You are on page 1of 63

Ngày sửa

CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....


QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 1/63 Ngày hiệu lực:

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:

1. Văn phòng 1
2. Phòng Kỹ thuật 2
3. Phòng An toàn lao động 1
4. Phòng Điều độ 1
5. Phân xưởng 110kV 7
6. Phân xưởng Thí nghiệm đo lường 1

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng Kỹ thuật và Phân xưởng 110kV


NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký: Chữ ký:

Họ và tên: Tăng Văn Trung Họ và tên: Phạm Trung Nghĩa


Chức vụ: Phó Quản đốc PX 110kV Chức vụ: Trưởng Phòng Kỹ thuật

THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN:


1. Các thành viên Ban ISO

NGƯỜI DUYỆT
Chữ ký:

Họ và tên: Trần Văn Cường


Chức vụ: Phó Giám đốc
BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI

STT TRANG NỘI DUNG SỬA ĐỔI THỜI GIAN


Ban hành mới

MỤC LỤC
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 2/63 Ngày hiệu lực:

Mục Nội dung Trang


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 3/63 Ngày hiệu lực:

1 MỤC ĐÍCH 4
2 PHẠM VI 4
3 TÀI LIỆU LIÊN QUAN 4
4 ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU DÙNG TRONG 4
QUY TRÌNH
5 CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN 5
6 CÁC QUY ĐỊNH TRONG PHÂN CẤP VẬN HÀNH 6
7 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 9
7.1 Các thông tin theo số thứ tự 9
7.2 Thông số kỹ thuật 9
8 VẬN HÀNH 13
8.1 Các tính năng 13
8.2 Tính năng HMI 15
8.2.1 Bảng mặt trước 15
8.2.2 Màn hình 16
8.2.2.1 Kiểm tra màn hình lúc đóng nguồn 16
8.2.2.2 Các chế độ màn hình 16
8.2.2.3 Màn hình ánh sáng nền 16
8.2.2.4 Điều chỉnh sự tương phản màn hình 17
8.2.3 Sử dụng các phím ấn 17
8.2.4 Thư mục chính 18
8.2.5 Các mục trong thư mục chính 19
8.2.6 Mật khẩu cho HMI 19
8.2.7 Mật khẩu cho SPA 20
8.2.8 Chọn ngôn ngữ giao tiếp 21
8.2.9 Đặt đồng hồ thời gian thực 22
8.2.10 Giải trừ chức năng khoá cắt 23
8.2.11 Chuyển đổi giữa kết nối mặt trước và sau 24
8.2.12 Chọn giao thức cho truyền thông phía sau 25
8.3 Vận hành các thư mục HMI 26
8.3.1 Mục người sử dụng 26
8.3.1.1 Các nhóm mục của mục người sử dụng 26
8.3.1.2 Giám sát các giá trị đo lường 27
8.3.1.3 Theo dõi ghi dữ liệu 28
8.3.1.4 Thông tin 29
8.3.2 Các mục thông số kỹ thuật 30
8.3.2.1 Hệ thống mục của tham số 30
8.3.2.2 Thay đổi cài đặt 30
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 4/63 Ngày hiệu lực:

8.3.2.3 Cấu hình 34


8.3.2.4 Chấp nhận, giải trừ các tín hiệu, các tiếp điểm đầu ra và ghi 36
các giá trị
8.4 Các tín hiệu bảo vệ rơle 37
8.4.1 Các đèn LED tín hiệu 37
8.4.1.1 Đèn tín hiệu LED màu xanh 37
8.4.1.2 Đèn tín hiệu LED màu vàng 37
8.4.1.3 Đèn tín hiệu LED màu đỏ 38
8.4.1.4 Lập trình các đèn tín hiệu LED 38
8.4.2 Tín hiệu thông báo 39
8.4.2.1 Tín hiệu thông báo làm việc 39
8.4.2.2 Ghi tín hiệu nhiễu loạn 40
8.4.2.3 Các tín hiệu cho sự cố bên trong rơle và các cảnh báo 41
8.5 Phần giắc cắm có thể tháo rời 44
8.5.1 Nhận dạng thiết bị 44
8.5.2 Tháo và lắp phần giắc cắm 45
8.5.3 Thay Pin 46
9 ĐƯA VÀO LÀM VIỆC VÀ BẢO DƯỠNG 47
9.1 Đưa rơle vào làm việc 48
9.2 Bảo dưỡng 49
9.2.1 Kiểm tra rơle 49
9.2.2 Các bộ phận thay thế dự phòng 49
9.3 Kiểm tra đo lường 49
9.4 Thử nghiệm chức năng 50
9.5 Thử nghiệm đầu vào số 51
9.6 Thử nghiệm phát hiện arc 51
9.7 Thử nghiệm các chức năng bảo vệ 52
9.7.1 Thử nghiệm bảo vệ ngắn mạch 52
9.7.2 Thử nghiệm bảo vệ chạm đất 53
10 PHỤ LỤC 53
10.1 Bảng các nhóm chuyển đổi cho cài đặt 53
10.2 Lựa chọn sơ đồ đấu mạch dòng 60
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 5/63 Ngày hiệu lực:

