You are on page 1of 47

ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Câu 1: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện ô tô? Phân biệt các
loại phụ tải điện dùng trên ô tô?

* Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện ô tô:

1. Nhiệt độ làm việc: Tùy theo khí hậu thiết bị điện trên ô tô được chia làm nhiều loại:

+ Ở vùng lạnh hoặc cực lạnh (- 40 độ) như ở Nga và Canada

+ Ôn đới như Nhật, Mỹ

+ Nhiệt đới như: Việt Nam, các nước Đông Nam Á.

+ Loại đặt biệt thường dùng cho các xe quân sự (sử dụng cho tất cả mọi vùng khí
hậu).

2. Sự rung xóc: Các bộ phận trên ô tô phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 đến
250Hz , chịu được gia tốc 150 m/s2

3. Điện áp: Các thiết bị điện trên ô tô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên
đến vài trăm Volt, cá biệt có hệ thống lên đến vài chục nghìn Volt.

4. Độ ẩm: Các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm cao thường có ở các nước nhiệt đới.

5. Độ bền: Tất cả các hệ thóng điện và điện tử trên ô tô phải được hoạt động tốt trong
khoảng 0,9 ÷ 1,25 Uđịnh mức ( Uđm = 14V hoặc 28V ) ít nhất trong thời gian bảo hành xe.

6. Nhiễu điện từ: Các thiết bị điện và điện tử phải chịu được nhiễu điện từ xuất
phát từ hệ thống đánh lửa hoặc các nguồn khác.

* Các loại phụ tải điện dùng trên ô tô:

1. Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu (50÷70W) hệ thống đánh lửa(20W) kim
phun (70÷100W).

2. Phụ tải làm việc không liên tục: Đèn pha (mỗi cái 60W) cốt ( mỗi cái 55W) đèn
kích thước ( mỗi cái 10W)…
3. Phụ tải làm việc trong thời gian ngắn: Đèn báo rẽ (4×21W + 2×2W) đèn phanh
(2×21W) quạt làm mát động cơ(200W) quạt điều hòa nhiệt độ (2×80W)
còi(25÷40W).

Câu 2: Trình bày các thiết bị bảo vệ và điều khiển trung gian dùng trên ô tô?
Cho ví dụ minh họa?

1. Cầu chì: Các phụ tải điện trên xe hầu hết được mắc qua cầu chì. Tùy theo tải cầu
chì có giá trị thay đổi từ 5 ÷ 30A. Dây chảy là những cầu chì lớn hơn 40A được mắc ở
các mạch chính của phụ tải điện lớn hoặc chung cho các cầu chì cùng nhóm làm việc
thường có giá trị khoảng 40 ÷ 120A.

VD: hộp cầu chì trên ô tô

2. Bộ ngắt mạch: Để bảo vệ mạch điện trong trường hợp chập mạch, trên 1 số hệ
thống điện trên ô tô người ta sử dụng bộ ngắt mạch (CB – circuit breaker ) khi quá
dòng.

VD:

3. Công tắc: Để các phụ tải làm việc, mạch điện nối với phụ tải điện phải kín. Thông
thường phải có các công tắc đóng mở trên mạch. Công tắc trong mạch điện xe hơi có
nhiều dạng: thường đóng (normally closed) , thường mở ( normally open) hoặc phối
hợp có thể tác động để thay đổi trạng thái đóng mở bằng cách nhấn, xoay, mở bằng
chìa khóa. Trạng thái công tắc cũng có thể thay đổi bằng các yếu tố như: áp suất, nhiệt
độ...

VD:

4. Rơ le: Để tăng độ bền giảm kích thước công tắc người ta thường đấu dây qua rơ le.
Rơ le có thể phân loại theo dạng tiếp điểm thường đóng thường mở hoặc kết hợp cả 2
loại.

VD:

Câu 3: Trình bày các thông số và các đặc tính làm việc của ắc quy chì axit?
1. Thông số
* Sức điện động của ác quy: Phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch điện thế giữa 2 tấm bản
cực khi không có dòng điện ngoài.
−¿¿

- Sức điện động trong 1 ngăn: ea = φ+ ¿−φ ¿


(V);
- Nếu ác quy có n ngăn: Ea = nea (V);
* Hiệu điện thế ắc quy:
- Khi phóng điện: Up = Ea - RaIp
- Khi nạp điện: Un =Ea + RaIn
Trong đó: Cường độ dòng điện phóng (Ip)
Cường độ dong điện nạp (In)
Điện trở ac quy (Ra)
* Điện trở trong của ắc quy:
Raq = Rđiện cục + Rbản cực + Rtắm ngăn + Rdung dịch
* Độ phóng điện của ắc quy:

Trong đó: pn : nồng độ dung dịch lúc nạp no


pp: nồng độ dung dịch lúc đo đã quy về 25°C
* Năng lượng ắc quy:
- Năng lượng của ắc quy lúc phóng điện:

- Năng lượng ắc quy lúc nạp điện:


Trong đó: Năng lượng của ac quy Qp
Điện thế phóng của ac quy Up
Điện thế nạp của ac quy Un
Số lần đo: n
Thời gian nạp ac quy: tn
Thời gian phóng ac quy: tp
* Công suất của ắc quy:

Trong đó: R - điện trở ngoài


- Công suất đưa ra mạch ngoài (đưa vào tải điện):

2. Các đặc tính làm việc của ắc quy chì axit:


a. Đặc tính phóng điện:

Hình 2.6: Đặc tính phóng điện của ắc quy


Dòng điện phóng I p = 5,4 A không đổi. Nồng độ dung dịch điện phân giảm theo đường
thẳng từ 1,26 g/cm³ xuống 1,11 g/cm³. Sức điện động thực tế E aq thấp hơn sức điện động E0
vì bị sụp thế khi phóng điện và giảm từ 2,12 V xuống 1,7 V. A là điểm cuối quá trình phóng
điện lúc này sunfat chì hình thành trên các bản cực thế điện gảm nhanh từ đây (hình 2.6/37)

b. Đặc tính nạp điện:

Hình 2.7: Đặc tính nạp điện của ắc quy


Nạp điện với dòng không đổi. Nồng độ dung dich điện phân tăng dần theo đường thẳng từ
1,11 đến 1,27 g/cm³ . Hiệu điện thế nạp Un thay đổi ngược với hiệu điện thế phóng Eaq.

