You are on page 1of 34

RƠ LE GIÁM SÁT MẠCH CẮT

Trong sơ đồ phương thức bảo vệ rơ le trạm biến áp luôn có sự làm việc của
rơ le giám sát mạch cắt. Sự làm việc chính xác và kịp thời của rơ le giám sát
mạch cắt có ý nghĩa quan trọng đối với việc sẵn sàng của mạch cắt, nhanh chóng
giải trừ và tránh lan rộng sự cố. Vì vậy việc nghiên cứu cấu tạo và ứng dụng của
rơ le giám sát mạch cắt rất cần thiết, giúp cho người vận hành nhanh chóng phán
đoán những hư hỏng và tìm biện pháp sửa chữa khi có lỗi mạch cắt được cảnh
báo.
Rơ le giám sát mạch cắt 7PA30 của hãng Siemens là loại rơ le giám sát
mạch cắt của từng pha máy cắt, được sử dụng rộng rãi nên chuyên đề này chọn
rơ le 7PA30 để khảo sát. Dưới đây là sơ đồ của cấu tạo của rơ le và cấu trúc một
mạch cắt điển hình.
Trong sơ đồ cấu tạo, 7PA30 bao gồm các khối môdun chức năng:
- Khối giám sát cuộn dây mạch cắt, gồm cuộn dây có điện kháng cao K1,
K2.
- Khối quá điện áp nguồn điều khiển máy cắt K4
- Khối rơi điện áp nguồn điều khiển máy cắt K5
- Khối tạo thời gian trễ tác động cảnh báo K6
- Rơ le K3 thực hiện cảnh báo với 2 cặp tiếp điểm change over.
Từ sơ đồ cấu tạo ta thấy rằng rơ le 7PA30 giám sát toàn bộ mạch cắt từ (+)
đến (-) nguồn, bao gồm các dây dẫn, cuộn cắt và các tiếp điểm phụ máy cắt.
Ngoài ra rơ le còn giám sát điện áp của nguồn thao tác, bao gồm ngững trên và
ngững dưới. Tuy nhiên để thấy rõ được các chức năng giám sát ta ta khảo sát sự
làm việc của rơ le trong các trạng thái vận hành khác nhau.
1. Giám sát mạch cắt khi máy cắt đang đóng.
Khi máy cắt đang đóng thì mạch giám sát sẽ có dòng điện nhỏ duy trì chạy
từ (+) nguồn đến (-) nguồn thông qua cuộn dây K1, tiếp điểm phụ 52a và cuộn
cắt máy cắt. Do cấu tạo của cuộn K1 đã tích hợp những điện trở hạn chế dòng
nên dòng qua mạch giám sát luôn được giữa nhỏ hơn 1,4mA. Dòng điện này sẽ
không đủ lớn để làm cuộn cắt tác động.

Khi xảy ra trường hợp đứt liên kết trong mạch cắt. Rơle K1 bị mất điện,
làm cho K6 cũng bị mất điện theo. Sau 120ms tiếp điểm K6-1 mở ra và K3 sẽ bị
mất điện. tiếp điểm change over sẽ đổi trạng thái (khép mạch chân 6-14, chân 5-
13) đưa tín hiệu đi cảnh báo và đèn led xanh cũng sẽ bị tắt.
Khi xảy ra trường hợp nguồn điều khiển mạch cắt bị giảm áp thấp hơn điện
áp tiêu chuẩn (đối với điện áp điều khiển máy cắt từ 154-242V thì ngững điện áp
thấp từ 132-145V) thì khối rơi điện áp K5 sẽ phát hiện và tác động mở tiếp điểm
K5, dẫn đến mất điện K6 và mất điện K3 sau đó 120ms, tác động báo tín hiệu
cảnh báo.
2. Giám sát trong quá trình cắt máy cắt bởi lệnh cắt từ rơ le bảo vệ
Trong trường hợp rơ le bảo vệ xuất lệnh cắt máy cắt. Các khối giám sát K1,
K2 sẽ không có điện. Các tiếp điểm K1-1 , K2-1 mở ra. Nhưng rơ le K6 vẫn giữ
được nguồn điện nhờ năng lượng xả của tụ điện C tích hợp bên trong. Do đó K3
và đèn led vẫn có điện. Nếu thời gian cắt máy cắt lớn 150ms thì rơ le K6 sẽ bị
mất điện và xuất hiện cảnh báo về việc hỏng mạch cắt.

3. Giám sát khi máy cắt mở và tiếp điểm cắt của rơ le bảo vệ đóng.
Trong trường hợp này mạch giám sát sẽ thông qua khối giám sát K2. Tiếp
điểm K2-1 sẽ đóng lại, làm cho K6, K3 vẫn có điện, giữ không cho xuất hiện
cảnh báo không đúng.
4. Giám sát khi máy cắt mở.
Khi máy cắt đang mở thì cả cuộn K1 và K2 của khối giám sát đều có điện.
các tiếp điểm K1-1, K2-2 đều đóng, K6 và K3 có điện.

Như vậy khi xuất hiện cảnh báo mạch cắt hỏng thì người vận hành phải
thực hiện các bước dò tìm sự cố như sau:
- Kiểm tra điện áp nguồn điều khiển bằng cách sử dụng đồng hồ đo điện áp
tại chân 1, 2 của rơ le 7PA30.
- Nếu điện áp vẫn đảm bảo thì tiến hành kiểm tra dò tìm vị trí mất liên kết
trên mạch cắt bằng cách đo điện áp tại từng điểm trên mạch cắt. Nếu mạch cắt
tốt thì mọi điểm từ âm nguồn đến các chân 12 (trường hợp máy cắt đóng) hoặc
chân 8 (trường hợp máy cắt mở) đều phải có điện áp âm. Và các điểm từ dương
nguồn đến chân 1 phải có điện áp dương. Nếu mất áp điểm nào thì điểm đó bị
đứt liên kết.
Thực tế đã thực hiện tại trạm là trường hợp cảnh báo lỗi mạch cắt pha A
máy cắt 271 khi máy cắt mở, qua dò tìm phát hiện hỏng tiếp điểm phụ 52b dẫn
đến lỗi mạch cắt.
Từ nguyên lý hoạt động ta thấy rằng do sự tạo thời gian trễ của K6 đối với
việc xuất lệnh cảnh báo nên rơ le 7PA30 sẽ không tác động cảnh bảo đối với các
trường hợp chập chờn do lỏng hàng kẹp mạch cắt. Do đó công tác kiểm tra, siết
chặt các đấu nối hàng kẹp mạch cắt là rất cần thiết.
RƠ LE TRIP & LOCKOUT F86
1. GIỚI THIỆU:
Tại trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ phần 220kV được thiết kế một xuất
tuyến có hai rơ le lockout F86-1 và F86-2, mỗi rơle có 8 cặp tiếp điểm.
2. CHỨC NĂNG:
Rơ le lockout F86 có những chức năng sau:
+ Đưa tín hiệu đi cắt máy cắt.
+ Đưa tín hiệu cảnh báo.
+ Khóa mạch đóng máy cắt khi bảo vệ rơ le tác động.
3. SƠ ĐỒ LOGIC:

F21-Z1
F87-L >=1 AR

F87-G

F67 (F87)
F67N (F87)
>=1 SET 86 - 1
F59 (F87)

FBB

F21-Z2
F21-Z3

F21-Z4 >=1 SET 86 - 2


F67 (F21)

F67N (F21)

F59 (F21)

ORDER FROM MIMIC


>=1 RESET F86 - 1 OR F86 - 2
ORDER FROM LOCAL

4. ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG:≥&


4.1 SET F86:
Rơ le lockout được thiết kế mỗi xuất tuyến có hai rơ le SET khi bảo vệ rơ le
SEL 311L - F87L (F86-1), SEL 421 - F21 (F86-2) và SEL487 - FBB (F86-1 và
F86-2) tác động.
- Trường hợp sự cố ngắn mạch xảy ra ở vùng 1 bảo vệ rơ le F21, POTT một
pha hoặc ba pha sẽ khởi tạo AR một pha hoặc ba pha tưng ứng.
- Trường hợp đường dây có một hoặc những sự cố: F67/67N, F59 của bảo
vệ rơ le SELL 311L hoặc F87B, 50BF, F59 từ bảo vệ rơ le thanh cái SELL
487B thì F86-1 SET.
+ Khép tiếp điểm đi cắt MC.
+ Đưa tín hiệu đi báo trên tủ AA.
+ Khóa mạch đóng MC.
- Trường hợp đường dây có một hoặc những sự cố: ngắn mạch vùng 2,
vùng 3, vùng 4, F67/67N, 50BF (cắt lại MC sau 0.06s hoặc cắt các MC lân cận
sau 0.2s). của bảo vệ rơ le SELL 421 hoặc F87B, 50BF, F59 từ bảo vệ rơ le
thanh cái SELL 487B thì F86-2 SET.
+Khép tiếp điểm đi cắt MC.
+ Đưa tín hiệu đi báo trên tủ AA.
+ Khóa mạch đóng MC.
+Khởi tạo tín hiệu 50BF.
4.2 RESET F86:
Rơ le lockout F86 tác động chuyển qua trạng thái SET khi bảo vệ rơ le tác
động, lúc đó MC đã bị cắt ra. Muốn đóng MC cần phải RESET rơ le F86. Có 2
trường hợp để RESET rơ le F86:
+ RESET bằng điện tại nút PBR1 tại tủ AA.
+ RESET bằng cơ ngay tại rơ le lockout F86.
BẢO VỆ CHỐNG HƯ HỎNG MÁY CẮT 50BF

Khi máy cắt không chấp hành lệnh cắt từ rơ le bảo vệ, chức năng bảo vệ
chống hư hỏng máy cắt sẽ tác động cắt các máy cắt nối đến điểm ngắn mạch
để giải trừ sự cố. Việc nhiều đường dây, thiết bị bị mất điện và thời gian duy trì
ngắn mạch kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của toàn hệ thống.
Có hai yếu tố để xác định máy cắt không cắt được dòng sự cố khi đã nhận
tín hiệu cắt từ rơ le bảo vệ là: có lệnh cắt từ rơ le bảo vệ, và vẫn còn dòng qua
máy cắt. Từ đó xây dựng được sơ đồ cơ bản của bảo vệ 50BF.