1. MỤC ĐÍCH:
Quy trình này được sử dụng trong việc vận hành, bảo dưỡng rơle REF 610
của ABB.

2. PHẠM VI:
Quy trình này áp dụng trong Công ty Điện lực Hải Dương, sử dụng cho trạm
110kV Đồng Niên (E81), trạm 110kV Lai Khê (E86), trạm 110kV Nhị Chiểu
(E8.10), trạm 110kV Đại An (E8.11) và các đơn vị có vận hành, bảo dưỡng rơle
REF 610 của ABB.
Quy trình được dùng cho người sử dụng bằng tay với HMI.

3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN:


Quy trình này được dịch và biên soạn từ tài liệu bằng tiếng Anh của nhà sản
xuất ABB:
+ Operator manual REF 610 version ANSI.
+ Technical reference manual version ANSI.
Và Quy trình Kỹ thuật An toàn Điện của EVN.

4. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU DÙNG TRONG QUY TRÌNH:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam: EVN
ANSI: Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ.
ANSII: Mã tiêu chuẩn Mỹ cho thông tin thay đổi.
CBFP: Bảo vệ hư hỏng máy cắt.
CPU: Thiết bị xử lý trung tâm.
CT: Máy biến dòng.
IED: Thiết bị điện tử thông minh.
DI: Đầu vào số.
HMI: Giao diện người - máy.
IDMT: Đặc tính thời gian phụ thuộc.
IEC: Uỷ ban điện quốc tế.
IRF: Bên trong rơle bị lỗi.
LCD: Màn hình tinh thể lỏng.
LED: Đèn diode phát quang.
PC: Máy tính.
PO1, PO2, PO3: Các tiếp điểm đầu ra cắt (tiếp điểm công suất).
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 6/63 Ngày hiệu lực:

RTU: Thiết bị đầu cuối.


SGB: Nhóm chuyển đổi cho các đầu vào số.
SGF: Nhóm chuyển đổi cho các chức năng.
SGL: Nhóm chuyển đổi cho các đèn LEDs.
SGR: Nhóm chuyển đổi cho các tiếp điểm đầu ra tín hiệu (non-trip).
TCS: Giám sát mạch cắt.

Đây là ký hiệu cảnh báo cho mối nguy hiểm đặc biệt, cho thiết bị hoặc
tài sản khác của người sử dụng, có thể gây nguy hiểm về tính mạng, sức khoẻ của
con người và hư hỏng thiết bị với ba cấp độ Nguy hiểm!, Cảnh báo! và Khuyến
cáo!.
Chú ý! Đây là ký hiệu đưa ra những thông tin quan trọng cho từng mục đích
nhất định.

5. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN:


An toàn của người vận hành, bảo dưỡng đặt lên hàng đầu trong sản xuất -
mọi lúc!
Làm việc với rơle chỉ có thể thực hiện bởi những người đã được huấn luyện,
thành thạo các thao tác, am hiểu về thiết bị và chỉ những nhân viên được xác nhận
thi đạt Quy trình vận hành mới được phép vận hành thiết bị.
Chỉ những nhân viên được huấn luyện và kiểm tra đạt Quy trình kỹ thuật an
toàn điện hàng năm mới được phép làm việc với thiết bị.

