You are on page 1of 17

MỤC LỤC

Mục Nội dung Trang


Phần I Quy định chung. 2
1 Mục đích. 2
2 Phạm vi. 2
3 Tài liệu liên quan. 2
4 Những quy định trong vận hành Rơle. 2
Điều: 1 Quy định những nhân viện được phép vận hành Rơle. 2
Điều: 2 Phân cấp quyền hạn truy cập Rơle. 2
Điều: 3 Theo dõi vận hành Rơ le trong ca trực vận hành. 3
Điều: 4 Điều kiện về môi trường vận hành. 4
Điều: 5 Đưa Rơ le vào vận hành. 4
Điều: 6 Những điều nhân viên được làm. 5
Điều: 7 Những điều nhân viên vận hành không được phép thực hiện. 6
Điều: 8 Ghi thông số sự cố. 6
Điều: 9 Bảo dưỡng Rơle trong quá trình vận hành. 6
Điều: 10 Bảo quản Rơle khi đưa ra khỏi vận hành thời gian dài 7
Điều: 11 Xử lý khi có cháy nổ ở tủ Rơle 7
Phần II Phụ lục 8
1 Giới thiệu về Rơle REL 670 8
1.1 Các chức năng 8
1.2 Màn hình tinh thể lỏng LED 9
1.3 Các đèn trên mặt Rơle 10
1.4 Cấu trúc cây thư mục 11
2 Truy cập và đọc thông số vận hành, thông số sự cố 13
2.1 Truy nhập Rơle 13
2.1.1 Truy nhập để đọc thông tin 13
2.1.2 Truy nhập để thay đổi thông số 13
2.2 Đọc thông số vận hành – Thông số sự cố 14
2.2.1 Các khái niệm cơ bản 14
2.2.2 Truy nhập đọc thông số vận hành 14
2.2.3 Truy nhập đọc thốn số sự cố 15
3 Chuẩn đoán tình trạng Rơle 17
4 Reset 17

Phần I. Quy định chung


1. MỤC ĐÍCH:

1
Quy trình này được sử dụng trong việc vận hành Rơ le Bảo vệ khoảng cách
REL 670 của ABB.
2. PHẠM VI:
Quy trình này áp dụng trong Công ty Điện lực Hải Dương, sử dụng cho Trạm
110kV Tiền Trung (E8.16) và các Đơn vị vận hành Rơ le REL 670 của ABB.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN:
Quy trình này được tham khảo từ tài liệu hướng dẫn vận hành của các đơn vị
trong Tập đoàn Điện lực và được dịch, biên soạn từ tài liệu bằng tiếng Anh Operator’s
manual (line distance protection IED REL 670).
4 NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH RƠ LE:
Điều 1. Quy định những nhân viên được phép vận hành Rơle:
1. Mọi nhân viên vận hành thiết bị phải được huấn luyện và thao tác thành thạo
rơ le.
2. Chỉ những nhân viên đã được lãnh đạo đơn vị phổ biến kiến thức và cho
phép vận hành mới được phép vận hành Rơ le.
3. Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức của nhân viên vận hành do
lãnh đạo đơn vị thực hiện.
4. Việc kiểm tra, bồi huấn hàng năm do Công ty tổ chức thực hiện cùng với
chương trình kiểm tra Quy trình hàng năm.

Điều 2. Phân cấp quyền hạn truy cập Rơle:


1. Nhân viên vận hành chỉ được phép truy cập, vận hành rơ le để:
- Đọc thông số vận hành.
- Đọc thông sô sự cố ghi trong Rơle.
- Đọc các giá trị đặt của Rơle.
- Ấn nút xác nhận sự cố và nút giải trừ tín hiệu.
2. Lãnh đạo đơn vị trực tiếp vận hành Rơle (Trạm 110 kV, Chi nhánh)
- Có mọi quyền hạn truy cập của nhân viên vận hành
- Đôn đốc hoặc ghi trực tiếp các thông số sự cố vào sổ theo dõi của nhân viên
vận hành.
- Có quyền xoá các sự cố đã lưu trong Rơle sau khi đã ghi các thông số này vào
sổ theo dõi vận hành rơ le.
- Chịu trách nhiệm về việc xử lý thông tin do nhân viên trực ca vận hành đưa ra.

