You are on page 1of 15

Một số sơ đồ mạch nạp ắc quy

Gần đây, có rất nhiều quý khách hàng thắc mắc và có nhu cầu tìm hiểu về mạch nạp điện cho ắc quy. Để tiện cho việc tìm
kiếm, Chúng tôi xin sưu tầm và gửi đến các quý khách hàng quan tâm vài mạch từ các trang nước ngoài ...

1- Mạch nạp ắc qui dùng IC LM317 hoặc LM350

2- Mạch nạp tự động dùng Thisito và Transitor


3- Một số mạch đo cảnh báo mức điện cho ắc qui 12 VDC dùng LED
4- Mạch nạp điện cho Pin LITHIUM bằng nguồn ắc qui 12 VDC
(Có thể ứng dụng để lắp mạch nạp di động bằng nguồn ắc qui trên xe hơi)

5- Mạch nạp tự ngắt


6- Mạch nạp tự ngắt sử dụng transtor NPN

Gồm 3 transitor kênh N. 2 biến trở và điện trở.

Khi chiết áp P1(10k) có giá trị cực đại tức là từ (6.8k đến 10k) dòng nạp không có. Khi ta điều chỉnh P1 với một giá trị nhỏ
hơn giá trị max thì lúc này ta có dòng nạp theo ý muốn (P1 nhỏ nhất ứng với dòng nạp là lớn nhất.

Hai transitor T1 và T2 loại NPN được mắc theo kiểu Darlington. Khi điều chỉnh P1 lúc này kích mở hai transitor T1 và T2 mở
cho dòng nạp đi qua và acquy được nạp.
Đối với chiết áp P2 thì điều chỉnh để khống chế mức nạp cho acquy. Trong quá trình acquy đang nạp thì T3 không làm việc
vì mức điện áp vào cực bazo ở chế độ đóng

Khi acquy đã được nạp đầy, Transitor T3 được làm việc dòng điện qua T3 làm cho T1 v à T2 đóng (Vì điện áp không qua
chân B của T1 mà T3 mở sẽ cho dòng điện xuống đất). Khi đó không có dòng nạp qua acquy và acquy đã được đầy.

Còn D6 bảo vệ điện áp ngược cho acquy hay khi mác acquy nhầm không ảnh hưởng gì đến mạch. Để an toàn hơn là các pác
nên mắc cái cầu chỉ để đảm bảo hơn. Khi mắc nhầm thì Cầu chì này tự ngắt.

Cầu nắn điện gồm các D1 đến D4 và Transitor T2 cần được tản nhiêt.

Điện trở R1 (0.5) dùng dây mangan có đường kính là 1mm quấn vào ông dây cách điện có đường kính 1mm quần vào ống
cách điện có đường kính từ 25mm đến 30mm. khoảng từ 6 đến 8 vòng (Chú ý cần đo dòng điện trước khi mắc)

Về nguồn chỉnh lưu ta cần lấy điện 20V ( Đây là không phải hẳn là điện 1 chiều điện nhấp nhô để nạp cho acquy nhanh).

Biến áp loại lõi có thiết diện là 10Cm2:

+ Cuộn dây thứ cấp (220V) quấn 5 đến 7 vòng/vôn, dây có đường kính : 0.45 - 0.6mm bằng dây đồng cách điện.

+ Cuộn thứ cấp lấy ra 20V quấn 6.3 vòng/vôn, dây có đường kính 1.8 - 2mm bằng đồng cách điện. Cách điện tốt cuộn thứ
cấp và sơ cấp

Hiện tượng hư hỏng ắc quy


Chuẩn đoán hư hỏng ắc quy.

