You are on page 1of 10

TËp ®oµn ®iÖn lùc viÖt nam

C«ng ty tnhh mtv §iÖn lùc h¶i d¬ng


Sè: EVN/§LHD - P4
--------------------------------

Quy tr×nh
vËn hµnh, kiÓm tra, b¶o dìng r¬le P443-
E8.11

Người kiểm tra : Phạm Trung Nghĩa – T.Phòng Kỹ Thuật

Người biên soạn : Nguyễn Quang Ngọc – CV.Phòng kỹ thuật

H¶i D¬ng, ngµy 16 th¸ng 12 n¨m 2009


Gi¸m ®èc c«ng ty tnhh mtv
®iÖn lùc h¶i d¬ng
TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÔNG TY TNHH MTV -------------------------
ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Hải Dương, ngày 16 tháng 12 năm 2009
-------------------------
Sè : ................EVN/§LHD-P4
V/v Quyết định ban hành Quy trình
vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng rơle
P443 –E8.11

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

-Căn cứ nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 41/HĐBT ngày 14/8/1982 ban
hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá.
-Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hải Dương.
-Xét đề nghị của ông Trưởng Phòng kỹ thuật.

QUYẾT ĐỊNH
Điều1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy trình vận hành, kiểm tra,
bảo dưỡng rơle P443 –E8.11”.
Điều 2: Qui trình này áp dụng trong Công ty Điện lực Hải Dương, sử dụng cho
trạm 110kV E8.11 và các đơn vị có vận hành rơle P443.
Điều 3: Qui trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Các Ông (Bà) trưởng đơn vị, phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm
đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện qui trình này.