Khi hiệu điện thế tăng tới 2,4 V sự sôi bắt đầu . tăng tới trị số tối đa 2,7 V thì ngừng lại điểm
B nạp thêm trong 3h nữa nếu nồng độ và thế hiệu của ac quy không tăng nữa chứng tỏ ac
quy đã được nạp đầy. Sau khi thôi nạp điện thế sụp còn 2,12V ứng với ac quy nạp đầy

c. Hiện tượng phóng điện:


Ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng làm chì và oxit chì biến thành sunfat chì.

Ph + H2SO4 = PbSO4 + H2

2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2

Dòng điện cục bộ trên các tấm bản cực do sự hiện diện của các ion kim loại , hoặc do sự
chênh lệch nồng độ giữa các lớp dung dịch lên trên và bên dưới ac quy cũng làm giảm dung
lượng ac quy

Câu 4: Trình bày các phương pháp nạp điện cho ắc quy? Nêu nguyên tắc lựa chọn
và bố trí ắc quy trên ô tô?

* Các phương pháp nạp điện cho ắc quy:

1. Nạp điện với dòng điện không đổi


- Lau sạch bụi bẩn bám trên ắc quy, đặc biệt là trên các điện cực. Tháo hết các nắp châm
để thoát khí trong quá trình nạp điện.

- Kiểm tra mức dung dịch điện phân. Nếu mức dung dịch thấp thì phải châm thêm bằng
nước cất.

- Nối đúng cực dương của ac quy với cực dương máy nạp, cực âm ac quy với cực âm
máy nạp

- Điều chỉnh dòng nạp khoảng 1/10A dung lượng ac quy (Ah)

- Trong quá trình nạp phải định kì kiểm tra nhiệt độ của dung dịch điện phân nếu quá 45
độ phải giảm dòng nạp xuống hoặc làm mát ác quy bằng quạt

- Trong qua trình nạp sẽ sinh ra hỗn hợp khí hidro và oxi để tránh xảy ra cháy nổ phải
cách ly với nguồn lửa

- Trong quá trình nạp hiệu điện thế và tỉ trong ac quy sẽ tăng dần và khí thoát ra ngày 1
nhiều sau thời gia nạp sẽ đạt được giá trị tối đa. Nếu giá trị không thay đổi sau khoảng
hơn 1h nạp thì có thể xem ac quy được nạp đầy

- Giá trị tỉ trọng sau khi nạp cao hơn giá trị tiêu chuẩn thì lấy bớt dung dịch điện phân ra
thêm nước cất vào nếu thấp hơn thì thêm 1 ít sunlfuric acid vào với giá tri tỉ trọng 1.400
để điều chỉnh cho phù hợp với giá trị tỉ trọng tiêu chuẩn.

2. Nạp điện với điện áp không đổi

- Việc nạp nhanh được thực hiện mỗi 10p trong vài giờ bằng 1 máy nạp điện nhanh cung cấp
dòng nạp bằng 1/5 dung lượng ac quy.
* Nguyên tắc lựa chọn và bố trí ắc quy trên ô tô:
1. Ký hiệu

Trên mỗi ac quy thường có nhãn ở vỏ bình, trên nhãn ghi rõ tính năng của ac quy:

- Số đầu chỉ số ngăn ac quy

- Hai chữ tiếp theo chỉ tính năng sử dụng của ac quy

- Hai số cuối chỉ dung lượng định mức của ac quy

- Vật liệu làm tấm ngăn:

N: nhựa xốp
NT: nhựa xốp ghép với bông thủy tinh

GT: gỗ ghép bông thủy tinh

GN: gỗ ghép nhựa to

2. Bố trí

Ắc quy thường đặt trước đầu xe, gần máy khởi động sao cho chiều dài dây nối từ máy
khởi động đến ac quy không quá 1m. Điều này đảm bảo rằng độ sụt áp trên dây dẫn khi
khởi động là nhỏ nhất. Nơi đặt ac quy không được quá nóng để tránh làm hỏng bình đo
nhiệt

3. Kiểm tra

a. Kiểm tra tỉ trọng và mức dung dịch điện phân:

- Kiểm tra mức dung dịch điện phân có nằm giữa mức upper level và lower level hay
không.

- Dùng dụng cụ đo tỉ trọng và nhiệt kế để kiểm tra tỉ trọng của ac quy:

b. Kiểm tra bằng mắt: Kiểm tra sau khi lấy ac quy ra

Câu 5: Trình bày nguyên tắc và trình tự câu bình ắc quy để khởi động động cơ khi
bình ắc quy trên xe ô tô hết bình?

- Nối 1 trong những đầu kẹp màu đỏ vào cực dương ac quy chết.

- Nối đầu kẹp màu đỏ còn lại vào ac quy còn điện.

- Gắn 1 đầu kẹp màu đen vào cực âm ac quy còn điện.

- Gắn đầu kẹp màu đen còn lại vào 1 mảnh kim loại không sơn hoặc 1 bu-lông trên chiếc
xe chết ac quy n.

