tắc chỉnh gương Điều khiển gương
Đồng hồ VOM Đo kiểm
Nguồn máy tính Cung cấp nguồn cho hệ thống

Bảng 1: Dụng cụ và thiết bị thực tập


II. Thực hiện( Trình bày quá trình thực hiện)
Bước 1: Đấu nối trên các thiết bị rời.
1. Nhận diện, liệt kê các thiết bị của hệ thống gương-ghế điện

Hình 1:
Công tắc điều chỉnh gương Hình 2: Nguồn máy tính

Hình 3: Gương bên trái

Hình 4: Gương bên phải


2. Đo kiểm, xác định các chân công tắc chỉnh gương, các chân trên gương chiếu hậu.
a. Công tác chỉnh gương.

Hình 5: Công tắc chỉnh gương và đánh dấu chân chức năng

Để xác định các chân chức năng của công tác chỉnh gương ta tiến hành đo thông
mạch từng chân một. Sau khi tiến hành đo ta có bảng các chân thông như sau:

Hình 6: Các chân thông mạch với nhau


Dựa vào bảng các chân thông mạch ta xác định được các chân chức năng:
Chân công tắc Chức năng
1,2 Dây nguồn (+/-)
3,4 Dây gập mở gương
5 Dây chỉnh LEFT/RIGHT gương phải
6 Dây chỉnh UP/DOWN gương phải
7 Dây M+
8 Dây chỉnh LEFT/RIGHT gương trái
9 Dây chỉnh UP/DOWN gương trái
Bảng 2: Các chân chức năng của công tắc chỉnh gương

b. Các chân gương chiếu hậu.

Hình 7: Gương bên phải và đánh dấu công tắc

Trên gương bên phải chúng ta thấy có 5 chân. Ta tiến hành đo điện trở các chân
với nhau. Khi đo một cặp dây không có điện trở thì đó sẽ là hai dây của chế độ gập, mở
gương. Và sẽ có một cặp dây bằng tổng điện trở của hai dây còn lại, đó sẽ là cặp dây của
motor chế độ (up, down & left, right). Chân còn lại sẽ là chân M+. Để nhận biết được
chân nào là up, down & chân nào là left, right thì chúng ta sẽ thử trực tiếp trên bình ắc
quy. Đầu tiên chúng ta sẽ nối chân M+ đến cực âm của bình ắc quy, lấy một chân bất kì
trong cặp dây (up, down & left, right). Quan sát hiện tượng thì chúng ta sẽ nhận biết
được. Đối với gương bên trái cũng tiến hành đo tương tự bên phải.
Sau khi tiến hành đo điện trở xong, ta được bảng kết quả như sau:
Chân bộ điều khiển Chức năng
1 Dây điều khiển gương ở chế độ
LEFT/RIGHT
2 Dây điều khiển gương chế dộ UP/DOWN
3 Dây điều khiển chế độ gập gương FOLD
4 Dây điều khiển chế độ mở gương UNFOLD
5 Dây chung M+
Bảng 3: Các chân chức năng của gương bên phải

3. Đấu nối hệ thống gương chiếu hậu.

Hình 8: Sơ đồ đấu dây của hệ thống gập gương

Nguyên lý hoạt động của hệ thống gương chiếu hậu.

Gập gương: khi người lái ấn nút gập gương thì sẽ có dòng điện xuất ra từ chân
số 3 của công tắc điều chỉnh gương chiếu hậu truyền đến chân 5 của motor điều
khiển gập gương trái và gương phải.

Mở gương: Khi người lái ấn nút gập gương lần nữa thì sẽ có dòng điện đi ra từ
chân số 4 của công tắc điều chỉnh gương chiếu hậu. Dòng điện này sẽ đi đến chân số
4 của motor điều khiển gập gương trái và gương phải
Gương trái-chỉnh về trái hoặc phải: khi người lái bật công tắc điều khiển
gương trái và chỉnh gương về phía bên trái hoặc phải, sẽ có dòng điện đi từ chân số
9 của công tắc điều khiển gương chiếu hậu. Dòng điện này sẽ đi đến chân số 1 của
motor điều khiển gương trái.

Gương trái-chỉnh lên hoặc xuống: khi người lái bật công tắc điều khiển
gương trái và chỉnh gương lên trên hoặc hoặc xuống, sẽ có dòng điện đi từ chân số 8
của công tắc điều khiển gương chiếu hậu. Dòng điện này sẽ đi đến chân số 2 của
motor điều khiển gương trái.