N¬i nhËn: Gi¸m ®èc c«ng ty tnhh mtv


 Ban Gi¸m ®èc ®iÖn lùc h¶i d¬ng
 P4 (3 b¶n), P9, PX TN §L
 Ph©n Xëng 110kV(2b¶n)
 Lu P1
Môc lôc
STT Tªn phÇn biªn so¹n Trang
QuyÕt ®Þnh ban hµnh quy tr×nh 2
1. §iÒu 1- Quy ®Þnh vÒ an toµn 4
2. §iÒu.2- Quy ®Þnh vÒ nèi ®Êt an toµn 4
3. §iÒu.3- Quy ®Þnh vÒ nguån nu«i cho r¬le 4
4. §iÒu.4- Quy ®Þnh vÒ m«i trêng lµm viÖc 4
5. §iÒu.5- TÝnh n¨ng, øng dông cña r¬le 5
6. §iÒu.6- Quy ®Þnh vÒ ®ãng ®iÖn lÇn ®Çu cho r¬le 5
7. §iÒu.7- Quy ®Þnh nh÷ng nh©n viªn vËn hµnh ®îc phÐp 5
vËn hµnh r¬le
8. §iÒu.8- Ph©n cÊp, quyÒn h¹n truy cËp vËn hµnh r¬le 6
9. §iÒu.9- Theo dâi vËn hµnh r¬le 6
10. §iÒu.10- B¶o dìng, söa ch÷a 7
11. §iÒu.11- Quy ®Þnh néi dung b¶o dìng thêng xuyªn r¬le 7
12. §iÒu.12- Quy ®Þnh chu kú b¶o dìng thêng xuyªn r¬le 8
13. §iÒu.13- Quy ®Þnh néi dung ®¹i tu söa ch÷a r¬le 8
14. §iÒu.14- Quy ®Þnh chu kú ®¹i tu söa ch÷a r¬le 8
15. §iÒu.15- Thao t¸c truy cËp r¬le 8
16. §iÒu.16- Thao t¸c ®äc th«ng sè vËn hµnh th«ng thêng 8
17. §iÒu.17- Thao t¸c ®äc th«ng sè sù cè tõ r¬le 8
18. §iÒu.18- Néi dung kiÓm tra, cµi ®Æt th«ng sè r¬le tríc 9
khi ®ãng ®iÖn
19. Phô lôc kÌm theo 10
- Tµi liÖu kü thuËt cña r¬le MICOM-P443
I.QUY TRÌNH VẬN HÀNH
Điều 1: Quy định về an toàn
- Khi làm việc với Rơle, Nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện pháp
an toàn khi làm việc với thiết bị điện. Ngay cả khi đã cắt aptômát cấp nguồn
nuôi cho rơle, mạch điều khiển và liên động của nối với rơle vẫn có thể có điện
do đưa từ TU-TI đến hoặc vẫn tích trong các tụ điện của mạch. Chỉ những nhân
viên đã được đào tạo đạt về quy trình an toàn và được huấn luyện về quy trình
này mới được phép làm việc với rơle.
- Các mạch điện trong rơle nhạy cảm với điện áp (kể cả điện áp tĩnh điện),
do vậy phải lưu ý thực hiện các biện pháp khử tĩnh điện như nối tiếp địa với
người và thiết bị hoặc đeo vòng khử tĩnh điện ngay trước khi phải tiếp xúc với
rơle.
-Việc không tuân thủ các quy định về an toàn và những hướng dẫn nêu
trong quy trình này và trong tài liệu kỹ thuật của rơle có thể dẫn tới chết người
hoặc hư hỏng thiết bị.
Điều 2: Quy định về nối đất an toàn
Vỏ rơle phải được nối đất an toàn theo quy định an toàn hiện hành. Các đầu
dây tín hiệu vào rơle phải được nối đất trực tiếp hoặc gián tiếp để đảm bảo an
toàn trong trường hợp thiết bị đầu vào bị hư hỏng cách điện với mạch cao thế.
(nối đất 1 điểm ở mạch dòng của TI, ...)
Điều 3: Quy định về nguồn nuôi cho rơle
Rơle phải được vận hành trong điều kiện nguồn điện áp nuôi cho rơle nằm
trong dải điện áp cho phép của rơle (xem trong phần Thông số kỹ thuật của rơle
và thông số của rơle ghi tại nhãn nằm trên rơle).
Việc sai điện áp nguồn nuôi sẽ dẫn đến hư hỏng rơle hoặc rơle tác động sai.
Khi rơle không cần làm việc (ngăn lộ máy cắt được bảo vệ có dự kiến tách
ra khỏi vận hành trong thời gian quá 1 ngày), thì phải cắt aptômát nguồn nuôi
của rơle.
Điều 4: Quy định về môi trường làm việc của rơle
 Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang vận hành : -250C đến +550C
 Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang lưu kho : -250C đến +700C
 Nhiệt độ cho phép khi rơle đang được vận chuyển : -250C đến +700C.
 Độ ẩm cho phép của môi trường: độ ẩm tương đối 45÷75%
 Không đặt rơle trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
 Không đặt gần nơi có nguồn nhiệt dao động lớn vì dễ gây ngưng tụ nước trên
rơle.
 Độ dao động của môi trường: chịu được với rung động cấp 1 theo IEC60255-
21-1:198, IEC60255-21-2:1988, IEC60255-21-3:1995
Điều 5: Tính năng, ứng dụng của rơle MiCOMho –P443
Rơle bảo vệ MiCOMho –P443 là rơle khoảng cách kỹ thuật số được thiết
kế để điều khiển, bảo vệ và giám sát, ứng dụng trong các lĩnh vực trạm điện,
đường dây cáp lực, được sử dụng như một bảo vệ chính đối với các lưới truyền
tải điện ở các cấp điện áp khác nhau.
Điều 6: Quy định về đóng điện lần đầu cho rơle
Trước khi đóng điện vận hành lần đầu tiên hoặc sau khi sửa chữa mạch
điện có liên quan đến rơle, phải tiến hành kiểm tra:
Kiểm tra chủng loại rơle và sơ đồ đấu nối rơle phù hợp với mạch điện về
các nội dung:
1/Đúng điện áp định mức với nguồn cung cấp cho rơle, sơ đồ mạch nguồn
đã đấu nối đúng với aptômat của nguồn nuôi định mức;
2/Đúng giá trị định mức của đầu vào dòng điện với đầu ra của máy biến
dòng. Mạch dòng điện của TI đã được kiểm tra khép kín mạch qua đầu vào dòng
điện của rơle;
3/Các tiếp điểm đầu ra của rơle phải để hở hoặc phải được đấu nối đúng
sơ đồ đã được phê duyệt để tránh gây ngắn mạch tại rơle đầu ra của rơle khi rơle
tác động.
4/Kiểm tra và cài đặt thông số vận hành cho rơle. (các hạng mục cần kiểm
tra được nêu trong điều 18).
Điều 7: Quy định những nhân viên vận hành được phép vận hành rơle
Mọi nhân viên vận hành thiết bị tại đơn vị có trang bị rơle này đều phải
được huấn luyện và thành thạo các thao tác vận hành của rơle. Chỉ những nhân
viên đã được xác nhận thi đạt Quy trình vận hành mới được phép vận hành thiết
bị. Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức của nhân viên vận hành do
Lãnh đạo đơn vị (cấp Chi nhánh, Phân xưởng) thực hiện. Việc kiểm tra, bồi
huấn hàng năm do Công ty tổ chức thực hiện cùng với chương trình kiểm tra
Quy trình hàng năm.
Điều 8: Phân cấp quyền hạn truy cập, vận hành rơle
1. Nhân viên vận hành tại đơn vị chỉ được phép sử dụng rơle để:
- Đọc các thông số vận hành.
- Đọc thông số sự cố được ghi trong rơle.
- Đọc các trị số đặt của rơle.
- Ấn nút xác nhận sự cố và nút giải trừ tín hiệu (giải trừ đèn LED, giải trừ
rơle đầu ra của rơle).
2. Lãnh đạo đơn vị cấp Chi nhánh và Phân xưởng 110kV:
- Có mọi quyền hạn truy cập của nhân viên vận hành.
- Đôn đốc hoặc trực tiếp ghi các thông số sự cố vào sổ theo dõi hoạt động
rơle của nhân viên vận hành.
- Chịu trách nhiệm về việc xử lý thông tin do nhân viên trực ca vận hành
đưa lên.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phiếu chỉnh định rơle đã được
Giám đốc phê duyệt và yêu cầu thực hiện. Trong trường hợp này, Lãnh đạo đơn
vị được phép sử dụng toàn bộ các nút ấn trên mặt rơle.
3. Nhân viên thí nghiệm chuyên trách mạch nhị thứ và cán bộ phòng kỹ
thuật đặc trách theo dõi về rơle -bảo vệ:
- Được phép sử dụng toàn bộ các nút ấn trên mặt rơle để truy cập thông
số, sửa đổi thông số đặt theo phiếu hiệu chỉnh dược duyệt, kiểm tra hoạt động
của rơle. Trước và sau khi tiến hành công tác phải thông báo với nhận viên vận
hành trạm về nội dung công việc dự định hoặc đã tiến hành. Chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty Điện lực về kết luận kỹ thuật do mình đưa ra.
Điều 9: Theo dõi vận hành rơle
1. Trong ca vận hành, nhân viên trực ca luôn phải đảm bảo rơle hoạt động
đúng ở các thông số của chế độ làm việc định mức (có thông số kèm theo trong
phần tài liệu kỹ thuật rơle: thông số về điện áp, nguồn nuôi, nhiệt độ, độ ẩm....).
2. Khi rơle hoạt động bình thường thì đèn LED " Healthy " trên mặt rơle
sáng màu xanh. Khi có một tín hiệu cảnh báo về một vấn đề bất thường bên
trong Rơle thì đèn Led này tắt. Đèn LED chỉ sáng khi đã khắc phục xong hư
hỏng bên trong Rơle (sửa chữa môđun Rơle, giải trừ nguyên nhân sự cố). Thoát
khỏi trạng thái này bởi sự phản hồi bởi công tắc reset tự động (Watchdog
contact) ở phía sau của Rơle.
3. Mỗi khi có sự cố liên quan đến tác động của rơle, nhân viên vận hành
thực hiện ghi lại tác động của rơle (có "Cắt" hoặc "Không cắt", ghi thông số sự
cố lưu trong rơle). Nếu rơle không tác động đúng thì thực hiện thông báo với
cấp trên để có biện pháp xử lý.
4. Trong trường hợp rơle mất nguồn nuôi thì nhân viên vận hành kiểm tra
aptômát cấp nguồn nuôi, nếu nhảy thì thực hiện đóng lại 1 lần. Sau đó báo lại
kết quả của việc thực hiện với Điều độ viên trực ca và Trưởng đơn vị mình.
5. Việc vận hành, thao tác, sửa đổi thông số của rơle phải được tuân thủ
đúng tài liệu kỹ thuật của rơle (ban hành kèm theo tài liệu nµy).
Điều 10: Bảo dưỡng, sửa chữa
 Tuân thủ theo Tài liệu kỹ thuật rơle do nhà sản xuất cung cấp.
 Thực hiện các biện pháp để rơle được làm việc trong điều kiện môi trường
phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, rung động...
 Thực hiện vệ sinh rơle mỗi khi phát hiện có bụi bẩn bám trên rơle.
 Thực hiện thí nghiệm định kỳ(đối với rơle số thời gian thí nghiệm định kỳ là
03 năm một lần) để kiểm tra tác động của mạch bảo vệ trong kế hoạch thí
nghiệm định kỳ của trạm.
 Thay pin nguồn nuôi của rơle khi pin bị hết. Khi pin kém sẽ có thông báo hiển
thị trên màn hình.
 Bảng điện áp nguồn nuôi cho phép của rơle (xét theo họ rơle):
Dải điện áp nguồn (V) Vùng điện áp nuôi Uaux Giá trị xung đỉnh cho
danh định (V) phép (V)
24-60 Vdc 19-72 80
48-150 Vdc 38-180 201
130-250 Vdc 100-300 336