- Tắt hết các thiết bị điện ngoại trừ quạt điều hoà nhiệt độ.

- Đảm bảo các cực ắc quy luôn sạch, lau chùi gỉ.

- Cẩn thận tránh các đầu kẹp trạm, chập vào nhau. 

Câu 6: Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động dùng trên ô tô?
1. Nhiệm vụ: Máy khởi động dùng nguồn điện từ ac quy để tạo moment quay truyền cho
trục khủy, giúp trục khủy quay với số vòng quay nhất định để động cơ khởi dộng và sau khi
động cơ đã tự làm việc thì máy khởi động phải được ngắt 1 cách tự động.

2. Yêu cầu và phân loại:


- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể
nổ được.

- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.

- Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần.

- Tỉ số nén từ bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm trong giới hạn (từ
9 đến 18).

- Chiều dài, điện trở của dây dẫn nối từ ac quy đến máy khởi động phải nằm trong giới hạn
quy định (<1m).

- Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ.

Câu 7: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khởi động dùng trên ô tô
(vẽ sơ đồ mạch điện)?

1. Cấu tạo máy khởi động gồm 3 phần:

- Động cơ điện của máy khởi động: Stator, Roto, Chổi than và ổ đở chổi than.

- Khớp nối của máy khởi động.

- Rơ le gài khớp.

2. Nguyên lý hoạt động của máy khởi động dùng trên ô tô:
Nguyên lý: Khi đóng công tắc máy -> dòng điện đi theo hai hướng:

- ắc quy -> cuộn giữ -> mass.

- ắc quy -> cuộn hút -> cọc C -> stator -> rô to -> mass.

Câu 8: Nêu nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống cung cấp điện? Trình bày các chế độ
làm việc giữa ắc quy và máy phát?

1. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống cung cấp điện:

* Nhiệm vụ:

- Cung cấp điện cho các thiết bị điện khi động cơ đang hoạt động.

- Để nạp điện cho ac quy bằng dòng điện dư để khi cần thiết ac quy có thể cung cấp điện.

- Điện năng tiêu thụ trong quá trình hoạt động được cung cấp bởi máy phát.

- Khi tải điện quá lớn mà điện của máy phát ra còn nhỏ hơn điện năng tiêu thụ thì ắc quy
sẽ trích một phần điện dự trữ để cấp nguồn.

* Yêu cầu:

- Máy phát phải luôn tạo ra 1 hiệu điện thế ổn định (13,8 - 14,2V) trong mọi chế độ làm
việc của phụ tải.

- Có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ, có độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những vùng có
nhiều bụi bẩm, dầu nhớt và độ rung lớn.
- Có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn trọng lượng nhỏ.

- Giá thành thấp, tuổi thọ cao.

* Các bộ phận chính của máy phát gồm có:

- Bộ phận phát điện gồm có stator và rotor: stator gồm có 3 cuộn dây mắc hình sao hoặc
hình tam giác, nhiệm vụ là phát điện xoay chiều, 3pha. Khi động cơ hoạt động sẽ thông
qua dây cua roa kéo máy phát quay hoạt động.

- Bộ phận chỉnh lưu với cấu tạo gồm 9 diod mắc hỗn hợp nhằm chuyển điện áp xoay
chiều thành điện áp một chiều, cung cấp đến các phụ tải khi xe hoạt động hoặc nạp về ắc
quy.

- Bộ tiết chế với cấu tạo gồm hỗn hợp linh kiện thụ động, bán dẫn nhằm ổn định điện áp
ở mức ổn định (13,8 – 14,2V) để tăng tuổi thọ và bảo vệ các phụ tải.

2. Các chế độ làm việc giữa ắc quy và máy phát :

- Chế độ thứ nhất: chế độ không tải ứng với trường hợp không mắc điện trở ngoài.

- Chế độ thứ 2: chế độ tải trung bình.

- Chế độ thứ 3: chế độ quá tải xảy ra trong trường hợp mở quá nhiều phụ tải.

 Câu 9: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện cơ bản dùng
trên ô tô (vẽ sơ đồ mạch điện)?

1. Cấu tạo:

- Bộ tiết chế, chổi than, stator, rotor, puli truyền động

- Cực l, cực s, cực b, capacitor

2. Nguyên lý hoạt động:


Puli nối trực tiếp với cuộn dây rotor và được quay bởi công suất của động cơ thông qua 1
dây đai truyền động, phát ra 1 dòng điện động xoay chiều trong cuộn dây stator. Dòng
điện động xoay chiều AC sẽ được chỉnh lưu thành dòng điện 1 chiều DC bởi bộ chỉnh lưu
để sử dụng làm nguồn trong qua trình xe hoạt động.

Câu 10: Phân biệt bộ tiết chế, bộ chỉnh lưu trong máy phát điện? Cho ví dụ minh
họa? (vẽ sơ đồ mạch điện)?

* Bộ chỉnh lưu: Dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy phát điện không thể sử dụng trực
tiếp cho các thiết bị điện mà được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều. Bộ chỉnh lưu sẽ
biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

* Bộ tiết chế: Vai trò của tiết chế: Điều chỉnh dòng điện kích từ (đến cuộn dây rotor) để
kiểm soát điện áp phát ra, theo dõi tình trạng phát điện và báo khi có hư hỏng.

Câu 11: Bộ tiết chế là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ minh họa và giải thích mạch (vẽ
sơ đồ mạch điện)?

- Vai trò của tiết chế: Điều chỉnh dòng điện kích từ (đến cuộn dây rotor) để kiểm soát
điện áp phát ra, theo dõi tình trạng phát điện và báo khi có hư hỏng.

