You are on page 1of 4

Trường ĐH SPKT TPHCM Môn học: TT Điện Ô Tô 2

Khoa Cơ Khí Động Lực Mã MH: PABE331233


BM: Điện-Điện tử ô Tô Nhóm:2 Lớp: 5,6,7 - 211454B

PHIẾU THỰC HÀNH


HỆ THỐNG GẠT MƯA RỬA KÍNH
Mục tiêu bài học:
+ Vẽ và giải thích được các mạch điện nguyên lý của các hệ thống gạt mưa, rửa kính trên xe.
+ Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng cụm bộ phận trên các hệ thống gạt mưa, rửa kính trên xe
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống gạt mưa, rửa kính trên ô tô.
+ Kiểm tra, kiểm chứng, chuẩn đoán các hư hỏng trên hệ thống.
+ Vận hành hệ thống, đề xuất cải thiện.
+ Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến điện
ô tô.
I) Chuẩn bị:
Bảng vật tư:
stt Tên thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Motor gạt nước 1
2 Motor bơm nước 1
3 Công tắc tổ hợp 1
4 Dây điện Cấp khi cần
5 Cầu chì Cấp sau khi tính toán
6 Đồng hồ đo 1
II) Đo kiểm:
- Kiểm tra và xác đinh tình trạng, xác định chân motor gạt nước:
+ Xác định chân chung: là chân nối từ công tắc sang motor là chân có màu đỏ.
+ Xác định chân High và chân Low bằng cách cấp âm cho chân chung và nối dương cho chân một
trong hai chân High với Low. Chân nào cho motor quay nhanh hơn thì là High còn ngược lại là Low.
- Kiểm tra tình trạng motor bơm nước: Cấp cực dương và âm vào motor bơm nước, kiểm tra
tình trạng hoạt động.
- Kiểm tra công tắc tổ hợp: Bật từng chế độ và đo thông mạch, ta được:
+ Chân 1 và 4 cấp nguồn
+ Chân 5 nối với High của motor gạt nước, chân 6 nối Low của motor gạt nước
+ Chân 7 nối với chân số 2 của motor gạt nước
+ Chân 8 nối với motor bơm nước

Thiết kế vẽ mạch và trình bày nguyên lý hoạt động:


+ Vẽ mạch: dựa trên tình trạng kiểm tra các thiết bị:

- Trình bày nguyên lý hoạt động:


+ Ở chế độ Low và High, dòng đi vào chân 2 của công tắc qua các chân 3 và 1 xuống relay
kích tiếp điểm đóng tiếp tục chạy xuống motor lau kính ở chân L và H sau đó về mass ở tiếp
điểm số 1 như trên hình vẽ. Tương tự ở chế độ Int, dòng đi từ tiếp điểm số 3 của motor kính
chạy về chân số 5 công tắc xuống chân số 3 ở chế độ Low, ở chế độ này có bộ timer nên có
thể chỉnh thời gian gián đoạn làm việc của motor. Còn chế độ Wash, nguồn cấp vô motor
washer đi vào chân số 7 sau đó về mass chân 4, không làm điều ngược lại.
III) Tính toán:
Tính công suất tiêu thụ các tải điện, và tính toán dòng điện tổng từ đó đề xuất dùng cầu chì
bao nhiêu Ampe.

IV) Lắp mach và vận hành:


Kiểm tra các chế độ hoạt động: Các chế độ hoạt động bình thường, chú ý đoạn cắm dây ở
motor washer vì công tắc có tích hợp bộ timer cần đấu đúng mass.
V) Kết luận và đề nghị
- Hệ thống Wiper và Washer trên ô tô là vô cùng cần thiết đặc biệt trong những điều kiện như
trời mưa, đường nhiều bụi bẩn. Việc lau chùi mặt gương sẽ giúp tài xế quan sát rõ đường đi
phía trước cũng như cả phía sau.

You might also like