Để phát hiện dòng chảy qua máy cắt, sơ đồ sử dụng một phần tử quá dòng
pha/pha-đất cắt nhanh (50/50N). Phần tử quá dòng pha phải được đặt giá trị tác
động nhỏ hơn dòng ngắn mạch nhỏ nhất. Trong nhiều trường hợp phụ tải cao thì
dòng đặt này có thể nhỏ hơn dòng phụ tải cực đại, phần tử 50 sẽ tác động trong
suốt quá trình này và do đó độ tin cậy của sơ đồ cũng giảm xuống.
Từ sơ đồ ta thấy rằng khi xảy ra ngắn mạch, rơ le bảo vệ sẽ khởi tạo sơ đồ
50BF và phần tử 50 tác động. Đầu ra cổng AND sẽ ở mức cao và phần tử thời
gian 62 bắt đầu khởi động, tạo thời gian trễ tác động. Nếu lệnh khởi tạo từ bảo
vệ rơ le và phần tử 50 vẫn duy trì đến khi phần tử 62 hết hiệu lực thì sơ đồ sẽ
xác nhận máy cắt bị hư hỏng và xuất lệnh cắt các máy cắt khác. Sơ đồ sẽ được
reset nếu như một trong các phần tử tự động trở về.Những trường hợp phân bố
lại dòng sự cố trong sơ đồ nhiều máy cắt hoặc hiện tượng bão hòa mạch từ của
TI có thể làm cho phần tử 50 không giữ được tác động cho đến lúc phần tử 62
kết thúc thời gian trễ. Để khắc phục vấn đề này, các rơ le hiện đại áp dụng sơ đồ
chỉ cho lệnh khởi tạo BF từ rơ le bảo vệ khởi động phần tử tạo thời gian 62. Còn
phần tử 50 thì độc lập hoàn toàn với phần tử 62. Sơ đồ chức năng 50BF của rơ le
SEL 421 là một ví dụ.
Relay
word Relay
Bits Word Relay
50FA1 Bits Word
FBFA1 Bits
SELogic AND
FBFB1 FBF1
Settings OR
BFI3P1 FBFC1
BFPU1
BFIA1 OR
Relay
0
Word
RTPU1 Bits
RTA1
RT1
0 RTB1 AND
RTC1
Khi xuất hiện dòng ngắn mạch, ngay tức khắc phần tử bảo vệ quá dòng
khẩn cấp 50FA1 tác động. Sự khởi tạo BF từ rơ le bảo vệ BFIA1 (khởi tạo BF
pha A máy cắt 1) hoặc BFI3P1 (khởi tạo BF 3pha máy cắt 1) sẽ bắt đầu khởi
động phần tử thời gian BFPU1 (thời gian đình hoãn lệnh cắt BF) và phần tử thời
gian RTPU1 (thời gian đình hoãn lệnh cắt lại). Nếu 50FA1 giữ tác động đến khi
BFPU1 hết hiệu lực thì relay word bits FBF1 sẽ tác động. Sử dụng relay word
bits FBF1 này để khởi động lệnh cắt bảo vệ hư hỏng máy cắt.
Logic đóng lại được áp dụng. Thông thường máy cắt có 2 cuộn cắt. Khi
thực hiện logic đóng lại, lệnh cắt lại sẽ được đưa đến cuộn cắt kia. Phần tử thời
gian RTPU1 được đặt ngắn hơn BFPU1 sẽ làm cho lệnh cắt lại tác động nhanh
hơn. Nếu lệnh cắt lại thành công thì sơ đồ sẽ trở về và ngăn không cho thực hiện
lệnh cắt BF.
Trong sơ đồ phương thức bảo vệ tại trạm, khi rơ le bảo vệ khoảng cách ở
xuất tuyến tác động chức năng 50BF, lệnh khởi tạo được gửi sang rơ le bảo vệ
so lệch thanh cái. Dựa vào trạng thái của các DCL thanh cái ở mỗi xuất tuyến,
rơ le bảo vệ so lệch thanh cái sẽ xuất lệnh cắt các máy cắt nối với máy cắt bị hư
hỏng, đồng thời gửi lệnh cắt lại máy cắt bị hư hỏng nhưng lệnh cắt được gửi đến
cuộn cắt khác.
BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI
RƠ LE SEL 487B

1. Giới thiệu chung về Rơle SEL 487B:


1.1 Giới thiệu chung:
- Rơle SEL-487B cung cấp các phương thức bảo vệ khác nhau cho các hệ thống
thanh cái khác nhau, bảo vệ sự cố máy cắt, và bảo vệ quá tải dự phòng.
- Rơle SEL 487B được trang bị 4 bo mạch giao tiếp, Rơle này có tổng số 103 đầu
vào và 40 đầu ra( 24 đầu ngắt tốc độ cao và 16 đầu ra tiêu chuẩn ). Các Rơle này có
thể cấu thành rơle 3 pha hoặc rơle 1 pha.
- Rơle có 18 đầu dòng điện và 3 đầu điện áp vào tương tự. Khi các bus có không
nhiều hơn 6 lộ, 1 rơle SEL-487B được sử dụng trong 1 ứng dụng đơn rơle. Khi các bus
có nhiều đến 18 lộ, sử dụng 3 rơle SEL-487B trong 1 ứng dụng 3 rơle. Mỗi rơle cung
cấp 6 vùng bảo vệ chuyên biệt.
1.21 Thông số kỹ thuật SEL 487B:
 Nguồn cung cấp
- Điện áp nguồn cung cấp :125…250(VDC)hoặc120…230 (VAC)
- Dãi hoạt động DC :85…300 (VDC)hoặc 85….264 (VAC)
- Công suất tiêu thụ :< 35W
- Nhiệt độ hoạt động:
+ -400 .....+850 C (-400 .....+1850 F) nếu không có thẻ Ethernet.
+ -400 .....+750 C (-400 .....1670 F) Nếu có thẻ Ethernet.
+ Màn hình LCD tương phản suy giảm nhiệt độ dưới -200 và trên 700C. Độ
ẩm 5% đến 95% không ngưng tụ.
 Các đại lượng đầu vào
 Dòng điện đầu vào:
o Dòng điện xoay chiều IN : 1 hoặc 5 A.
o Với dòng 5A:
+ Liên tục : Có khả năng chịu được 15 A (100A).
+ Trong 1s : 100 A(500 A).
+ Trong 1 chu kỳ : 1250 A.
o Với dòng 1A:
+ Liên tục : Có khả năng chịu được 3 A(20A).
+ Trong 1s : 100 A trong 1s.
+ Trong 1 chu kỳ : 250 A trong 1 chu kỳ.
o Điện năng tiêu thụ : 0,27 VA - 5A.
0,13 VA. - 1A.
 Điện áp đầu vào:
o Điện áp xoay chiều UN : 67 V LN kết nối 3 pha 4 dây.
300V liên tục trên thiết bị đầu cuối
Có khả năng chịu được 600V trong 10s.
o Điện năng tiêu thụ : 0,03 VA - 67V.
0,06 VA - 120V.
0,8 VA - 300V.
 Tần số:
- Tần số định mức fnom: 50Hz và 60Hz (có thể hiệu chỉnh).
- Giai đoạn quay : ABC hoặc ACB.
- Tần số theo dõi : 40,1 – 65Hz.
 Kiểm soát đầu ra:
 Đầu ra tiêu chuẩn:
- Có thể mang đến 30A
+ 6A liên tục ở nhiệt độ 700 C
+ 4A liên tục ở nhiệt độ 850 C
+ 50A trong 1s.
+ Điện áp lớn nhất 250VAC, 330VDC.
+ Thời gian tác động và trở về: 6ms
+ Thời gian cập nhật: 1/12 chu kỳ.
+ Chia công suất với 10.000 lần hoạt động.
 48V – 0.50A L/R= 40ms.
 125V – 0.30A L/R= 40ms.
 250V – 0.20A L/R= 40ms.
+ Công suất theo chu kỳ:
 48V – 0.50A L/R= 40ms.
 125V – 0.30A L/R= 40ms.
 250V – 0.20A L/R= 40ms
 Đầu ra tốc độ cao:
- Có thể mang đến 30A
+ 6A liên tục ở nhiệt độ 700 C
+ 4A liên tục ở nhiệt độ 850 C
+ 50A trong 1s.
+ Điện áp lớn nhất 250VAC, 330VDC.
+ Thời gian tác động: 10µs.
+ Thời gian trở về: 8ms.
+ Thời gian cập nhật: 1/12 chu kỳ.
+ Chia công suất với 10.000 lần hoạt động.
 48V – 10.00A L/R= 40ms.
 125V – 10.00A L/R= 40ms.
 250V – 10.00A L/R= 20ms.
+ Công suất theo chu kỳ:
 48V – 10.00A L/R= 40ms.
 125V – 10.00A L/R= 40ms.
 250V – 10.00A L/R= 20ms.
1.3 Giao diện SEL 487B:
- Bảng điều khiển tại chỗ:
+ Bảng điều khiển tích hợp màn hình LCD 4x20 ký tự. 
+ Đèn led hiển thị trạng thái của rơle, các đèn led này hiển thị trạng thái
làm việc và các tín hiệu cảnh báo. Các led này được lập trình và cài đặt vào rơle theo
từng chức năng của rơle.
+ Các phím chức năng dùng để truy cập vào menu rơle để cài đặt các
thông số, truy cập các bản tin sự cố, xác nhận các thông số khi thay đổi thông số cài
đặt.
Hình 1.8: Màn hình giao diện và các phím chức năng, Led.