2
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phiếu chỉnh định rơle đã được Giám
đốc phê duyệt và yêu cầu thực hiện. Trong trường hợp này, Lãnh đạo đơn vị được
phép sử dụng toàn bộ các nút ấn trên mặt rơle.
3. Nhân viên thí nghiệm (PX TNĐL) chuyên trách rơ le, cán bộ phòng kỹ thuật
đặc trách theo dõi rơ le:
- Được phép truy cập thông số, sửa đổi thông số đặt theo phiếu chỉnh định
được duyệt, kiểm tra hoạt động của rơ le.
- Trước và sau khi tiến hành công tác phải thông báo với nhân viên vận hành về
nội dung công việc dự định tiến hành và công việc đã tiến hành.
- Chịu trách nhiệm truớc giám đốc công ty về kết luận kỹ thuật đưa ra.

Điều 3. Theo dõi vận hành rơ le trong ca trực vận hành.


1. Trong ca vận hành, nhân viên trực ca luôn đảo bảo rơle hoạt động đúng ở
các thông số của chế độ làm việc định mức .
2.- Trong ca trực vận hành, phải kiểm tra Rơle ít nhất một lần với các nội dung
sau:
+ Nhiệt độ và độ ẩm nơi đặt : Phải đạt trong giới hạn quy định
Rơle.
+ Các đèn LED chỉ thị : Đèn Ready phải ở tình trạng sáng
+ Màn hình LCD : Trong tình trạng làm việc bình thường

3. Mỗi khi có sự cố liên quan đến tác động của rơle, nhân viên vận hành thực
hiện ghi lại tác động của rơle ( có tác động hoặc không tác động, ghi thông số sự cố
lưu trong rơle). Nếu rơle không tác động đúng thì thực hiện thông báo với cấp trên để
có biện pháp xử lý.
4. Khi đèn Ready trên mặt Rơle bị tắt hoặc sáng nhấp nháy thì Rơle đã bị hỏng
hoặc mất nguồn nuôi. Nhân viên vận hành phải ghi ngay vào sổ nhật ký vận hành và
báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý.Trong trường hợp rơle mất nguồn nuôi thì nhân
viên vận hành kiểm tra aptômát cấp nguồn nuôi, nếu nhảy thì thực hiện đóng lại 1 lần.
Sau đó báo lại kết quả của việc thực hiện với Điều độ viên trực ca và Trưởng đơn vị
mình.
5. Việc vận hành, thao tác sửa đổi thông số của rơle phải được tuân thủ đúng tài
liệu kỹ thuật của rơle.
Điều 4. Điều kiện về môi trường vận hành:
Rơ le phải được vận hành trong điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn của nhà chế
tạo:

3
- Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang vận hành : -050C đến +550C
- Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang lưu kho : -250C đến +550C
- Nhiệt độ cho phép khi rơle đang được vận chuy: -250C đến +700C.
- Độ ẩm cho phép của môi trường trong một năm: độ ẩm tương đối ≤ 75%
- Độ ẩm cho phép trong một tháng:≤ 95%
- Không đặt rơle trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Vị trí đặt rơ le trong tủ rơ le cần được thực hiện các biện pháp chống ẩm, chống
bụi, chống qúa nhiệt phù hợp với rơ le (lựa chọn trong các biện pháp: trang bị điều hoà
nhiệt độ, máy hút ẩm, điện trở sấy để đảm bảo điều kiện vận hành)
- Vỏ nắp rơ le và tủ đặt rơ le phải luôn được đóng kín, tránh bụi ẩm xâm nhập
vào bên trong tủ và Rơle.
- Độ dao động của môi trường: chịu được với rung động cấp 1 theo IEC 255-21-
1, IEC 68-2-6, IEC 68-2-27, IEC 68-2-29, IEC 68-3-3.