Điều đầu tiên bạn phải nhớ trước khi chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống khởi động là kiểm tra tình trạng của ắc quy và hệ
thống nạp. Nếu ắc quy bị trục trặc, nó sẽ không tích được điện khi sạc điện và không cung cấp được đủ dòng điện cho các
thiết bị dùng điện trên xe. Có thể do các tấm điện phân bên trong đã bị phá hủy hoặc mòn. Bạn hãy sử dụng một vôn-kế để
kiểm tra điện áp nạp của ắc quy, thậm chí có những xe trang bị cả vôn kế gắn liền để tiện việc kiểm tra. Vôn-kế đo điện áp
gắn liền chỉ đo giá trị điện áp của một tấm điện phân bên trong chứ không phải là điện áp của cả sáu lõi nên nếu chỉ nhìn
vào vôn kế cũng không thể khẳng định được rằng cả sáu lõi đều còn tốt.
Sử dụng vôn-kế đo điện áp của ắc quy

Khi ắc quy được nạp đầy, vôn-kế chỉ giá trị khoảng 12,6V. Nếu bạn đọc được chỉ số vôn-kế khoảng 12,4 V thì lượng điện
trong ắc quy mới đạt được 75%. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên kiểm tra một lần nữa nhưng bất kể thế nào nếu đọc được chỉ
số thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc quy.
Điện áp ắc quy và tình trạng nạp:

 12.68v . . . . . . . . . . 100%
 12.45v . . . . . . . . . . 75%
 12.24v . . . . . . . . . . 50%
 12.06v . . . . . . . . . . 25%
 11.89v . . . . . . . . . . 0%
Sử dụng đèn đo mạch để kiểm tra tiếp xúc tại cực ắc quy

Các ắc quy axit-chì phải được bảo dưỡng và duy trì điện áp đầy một cách liên tục để tránh làm hỏng các tấm điện cực chì
bên trong. Nếu có điều kiện, bạn hãy để ắc quy sạc liên tục trong vài ngày. Nếu các tấm điện cực của ắc quy bị sunphát hóa
thì ắc quy sẽ không thể sạc đầy. Điều này làm giảm điện áp của ắc quy cũng như rút ngắn tuổi thọ của ắc quy.

Thiết bị kiểm tra có trụ than hoạt tính


Nếu ắc quy bị hết điện hoặc bị chết, bạn nên kiểm tra lại xem ắc quy còn tốt hay đã hỏng hẳn. Nếu bạn có thiết bị kiểm tra
ắc quy có trụ than hoạt tính thì hãy sạc lại ắc quy cho đầy trước khi kiểm tra để đạt được độ chính xác cao, kiểm tra mực
nước của dung dịch điện phân. Nếu dung dịch còn đầy thì tiến hành sạc lại ắc quy và kiểm tra lại tình trạng sau khi sạc.

Khi muốn thử tải ắc quy, đặc biệt là thử cường độ dòng khởi động (CCA) khi ắc quy còn lạnh, điện áp của ắc quy phải còn
trên 9,6V. Nếu nó không thể duy trì mức điện áp nhỏ nhất theo yêu cầu trên thì chứng tỏ ắc quy đã bị hỏng. Để chắc chắn,
bạn có thể sạc lại rồi kiểm tra lại sau ba phút sạc. Nếu điện áp lớn hơn 15,5V, ắc quy không thể sạc tiếp được. Đôi khi việc
sạc kéo dài khoảng 20 giờ có thể đảo ngược sự hoạt hóa và cứu được ắc quy, nếu không bắt buộc phải thay ắc quy.

Đồng hồ điện tử kiểm tra ắc quy

Có một cách khác nhanh và dễ dàng hơn để kiểm tra ắc quy là sử dụng đồng hồ điện tử để kiểm tra ắc quy. Cách này không
yêu cầu ắc quy phải nạp đầy để đảm bảo kết quả đo chính xác. Một số đồng hồ điện tử chuyên dụng đo mức độ dẫn điện
của ắc quy để dự đoán tình trạng của ắc quy. Nó gửi tín hiệu thông qua ắc quy để nhận biết diện tích tấm điện cực, thể tích
là bao nhiêu và khả năng cấp điện ra sao. Khi một ắc quy có tuổi thọ cao, độ dẫn điện của nó bị sụt giảm. Các khuyết tật của
các tấm điện cực ắc quy như quá ngắn, hở ra ra hay các khuyết tật khác cũng ảnh hưởng đến độ dẫn điện của ắc quy. Bởi
vậy, các kết quả đo sẽ xác định chính xác tính trạng của ắc quy.