- Cổng giao diện: EIA – 232


+ 1 cổng phía trước và 3 cổng phía sau (1,2,3,F).
+ Tốc độ dữ liệu nối tiếp: 300 – 57600 bps
+ Truyền thông khe cắm thẻ nhớ cho thẻ tùy chọn Ethernet.
- Chuẩn giao tiếp với rơle : IEC 60870-5-103
- Phương thức giao tiếp : RS232-RS485
- Tốc độ truyền : Từ 2400 đến 38400 Baud tuỳ theo cổng giao tiếp.
- Phần mềm giao tiếp : SEL-5030, 5010.
1.4 Đầu cắm quang:
- Đầu kết nối quang có thể kết nối với máy tính từ xa.
Thứ tự 10BASE-FL 100BASE-FX
Bước sóng (nm) 820 1300
Nguồn LED LED
Kiểu đấu nối ST ST
1.5 Báo cáo sự kiện:
- Thời gian tối đa: 32 sự kiện tại 15 chu kỳ.
- Độ phân giải: 24 mẫu/chu kỳ
- Lưu trữ: 100 thông tin.
2.1 Các chức năng của SEL 487B và sơ đồ nối dây :
- Bảo vệ quá dòng có thời gian và bảo vệ quá dòng cắt nhanh.
- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt
- Bảo vệ quá áp kém áp
- Bảo vệ so lệch thanh cái
2.1.1 Các đặc tính kỹ thuật của rơle SEL-487B bao gồm:
- Bảo vệ thanh cái: SEL -487B cung cấp sự bảo vệ khác nhau cho các loại sau:
thanh góp đơn, 2 thanh góp, thanh góp có phân đoạn, 1,5 máy cắt, 2 thanh góp có
thanh góp vòng, máy phát và động cơ, các bộ tụ nối tiếp, máy biến áp tự động điều
chỉnh và các kháng điện.
- Chuẩn ngắt thứ 2: Mỗi 6 thành phần bao gồm 1 chuẩn ngắt thứ 2. Chuẩn này gồm
sự kết hợp logic OR giữa phần tử định hướng mắc // với 1 phần tử phát hiện sự cố.
- Khả năng kiểm tra vùng: Nếu tín hiệu bảo vệ gọi cho toàn bộ vùng kiểm tra thì
định dạng một trong 6 vùng thành 1 vùng kiểm tra.
- Phần tử điện áp: phần tử điện áp pha, chiều -, và / hoặc thứ tự 0 có giá trị như
một tiêu chuẩn ngắt thêm vào cho thiết bị giám sát ngắt.
- Máy cắt hỏng: chọn loại bảo vệ máy cắt (trong hoặc ngoài) trên cơ sở
- Cực – cực. Bảo vệ các lỗi trong máy cắt cung cấp sự ngắt các sự cố máy cắt và
cắt lại máy cắt cho 18 cực. Sự phát hiện hở pha đảm bảo thành phần dòng điện tiến về
nhỏ nhất trong 1 chu kì. Đối với bảo vệ các sự cố máy cắt ngoài, chọn chế độ sự cố
máy cắt ngoài. Với tùy chọn này, role sẽ nhận tín hiệu vào từ các sự cố máy cắt mà
rơle được cài đặt trong các bảng bảo vệ đường dây ra.
- Bảo vệ so lệch: đổi mới trong thuật toán khóa rơle đem đến chế độ an toàn cao
trong suốt thời gian sự cố. Khi ở chế độ an toàn cao, thuật toán không phong tỏa phần
tử so lệch, do đó có sự e ngại các thời gian trễ không cần thiết cho việc xóa bỏ sự phát
tán các sự cố từ ngoài đến các sự cố ở trong.
- Phần tử quá dòng: mỗi một 18 cực cung cấp 1 mức bảo vệ cắt nhanh(50) và 1
mức bảo vệ quá dòng có thời gian.
- Bảo vệ hở mạch biến dòng: sử dụng các phần tử cảm biến độc lập trong mỗi
một vùng để phát hiện hở mạch CT, ngắn mạch hoặc sai cực CT.
- Giảm yêu cầu của BI: Rơle này yêu cầu phần sơ cấp BI sao chép lại dòng điện
sơ cấp mà ko bị bão hòa trong ít nhất 2 ms sau khi bắt đầu có sự cố.
- Cấu trúc trạm động: nối các tiếp điểm phụ của cách ly với rơle để qui định dòng
điện vào một cách linh hoạt với các phần tử đo lường khác.
- Tỉ số biến dòng: tỉ số biến của các CT có thể cài đặt với độ chênh lệch khá
cao(=10:1). Ví dụ, có thể cài đặt lộ dây ra với tỉ số 2000/5 tới bus hệ thống hiện hành
mà có hầu hết tỉ số CT =200/5.
- Các phương trình điều khiển selogic mở rộng: Thay đổi và cài đặt các ứng dụng
rơle với kiểu PLC(giàn logic khả trình, IEC 61131-3), lập trình các phương trình điều
khiển SELogic bao gồm các chức năng toán học và so sánh. Sử dụng bộ đếm và các bộ
định thời đa chức năng cho các ứng dụng lớn hơn 1 cách linh hoạt, thi hành các chức
năng PLC nâng cao trong role. SEL-487B có các vùng lập trình các phương trình điều
khiển tự động và vùng bảo vệ riêng biệt. Các vùng chương trình này cung cấp khả
năng lập trình bảo vệ phong phú và khả năng lập trình tự động của 10 khối của 100
đường dây.
- Định danh: sử dụng khoảng 200 tên để định danh cho hàng loạt đầu tương tự và
kĩ thuật số trong rơle. Các tên này bây giờ sẽ có giá trị sử dụng trong việc lập trình
theo yêu cầu, làm cho việc lập trình ban đầu và bảo trì dễ dàng hơn.
- Đo lường: thể hiện các thông tin chính và phụ về pha dòng điện ở tất 18 cực,
góc pha điện áp, các cực của CT, rất tốt cho việc vận hành và khống chế các giá trị từ
các vùng bảo vệ.
- Tường thuật sự kiện và dạng sóng: Ghi lại dạng dòng điện ở tất cả 18 cực dòng
và 3 điện áp ở 1 bản báo cáo. Kiểm tra các điểm logic trong role và công suất hệ thống
với sự phân tích các báo cáo về dữ liệu pha.
- Bộ ghi các dữ kiện trình tự: ghi lại 1000 lối vào hệ thống từ 250 điểm màn hình,
bao gồm các thay đổi về cài đặt, sự giảm công suất, và các thành phần tín hiệu (bit
word) của rơle đã được chọn trước. Đặt các tên cơ bản để việc định danh được dễ hiểu.
- Liên lạc số rơle-rơle: Sử dụng giao thức liên lạc MIRRO BIT để giám sát tình
trạng các phần tử bên trong giữa các rơle trong 1 trạm và giữa các trạm sử dụng các
kênh thông tin (ví dụ như máy thu SEL fiber-optic gửi 1 tín hiệu chuyển chính xác).
- Khả năng liên lạc Ethernet: bổ sung khả năng điều khiển và hội tụ dữ liệu như
các trạm LAN(mạng địa phương) và các mạng WAN với cạc Erthernet mỏ rộng. Sử
dụng giao thức FTP cho việc thu thập dữ liệu hệ thống.
- Nâng cao tính bảo mật: các thiết bị SEL-487B điều khiển và cài đặt trong 7
mức truy cập, được phân thành mức cắt, mức bảo vệ, mức tự động và mức nhận tín
hiệu vào. Đặt password cho mỗi mức truy cập.
- Phần mềm máy tính: sử dụng phần mềm bản quyền ACSELERATOR, phát
triển cài đặt offline.
- Giản lược việc cài đặt: Các lập trình trong role chỉ thể hiện các cài đặt chức
năng và thành phần mà bạn cho phép.
2.1.2 Mô tả các chức năng của SEL 487B:
1. Chức năng bảo vệ so lệch thanh góp :
- Việc bảo vệ các thanh cái phải tuân theo những yêu cầu khác nhau:
+ Thời gian tác động nhanh với tất cả các sự cố.
+ An toàn với các sự cố ngoài khi có sự bão hòa mạnh của các BI
+ Tối thiểu hóa sự lan tràn các sự cố.
- Sel-487B có thể đạt được các yêu cầu làm việc cao hơn trong tất cả các điều
kiện vận hành hệ thống. Role bao gồm 6 phần tử bảo vệ thanh góp để bảo vệ 6
vùng. Mỗi 6 phần tử bảo vệ thanh góp bao gồm 3 thành phần sau:
+ Thành phần so lệch sử dụng các giá trị góc pha
+ Thành phần định huớng sử dụng các giá trị góc pha
+ Thành phần logic tìm kiếm sự cố sử dụng các giá trị tức thời