Điều 5. Đưa Rơle vào vận hành


1. Trước khi đưa rơ le vào vận hành lần đầu hoặc sau khi có sự thay đổi nguồn
cấp cần phải kiểm tra :
- Sự đấu nối chắc chắn của các đầu dây đấu vào rơ le
- Kiểm tra cực tính của các nguồn cấp cho rơ le
- Lựa chọn đúng vị trí cắm con nối tương ứng với hệ thống nguồn sử dụng
- Sự đấu đất chắc chắn của thiết bị với hệ thống nối đất chung. Không được vận
hành khi thiết bị chưa được đấu đất đúng quy định.
- Các vỏ nắp của rơ le phải đầy đủ và được lắp kín, chắc chắn và an toàn
2. Kiểm tra phiếu chỉnh định Rơle đúng với các thiết bị hiện có ( so sánh nội
dung phiếu với tỷ số biến của máy biến điện áp, máy biến dòng và sơ đồ mạch). Căn
cứ vào phiếu để xác định các chức năng và giá trị cài đặt cho Rơle để thực hiện tếp các
mục sau.
3. Cài đặt cho các khối chức năng của Rơle, khai báo tỷ số biến, khai báo chức
năng của các đèn LED, khai báo chức năng tự giữ/ không tự giữ của các Rơle đầu ra,
khai báo thời gian cắt/ thời gian xung cắt/ thời gian giải trử của Rơle đầu ra, gán chức
năng giám sát máy cắt và giám sát mạch cắt, khai báo chức năng và giao thức của cổng
giao tiếp Rơle.
4. Đèn báo nguồn cấp cho Rơle ( Đèn Ready ) có sáng bình thường không. Nếu
đèn Ready không sáng cần kiểm tra lại nguồn cấp cho Rơle.

5. Trạng thái vận hành của Rơle thông qua tín hiệu của các đèn LED và màn
hình tinh thể lỏng LCD trên mặt trước của Rơle.
4
Điều 6. Nhân viên vận hành thực hiện xử lý các trường hợp không bình thường phát
hiện trong lúc vận hành:
Nhân viên vận hành được phép xử lý:
- Khi phát hiện các đầu dây trên các hàng kẹp tủ rơ le hoặc trên bảng phía sau
rơ le bị lỏng thì cần bắt chặt lại ngay.
- Khi vỏ lắp rơ le hoặc cửa tủ rơ le không kín hoặc các gioăng của nó bị bong ra
cần phải gắn lại ngay.
- Khi xử lý các hiện tượng không bình thường nói trên phải có các dụng cụ phù
hợp, đúng quy cách và đảm bảo an toàn.
- Khi phía trong rơ le hoặc trong tủ đặt rơ le có xuất hiện dấu hiệu tụ ẩm hoặc
bụi (bám trên mặt kính phía trong) cần phải tìm ra nguyên nhân và xử lý ngay.
- Tất cả các hiện tượng và xử lý trên phải được báo cáo đầy đủ cho lãnh đạo
đơn vị và phải được ghi vào sổ theo dõi nhật ký vận hành rơ le.

Điều 7. Những vấn đề nhân viên vận hành trạm không được phép thực hiện:
- Không được tự động thay đổi sơ đồ đấu dây của tủ đặt rơ le và bảng mặt sau
rơ le
- Không được tự động thay đổi chức năng hay thông số của rơ le
- Không được tự ý xử lý các hiện tượng không bình thường xảy ra bên trong rơ
le
- Trong trường hợp cụ thể, nếu có lệnh của Giám đốc và được sự hướng dẫn của
người có trách nhiệm nhân viên vận hành có thể thực hiện theo lệnh và sự hướng dẫn
đó. Sau đó phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi, kể cả các vị trí, thông số thay đổi cụ thể.

Điều 8. Ghi thông số rơ le tác động cắt máy cắt


Khi rơ le tác động cắt máy cắt do xảy ra sự cố, phải ghi đầy đủ các thông tin về
sự cố vào nhật ký vận hành và sổ theo dõi rơ le:
• Đèn LED nào sáng.
• Đọc các thông số lưu trên rơ le (dùng các nút ấn trên mặt rơ le – xem hướng
dẫn ở phần II).
• Thời điểm xảy ra sự cố.
• Cách đọc thông số sự cố theo phụ lục kèm theo.

Điều 9. Bảo dưỡng rơ le trong quá trình vận hành.