- Có 2 loại:

+ Bộ tiết chế loại rung

+ Bội tiết chế bán dẫn và IC

- Ví dụ và giải thích mạch:


VD: Bộ tiết chế loại rung

- Giải thích: Khi điện áp của máy phát nhỏ hơn U1 điên áp hoạt động của relay điện từ,
thì tiếp điểm K đóng, cuộn kích thích Wkt của máy phát được mắc vào đầu ra của máy
phát. Khi điện áp máy phát đạt giá trị U1 tiếp điểm K bị ngắt, điện trở phụ Rp được mắc
vào mạch kích thích. Dòng điện trong cuộn kích thích và máy phát giảm. Khi điện thế
máy phát giảm đến điện áp phản hồi relay U2 các tiếp điểm relay được đóng lại. Dòng
điện trong cuộn kích thích và điện thế máy phát bắt đầu tăng. Khi điện áp máy phát đạt
điện áp làm việc của relay thì các tiếp điểm lại bị ngắt. Quá trình lại tiếp tục tuần hoàn.

VD: Bộ tiết chế bán dẫn loại dùng transitor PNP


Giải thích:

- Khi Umf < Uđm: Khi VD1 khóa nên không có dòng từ (+) ắc quy -> Ro -> VT1 -> R3 ->
mass. Do đó điện áp ở chân B của VT2 dẫn bão hòa nên có dòng điện từ (+) ắc quy -> Ro
-> VD2 -> VT2 -> R3 -> mass.

- Khi Umf > Uđm: Khi điện áp ở chân B của VD1 dẫn bảo hòa nên có dòng điện từ (+) ắc
quy -> Ro -> VT1 -> VD1 -> R2 -> mass. Lúc này VD2 sẽ khóa nên không có dòng điện
từ (+) ắc quy -> R1 -> VT1 -> R3 -> mass.

VD: Bộ tiết chế dùng transitor NPN


Giải thích:

- Khi Umf < Uđm: Khi không có dòng điện kích vào chân B của T1 -> T1 ngắt. Lúc này
điện áp sau R3 là điện áp cao, có dòng từ (+) ắc quy -> IG -> R3 -> D2 -> T2 -> mass =>
T2 dẫn. Có dòng từ (+) ắc quy -> IG -> cuộn kích từ -> T2 -> mass. Cuộn kích từ hoạt
động.

- Khi Umf > Uđm: Khi có dòng từ (+) ắc quy -> IG -> R1 -> D1 -> T1 -> mass, T1 mở. Có
dòng từ (+) ắc quy -> IG -> R3 -> T1 -> mass. Lúc này điện áp sau R3 là điện áp thấp
nên không có dòng kích vào chân B của T2 => T2 ngắt.

Câu 12: Phân biệt khái niệm về hệ thống thông tin dạng tương tự (analog) và dạng
số (digital)? Cho ví dụ minh họa?

* Hệ thống thông tin dạng tương tự: là các dạng đồng hồ chỉ báo bằng kim.

Vd: đồng hồ cảm biến áp suất nhớt

* Hệ thống thông tin dạng số: là loại đồng hồ hiển thị sử dụng các dạng tín hiệu từ các
cảm biến khác nhau và tính toán dựa trên các tín hiệu này để xác định tốc độ xe rồi hiển
thị chúng ở dạng số hay hay các dồ thị dạng thanh.

Vd: màn hình huỳnh quang chân không


Câu 13: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động hai loại hệ thống thông tin dạng
tương tự thường dùng trên ô tô?

1. Đồng hồ và cảm biến áp suất nhớt:

* Cấu tạo:

- Bộ cảm biến được lắp vào carte của động cơ hoặc nắp của bộ lọc dầu thô

- Đồng hồ được bố chí ở bảng đông hồ trước mặt tài xế

- Đồng hồ và bộ cảm biến được mắc nối tiếp với nhau và đấu vào mạch sau công tắc máy

* Nguyên lý hoạt động:

- Đồng hồ áp suất nhớt kiểu đồng hồ nhiệt điện:

+ Áp suất dầu thấp/không có áp suất dầu: 

Phần tử lưỡng kim ở bộ phận áp suất dầu gắn một tiếp điểm và độ dịch chuyển kim đồng
hồ tỉ lệ với dòng điện chạy qua dây may so. Khi áp suất dầu bằng không, tiếp điểm mở,
không có dòng điện chạy qua khi bật công tắc máy. Vì vậy, kim vẫn chỉ không. 

Khi áp suất dầu thấp, màng đẩy tiếp điểm làm nó tiếp xúc nhẹ. Sau đó có một dòng điện
chạy qua dây may so của cảm biến và bộ báo áp suất dầu. 

Vì áp suất tiếp xúc của tiếp điểm nhỏ, tiếp điểm lại mở do phần tử lưỡng kim bị uốn cong
do có dòng điện nhỏ chạy qua.

Do tiếp điểm phía bộ cảm nhận áp suất dầu mở khi dòng điện chạy qua trong một thời
gian rất ngắn, nhiệt độ của phần tử lưỡng kim trong bộ chỉ thị không tăng nên nó bị uốn
ít. Vì vậy, kim sẽ lệch nhẹ.

+ Áp suất dầu cao: 


Khi áp suất dầu tăng, màng đẩy tiếp điểm mạnh nâng phần tử lưỡng kim lên.