Hình 1: thể hiên sơ đồ khối của 1 trong 6 phần tử bảo vệ thanh góp
- Hình 1: thể hiên sơ đồ khối của 1 trong 6 phần tử bảo vệ thanh góp, với chỉ 2
(I01 và IO2) trong số 18 đầu vào dòng điện có giá trị được kết nối. Do role nhận các
giá trị dòng điện vào từ các CT với tỉ số biến 10:1, sự tính toán cho các phần tử so lệch
được thực hiện trong hệ đơn vị tương đối. Role này sử dụng tỉ số biến dòng cao
nhất(CTRMAX) của tỉ số biến CT đã cài đặt như một giá trị tham chiếu trong việc
chuyển đổi các đầu vào dòng điện từ A sang giá trị tương đối. Sử dụng phương trình
sau, role tính toán ra 1 giá trị hệ số tiêu chuẩn(TAP) cho mỗi cực:
 Biểu thức:

Với :
+ TAPnn = giá trị TAP cho mỗi cực để chuyển giá trị dòng điện từ A sang hệ đv
tương đối (nn = 01 đến 18)
+ CTRMAX = tỉ số CT cao nhất của các cực được sử dụng trong các cài đặt vùng
từ cực đến thanh cái.
+ INOM = giá trị dòng điện danh định phía thứ cấp (1A hoặc 5 A)
+ CTRnn = tỉ số CT của cực tiêu biểu.
- Sử dụng giá trị TAPnn, role tính toán ra dòng điện trong hệ đv tuơng đối cho
mỗi cực như sau:
 Biểu thức:
+ Với : InnCR = giá trị tương đối của dòng điện cho các cực từ I01 đến I18
+ Inn = Giá trị A của dòng điện cho các cực từ I01 đến I08.
- Phần tử lọc so lệch sử dụng đầu vào dòng điện từ mỗi cực trong 1 vùng bảo vệ
để tính toán dòng điện làm việc và dòng điện hãm. Phần tử định hướng so sánh chiều
của dòng điện ở cực tham chiếu với chiều dòng điện ở tất cả các cực còn lại trong 1
vùng bảo vệ để tính toán hướng xảy ra lỗi. Các phần tử kết hợp trong logic phát hiện
lỗi có tác dụng phân biệt các lỗi bên trong thanh cái (FAULT1) và bên ngoài (CON1).
- Cổng AND1 kêt hợp các đầu ra từ cổng OR (liên kết giữa phần tử định
hướng( DE1F) và bộ phận phát hiện lỗi bên trong (FAULT1)) với đầu ra từ phần tử
cảm nhận so lệch (87ST1) (có chức năng giám sát bộ phận lọc so lệch). P87R1, đầu ra
từ cổng 1, đi vào một bộ định thời để điều khiển đầu ra cuối cùng (87R1) của bộ phận
bảo vệ thanh cái.
- Logic trên ko bao gồm vùng kiểm tra chuyên biệt, nhưng một trong số 6 vùng
bảo vệ thanh cái có thể sẵn sàng được định dạng như 1 vùng kiểm tra. Sự linh hoạt này
đem đến cơ hội để cấu thành sự kết hợp các phần tử so lệch kép ( vùng chính và vùng
kiểm tra).
1.1. Phần tử lọc so lệch :
- Các thảo luận dưới đây đề cập đến bộ phận lọc so lệch 1, (chỉ với cực 1 và 2 nối
vào) nhưng có thể áp dụng tốt cho 5 bộ phận lọc còn lại. Sử dụng các lượng đầu ra từ
bộ lọc tần kĩ thuật số (lọc Cos), bộ phận lọc so lệch tính toán vùng hãm, IRT1, và vùng
làm việc, IOP1, theo biểu thức 1.3 và 1.4:

Với :
+ I01CF và I02CF là là các lượng dòng điện tương đối từ các cực I01 vàI02

Hình 2. Các phần tử trong logic vùng so lệch và hãm.


- Hình 2 thể hiện sơ đồ khối gồm các phần tử cần thiết để tạo nên vùng so lệch và
vùng hãm sử dụng trong bộ phận lọc so lệch. Tín hiệu FDIF1 là đầu ra từ bộ phận tính
toán so lệch. Tín hiệu 8701 xác định khi dòng so lệch vượt quá ngưỡng 087P. Hai tín
hiệu relay trên cùng nhau tạo thành đặc tính của bộ lọc so lệch
Hình 3: Đặc tính so lệch có hãm.
 Trong đó:
+ 087P: Ngưỡng làm việc của so lệch hãm (IOP)
+ IRT : Giá trị dòng hãm.
+ SLP1: Độ nghiêng đường đặc tính 1.
+ SLP2: Độ nghiêng đường đặc tính 2.
- Đường đặc tính được chuyển đổi tại hai điểm, điểm đầu tiên là ngưỡng tác động
(087P), điểm thứ hai là điểm bắt đầu của SLP1 được xây dựng từ đường thẳng đi qua 2
100
điểm: (O,O) và (IOP. , 087P).
SLP1
- Để cài đặt giá trị thiết lập mặc định (087P) lên đường đặc tính 1 với 1 giá trị
dòng hãm bất kỳ ta sử dụng công thức sau:
SLP1
IOP(IRT) = .IRT
100
 Với:
+ IOP(IRT): Ngưỡng làm việc của so lệch hãm
+ IRT: Phần tử dòng hãm.
+ SLP1: Độ dốc của đường đặc tính.
Để lượng làm việc (IOP1) vượt quá ngưỡng O87P và rơi vào trong vùng vận hành như ở hình
3, bộ phận lọc so lệch phát 1 tín hiệu ra. Có 2 độ nghiêng cài đặt. Độ nghiêng 1(SLP1) có hiệu
lực đối với các lỗi bên trong, và độ nghiêng 2(SLP2) có hiệu lực với các lỗi bên ngoài.
1.2. Phần tử định hướng :
- Phần tử định hướng so sánh hướng của dòng điện ở 1 cực tham chiếu với hướng
của dòng điện của dòng điện ở tất cả các cực tiêu chuẩn còn lại trong mỗi vùng. Một
cực tiêu chuẩn là 1 cực có dòng điện lớn hơn nguỡng cài đặt 50 DSP, role sẽ lựa chọn
1 trong số các dòng điện đó để làm dòng tham chiếu. Đối với mỗi tính toán, role sử
dụng phần thực của tổng dòng sinh ra ở các cực với liên hợp của dòng điện ở cực tham
chiếu, như mô tả trên hình 4.

Hình 4. Tính toán trong phần tử định hướng


- Role thông báo 1 lỗi bên trong khi chiều của dòng điện ở tất cảc các cực còn lại
đồng nhất với chiều dòng điện ở cực tham chiếu. Để phần tử định hướng bắt đầu quá
trình, giá trị dòng điện trong ít nhất 2 cực trong vùng phải vượt quá ngưỡng 50DSP.
Hình 5 thể hiện đặc tính của phần tử so lệch, vùng tối biểu thị sự cố bên trong.

Hình 5. Đặc tính của phần tử so lệch góc pha.


- Role yêu cầu các cực bên trong mỗi vùng bảo vệ cụ thể từ logic chọn vùng.
Role xác định các cực có dòng điện pha lớn hơn ngưỡng 50DSP và chọn 1 trong số các
dòng điện lớn hơn ngưỡng 50 DSP làm tham chiếu. Role thiết lập hướng của sự cố
bằng cách so sánh hướng của dòng điện ở cực tham chiếu với hướng của dòng điện ở
các cực còn lại trong vùng có dòng điện pha lớn hơn ngưỡng 50DSP.
- Như đề cập ở hình 6, đưa ra trường hợp 4 cực trong vùng 1, với các đầu vào
I01CF, I02CF, I03CF và I04CF. Hơn nữa, giả sử biên độ dòng điện trong cực I04CF
nằm duới ngưỡng 50DSP.