Rơ le được thiết kế không đòi hỏi các bảo dưỡng đặc biệt, Rơ le gần như hoàn
toàn tự kiểm soát, từ các đầu vào đo lường cho đến các rơ le điều khiển đầu ra, các hư
hỏng về phần cứng và phần mền được tự động báo trước. Điều này đảm bảo độ tin cậy
5
cao cho Rơ le và cho phép sửa lỗi thay vì bảo dưỡng, vì vậy việc thí nghiệm định kỳ
sau thời gian ngắn là không cần thiết.
Trong các ca trực kiểm tra đảm bảo Rơle luôn được cố định chắc chắn trên tủ,
vệ sinh Rơle sạch sẽ, nắp Rơle, tủ đặt Rơle luôn được đậy kín, chắc chắn.
Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thiết bị chịu trách nhiệm:
1. Kiểm tra môi trường hoạt động của rơle phù hợp với thông số kỹ thuật của
rơle (nhiệt độ, độ ẩm, bụi...).
2. Thực hiện ghi thông số và tác động của rơle, xử lý kết quả ghi được để phát
hiện tình trạng không bình thường của rơle ( rơle tác động sai, rơle không tác động,
rơle ghi sai ngày...)để thực hiện xử lý ngay.
3. Nếu kiểm tra và xử lý các hạng mục trên vẫn chưa đạt yêu cầu, thì đơn vị quản
lý thực hiện báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý.

Điều 10. Bảo quản Rơ le khi đưa ra khỏi vận hành trong thời gian dài.
Rơ le phải được bảo quản trong môi trường khô và sạch, nhiệt độ cho phép
trong phòng từ -10 đến +55c, độ ẩm tương đối môi trường xung quanh không lớn hơn
95%. Nếu thời tiết có độ ẩm cao hơn 95% thì hệ thống điều hòa trong phòng đặt rơ le
phải được chạy ở chế độ làm khô. Nếu phòng không có điều hòa nhiệt độ thì phải chạy
máy hút ẩm, máy thông gió.

Điều 11. Xử lý khi có cháy nổ ở tủ Rơ le.


Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra ở rơ le hoặc trong tủ rơ le thì trực vận hành phải
xử lý ngay theo quy trình phòng cháy nổ tại trạm (sử dụng bình CO 2 để dập tắt vị trí
cháy, cắt nguồn điện cung cấp cho rơ le...) báo cho lãnh đạo phân xưởng 110 kV và
điều độ viên B8 ngay.

6
PHỤ LỤC
1. Giới thiệu về Rơle REL 670

Rơle REL 670 cung cấp chức năng bảo vệ, điều khiển và giám sát đối với
đường dây cao áp hoặc làm bảo vệ dự phòng cho Máy biến áp và thanh cái trong hệ
thống truyền tải điện.
1.1. Các chức năng:
* Bảo vệ khoảng cách gồm các chức năng: Đây là chức năng chính của
Rơle REL 670.
- Tác động cho các dạng ngắn mạch pha – pha, pha - đất, ba pha. Có 5 cấp bảo
vệ khoảng cách.
- Khoá chống giao động.
* Bảo vệ dự phòng.
- Bảo vệ quá dòng điện pha- pha và bảo vệ quá dòng thứ tự không.
- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.
- Khoá hư hỏng mạch điện áp và mạch dòng điện.
- Cắt một pha hoặc nhiều pha.
* Điều khiển.

7
- Lệnh điều khiển.
- Tự động đóng lại và kiểm tra đồng bộ.
* Giám sát.
- Ghi sự kiện.
- Ghi sự cố.
- Xác định điểm sự cố.
- Ghi giá trị tác động.
- Chỉ thị trạng thái các đầu vào nhị phân.
- Chỉ thị các giá trị U, I, P, Q của đường dây.
* Truyền thông tin số liệu đến đầu vào đối diện.
- Bộ trộn kênh, cổng quang và cổng điện.
* Kết nối truyền thông nối tiếp.
* Tính năng tổng quát.
- Có thể vẽ hoặc cài đặt cấu hình Rơle
- Sử dụng kỹ thuật đo lường và lọc số đảm bảo hoạt động đúng khi dao động
lưới.
- Giao diện đa năng dùng để giao tiếp tại chỗ HMI.
- Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
- Tự động giám sát và chuẩn đoán hư hỏng bên trong Rơle.
1.2. Màn hình tinh thể lỏng.