Điều 11: Quy định nội dung bảo dưỡng thường xuyên rơle
Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thiết bị chịu trách nhiệm:
1/Kiểm tra môi trường hoạt động của rơle phù hợp với thông số kỹ thuật
của rơle (nhiệt độ, độ ẩm, bụi).
2/Thực hiện ghi thông số và tác động của rơle, kiểm tra kết quả ghi được để
phát hiện tình trạng không bình thường của rơle (rơle tác động sai, rơle không
tác động, rơle ghi sai ngày giờ ...) để thực hiện xử lý ngay.
3/Nếu kiểm tra và xử lý các hạng mục trên vẫn chưa đạt yêu cầu, thì đơn vị
quản lý thực hiện bảo cáo cấp trên và lập đề nghị xử lý.
Điều 12: Quy định chu kỳ bảo dưỡng thường xuyên rơle
1/Thực hiện thí nghiệm định kỳ rơle theo Quy định về công tác thí nghiệm
đối với rơle bảo vệ kỹ thuật số của Tập đoàn điện lực Việt Nam.
2/Thực hiện kiểm tra quan sát bên ngoài thiết bị mỗi khi có đột biến về
điều kiện môi trường (động đất, nhiệt độ cao/thấp đột ngột hoặc vượt quá điều
kiện cho phép ....).
Điều 13: Quy định nội dung đại tu sửa chữa rơle
1/Việc đại tu, thay thế rơle do Giám đốc Điện lực quyết định dựa trên kết
quả kiểm tra các hư hỏng của rơle.
2/Đại tu rơle có thể bao gồm thay thế toàn bộ các bảng mạch hoặc chỉ
thay thế một vài linh kiện của rơle.
Điều 14: Quy định chu kỳ đại tu sửa chữa rơle
Thực hiện đại tu rơle khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
1/Kết quả thí nghiệm định kỳ kết luận rơle không đạt TCVH.
2/Đại tu sửa chữa rơle mỗi khi Rơle bị hư hỏng hoặc nguồn nội tại của rơle
bị hư hỏng.
Điều 15: Thao tác truy cập rơle
Thực hiện theo Tài liệu kỹ thuật của rơle (có ban hành kèm theo).
Nhân viên vận hành bắt buộc hiểu và thực hiện được:
1/Biết rõ các nút ấn được phép truy cập
2/Cách đọc thông số dòng điện từ rơle.
3/Cách đọc thông số sự cố từ rơle
Điều 16: Thao tác đọc thông số vận hành thông thường từ rơle
Thông thường, khi rơle đang vận hành thì trên mặt hiện số của rơle luôn thể
hiện giá trị dòng điện đi qua máy cắt. Thực hiện đọc thông số theo phần Tài liệu
kỹ thuật của rơle.
Điều 17: Thao tác đọc thông số sự cố từ rơle
Khi rơle đang vận hành mà xuất sự cố vượt quá giá trị đặt tác động của
rơle, thì rơle thực hiện ghi lại dòng sự cố và khoảng cách tới điểm sự cố. Giá trị
dòng điện sự cố và khoảng cách tới điểm sự cố phải được ghi lại để xác định
tuổi thọ phải đại tu của máy cắt và để phân tích xử ký sự cố. Cách đọc thông số
dựa theo phần Tài liệu kỹ thuật của rơle.