Hình 6. Logic phần tử định hướng


- Đầu tiên, phần tử định hướng xác định cực có biên độ dòng điện pha lớn hơn
ngưỡng 50DSP. Do biên độ dòng pha ở đầu vào I04CF nằm dưới ngưỡng 50DSP, role
chỉ chọn các đầu vào I01CF và I02CF, I03CF cho việc xử lý tiếp theo. Role chọn đầu
vào I01CF làm tham chiếu (IREF) và so sánh chiều của dòng điện I02CF(IT02) và
dòng điện I03CF(IT03)với chiều tham chiếu. DE1F chỉ xác nhận khi chiều dòng điện
ở cả IT02 và IT03 giống với chiều dòng điện trong cực tham chiếu theo đặc tính định
hướng trên hình 5,
1.3. Logic tìm kiếm sự cố :
- Logic tìm kiếm sự cố phân biệt giữa các lỗi bên ngoài (logic tìm kiếm sự cố
ngoài ) và sự cố trong (logic tìm kiếm sự cố trong) như trình bày trên hình 7. Khi logic
tìm kiếm sự cố phát hiện 1 sự cố bên ngoài, tín hiệu CON1 xác nhận, và khi logic tìm
kiếm lỗi phát hiện 1 lỗi bên trong, tín hiệu sự cố FAULT1 xác nhận.

Hình7. Logic phát hiện sự cố.


- Các phần tử trong logic tìm kiếm sự cố ngay lập tức sử dụng tín hiệu dòng điện
trong hệ đơn vị tương đối để tính toán ra lượng bảo vệ, IRT1R, và một lượng hãm,
IOP1R, theo các biểu thức 1.6 và 1.7:

- Với I01CR và I02CR = giá trị tương đối tức thời của dòng điện từ các cực 01 và
02.
- Hình 7 trình bày 1 sơ đồ khối của cách thức mà logic tìm kiếm sự cố thu được
lượng hãm IRT1R và lượng làm việc I0P1R.

Hình 7. Logic phát hiện sự cố(lượng hãm và lượng làm việc)


a) Logic tìm kiếm sự cố bên ngoài :
- Nhìn chung, dòng điện làm việc và dòng hãm tăng đồng thời đối với các sự cố
bên trong; đối với các sự cố bên ngoài, chỉ các dòng diện hãm tăng nếu ko có sự bão
hòa của các CT. Bằng cách so sánh sự biến đổi dòng điện làm việc (IOP1R) với sự
biến đổi của dòng điện hãm, role sẽ phát hiện ra sự cố bên ngoài. Do CT có thể bị bão
hòa trong điều kiện xảy ra lỗi ngoài, role sẽ xác nhận sự cố bên ngoài( CON1) trong 60
chu kì(cài đặt thời gian EXFDO) sau khi phát hiện sự cố ngoài. Hình 8 thể hiện logic
tìm kiếm trạng thái có lỗi bên ngoài.
- Xác nhận CON1 trong 60 chu kì có thể làm chậm sự hoạt động của role, dẫn
đến sự cố lan tràn (từ nơi sự cố ngoài và sau đó phát triển vào bên trong). Để đề phòng
việc cắt chậm, CON1 được reset khi phần tử định hướng (DE1F) tìm thấy sự cố lan
tràn hoặc khi logic phát hiện lỗi trong (IFAULT1) xác nhận 1 sự cố bên trong.
Hình 8. Logic phát hiện sự cố ngoài
- Tín hiệu CON1 điều khiển chế độ vận hành của role bằng cách xác nh ận khi
role tìm thấy 1 sự cố bên ngoài. Role vận hành bình thường với CON1 không xác định
nhưng lại khóa trong chế độ an toàn cao khi CON1 xác định. Ch ế độ an toàn cao gây
ra của các điều sau:
+ Độ dốc 1 biến thành độ dốc 2
+ Thời gian trễ của bộ định thời thích ứng tăng
- Reset lại CON1 sẽ giải phóng role khỏi chế độ an toàn cao, và role hoạt động
với các cài đặt bình thường.
b) Logic tìm kiếm sự cố bên trong :
- Với logic tìm kiếm sự cố trong, role sử dụng đặc tính tương tự như đặc tính của
phần tử lọc so lệch.
- Hình 9 thể hiện logic tìm kiếm sự cố trong bao gồm phần t ử so lệch t ức th ời,
logic tìm kiếm và đo lường liên tục sự cố, và logic tìm kiếm sự cố nhanh. RDIF1, đầu
vào từ phần tử so lệch tức thì, định dạng đầu vào trong logic tìm kiếm và đo lường liên
tục sự cố và logic phát hiện sự cố nhanh.
- Logic tìm kiếm và đo lường liên tục sự cố sẽ xác nhận 1 s ự cố bên trong khi
dòng so lệch vần tồn tại trên bộ phận đo lường liên tục trên 1,5 chu kì sau khi ph ần t ử
so lệch tức thì xác nhận. Khi logic này phát hiện 1 s ự c ố bên trong, tín hi ệu IFAULT1
xác định.

Hình 9. Logic tìm kiếm sự cố trong


- Nếu bộ phận thu sét được đặt trên thanh cái, thành phấn xu ống đất t ồn t ại khi
thiết bị này dẫn, tạo nên dòng làm việc trong phần tử so lệch. Logic tìm ki ếm s ự c ố
nhanh sẽ làm rõ dòng điện vận hành với 1 thời gian trễ (để so lệch giữa dòng vận hành
từ cột thu sét dẫn xuống và dòng vận hành gây bởi sự cố bên trong). N ếu logic tìm
kiếm sự cố tìm thấy 1 sự cố trong, GFAULT1 xác định.
1.4 Logic đầu ra của phần tử bảo vệ :
- Hình 10 thể hiện 4 trạng thái từ bộ phận đo lường của role và logic điều khiển
phải thỏa mãn để khởi động bộ định thời an toàn (giai đoạn cuối cùng trong việc xác
định đầu ra của phần tử bảo vệ, 87R1):
+ Một đầu ra từ phần tử lọc so lệch, FDIF1
+ Một đầu ra từ ngưỡng phần tử lọc so lệch, 87O1
+ Một đầu ra từ phần tử so lệch( DEF1) hoặc logic phát hiện s ự cố trong
(FAULT1)
+ Đầu ra đảo từ phần tử cảm nhận so lệch(87ST1) với E87SSUP = Y

Hình 10. Đầu ra phần tử so lệch


- Khi 4 trạng thái logic đầu ra của phần tử so lệch thỏa mãn, đầu ra P87R1 kh ởi
động bộ định thời an toàn thích ứng. CON1 cũng điều khiển cài đặt thời gian c ủa b ộ
định thời an toàn, khi CON1 xác định, role sẽ tăng thời gian trễ lên 0,4 chu kì để làm
tăng sự an toàn cho phần tử bảo vệ.
1.5 Phần tử cảm nhận so lệch :
- Đối với mỗi vùng, phần tử cảm nhận so lệch tìm kiếm dòng so lệch trong điều
kiện ngắn hoặc mở mạch CT. Nếu điều kiện đó vượt quá 1 độ trễ có th ể cài đặt, ph ần
tử đó sẽ gửi tín hiệu cảnh báo. Có 2 tín hiệu trên 1 vùng: 1 tín hiệu khẩn cấp, 1 tín hiệu
thời gian trễ, 87ST1. Sử dụng 87ST1, đầu ra thời gian trễ, cho giám sát và cảnh báo.
Mỗi 1 phần tử cảm nhận so lệch so sánh lượng làm vi ệc c ủa ph ần t ử c ảm nh ận so
lệch , IOP1, với ngưỡng S87P.

Hình 11: Logic của phần tử cảm nhận so lệch.


- Trạng thái của phần tử cảm nhận so lệch là một trong 4 điều kiện đưa ra trong
mức logic đầu ra cuối cùng của phần tử bảo vệ so lệch( hình 10). Với E87SSUP= Y,
đầu ra 87STn giám sát phần tử bảo vệ so lệch. Khi E87SSUP = N, ph ần t ử cảm nhận
so lệch (87STn) ko giám sát các phần tử bảo vệ so lệch. Đặt E87SSUP = N c ũng xóa
chức năng giám sát của phần tử so lệch, nhưng ko vô hi ệu hóa ph ần t ử c ảm nh ận so
lệch. Các phần tử cảm nhận so lệch vẫn họat động và có giá tr ị đối v ới các ch ức n ăng
khác như phát tín hiệu cảnh báo.
- Các phần tử cảm nhận so lệch có thể xác nhận trong trạng thái tải bình thường
nếu ko được cài đặt chính xác. Để ngăn ngừa các phần tử này xác nhận trong trạng thái
trạng tải bình thường, đặt ngưỡng so lệch cao hơn 50 % dòng không cân bằng tự nhiên
trong trạm. Đảm bảo phải đo được dòng thiếu cân bằng tự nhiên lớn nhất trong trạm.
1.6 Logic giám sát vùng :
- Logic này cung cấp tiêu chuẩn giám sát cuối cùng trước khi 1 tín hiệu cắt được
gửi. Tín hiệu 87R1 là đầu ra từ phần tử so lệch, và Z1S là 1 phương trình điều khiển
SELogic trong cấu trúc cài đặt vùng. Logic cắt so lệch sử dụng 87Z1, đầu ra từ logic
đó để quyết định cực cần cắt, xem Logic cắt so lệch để biết thêm chi tiết.