Vì vậy, dòng điện sẽ chạy qua trong một thời gian dài, tiếp điểm sẽ mở chỉ khi phần tử
lưỡng kim uốn lên trên đủ để chống lại lực đẩy của dầu. Do dòng điện chạy qua bộ báo
áp suất dầu trong một thời gian dài cho đến khi tiếp điểm phía cảm biến áp suất dầu mở,
nhiệt độ phần tử lưỡng kim phía bộ chỉ thị tăng làm tăng độ cong của nó. Khiến kim đồng
hồ lệch nhiều. 
- Đồng hồ áp suất dầu loại từ điện:
Cấu tạo: Buồng áp suất, chốt tì, vít điều chỉnh, màng, vỏ bộ cảm biến, tay đòn bẩy, con
trượt, nắp bộ cảm biến, cuộn điện trở của biến trở, lá đồng tiếp điện, dây dẫn đồng, lò xo,
cần đồng hồ hạn chế kim đồng hồ, rãnh cong, nam châm vĩnh cửu, khung chất dẻo, kim,
vỏ thép của đồng hồ.

Nguyên lý hoạt động:

2. Đồng hồ và cảm biến nhiệt độ nước làm mát:

* Kiểu điện trở lưỡng kim:

Cấu tạo: 1 phần tử lưỡng kim của bộ phận chỉ thị và 1 biến trở trong bộ cảm biến nhiệt độ

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, điện trở của nhiệt điện trở trong bộ cảm nhận nhiệt độ
nước làm mát cao và gần như không có dòng điện chạy qua. Vì vậy, dây may so chỉ sinh
ra một ít nhiệt nên đồng hồ chỉ lệch một chút.
Khi nhiệt độ nước làm mát tăng, điện trở của nhiệt điện trở giảm, làm tăng cường độ
dòng điện chạy qua và cũng tăng lượng nhiệt sinh ra bởi dây may so. Phần tử lưỡng kim
bị uốn cong tỉ lệ với lượng nhiệt làm cho kim đồng hồ chỉ thị sự gia tăng của nhiệt độ. 

* kiểu cuộn dây chữ thập:

Câu 14: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động loại hệ thống thông tin dạng số
thường dùng trên ô tô?

* Màn hình hình quang chân không;

Cấu tạo:

- một bộ dây tốc

- 20 đoạn (a-nốt) được phủ chất huỳnh quang

- 1 lưới được đặt giữa a-nốt và ca-tốt để điều khiển dòng điện

Nguyên lý:

- Khi dòng điện chạy qua dây tóc dây tóc bị nung tới khoảng 600°C vì vậy nó phát ra các
điện tử
- Nếu điện áp dương được cấp cho các đoạn huỳnh quang nó sẽ hút các điện từ từ dây
tóc. Sau đó các điện tử sẽ chạy vào các đoạn huỳnh quang xuống mass và quay lại dây
tóc kết thúc 1 chu kì

- Khi điện tử từ dây tóc đập vào đoạn huỳnh quang, chất huỳnh quang sẽ phát sáng. Nếu
không cấp điện áp chúng sẽ không sáng

Câu 15: Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng trên ô tô? Trình
bày các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống chiếu sáng?

* Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng trên ô tô:

- Nhiệm vụ: nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và
bảo đảm an toàn giao thông.

- Yêu cầu:

+ Có cường độ sáng lớn

+ Không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều

- Phân loại:

+ Hệ thống chiếu sáng theo châu Âu.

+ Hệ thống chiếu sáng theo châu Mỹ.

* Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống chiếu sáng

- Khoảng chiếu sáng:

+ Khoảng chiếu xa từ 180 - 250m.

+ Khoảng chiếu sang gần 50 - 75m.

- Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:

+ Ở chế độ chiếu xa là 45 - 70W.

+ Ở chế độ chiếu gần là 35 - 40W.

Câu 16: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động các phần tử trong hệ thống chiếu
sáng?

Ánh sáng từ đèn phát ra nhờ vào 1 dây tóc phát sáng hoặc có dòng điện đi qua ống thủy
tinh có chứa các loại khí đặc biệt.
* Cường độ ánh sáng:

- Là năng lượng để phát xạ ánh sáng ở 1 khoảng cách nhất định

- Khi tăng khoảng cách chiếu sáng thì cường độ ánh sáng cũng giảm theo. Cường độ ánh
sáng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn sáng.

* Đèn dây tóc:

- Cấu tạo: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, chứa 1 dây điện trở làm bằng vofram được nối với
2 dây dẫn để cung cấp dòng điện, 2 dây này được gắn chặt với nắp đậy bằng đồng hoặc
nhôm. Bên trong bóng đèn là môi trường chân không để loại bỏ không khí tránh oxi hóa
và làm bốc hơi dây tóc.

-Nguyên lý: Ở điện áp định mức nhiệt độ dây tóc lên đến 2300°C tạo ra ánh sáng trắng. Ở
điện áp thấp hơn định mức nhiệt độ dây tóc và ánh sáng phát ra sẽ giảm xuống . ở điện áp
cao hơn định mức sẽ làm bốc hơi dây volfram gây hiện tượng đen bóng đèn hoặc đốt
cháy cả dây tóc.

* Bóng đèn halogen:

- Cấu tạo: Đèn halogen là một bóng đèn sợi đốt bao gồm một dây tóc vonfram được bọc
kín trong một bóng đèn. Đèn halogen chứa khí halogen như iode hoặc brôm, bóng đèn
phần lớn làm bằng thủy tinh thạch anh.

- Nguyên lý: Các chất khí tạo ra 1 quá trình hóa học khép kín iode kết hợp với volfram
bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram , hỗn hợp này không bám vào vỏ thủy tinh nhờ
sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao quanh tim đèn.
Ở 1450°C nó sẽ tách làm 2 chất : vonfram bám lại tim đèn các phần tử khí halogen được
giải phóng trở về dạng khí.