8
Các phím trên màn hình tinh thể lỏng

Các phím chức năng trên mă ̣t rơle dùng để giao tiếp với Rơle( bao gồm viê ̣c truy nhâ ̣p, cài đă ̣t
và đọc các thông số)

Phím này dùng để đóng(cấp điê ̣n) cho máy cắt hoă ̣c dao cách ly

Phím này dùng để ngắt máy cắt hoă ̣c dao cách ly
Truy nhâ ̣p tới 2 menu phụ là Key operation
và IED information
Dùng để xóa các đề mục, các lê ̣nh hay các hiê ̣u chỉnh
Dùng để mở Menu chính hay được sử dụng để chuyển về màn hình mă ̣c định
từ mô ̣t vị trí đang truy nhâ ̣p
(Local/ Remote) cài đă ̣t chế đô ̣ điều khiển rơle là tại chỗ hay từ xa

Mở màn hình (chế đô ̣) Reset của Rơle


Dùng để bắt đầu chế đô ̣ hiê ̣u chỉnh, chấp nhâ ̣n các thay đổi khi hiê ̣u chỉnh
hay cài đă ̣t rơle
Nút tiến phải

Nút tiến trái

Nút tiến lên

Nút tiến xuống

1.3. Màn hình LCD và các LED trên mặt Rơle:

Ready Start Trip

9
Màn hình LCD

* Có 3 đèn LED trên mă ̣t rơle :


+ Đèn Ready (Xanh): Hiển thị tình trạng sẵn sành làm viê ̣c của Rơle
+ Đèn Strart (Vàng): Hiển thị khi RƠLE được khởi đô ̣ng
+ Đèn Trip (Đỏ): Hiển thị khi Rơle đã phát tín hiê ̣u cắt máy cắt
Các tình trạng của đèn được mô tả dưới bảng sau:
Tình trạng đèn Thông tin mô tả
Xanh
Bình thường Rơle hoạt động bình thường
Nhấp nháy Rơle bị lỗi
Không sáng Không có nguồn cấp
Vàng
Bình thường Rơle trong chế đô ̣ khởi đô ̣ng
Nhấp nháy Rơle trong chế đô ̣ thử nghiê ̣m
Đỏ
Bình thường Lê ̣nh cắt đã được đưa ra

1.4. Cấu trúc cây thư mục:


Trong menu chính của REL 670 chứa 10 thư mục bao gồm:Control,
Measurements, Events, Disturbance Report, Settings, Diagnostics, Test, Reset,
Authorization, Language . Trong các thư mục này còn bao gồm các thư mục con( phụ)
khác.
Tâ ̣p hợp các thư mục con này tạo nên cây thư mục được trình bày ở bảng sau:

10
Thư mục Thư mục con Thư mục con 1
Control Sation Matrix
(Điều khiển) Commands (Lê ̣nh )
Measurements Analog primary values Monitoring
(Đo đếm) (Thông số bên sơ cấp) Current Phasors
Analog secondary values BBPZoneA 3ph
(Thông số bên thứ cấp) BBPZoneB 3ph
Analog mean values BBPZoneA 1pha
(Giá trị đo đếm thực) BBPZoneB 1ph
Monitoring (Giám sát)
Metering (Đo đếm)
Events (Sư kiện) Event list
Disturbance Disturbance records 1 General Information

11
records Disturbance records 2 Indication
(Ghi lại các nhiễu -------------------------- Event Recording
loạn, sự cố) Disturbance records n Trip Values
Manual Trig

Settings Time
( Cài đă ̣t) General settings
Setting group N
Active Setting Group

( NHÂN VIÊN
VẬN HÀNH
KHÔNG TRUY
NHẬP PHẦN
NÀY)
Activate setting group
Diagnostics Internal Events
(Chẩn đoán) (Lỗi Rơle)
IED status (Tình trạng Rơle) General
Product Identifiers
Installed HW
Test ( Kiểm tra) IED test mode (Chế đô ̣ kiểm tra thiết bị)
Binary input values (Giá trị nhị phân
đầu vào)
Binary output values (Giá trị nhị phân
đầu ra)
Test ( Kiểm tra) IED Test Mode
Function status (Tình trạng chức năng)
LED test (Kiểm tra đèn LED)
Binary Output Test
Display Test
Function Test Modes