Hình 12: Logic giám sát vùng.


- Cài đặt Z1S là một phương trình điều khiển SELogic mà trong đó ta có thể lập
trình trạng thái giám sát của phần tử so lệch (87R1). Ví dụ, đây là 1 cài dặt trong đó
bạn nhập các giá trị vào từ phần tử so lệch đến toàn bộ cấu trúc vùng bảo vệ. Đưa ra
trường hợp vùng 6 được cấu thành như 1 vùng kiểm tra và 87R6 là đầu ra của phần tử
kiểm tra vùng. Với E87SSUP = Y, 87ST1 sẵn sàng nằm trong trạng thái giám sát phần
tử so lệch. Chỉ các thông tin kiểm tra vùng được yêu cầu: Z1S = 87R6
Bảng 1: Biểu hiện các giá trị mặc định cho cài đặt giám sát ở 6 vùng

a. Logic lựa chọn vùng động :


- Bảo vệ thanh cái bao hàm qui định về các giá trị đầu vào dòng điện thích hợp
để các phần tử so lệch tương ứng tính toán ra các lượng làm việc và hãm tương đối,
quyết định máy cắt cắt so lệch và hoạt động bảo vệ sự cố máy cắt. Để cho phép các
cấu trúc trạm linh hoạt mà ko thay đổi bảo vệ thanh cái, role tự động qui định lại các
đầu vào dòng điện cho các phần tử so lệch tương ứng khi cấu trúc trạm thay đổi.
- Các tiếp điểm phụ máy cắt và cách ly cung cấp thông tin về cấu trúc trạm trong
1 dạng đầu vào điều khiển, được nhập vào trong role như 1 phương trình điều khiển
Selogic. Bằng cách đánh giá các phương trình điều khiển SELogic, logic lựa chọn
vùng sẽ qui định dòng điện cho các phần tử so lệch tương ứng. Khi cách ly được đóng
theo cách mà tạo nên một kết nối cứng giữa 2vùng (hoặc hơn) , các vùng sẽ hợp nhất,
và với chỉ 1 vùng linh động. Vùng linh động trong 1 kết hợp luôn là vùng có số thấp
nhất. Ví dụ, nếu vùng 3 và vùng 4 kết hợp, vùng 3 sẽ bao hàm vùng 4.
- Khi phương trình điều khiển SELogic mô tả vùng từ cực đến thanh cái bằng
mức logic 1, thuật toán lựa chọn vùng sẽ xử lý giá trị dòng điện kết hợp với các cực cụ
thể. Xem bảng 1.5. Khi phương trình có mức logic 0, các giá trị dòng điện hoặc được
xử lý, hoặc được xem xét trong các tính toán so lệch. Nó cũng phù hợp với đầu ra cắt.
Khi phương trình điều khiển Selogic đó ở 1 cực mang giá trị logic 0, phần tử so lệch
ko phát ra tín hiệu cắt cho cực đó.
Bảng2: Biểu hiện các giá trị cài đặt cho logic lựa chọn vùng động.

 Với:
 IO1BZ1V = phương trình điều khiển Selogic sẽ hiển thị trạng thái khi cực 1 kết
nối với vùng thanh cái 1.
 D891 = đầu vào từ tiếp điểm phụ dao cách ly ở cực 1 (thay đổi trạng thái khi
khóa ngắt thay đổi trạng thái).
- logic xác định vùng sẽ quyết định:
+ Vùng thanh cái chứa trong mỗi vùng bảo vệ.
+ Các cực linh động chứa trong mỗi vùng bảo vệ.
+ Các cực để cắt so lệch và hoạt động bảo vệ sự cố máy cắt.
1.7. Logic cắt so lệch :
- Đây là giai đoạn cuối cùng của đầu ra cắt so lệch. Tại điểm này, phần tử so lệch
đang làm việc (87R1), và tất cả các tiêu chuẩn giám sát sẽ đạt được(Z1S).
- 87R1 làm việc  87R1=1
- Logic giám sát cho kết quả vùng 1  Z1S= 1

- Logic giám sát vùng xác nhận sự cố bên trong sẽ cho tín hiệu đầu ra
87Z1=1(Vùng 1) Bắt đầu
- Logic cắt so lệch bây giờ yêu cầu tất cả các MC
thuộc bảo vệ vùng 1 và phát 1 đầu ra cắt đến các máy
cắt tương ứng.
87Zn
Khẳng
Định?

Hinh 2: Logic cắt so lệch cho vùng 1 của bảo vệ.


Yes
No
Xác nhận các
máy cắt trong
vùng bảo vệ

Xuất lệnh Trip


Đến các MC
trong vùng

Kết thúc
Bảng 3: Các cực kết nối với vùng 1 của bảo vệ.
- Lúc này rơle sẽ gửi lệnh cắt đến các cực được kết nối với vùng 1 như bảng.
BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH

Bảo vệ khoảng cách làm việc theo nguyên lý tổng trở, tín hiệu đầu vào rơ le
là điện áp và dòng điện. Sơ đồ bên dưới là cấu trúc cơ bản cho việc áp dụng rơ
le khoảng cách đối với đường dây truyền tải. Điện áp đầu vào có thể được lấy từ
TU đường dây, hoặc TU thanh cái, trong trường hợp lấy điện áp từ TU đường
dây để dò tìm sự cố thì điện áp từ TU thanh cái được sử dụng để kiểm tra hòa
đồng bộ khi thực hiện đóng lập lại. Dù sao việc lấy TU đường dây làm cho sơ đồ
bảo vệ của trạm có độ tin cậy cao hơn, do tránh được các trường hợp lựa chọn
áp thanh cái hoặc mất áp do cấu trúc đấu nối phực tạp của việc dùng chung điện
áp của nhiều rơ le.

Zs. Zs0 Zl. Zl0

F21

Các giá trị tổng trở đặt vào rơ le bao gồm Zl là tổng trở thứ tự thuận của
đường dây, thường đặt bằng 80% tổng trở đường dây truyền tải. Zl0 là tổng trở
thứ tự không của đường dây. Zs, Zs0 là tổng trở thứ tự thuận và thứ tự không
của nguồn sau rơ le (tổng trở hệ thống, tính toán dự trên công suất ngắn mạch).
Tổng trở nguồn Zs được sử dụng để phân cực cho đặc tính Mho. Còn các tổng
trở thứ tự không sẽ được sử dụng để tính ra hệ số bù thành phần thứ tự không
k01, cũng như các hệ số bù thuận k0, bù ngược thành phần thứ tự không k0R.
Dòng thứ tự nghịch thì được sử dụng hệ số mặc định. Cả dòng thứ tự nghịch
hoặc dòng thứ tự không sẽ được sử dụng để phân cực điện kháng X trong đặc
tính đa giác.
Hiện nay các rơ le bảo vệ khoảng cách số hoạt động theo hai dạng đặc tính
khởi động, đặc tính Mho hoặc đặc tính đa giác. Đặc tính Mho là đường tròn đi
qua gốc tọa độ mặt phẳng phức, có đường kính là Zr. Zr là tổng trở đặt của rơ le,
cũng là tổng trở của đường dây. Theo hình vẽ, ta thấy rằng nếu tổng trở ngắn
mạch ZF nằm ngoài đường tròn thì thì góc lệch giữa ZF và Zr-ZF lớn hơn ±90 0.
Nếu ZF nằm trong đường tròn (tương ứng với trường hợp ngắn mạch trong
đường dây đang được bảo vệ) thì góc lệch giữa ZF và Zr-ZF sẽ nhỏ hơn ±90 0.
Như vậy, rơ le bảo vệ khoảng cách làm việc theo đặc tính Mho sẽ so sánh hai
giá trị Zr-ZF và ZF, nếu góc lệch giữa Zr-ZF và ZF nhỏ hơn hoặc bằng ±90 0 thì
rơ le sẽ tác động.
Cũng giống như các loại bảo vệ có đặc tính đi qua gốc tọa độ, bảo vệ
khoảng cách đặc tính Mho là khó có khả năng xác định đúng tổng trở ngắn mạch
khi giá trị tổng trở ngắn mạch nằm gần gốc tọa độ, tương ứng với điện áp gần
bằng không. Để khắc phục điều này cần phải có sự phân cực (polarization)
đường tròn Mho. Rơ le sẽ lấy điện áp đo lường trước khi xảy ra ngắn mạch để
phân cực đặc tính. Tổng trở hệ thống Zs tương ứng với điện áp trước ngắn mạch
được thêm vào cực dười đường tròn để tạo đặc tính phân cực. Khi đó rơ le sẽ so
sánh hai đại lượng ZF-Zs và Zr-ZF, nếu góc lệch giữa hai đại lượng này nhỏ hơn
bằng ±900 thì rơ le sẽ tác động