* Gương phản chiếu (chóa đèn): Có hình dạng parabol , bề mặt được đánh bóng, sơn lên
1 lớp vật liệu phản xạ như bạc hoặc nhôm.

* Nguyên lý: Tạo ra sự chiếu sáng tốt, dây tóc đèn phải được gắn ở vị trí chính xác ngay
tiêu điểm của gương nhằm tạo ra các tia sang song song.

Câu 17: Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống thông tin trên ô tô? Trình bày
các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thông tin?
* Nhiệm vụ: Bảng đồng hồ giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về các hệ
thống chính trong xe. Bảng đông hồ sử dụng các đồng hồ và các đèn để hiển thị, báo hiệu
sự hoạt động của các bộ phận quan trọng trên ô tô.

* Yêu cầu:

- Độ bền cơ học.

- Chịu được nhiệt độ cao.

- Chịu được độ ẩm.

- Có độ chính xác cao.

* Phân loại:

- Thông tin dạng tương tự (ANOLOG)

- Thông tin dạng số (DIGITAL)

* Trình bày các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thông tin?

- Đồng hồ tốc độ xe.

- Đồng hồ tốc độ động cơ.

- Vôn kế.

- Đồng hồ áp suất dầu.

- Đồng hồ báo nhiên liệu.

- Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát.

Câu 18: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nháy cơ điện điều khiển
đèn báo rẽ (vẽ sơ đồ mạch điện)?

* Cấu tạo: Gồm tụ điện cuộn dây L1 , L2, và các tiếp điểm
* Nguyên lý:

- Khi công tắc bật, dòng điện từ ac quy đến tiếp điểm và đến tụ qua cuộn L2 nạp cho tụ.

- Khi công tắc đèn báo rẽ bất sang trái hoặc phải, dòng điện từ ac quy đến tiếp điểm, qua
cuộn L1 đến công tắc báo rẽ sau đó đến đèn báo rẽ.

- Khi tiếp điểm mở, tụ bắt đầu phóng điện vào cuộn L2 vào L1 khi phóng hết điện, từ
trường sinh ra trên 2 cuộn giữ tiếp điểm mở. Dòng điện phóng ra từ tụ điện và dòng điện
từ ac quy đến các bóng đèn báo rẽ dòng điện quá nhỏ đèn không sáng.

- Khi tụ phóng hết điện, tiếp điểm đóng cho dòng điện tiếp tục chạy từ ac quy qua tiếp
điểm đến cuộn L1 đến các đèn báo rẽ làm chúng sáng . Dòng điện qua cuộn L2 nạp cho
tụ cùng lúc đó.

- Khi tụ được nạp đầy, dòng điện ngưng chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong L1
làm tiếp điểm mở, đèn tắt.

Câu 19: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nháy điều khiển đèn báo
rẽ bằng IC (vẽ sơ đồ mạch điện)?

* Cấu tạo: Gồm có:

+ relay

+ ic 555

+ đi ot
+ 2 on transitor

+tụ điện(quy định thời gian nháy)

* Nguyên lý hoạt động:

Khi cấp nguồn vcc cho mạch( 12 v) tụ bắt đầu nạp qua điện trở r1, tụ nối mass qua bóng
đèn rẽ.lúc này ngõ ra của ic555( chân số 3) đang ở mức cao nên transitor không dẫn. khi
điện áp của tụ bằng 2/3 vcc thì tụ bắt đầu phóng điện qua r2 vào chân số 7,ngõ ra chuyển
xuống mức thấp ,transitor bắt đầu dẫn làm xuất hiện dòng điện đi qua cuộn relay công tắc
đóng lại làm đèn sáng. Khi tụ phóng điện xuống còn bằng 1/3 vcc thì tụ lại nạp ngõ ra
của ic 555 lại chuyển lên mức cao ,transitor ngưng dẫn cuộn relay mở,đèn tắt.vì vậy dạng
sóng ngõ ra ủa ic555 là xung vuông nên đèn sáng ở trạng thái ngõ ra mức thấp và tắt ở
trạng thái ngõ ra mức cao.

Câu 20: Trình bày sơ đồ mạch cảnh báo đứt bóng đèn và giải thích nguyên lý hoạt
động (vẽ sơ đồ mạch điện)?

Nguyên lý: Dòng điện từ accu qua cuộn cảm => sinh ra từ trường hút khóa K => dòng
điện qua bóng đèn làm bóng đèn sáng Khi bóng đèn bị hư hoặc đứt, mờ do điện trở tiếp
xúc thì điện áp ở ngõ vào (+) của OPAMP tăng lên. Điện áp của ngõ vào (+) lúc này lớn
hơn điện áp ở ngõ vào (-), làm ngõ ra của 1 trong 2 OPAMP hoặc của cả 2 OPAMP lên
mức cao. Tính hiệu này của 2 OPAMP được đưa vào ngõ vào của cổng logic OR qua
transistor đến đèn báo trên taplo sáng lên báo hiệu để nhận biết đèn hư hoặc bị mờ.
Câu 21: Trình bày cấu tạo và sơ đồ mạch hoạt động của hệ thống lau kính ô tô (vẽ
sơ đồ mạch điện)?

* Cấu tạo: mô tơ gạt nước, công tắc, rơ le


Câu 22: Trình bày cấu tạo và sơ đồ mạch hoạt động của hệ thống khóa cửa ô tô (vẽ
sơ đồ mạch điện)?

* Cấu tạo: công tắc điều khiển khóa cửa trái phải, công tắc mở, công tắc đèn cửa, relay
điều khiển khóa cửa

Hình 7.14/210

Câu 24: Trình bày cấu tạo và sơ đồ mạch hoạt động của hệ thống điều khiển ghế lái
ô tô(vẽ sơ đồ mạch điện)?