Gương phải-chỉnh về trái hoặc phải: khi người lái bật công tắc điều khiển
gương phải và chỉnh gương về phía bên trái hoặc phải, sẽ có dòng điện đi từ chân số
5 của công tắc điều khiển gương chiếu hậu. Dòng điện này sẽ đi đến chân số 1 của
motor điều khiển gương phải.

Gương phải-chỉnh lên hoặc xuống: khi người lái bật công tắc điều khiển
gương phải và chỉnh gương lên trên hoặc hoặc xuống, sẽ có dòng điện đi từ chân số
6 của công tắc điều khiển gương chiếu hậu. Dòng điện này sẽ đi đến chân số 2 của
motor điều khiển gương phải

4. Sơ đồ hệ thống của mạch điều khiển gương chiếu hậu trên ô tô.

Hình 9: Sơ đồ hệ thống của hệ thống gương chiếu hậu


Nguyên lý làm việc:

-Khi muốn gập gương, đóng công tắc điều khiển gương, dòng điện đi từ ắc quy
đến chân “Restraction” được cấp dương điều khiển gập gương đến chân 10 đến
motor điều khiển gập gương đến chân 9 đến chân 7 về mass. Lúc này 2 gương gập
vào.

-Khi muốn mở gương: ngắt công tắc điều khiển gương, dòng điện đi từ ắc quy
đến chân “Return” được cấp dương điều khiển gập gương đến chân số 9, rồi đến
motor điều khiển gập gương, đến chân số 10 đến chân 7 về mass. Lúc này 2 gương
mở ra.

-Điều khiển gương bên trái:

+Gạt công tắc sang vị trí L

+ Khi điều chỉnh nút UP: dòng điện đi từ ắc quy đến chân số 8, đến chân UP
của công tắc điều khiển, đến chân LEFT của công tắc chọn gương, đến chân số 4,
đến motor đến chân số 6 đến chân LEFT/UP đến chân 7 và về mass. Lúc này gương
di chuyển lên trên.

+ Khi điều chỉnh nút DOWN: dòng điện đi từ ắc quy đến chân số 8, đến
chân RIGHT/DOWN đến chân số 6, đến motor, đến chân 4 đến chân LEFT/UP cả
công tắc chọn gương, đên chân DOWN của công tắc điều khiển, đến chân số 7 và về
Mass. Lúc này, gương di chuyển xuống.

+ Khi điều chỉnh nút LEFT: dòng điện đi từ ắc quy đến chân số 8, đến chân
LEFT của công tắc điều khiển, đến chân LEFT của công tắc chọn gương, đến chân số
5, đến motor, đến chân số 6, chân LEFT/UP, đến chân số 7 và về Mass. Lúc này,
gương di chuyển sang trái.

+ Khi điều chỉnh nút RIGHT: dòng điện đi từ ắc uy đến chân số 8, đến chân
RIGHT/DOWN, đến chân số 6, đến chân motor, đến chân số 5, đế chân LEFT của
công tắc chọn gương, đến chân RIGHT của công tắc điều khiển, đến chân số 7 và về
Mass. Lúc này, gương di chuyển sang phải.

-Điều chỉnh gương bên phải:

+Gạt công tắc sang vị trí R

+Khi điều chỉnh nút UP: dòng điện đi từ ắc quy đến chân số 8, đến chân UP
của công tắc điều khiển, đến chân RIGHT của công tắc chọn gương, đến chân số 3,
đến Motor, đến chân số 6, đến chân LEFT/UP, đến chân số 7 và về Mass. Lúc này,
gương di chuyển lên trên.

+Khi điều chỉnh nút DOWN: dòng điện đi từ ắc quy đên chân số 8, đến
chân RIGHT/DOWN, đến chân số 6, đến motor, đến chân số 4, đên chân RIGHT của
công tắc chọn gương, đến chân DOWN của công tắc điều khiển, đến chân số 7 và về
Mass. Lúc này, gương di chuyển xuống.

+Khi điều chỉnh nút LEFT: dòng điện từ ắc quy đến chân số 8, đến chân
LEFT của công tắc điều khiển, đến chân RIGHT của công tắc chọn gương, đến chân
số 2, đến motor, đến chân số 6, đến chân LEFT/UP, đến chân số 7 và về Mass. Lúc
này, gương di chuyển sang trái.