Mặc dù tổng trở đặt của rơ le khoảng cách thường bằng 80% tổng trở
đường dây, để dự phòng cho sự sai lệch của sai số TU, TI, nhưng điện trở tại
điểm ngắn mạch cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc phát hiện sự
cố của phần tử khoảng cách Mho. Trong những trường hợp bảo vệ cho đường
dây ngắn, có tổng trở rất nhỏ, đặc tuyến Mho nằm rất xa so với vùng tải. Khi
xảy ra ngắn mạch chạm đât, sự có mặt của điện trở hồ quang, điện trở thân cột
làm cho rơ le Mho mất khả năng làm việc chính xác.
Khi có ngắn mạch chạm đất, phần tử Mho cho bảo vệ ngắn mạch chạm đất
có khả năng mở rộng và giải quyết sự tăng lên của thành phần Rf. Sự mở rộng
này tương ứng với tổng trở nguồn phía sau rơ le bảo vệ. Mặc dù vậy, phần tử
Mho vẫn khó có thể phát hiện ra sự cố ngay cả khi ngắn mạch đó không có điện
trở hồ quang và điện trở thân cột nằm trong dãi tổng trở đường dây. Trường hợp
này là do sự khuếch đại ngược nếu tổng trở nguồn quá lớn trong khi đường dây
lại quá ngắn.
Để khắc phục nhược điểm trên của BVKC Mho, người ta sử dụng đặc tính
đa giác. Đặc tính đa giác được xây dựng như hình sau:

Zset là tổng trở đặt vào rơ le, là tổng trở của cả đường dây. Rset là điện trở
đặt đã bao gồm cả các điện trở ngắn mạch. Rleft là điện trở đặc trương cho dòng
tải hướng ngược. Thành phần định hướng công suất chỉ cho phép rơ le dò tìm
điểm ngắn mạch ở hướng thuận.
Với việc cài đặt tổng trở đặt chạm đến cuối vùng bảo vệ sẽ làm cho bảo vệ
xảy ra trường hợp tác động sai khi ngắn mạch ở ngoài vùng. Sự tác động sai này
là do sự không đáp ứng được của thành phần điện kháng do ảnh hưởng của dòng
tải hướng thuận và điện trở ngắn mạch. Trong khi đặc tuyến Mho thì với góc bo
cong lại tránh được trường hợp tác động này, chi tiết như hình vẽ sau.

Để đáp ứng sự thích nghi của thành phần điện kháng X cần phải có sự phân
cực. Sự phân cực là việc tạo ra một góc nghiêng α như hình trên. Có nhiều kỹ
thuật được đưa ra để giải quyết việc tạo ra góc nghiêng này. Đối với rơ le
7SA522 của Siemens thì góc nghiêng α sẽ được đặt dựa theo bảng tra cứu. Đối
với rơ le Sel 421 thì sẽ sử dụng dòng điện thứ tự nghịch hoặc dòng thứ tự không
để phân cực cho điện kháng đường dây.
Trong các trường hợp ngắn mạch pha – pha, nhiều tài liệu kỹ thuật đã
chứng minh đặc tuyến Mho và đặc tuyến đa giác đều có khả năng làm việc là
như nhau. Rơ le Sel 421 sử dụng đặc tuyến Mho cho các bảo vệ chống ngắn
mạch pha-đất và pha-pha, đặc tuyến đa giác chỉ sử dụng cho bảo vệ ngắn mạch
pha-đất.
Xét sơ đồ logic chức năng Mho pha A-đất rơ le Sel 421 để thấy được sự
hoạt động của rơ le trong việc xác định sự cố.

- Điều kiện đầu tiên để sơ đồ hoạt động là tổng trở đo được phải nằm trong
vùng đặc tính khởi động: mAG1 < Z1MG
- Điều kiện tiếp theo là dòng điện pha A IAL và dòng điện thứ tự không
IGL phải lớn hơn 10% dòng định mức phụ tải.
- FSA (A-phase-to-ground- fault or B phase to phase C to ground fault
selected) chức năng bảo vệ chạm đất pha A hoặc pha B, C chạm đất được chọn
kích hoạt.
- Nếu FSA không được chọn thì phải xuất hiện trường hợp 1 hoặc 2 cực
máy cắt đang mở mà không phải là cực pha A. Điều này thể hiện ở tổ hợp lô
gích của SPO (One or two poles open) và SPOA (A-phase open).
- Điều kiện không được đồng thời khóa bảo vệ do chức năng out-of-step
pha A (OSBA A-phase out-of-step blocking) và khóa vùng 1 bảo vệ trong khi
xảy ra điều kiện out-of-step (OSB1 Block zone 1 during out-of-step condition).
Rơ le SEL421 có chức năng do tìm trường hợp out-of-step, là trường hợp hệ
thống mất khả năng ổn định khi xảy ra quá trình dao động công suất. Nếu trong
quá trình dao động công suất, giá trị tổng trở đo được từ điểm sự cố biến thiên
(dZ/dt), tạo thành các chuỗi giá trị chạy vào cả 2 phần âm và dương của mặt
phẳng phức, thì rơle sẽ xác định đó trường hợp dao động mất ổn định. Nếu dZ/dt
chỉ biến thiên ở phần dương ở mặt phẳng phức, tạo thành các đường cắt qua các
vùng bảo vệ và cuối cùng xác lập tại 1 điểm ngoài vùng bảo vệ thì có thể coi sự
dao động công suất tắt dần và xác lập chế độ làm việc mới.
- Không được khóa vùng 1 bảo vệ trong khi xảy ra điều kiện out-of-step
(OSB1) đồng thời với việc phần tử bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch có hướng có
thời gian định trước cấp độ 1 không tác động 67Q1T (level 1 time-delayed
definite-time negative-sequence directional overcurrent element).
- Điều kiện có sự tác động của chức năng logic định hướng thuận đối với
các dạng ngắn mạch chạm đất 32GF (Forward ground directional declaration)
hoặc có sự tác động của chức năng logic định hướng thuận việc mở cực
32SPOF (Forward open-pole directional declaration).
- Không được xảy ra quá trình quá độ của biến điện áp kiểu tụ CVTBL
(CVT transient blocking). Các biến điện áp kiểu tụ có mạch vòng tụ điện và
kháng điện, do vậy xảy ra hiện tượng công hưởng. Hiện tượng cộng hưởng này
làm cho đầu thứ cấp của biến điện áp vẫn giữ một giá trị điện áp nhất định trong
khi điện áp sơ cấp giảm xuống rất thấp trong quá trình xảy ra ngắn mạch. Do
vậy nếu không có logic phát hiện hiện tượng quá độ của CVT thì rơ le sẽ xác
định nhầm điểm ngắn mạch nằm xa hơn với thực tế.
- Ngoài ra chức năng bảo vệ chống chạm đất Mho sẽ khóa tác động khi xảy
ra các điều kiện như 3PO cả 3 cực máy cắt điều mở, ILOP (Internal loss-off-
potential from elop setting) logic mất điện áp tác động, VPOLV (polarizing
voltage valid) quá trình phân cực điện áp không còn hiệu lực, SERCA (series
compersated line A-phase output) điều kiện khóa tác động bảo vệ vùng 1 đối với
đường dây có thiết bị bù dọc. Khi đường dây có tụ bù dọc thì có khả năng xảy ra
hiện tượng tác động vượt vùng. Do đó Sel421 sẽ khóa vùng 1 cho đến khi logic
series-compensation xác định điểm ngắn mạch nằm trong vùng bảo vệ.
Khi xác định sự cố pha A-đất và thỏa mãn các điều kiện đi cắt, các relay
word bit MAG1, Z1A sẽ ở mức logic 1 và đưa vào sơ đồ logic trip.
RƠ LE BẢO VỆ SO LỆCH DỌC SEL 311L
1. Tổng quan về chức năng so lệch dòng điện.
Nguyên lý cơ bản của bảo vệ so lệch dòng điện là so sánh dòng điện của
hai đầu phần tử được bảo vệ. Nếu sự sai lệch giữa hai dòng điện vượt quá trị số
cho trước thì bảo vệ sẽ tác động. Để nâng cao độ nhạy của bảo vệ và ngăn chặn
tác động nhầm do ảnh hưởng của dòng không cân bằng do sai số của TI khi có
ngắn mạch ngoài, người ta sử dụng nguyên lý hãm bảo vệ. Sơ đồ nguyên lý của
bảo vệ so lệch dòng điện có hãm như hình sau.

Hình 1
Dòng điện so lệch ISL (làm việc) xác định theo công thức:

Dòng điện hãm:

Trong chế độ làm việc bình thường và ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ, dòng
điện làm việc sẽ bé hơn nhiều so với dòng hãm (hình1a) nên rơ le so lệch không
làm việc. Khi có ngắn mạch trong vùng dòng điện ở một đầu (ví dụ đầu 2) sẽ
đảo chiều, lúc này ILV > IH (hình 1b)nên rơle so lệch sẽ làm việc.
Trên nguyên lý đó, các rơ le số sẽ sử dụng các công thức toán học để xác
định dòng làm việc và dòng hãm. Khi đó dòng làm việc sẽ bằng tổng vecto của
các dòng điện thứ cấp:

Dòng hãm tỷ lệ tổng đại số các dòng điện thứ cấp:


IH=KH.(│I1│+│I2│+│I3│)
Trong đó KH là hệ số hãm. KH thường được chọn tử 0.5 đến 0.9

Hình 2
Hoàn toàn khác biệt với nguyên lý so lệch có hãm, hãng Sel đã phát triển
thế hệ rơ le bảo vệ so lệch dọc mới dựa trên đặc tính Alpha Plane, là mặt phẳng
phức với với phần thực và phần ảo của tỉ số Iremote/Ilocal.