12
Reset (Giải trừ) Reset counters (Giải trừ bô ̣ đếm)
Reset BBP trip
Reset LEDs (Giải trừ đèn báo)
Reset BBP open CT
Authorization Admin
( Cấp phép) User
Language English
( Ngôn ngữ) Opitional Lang

2. Truy nhâ ̣p và đọc thông số vâ ̣n hành, thông số sự cố:
2.1. Truy nhâ ̣p Rơle:
Viê ̣c truy nhâ ̣p vào các thư mục hoă ̣c thư mục con của Rơle được thực hiê ̣n
bằng viê ̣c sử dụng các nút bấm trên mă ̣t Rơle. Tùy theo mục đích của viê ̣c truy nhâ ̣p
để đọc hay cài đă ̣t rơle mà ta có cách truy nhâ ̣p khác nhau
2.1.1. Truy nhâ ̣p để đọc thông tin:
+ Ấn nút tiến lên [↑], hoă ̣c tiến xuống [↓]để di chuyển tới thư mục cần thiết.
+ Ấn nút tiến phải [→] để truy nhâ ̣p vào các thư mục cho tới khi thông số mong
muốn hiển thị.
+ Ấn nút C và nút tiến xuống[↓] để xuống trang tiếp theo trong màn hình thông
số.
+ Ấn nút C và nút tiến lên [↑] để trở lại trang trước trong màn hình thông số.
+ Sử dụng nút tiến trái [←]để quay lại cây thư mục
2.1.2. Truy nhâ ̣p để thay đổi thông số:
Viê ̣c truy nhâ ̣p để thay đổi thông số bao gồm 8 bước sau
1. Truy nhâ ̣p vào thông số hay giá trị mong muốn bằng viê ̣c sử dụng các phím
tiến phải [→] hoặc trái [←]
2. Ấn phím [E] khi thông số được thay đổi sáng lên.
3. Di chuyển giữa các số hay các câu chữ bằng cách sử dụng nút tiến trái [←],
phải [→]
4. Thay đổi các số hay các câu chữ bằng cách sử dụng nút tiến lên [↑], xuống
[↓].
5. Ấn nút [E] mô ̣t lần để chấp nhâ ̣n các thông số đã được thay đổi.
6. Ấn nút tiến trái [←] để chuyển lên mô ̣t cấp đô ̣ trên cây thư mục.
7. Bạn sẽ được nhắc nhở để xác nhâ ̣n sự thay đổi, sử dụng các nút tiến trái [←]
tiến phải [→] để di chuyển giữa Yes và No trên màn hình hiển thị và nhấn nút [E] để
chấp nhâ ̣n sự thay đổi của bạn.

13
8. Ấn nút tiến trái [←] để di chuyển lên cấp đô ̣ tiếp theo trên cây thư mục
2.2. Đọc thông số vâ ̣n hành:
2.2.1. Các khái niêm ̣ cơ bản:
+ Analog primary values (Thông số bên sơ cấp): Là các giá trị đo được bên
phía sơ cấp của TU và TI
+ Analog secondary values (Thông số bên thứ cấp): Là các giá trị đo được bên
phía thứ cấp của TU và TI. Đây cũng chính là giá trị đo được tại module biến áp
(TRM).
+ Analog mean values (Thông số thực): Là các giá trị đo được tại đầu vào của
module miliampere (MmA)
+ Monitoring: Hiển thị và giám sát dòng pha, áp pha, dòng, điê ̣n áp dây, các
thành phần thứ tự thuận, thứ tự nghịch, và thứ tự không của dòng điện và điện áp.
+ Metering: Hiển thị chức năng đếm xung
2.2.2. Truy nhâ ̣p đọc thông số vâ ̣n hành:
Truy nhâ ̣p Menu chính, dùng nút tiến lên, tiến xuống để lựa chọn thư mục
Measurement. Ấn nút tiến phải để truy nhâ ̣p vào khối thư mục con bao gồm:
+ Analog primary values
+ Analog secondary values
+ Analog mean values
+ Monitoring
+ Metering
Sử dụng nút tiến lên hoă ̣c tiến xuống để lựa chọn các thư mục con cần truy
nhâ ̣p, sử dụng nút tiến phải để truy nhâ ̣p vào các thư mục con này.
Việc truy nhập thực hiện theo sơ đồ đường dẫn sau:
+ Truy nhập đọc thông số bên sơ cấp:
Measurement\\Analog Primary Values
Cho biết dòng và áp bên phía sơ cấp.
+ Truy nhập đọc thông số bên thứ cấp
Measurement \ Analog Secondary Values
+ Truy nhập đọc thông số thực:
Measurement \ Analog Mean Values\ mA modules \Instance
Measurement \ Analog Mean Values\ SMT mA modules\Instance No.\A1
+ Truy nhập lấy thông số Công suất: S, P, Q, PF, U, I
Measurement \ Monitoring\Service Values (MMXU)\SVR
+ Truy cập lấy điện áp và góc điẹn áp.
Measurement \ Monitoring\ Votage phasos \VPxx