- Cấu tạo: moto trượt, moto nâng hạ ghế trước, moto bật ghế, công tắc ghế tự động
Câu 23: Trình bày cấu tạo và sơ đồ mạch hoạt động của hệ thống nâng hạ kính ô tô
(vẽ sơ đồ mạch điện)?

- Cấu tạo: moto nâng hạ kính, cầu chì, công tắc

Hình 7.17/211

Câu 25: Trình bày cấu tạo và sơ đồ mạch hoạt động của hệ thống xông kính ô tô (vẽ
sơ đồ mạch điện)

* Cấu tạo: sử dụng nguồn dương của ac quy, cầu chì, rơ le xông kính, công tắc xông
kính, đèn báo xông, đèn soi công tắc
Hình 7.21/213

Câu 26: Trình bày cấu tạo, nhiệm vụ và cách bố trí và sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ
thống điều hòa không khí trên ô tô (vẽ sơ đồ mạch điện)?

* Cấu tạo : Máy nén, bộ ngưng tụ, bình lọc, van giãn nở, van xả phía cao áp, giàn làm
lạnh, bộ tiêu âm, van xả phía thấp áp.

* Nhiệm vụ:

- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đua vào cabin ô tô.

- Rút sạch chất ẩm ướt trong khối không khí này.

- Làm mát hoặc sưởi nóng khối không khí và duy trì nhiệt độ thích hợp.

- Giúp cho khách hàng và người lái xe cảm thấy thoải mái, dễ chịu, khi xe chạy trên
đường.

* Cách bố trí hệ thống điều hòa không khí trên ô tô:

- Kiểu đặt phía trước: giàn lạnh được đặt gần bảng đồng hồ, bảng điều khiển của xe.

- Kiểu kép (giàn lạnh đặt trước và sau xe): kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt
độ đồng điều ở mọi nơi trong xe vì không khí lạnh được thổi từ phía trước ra phía sau xe.

- Kiểu kép treo trần: kiểu này thường sử dụng cho xe khách. Hệ thống lạnh được đặt phía
trước kết hợp với giàn lạnh treo trên trần, kiểu này cũng cho năng suất lạnh cao và không
khí lạnh đồng đều.
* Nguyên lý:

Hoạt động của hệ thống điện lạnh được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây nhằm
truất nhiệt, làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát bên trong cabin ô tô:

- Môi chất lạnh thể hơi được bơm đi từ máy nén dưới áp suất cao và nhiệt độ cao đến bộ
ngưng tụ (dàn nóng).

- Tại bộ ngưng tụ (giàn nóng) nhiệt độ của môi chất lạnh rất cao, quát gió thổi mát dàn
nóng, môi chất lạnh thể hơi được giải nhiệt, giảm áp nên ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp
suất cao nhiệt độ thấp.

- Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc/hút ẩm (phin lọc ga), tại đây môi
chất lạnh được tiếp tục làm tinh khiết nhờ được hút hết hơi ẩm và lọc tạp chất.

- Van giãn nở hay van tiết lưu điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để phun vào
bộ bốc hơi (giàn lạnh), làm lạnh thấp áp của môi chất lạnh. Do được giảm áp nên môi
chất lạnh thể lỏng sôi, bốc hơi biến thành thể hơi bên trong bộ bốc hơi.

- Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô và làm cho bộ bốc
hơi trở lên lạnh. Quạt lòng sốc hay quạt dàn lạnh thổi một khối lượng lớn không khí
xuyên qua dàn lạnh đưa khí mát vào cabin ô tô.
- Sau đó môi chất lạnh ở thể hơi, áp suất thấp được hút trở về lại máy nén.

Câu 27: Trình bày các chức năng điều khiển hệ thống điện lạnh trên ô tô?

- Kiểm soát tình trạng đóng băng giàn lạnh

- Thiết bị an toàn bảo vệ hệ thống điện lạnh: công tắc nhiệt môi trường, công tắc ngắt
mạch khi áp suất thấp và cao, van xả khí áp suất cao, công tắc quá nhiệt và cầu chì

- Phân phối không khí đã được điều hòa

CÂU HỎI NHẬN BIẾT HÌNH VẼ VÀ GIẢI THÍCH NGUYẾN LÝ


HOẠT ĐỘNG
Nhận biết hình vẽ và giải thích nguyên lý hoạt động:
Nhận biết hình vẽ và giải thích nguyên lý hoạt động:
Nhận biết hình vẽ và giải thích nguyên lý hoạt động:
* Đây là sơ đồ mạch điện điều khiển nguyên lý hoạt động của máy phát điện trên ô

* 1 – cuộn dây roto; 2 – cuộn dây stator; 3 – bộ chỉnh lưu; 4 – bộ tiết chế; 5 – bóng
dền báo nạp; 6 – công tắc máy; 7 – accu.

* - Cuộn dây roto quay bên trong các cuộn dây stator nhằm tạo ra dòng điện xoay
chiều 3 pha.

- Bộ chỉnh lưu gồm 9 diode có nhiệm vụ chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành
dòng điện 1 chiều.

- Bộ tiết chế có tác dụng giúp ổn định điện áp đầu ra khi cung cấp đến các phụ tải
được ổn định, nhằm nâng cao tuổi thọ các phụ tải.

- Bóng đèn 6 là bóng đèn báo nạp nhằm mục đích báo cho tài xe biết tình trạng
đang nạp điện cho accu.

* Công tắc khởi động (Ignition Switch) ON (động cơ dừng): Khi công tắc khởi
động (IG – SW) ở trạng thái ON, dòng kích từ chạy qua đèn báo nạp (charge
lamp), cuộn kích từ (field coil) và bộ tiết chế (voltage regulator) như chỉ bởi mũi
tên. Lúc đó, đèn báo nạp sẽ sáng.