+Khi điều chỉnh nút RIGHT: dòng điện đi từ ắc quy đến chân số 8, đến
chân RIGHT/DOWN, đến chân số 6, đến motor, đến chân số 8, đên chân RIGHT của
công tắc chọn gương, đến chân RIGHT của công tắc điều khiển, đến chân số 7 và về
Mass. Lúc này, gương di chuyển sang phải.

5. Mạch nối dây thực tế.

Hình 10: Mạch nối dây thực tế


Bước 2: Đo kiểm tín hiệu điện áp, xác định các chân trên mô hình lẻ.

Hình 11: Mô hình lẻ hệ thống gương chiếu hậu

Đầu tiên ta sẽ xác định chân của công tắc gập mở gương trên mô hình và xác định
chân của gương trái và gương phải.
Ta tiến hành đo thông mạch công tắc gập mở gương như trên thiết bị rời. Đo thông
mạch từng cặp chân ở từng chế độ ta sẽ thu được kết quả như sau:

Hình 12: Sơ đồ thông mạch của công tắc chỉnh gương trên mô hình lẻ
Dựa vào kết quả này và tiến hành đo điện áp trên mô hình ta xác định được chân 1
là nguồn dương, chân 2 là mass, chân 3,4 là chân L,R của gương trái, chân 7,8 là chân
U,D của gương bên phải, chân 5,6 là chân gập gương và mở gương còn lại chân 9 là chân
M+.
Tiếp theo ta sẽ đo điện trở của 5 chân của gương bên trái. Sau khi đo sẽ có 1 cặp
chân không có điện trở là chân 2,3 của chế độ L,R,U,D, 2 chân 4 và 5 có tổng trở cao
nhất là 2 chân của motor gập mở gương và dây còn lại là dây M+. Cách xác định chân
của gương bên phải tương tự gương bên trái.
Sau khi xác định được các chân của 2 gương trái và phải ta tiến hành đo điện áp
khi gương hoạt động ở các chế độ.
- Gương trái
+ Khi ở chế độ L,R điện áp ở chân 1 và 2 lần lượt là xấp xỉ 12V và -12V.
+ Khi ở chế độ U,D điện áp ở chân 1 và 3 lần lượt là xấp xỉ 12V và -12V.
+Khi ở chế độ gập và mở gương điện áp chân 4 và 5 lần lượt xấp xỉ 12V và -12V.
- Kết quả đo ở gương phải tương tự như ở gương trái.

III. Kết luận


1. Kết luận(Kết luận về bài thực hành, ý nghĩa và bài học, kỹ năng đạt được)
Sau khi thực tập hệ thống nâng kính-khóa cửa, kết hợp với lý thuyết đã được thầy
giảng dạy trước đó, nhóm em đã có những thấu hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như những
nguyên lý hoạt động của cả hệ thống này. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, nhóm
chúng em đã có nhiều tiếp xúc cũng như hiểu hơn về các thiết bị đo kiểm, các thiết bị bảo
vệ mạch, cách tư duy đấu dây cho hệ thống vận hành và cách giải quyết những vấn đề
phát sinh trong cả quá trình thực tập hệ thống này.
2. Đề nghị( Nêu những kiến nghị về bài học, những điều cần và không cần thiết về bài học)
Việc thực tập trên các thiết bị rời trước tiên thật sự rất cần thiết cho sinh viên để có
những cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống và chức năng nhiệm vụ của từng hệ thống.
Tuy nhiên vẫn có một số thiết bị bị hỏng cũng sẽ gây ra ít nhiều khó khăn trong quá trình
thực tập. Sau đó sẽ được thực tập trên các mô hình để sinh viên có thể kiểm tra đo kiểm,
tuy vậy vẫn có một số mô hình không hoạt động được cũng sẽ gây khó khăn trong lúc
thực hành. Ngoài ra, với sự nhiệt huyết của giảng viên trong quá trình giảng dạy đã khắc
phục được những vấn đề trên và cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức mới. Chúng em
chúc các thầy cô sẽ duy trì và tiếp tục phát huy sự nhiệt huyết đó để có thể cung cấp cho
chúng em những kiến thức mới.
Người trình bày
Tài liệu tham khảo
[1] T.S Lê Thanh Phúc, “Giáo trình thực tập điện ô tô II”,Trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM, Việt Nam.

[2] www.fhqx.hcmute.edu.vn, https://fhqx.hcmute.edu.vn/course/view.php?id=25579

[3] www. oto-hui.com , https://oto-hui.com/threads/tim-hieu-he-thong-gap-guong-chieu-


hau-tren-o-to.118357/

You might also like