Điều 18: Thao tác kiểm tra, cài đặt thông số rơle trước khi đóng điện
Trước khi đóng điện đưa rơle vào vận hành, cần phải thực hiện thí nghiệm
rơle và đảm bảo rơle đủ tiêu chuẩn vận hành( kiểm tra phiếu chỉnh định rơle
đúng với các thiết bị nhất thứ hiện có -so sánh nội dung phiếu với tỷ số biến của
TI, TU và sơ đồ mạch. Căn cứ vào phiếu chỉnh định và hiện trạng mạch nhị thứ
của rơle để xác định các chức năng và giá trị cài đặt cho rơle: cài đặt chọn các
khối chức năng của rơle; cài đặt ngày giờ, khai báo tỷ số biến dòng, biến áp;
khai báo chức năng của các đèn LED; khai báo chức năng tự giữ/không tự giữ
của các rơle đầu ra; khai báo chức năng tự đóng lại máy cắt(nếu có); khai báo
thời gian cắt/thời gian xung cắt/thời gian giải trừ của rơle đầu ra, gán chức năng
cho các rơle đầu ra; khai báo thông số lưới điện, khai báo chức năng giám sát
máy cắt và giám sát mạch cắt, khai báo chức năng và giao thức của cổng giao
tiếp rơle;… xem chi tiết các kiểm tra và cài đặt ở trong phần Tài liệu kỹ thuật
của rơle ).

You might also like