Nhiều đồng hồ điện tử cũng có thể phân tích dòng khởi động của ắc quy. Các kết quả đo được sử dụng để tính toán tuổi thọ
của ắc quy. Một số thiết bị kiểm tra cho phép bạn đo được số lượng ampe cấp cho máy đề trong khi khởi động xe và phân
tích công suất hệ thống nạp dưới điều kiện có tải.

Sử dụng đồng hồ đo ắc quy điện tử, bạn có thể phân tích được tình trạng tiếp xúc của các điểm tiếp mát bằng cách đo cường
độ dòng khởi động của ắc quy ở các cực. Sau đó lặp lại việc kiểm tra với một điểm tiếp mát trên máy hoặc đâu đó. Nếu kết
quả đo có sự sai lệch khoảng 25% ở cường độ dòng khởi động thì chứng tỏ điện cực tiếp mát không tốt.

Bạn có thể sử dụng vôn-kế để kiểm tra sự sụt áp dọc theo đường dây dẫn đến ắc quy. Nếu mức độ sụt áp khoảng 0,4V,
chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch lại các điểm tiếp xúc với các cực ắc quy. Việc không quan tâm đến các phương pháp kiểm
tra hoặc các thiết bị được dùng để kiểm tra tình trạng của ắc quy để đảm bảo ắc quy ở tình trạng tốt nhất luôn là một thiếu
sót đối với những người sử dụng xe.

Khi nhiệt độ môi trường giảm đi, đặc biệt là ở xứ lạnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ắc quy. Thời tiết lạnh làm tăng
sự biến dạng của ắc quy, hệ thống khởi động và nạp có xu hướng hoạt động yếu đi.
Lõi ắc quy axit-chì là các tấm điện phân.

Bên cạnh đó nhiệt độ không khí giảm làm cho dầu bôi trơn đặc quánh lại và làm cản trở trục khuỷu. Thông thường để làm
quay trục khuỷu, ắc quy phải cung cấp một dòng điện từ 125 đến 200A hoặc lớn hơn nữa tùy thuộc vào dung tích động cơ,
lực nén và nhiệt độ. Ở nhiệt độ OoF, con số này có thể tăng lên từ 200 đến 250A tùy thuộc vào độ nhớt của dầu bôi trơn
trong cácte.

Nhiệt độ càng giảm đi, khả năng cấp điện của ắc quy càng giảm. Ở nhiệt độ 00F, hầu hết các ắc quy chỉ có thể cấp ra khoảng
65% dòng điện để khởi động động cơ Ở - 200F, năng lượng cấp ra từ ắc quy chỉ còn một nửa. (Vấn đề này ở Việt Nam không
đáng quan tâm).

Một ắc quy sẽ không thể cấp đủ dòng điện nếu nó không được bảo dưỡng thường xuyên hoặc sạc điện không đầy. Đặc biệt
là khi nhiệt độ bên ngoài giảm và dẫn đến giảm khả năng cấp điện của ắc quy. Bởi vậy để đảm bảo hệ thống khởi động làm
việc tin cậy thì hệ thống nạp phải làm việc tốt. Hệ thống nạp có thể đảm bảo giữ cho ắc quy luôn ở tình trạng sạc đầy và
cũng cung cấp đủ dòng điện phù hợp với yêu cầu của các thiết bị điện trên xe.

Nếu điện áp của ắc quy quá thấp hoặc ắc quy đã cũ, máy đề sẽ hoạt động yếu. Do ảnh hưởng cùng lúc của việc tăng tải khi
khởi động và khả năng cấp điện của ắc quy bị giảm có thể gây tác động lớn đến khả năng khởi động máy, nhất là khi thời
tiết lạnh, có thể dẫn đến tốc độ khởi động trục khuỷu không đủ nhanh hoặc thậm chí không quay được trục khuỷu.