* Sau khi động cơ đã hoạt động: Khi động cơ hoạt động, máy phát (alternator) bắt
đầu tạo ra điện, điện áp ở cực L tăng lên. Khi điện áp ở hai đầu của đèn báo nạp trở
nên bằng nhau, đèn báo nạp sẽ tắt. Khi điện ở cực B cao hơn điện áp ắc quy
(battery), dòng điện nạp sẽ chạy vào ắc quy.

Trong trường hợp này T2 ON, T1 ON, khi đó dòng điện từ đầu ra máy phát đi qua
roto đến cực F, T1, E và về mát. Khi đó, sẽ kích từ và hiệu điện thế máy phát tăng
lên.
* Khi mạch nhận điện áp ắc quy bị hở mạch: Khi hở mạch xảy ra ở mạch cực S
(mạch nhận biết điện áp ắc quy), dòng điện từ cực L dẽ chạy qua diode D 2 đến
transistor T3 để điều khiển T2, T1. Vì vậy, máy phát tiếp tục được điều khiển.

Nhận biết hình vẽ và giải thích nguyên lý hoạt động:

* Sơ đồ mạch điện điều khiển báo rẽ kiểu bộ nháy cơ điện

* Cấu tạo bộ nháy cơ điện bao gồm:


- 2 cuộn dây L1 và L2 mắc nối tiếp nhau, và được quấn vào lõi sắt từ.

- Đầu còn lại của cuộn dây L2 nối tiếp với tụ điện C rồi nối mát.

- Đầu còn lại của cuộn dây L1 mắc nối tiếp với công tắc báo rẽ.

- Một rơ le điều khiển được mắc như hình vẽ, tiếp điểm P bắt đầu ON.

- Công tắc báo rẽ trung gian.

- 4 bóng đèn báo rẽ trái và phải được mắc dạng âm chờ như hình vẽ.
Khi việc phát điện liên tục của máy phát làm cho điện áp ở cực S vượt quá điện áp chỉnh
lưu, dòng điện sẽ chạy từ cực S qua diode D1 và zener diode D2 đến cực B của transistor
Tr1. Khi Tr1 được bật ON, dòng điện chính của Power transistor sẽ chạy xuống nối đất.
Kết quả là Power transistor bị chuyển sang OFF và dòng cảm ứng sẽ bị ngắt để ngưng
phát điện. Khi điện áp ở cực S tụt xuống thấp hơn điện áp chỉnh lưu, Tr1 sẽ bật OFF. Kết
quả là Power transistor chuyển sang ON và dòng điện cảm ứng sẽ chạy, và máy phát bắt
đầu phát ra điện. Các hoạ động như thế cứ lặp đi lặp lại để duy trì điện áp đầu ra của máy
phát không đổi.
Khi bậc công tắc LCS (Light Control Switch) ở vị trí Tail: Dòng điện đi từ:  accu 
W1  A2  A11  mass, cho dòng từ:  accu  cọc 4’, 3’  cầu chì  đèn  mass,
đèn đờmi sáng lên.
Khi bậc công tắc sang vị trí HEAD thì mạch đèn đờmi vẫn sáng bình thường, đồng
thời có dòng từ:  accu  W2  A13  A11  mass, rơle đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có
dòng từ:  accu  4’, 3’  cầu chì  đèn pha hoặc cốt, nếu công tắc đảo pha ở vị
trí HU, đèn pha sáng lên. Nếu công tắc đảo pha ở vị trí HL đèn cốt sáng lên.
Khi bậc FLASH:  accu  W2  A14  A12  A9  mass, đèn pha sáng lên. Do đó
đèn flash không phụ thuộc vào vị trí bậc của công tắc LCS.
Hoạt động: Khi bật công tắc sang vị trí Tail thì cọc A2 sẽ được nối mass cho dòng từ: 
accu  rơle đèn Taillight  cuộn rơle đèn sương mù cuộn dây  mass, làm tiếp điểm
đóng lại cho dòng đi từ:  accu  rơle đèn sương mù  công tắc đèn sương mù và nằm
chờ tại đây, khi bật công tắc đèn sương mù thì có dòng qua đèn  mass, đèn sương mù
sáng lên.

 Accu  R1 C1 cực BE của transistor T2  R4 diode D mass, dòng điện
phân cực thuận cho T2 dẫn, T1 khóa. Khi C1 được nạp đầy làm T2 khóa, T1 dẫn cho
dòng:  Accu  chuông  T1  mass, làm chuông kêu, khi T1 dẫn thì C1 phóng
nhanh qua T1  R4  âm tụ, làm T1 mở nhanh, T2 khoá nhanh, khi tụ T1 phóng xong
thì nó lại được nạp, T2 dẫn, T1 khoá…

Giải thích:
Giải thích (hình 7.3) : Accu + → chân 18 → tiếp điểm LOW/MIST công tắc gạt nước
→ chân 7 → mô tơ gạt nước (Lo) → mass
Giải thích (hình 7.4): Accu + → chân 18 → tiếp điểm HIGH của công tắc gạt nước →
chân 13 → mô tơ gạt nước (High) → mass

Giải thích (hình 7.5): Accu + → tiếp điểm B công tắc cam → cực 4 → tiếp điểm rơle →
tiếp điểm OFF công tắc gạt nước → cực 7 → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.
Giải thích (hình 7.6):

Giải thích (hình 7.8): Accu + → moto rửa kính → chân số 8 → tiếp điểm công tắc rửa
kính → chân 16 → mass.

You might also like