14
+ Truy cập lấy thông số dòng điện thứ tự thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không.
Measurement \ Monitoring\ Current Sequence Components (MSQI).
+ Truy cập lấy thông số điện áp thứ tự thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không.
Measurement \ Monitoring\ Votage Sequence Component (MSQI).
+ Truy cập lấy thông số bảo vệ thanh cái 3 pha ( Vùng A), ( đây là thông số
dòng so lệch giữa các pha)
Measurement \ Monitoring\ BBPZoneA 3pha\ BTZA
+ Truy cập lấy thông số bảo vệ thanh cái 3 pha ( Vùng B), ( đây là thông số
giữa dòng và dòng so lệch giữa các đối tượng bảo vệ )
Measurement \ Monitoring\ BBPZoneB 3pha\ BTZB
+ Truy cập lấy thông số bảo vệ thanh cái đơn pha (Vùng A).
Measurement \ Monitoring\ BBPZoneA 1pha\ BSZA
+ Truy cập lấy thông số bảo vệ thanh cái đơn pha (Vùng B).
Measurement \ Monitoring\ BBPZoneB 1pha\ BSZB
+ Truy cập lấy thông số đo lường.
Measurement \ Metering
Sử dụng nút tiến trái để trở về các thư mục trước và màn hình chính.
2.2.3. Đọc thông số sự cố:
+ Khái niệm: Nhiễu đôṇ g là các tác động trong phạm vi làm viê ̣c của bảo vê ̣
làm cho bảo vê ̣ khởi động.
Khi có bất kỳ nhiễu đô ̣ng nào làm cho rơle khởi đô ̣ng thì thông số về biến đô ̣ng
đó đều được ghi lại vào bô ̣ nhớ của Rơle.
Thông số sự cố được ghi lại trong 2 thư mục là EVENT và DISTURBANCE
RECORD.
+ EVENT: Ghi lại các sự kiê ̣n như viê ̣c cắt hoă ̣c đóng mở máy cắt.
Các sự kiê ̣n được hiển thị theo thứ tự thời gian và có mốc đánh dấu thời gian cụ thể.
Các thông số trong thư mục EVENT có thể xem trong thư mục DISTURBANCE
RECORD.
+ DISTURBANCE RECORD: Mô tả phát hiê ̣n và xử lý các nhiễu động xảy ra
với phần tử bảo vê ̣. Điều này bao gồm reset LED cảnh báo, kích hoạt nhiễu loạn và
xem báo cáo của một số chỉ tiêu lỗi.
2.2.3.1. Thông số sự cố trong DISTURBANCE RECORD:
+ Thông tin tổng quát( General information): Cung cấp các thông tin tổng quát
về mặt thời gian của nhiễu động.
+ Hiển thị nhiễu đô ̣ng (Indications): Mô tả số nhiễu đô ̣ng, thời gian xảy ra
nhiễu động.