Mạch nạp ắc quy tự động ngắt V3 - sạc 4 giai đoạn

Video hướng dẫn sử dụng sản phẩm:


Quý khách lấy thêm vỏ hộp + 20K. Vỏ hộp gồm 2 mặt Mica như hình ảnh bên
dưới:
Chức năng:
– Chức năng điều khiển nạp (sạc) cho bình ắc quy.

– Tự động ngắt khi bình đầy

– Tự động nạp lại khi bình yếu

– Tự động nhận biết bình 12V/ 24V


– Có các cổng ra cho tải, bảo vệ Ắc quy

– Có thể nạp cho các loại bình < 200AH

Thông số sản phẩm:


– Yêu cầu điện áp đầu vào:
+ 12VAC - 17VAC với Ắc quy 12V
+ 24VAC - 27VAC với Ắc quy 24V
– Kích thước mạch: 59mm x 104mm
– Nếu bình > 100Ah, cần gắn thêm tản nhiệt lớn cho sò công suất và có thêm quạt
mát
để mạch làm việc tốt và hiệu quả hơn.
– Chế độ sạc : Sạc 4 giai đoạn
+ Giai đoạn 1 (Trickle charge): Sạc 2s và nghỉ 5s
+ Giai đoạn 2 (Bulk charge): Sạc hoàn toàn để đạt 80% dung lượng bình
+ Giai đoạn 3 (Absorption charge): Sạc 2s nghỉ 5s để đạt 20% dung
lượng bình còn lại
+ Giai đoạn 4 (Float charge): Ngắt khi > 14.4V (28.8V với bình 24V)
và cho nạp lại khi điện áp bình < 12.7V (< 25.4V với bình 24V )
LED hiển thị:

– 6 LED D1/2/3/4/5/6: Hiển thị báo dung lượng của ẮC QUY


– LED D7 xanh: báo chế độ sạc. Khi đèn sáng là đang SẠC, khi đèn tắt báo không
SẠC
– LED D8 Vàng: báo tải. Khi đèn vàng sáng là cho phép ra tải.
– LED D1/2/3/4/5/6 đều nhấp nháy: Là hiện tượng bình hỏng hoặc bình ắc quy quá
yếu
hoặc chưa cắm bình và mạch (Cần kiểm tra kẹp tiếp xúc). Không cho phép sạc.

Chi tiết hiển thị theo điện áp bình 12V (Bình 24V):
– LED D1: Sáng > 11.5V, hoặc nhấp nháy khi < 11.5V (23V với bình 24V)
– LED D2: Sáng > 12V, hoặc nhấp nháy khi < 12V (24V với bình 24V)
– LED D3: Sáng > 12.3V, hoặc nhấp nháy khi < 12.3V (24.6V với bình 24V)
– LED D4: Sáng > 12.7V, hoặc nhấp nháy khi < 12.7V (25.4V với bình 24V)
– LED D5: Sáng > 13V, hoặc nhấp nháy khi < 13V (26V với bình 24V)
– LED D6: Sáng > 13.3V, hoặc nhấp nháy khi < 13.3V (26.6V với bình 24V)
– LED D7: + Nhấp nháy theo chế độ sạc Trickle charge khi <11V (22V với
bình 24V)
+ Luôn sáng theo chế độ sạc Bulk charge khi điện áp bình > 11V
và < 13.8V (22V < Vbat < 27.6V với bình
24V)
+ Nhấp nháy theo chế độ sạc Absorption charge khi điện áp bình
> 13.8 và < 14.4V (27.6V < Vbat < 28.8V với bình
24V)
+ Tắt khi điện áp bình đầy khi > 14.4V (28.8V với bình 24V)
– LED D8: + Sáng cho phép điện áp bình ra tải khi bình > 11.5V (> 23V với
bình 24V )
+ Tắt khi điện áp bình < 10.8V (< 21.6V với bình 24V)
Cách đấu mạch như hình vẽ sau:

You might also like