Hình 3
Nguyên lý làm việc của rơ le Sel 311L được thể hiện như hình 3. Nếu qui
định dòng chạy vào đường dây được bảo vệ có góc pha là 0o, dòng chạy ra khỏi
đường dây được bảo vệ có góc pha là 180o. Như vậy, khi bình thường tỉ số dòng
điện ở 2 đầu là 1∟180o. Khi sự cố ngoài đường dây được bảo vệ thì tỉ số này
vẫn là 1∟180o. Đặc tính làm việc sẽ bao quanh điểm 1∟180o, vùng đó gọi là
vùng hãm. Rơle sẽ cắt khi tỉ số dòng điện nằm ngoài vùng hãm đó.

Hình 4
Có hai cài đặc cho dạng đặc tính này. Đặt đường kính của cung tròn, 87LR,
giá trị này thường đặt giữa 5 đến 10. Giá trị 87LR mặc định trong SEL 311L là
6. Giá trị đặt thứ 2 là góc mở của vùng hãm 87LANG. Những ảnh hưởng gây sai
số cho tỷ số Iremote/Ilocal khi xảy ra ngắn mạch trên đường dây bảo vệ cho như
trong hình 5.

Hình 5
Trong đó:
A. Lệch góc 20o do phân bố nguồn
B. Lệch khoảng 21.6o do trễ của truyền tín hiệu giữa hai đầu
C. Lệch khoảng 40o do sai số CT.
Việc cài đặt 87LANG căn cứ vào góc alpha phẳng lớn nhất cho sự cố bên
ngoài. Như vậy, nếu đặt 87LANG = 195o , có thể đảm bảo tác động ngay cả khi
các ảnh hưởng trên đồng thời xảy ra. Theo những thử nghiệm của SEL thì giá trị
này là thích hợp, đảm bảo rơle hoạt động tin cậy và hiệu quả. Việc đặt 87LANG
và 87LR là giống nhau cho tất cả các chức năng so lệch. Bảo vệ sự cố 3 pha yêu
cầu cao nhất cho cài đặt 87LANG. Thông số cài đặt mặc định của hệ thống là
195o.
2. Chức năng so lệch dòng điện Rơle SEL-311L.
Rơle Sel 311L có 5 phần tử bảo vệ so lệch cho đường dây, 3 phần tử bảo vệ
dòng pha 87LA, 87LB, 87LC; 1 cho phần tử bảo vệ dòng thứ tự không 87LG và
1 cho phần tử bảo vệ dòng thứ tự nghịch 87L2

Hình 6
SEL-311L trao đổi một cách đồng bộ theo thời gian Ia, Ib, Ic giữa 2 hay 3
phía của đường dây. Mỗi rơle tính toán 3I2, 3I0 cho tất cả các đầu đường dây.
So lệch dòng 87LA, 87LB, 87LC, 87L2, 87LG của mỗi rơle so sánh giá trị Ia,
Ib, Ic, 3I2 và 3I0 cho các đầu đường dây. Tất cả các rơle đều tính toán tương
đương nhau để tránh sự trễ của truyền tín hiệu.
Chức năng so lệch pha 87LA, B, C phát hiện sự cố 3 pha một cách tin cậy.
Chức năng so lệch dòng thứ tự nghịch 87L2 (bảo vệ bị hạn chế khi dòng ở trên
cả 3 pha vượt quá 15A đối với rơle danh định 5A và 3A đối với rơle danh định
1A – 3 lần dòng danh định), thứ tự không dùng cho các sự cố không đối xứng
(bảo vệ bị hạn chế khi 2 trong 3 dòng trên 3 pha vượt quá 3 lần dòng danh định).
Sẽ có logic phát hiện bảo hòa mạch từ cho cả phần tử so lệch dòng thứ tự
nghịch và so lệch dòng thứ tự không. Nếu phát hiện thấy sự bảo hòa mạch từ,
các phần tử này sẽ bị khóa tác động. Hình 7 thể hiện cấu trúc các phần tử bảo vệ
của rơle Sel 311L.

Hình 7

Với các giá trị cài đặt mặc định của Sel 311L, tốc độ cắt dòng sự cố của các
phân tử so lệch dòng pha 87LA, 87LB, 87LC thể hiện như hình 8.
Hình 8 Đường cong tốc độ cắt 87L dòng không đối xứng với 87LANG =
195 và 87LR=6 sử dụng kết nối quang trực tiếp.
Đặt chức năng so lệch dòng thứ tự nghịch 87L2 để phát hiện các sự cố
không cân bằng trên đường dây cần bảo vệ.
Có 3 biến cần đặt cho bảo vệ so lệch dòng thứ tự nghịch 87LANG, 87LR
(đặt giống nhau cho các chức năng) và 87L2P.
87L2P (giá trị 3I2) được đặt để phát hiện một cách tin cậy các sự cố không
đối xứng trong vùng bảo vệ. Tuy nhiên, giá trị đặt phải lớn hơn so với dòng
không cân bằng do điện áp không đối xứng (điện áp không đối xứng càng lớn thì
tạo ra dòng so lệch càng lớn). Trong trường hợp xấu nhất, hở 1 đầu đường dây
hay sự cố chạm đất có thể gây sụt áp hoàn toàn. Thường đặt 87L2P khoảng 10%
dòng danh định (khoảng 0.5A cho rơle 5A)

Hình 9 Đường cong tốc độ cắt 87L2, 87LG


với 87LANG = 195 và 87LR=6 sử dụng kết nối quang trực tiếp.
Các cài đặt đạt được độ nhạy rất cao cho các sự cố không đối xứng trong
vùng bảo vệ, như trên hình 10.

Hình 10 Chức năng sự cố chạm đất có độ nhạy


với 87L2P = 0.5 và 87LGP = 0.5.
- Với dòng điện tải nhỏ hơn 1/3 Idanh định, độ nhạy phát hiện sự cố chạm đất
được quyết định bởi giá trị nhỏ nhất của 87L2P và 87LGP, 0.5A cho giá trị tác
động, điện trở thứ cấp 132,8 Ω ứng với Vdanh định=66.4V.
- Với dòng tải lớn hơn 1/3 I danh định , độ nhạy của bảo vệ được quyết định bởi
tỉ số ‌|I2|/ |I1| cho 87L2P và tỉ số |I0|/ |I1| cho 87LG. Chức năng 87L2 tác động
khi tỉ số |I2|/ |I1| >0.05 tại ít nhất 1 đầu đường dây. Tương tự, cho 87LG là tỉ số |
I0|/ |I1| >0.05.
-Với những sự cố không đối xứng khác nhau (pha-pha, 2 pha chạm đất) thì
có những giá trị đặt khác nhau cho chức năng 87L2.
3. Các cài đặt của nhà sản xuất để đảm bảo chọn lọc trong trường hợp sự cố
ngoài vùng bảo vệ:
Nhìn chung, các cài đặt cho chức năng 87L như đã trình bày ở trên đảm bảo
tốc độ tác động nhanh, nhạy và tính chọn lọc cho các sự cố trong vùng được bảo
vệ. Vùng hạn chế trên đặc tính tác động có được bao quanh điểm 1∟180 0 đã
tính đến việc ảnh hưởng của các yếu tố sai số. Có thể kiểm tra tính chọn của bảo
vệ khi có sự cố ngoài vùng bảo vệ:
- Sự cố 3 pha ngoài có dòng > 3Idanh định
Trước hết xem xét sự làm việc của 87L2. Khi sự cố 3 pha ngoài xảy ra, CT
ở một đầu có thể bị bão hòa trong khi CT ở đầu kia thì không, sự khác nhau này
có thể dẫn tới 87L2 tác động nhầm. Vì vậy, 87L2 sẽ bị khóa khi dòng trên cả 3
pha tại bất kì đầu đường dây nào vượt quá 3 lần dòng Idd (15A đối với rơle 5A)
Cũng giống như vậy với chức năng 87LG. Khi dòng trên 2 hoặc 3 pha tại
bất kì đầu đường dây nào vượt quá 3 lần Idd thì 87LG sẽ bị khóa. Nếu 87L2
không được sử dụng thì đặt chức năng so lệch pha để phát hiện sự cố 3 pha và
sự cố 2 pha chạm đất trong vùng bảo vệ, đặt 87LG để phát hiện sự cố chạm đất
1 pha.
- Sự cố 3 pha ngoài có dòng < 3Idd:
Trong trường hợp này thì chức năng 87L2 và 87LG được bổ sung thêm các
bit kiểm tra Relay Word 87L2T và 87LGT là kết quả của thuật toán lọc và hạn
chế 1 chiều (đặc tính so lệch có hãm).
- Sự cố không đối xứng ngoài vùng bảo vệ:
Với sự cố không đối xứng ngoài vùng bảo vệ, những cài đặt theo khuyến
cáo của nhà sản xuất như trên hình 3.3 đã có thể loại trừ được tác động nhầm
của bảo vệ. (87LANG=1950, 87LR=6).

You might also like