15
+ Xem bản ghi sự cố (Event recording): Bản ghi sự cố ghi lại các thông tin về
sự cố trong phạm vi bảo vê ̣ của rơle.
+ Xem giá trị cắt( Trip values): Cho phép xem giá trị về dòng, áp, góc pha .
Thời gian cắt và số lần cắt cũng có thể xem tại đây.
+ Cách truy nhâ ̣p: Truy nhâ ̣p Menu chính, dùng nút tiến lên, tiến xuống để lựa
chọn thư mục Disturbance record. Ấn nút tiến phải để truy nhâ ̣p vào khối thư mục.
Trong khối thư mục này, dùng nút tiến lên, hoặc tiến xuống lựa chọn các khối thư mục
con Record #XX
Ví dụ: Lựa chọn khối thư mục con Record # 214 2009-11-13 05:45:22
Trong đó - 214: là số thứ tự của nhiễu động được ghi lại.
- 2009-11-13 05:45:22: Thời gian xảy ra nhiễu động được ghi lại.
Dùng dùng nút tiến phải để truy nhập vào thư mục con này. Trong thư mục con
này cung cấp cho ta đầy đủ các thông tin về nhiễu động xảy ra đã được Rơle ghi lại
như :
+ Thông tin tổng quát( General information):
Cung cấp thông tin về: Số thứ tự của nhiễu động( Recording number); Thời
gian khởi động( Trig time); Tín hiệu khởi động( Trig signal); Thời gian ghi
lại( Recording time)....
Disturbance record/Record # xxx yy-mm-dd hh:mm:ss/ General Information
+ Hiển thị nhiễu đô ̣ng( Indications ): Cung cấp thông tin về: Số thứ tự của
nhiễu động( Recording number); Thời gian khởi động( Trig time) và các tín hiệu được
khởi động( Các tín hiệu ở trạng thái ON)
Disturbance record/Record # xxx yy-mm-dd hh:mm:ss/ Indication
+ Bản ghi sự cố( Event recording ): Cung cấp thông tin về: Số thứ tự của
nhiễu động( Recording number); Thời gian khởi động( Trig time); Các tín hiệu được
khởi động( Ở trạng thái ON) ; Các tín hiệu không được khởi động( Ở trạng thái OFF)
Disturbance record/Record # xxx yy-mm-dd hh:mm:ss/ Event recording
Xem gía trị cắt truy cập; ( Xem được dòng, áp, góc pha, và thời gian cắt của sự
cố ).
+ Disturbance record \ Record xx \Trip Values
Xem thời gian, khoảng cách đến điểm sự cố, pha sự cố và điện trở, điện kháng
pha sự cố.
+ Disturbance record \ Record xx \ Recalc distance to fault
Xem các vùng khởi động.
+ Disturbance record \ Manual Trig

16
3. Chẩn đoán tình trạng Rơle:
3.1. Đọc lỗi Rơle:
Các lỗi trong bản thân Rơle có nguyên nhân không phải do hỏng hóc của phần
tử được bảo vệ được hiển thị trong phần: Diagnostics/Internal Events.
Các lỗi này được ghi lại theo thứ tự thời gian và được sử dụng như thông tin
tham khảo khi sửa chữa hỏng hóc.
4. Reset:
4.1. Reset LEDs:
+ Bấm nút Reset, sử dụng nút tiến lên hoă ̣c tiến xuống lựa chọn Reset LEDs
(giải trừ các đèn leds).

4.1.1. Start and trip LEDs:


Khi rơle khởi đô ̣ng hoă ̣c đưa ra lê ̣nh cắt thì trong trường hợp hoạt đô ̣ng bình
thường hai đèn Strart và Trip sẽ sáng lên. Khi thông số sự cố đã được chốt thì có thể
Reset hai đèn này về trạng thái bình thường. Viê ̣c Reset các đèn được thực hiê ̣n như
sau:
Trong thư mục Reset LEDs lựa chọn Start and trip LEDs. Khi xuất hiê ̣n bảng ,
lựa chọn Yes để Reset các LED. Ấn nút E để hoàn tất việc Reset

4.1.2. Các LED hiển thị(All indication LEDs):


( Không sử dụng trong phiên bản hiê ̣n tại)

4.1.3. Reset lockout:


REL 670 phát lê ̣nh cắt thông qua Rơle Lockout 7PA22. Khi muốn thiết bị hoạt
đô ̣ng trở lại sau khi sự cố đã được loại bỏ thì cần thiết phải Reset Rơle Lockout này.
+ Bấm nút Reset, sử dụng nút tiến lên hoă ̣c tiến xuống lựa chọn Reset lockout.
Dùng nút tiến phải để truy nhâ ̣p vào Reset lockout. Lựa chọn Trip logic(PTRC).
Trong bảng hiê ̣n ra lụa chọn Yes để Reset. Ấn nút E để hoàn tất việc Reset

17

You might also like