Điện áp nguy hiểm có thể xảy ra trên các đầu nối, kể cả khi điện áp
nguồn nuôi đã được cắt ra.
Luôn tuân thủ quy định an toàn ngành và quốc gia.
Thiết bị này có chứa các thành phần mà rất nhạy cảm với phóng điện.
Không được chạm vào các linh kiện điện tử.
Khung của thiết bị phải được nối đất chắc chắn
Không tuân thủ quy trình có thể dẫn đến tử vong, thương tích cá nhân
hay thiệt hại về tài sản.
Làm rách băng niêm phong trên tay cầm trên của thiết bị sẽ dẫn đến việc
mất bảo hành và hoạt động chuẩn xác sẽ không còn được đảm bảo.
Khi phần giắc cắm đã được tháo ra khỏi hộp, không được chạm vào bên
trong hộp. Bên trong hộp rơle có thể chứa phần tử điện áp cao và chạm
vào nó có thể là nguyên dân dẫn đến thương tích cá nhân.

Các ký hiệu như mục 4 trên thiết bị và trong quy trình này người vận hành,
bảo dưỡng thiết bị phải tuyệt đối tuân thủ. Vì đây là các ký hiệu chỉ dẫn an toàn để
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 7/63 Ngày hiệu lực:

nhấn mạnh vào những điều kiện nào đó. Chúng cảnh báo về sự nguy hiểm hoặc
thông tin quan trọng cho thiết bị mà người vận hành phải tuân thủ tất cả các yêu
cầu để ngăn ngừa các nguy hiểm cho con người và hư hỏng thiết bị. Nếu không
tuân thủ có thể dẫn đến chết người hoặc gây hư hỏng cho thiết bị.
Quy trình này phải luôn để ở tủ trong phòng vận hành để người làm việc với
thiết bị có thể dễ dàng sử dụng khi cần.

6. CÁC QUY ĐỊNH TRONG PHÂN CẤP VẬN HÀNH:


+ Quy định những nhân viên được phép vận hành rơle:
1. Mọi nhân viên vận hành thiết bị có trang bị rơle REF 610 đều phải được
qua huấn luyện và thành thạo các thao tác vận hành rơle.
2. Chỉ những nhân viên đã được lãnh đạo đơn vị phổ biến kiến thức và cho
phép vận hành rơle mới được phép vận hành rơle.
3. Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức của nhân viên vận hành
do lãnh đạo đơn vị thực hiện.
+ Phân cấp quyền hạn truy cập, vận hành rơle:
1. Nhân viên vận hành chỉ được phép vận hành rơle ở chế độ quan sát màn
hình để:
- Đọc các thông số vận hành.
- Đọc thông số sự cố ghi trong rơle.
- Đọc các trị số đặt của rơle.
- Giải trừ các tín hiệu báo sự cố sau ghi đã ghi lại.
2. Lãnh đạo các trạm trực tiếp vận hành rơle:
- Có mọi quyền hạn truy nhập của nhân viên vận hành.
- Đôn đốc hoặc trực tiếp ghi các thông số sự cố vào sổ theo dõi hoạt động
rơle của nhân viên vận hành.
- Có quyền xoá các thông số sự cố ghi trong rơle, sau khi đã ghi các thông số
này vào sổ theo dõi tình hình vận hành của rơle.
- Chịu trách nhiệm về việc xử lý thông tin do nhân viên trực ca vận hành đưa
nên.
3. Nhân viên thí nghiệm ( PX TN- ĐL) chuyên trách rơle, cán bộ phòng kỹ
thuật đặc trách theo dõi rơle:
- Được phép truy cập thông số, sửa đổi thông số đặt theo phiếu hiệu chỉnh
định được duyệt, kiểm tra hoạt động của rơle.
- Trước và sau khi tiến hành công tác phải thông báo với nhân viên vận hành
trạm về nội dung công việc dự định và công việc đã tiến hành.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kết luận kỹ thuật do mình đưa
ra.
+ Theo dõi vận hành rơle trong ca trực vận hành:
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 8/63 Ngày hiệu lực:

- Trong ca trực vận hành, phải kiểm tra rơle ít nhất một lần với các nội dung
sau:
+ Nhiệt độ và độ ẩm nơi đặt Phải đạt trong giới hạn quy định
Rơle
+ Các đèn LED chỉ thị Đèn Ready phải ở tình trạng sáng
+ Màn hình LCD Trong tình trạng làm việc bình thường
+ Tủ đặt rơle, rơle và các hàng kẹp đấu dây trong tủ và ở mặt sau bảng rơle:
Phải ở tình trạng nguyên vẹn, bình thường và chắc chắn.
+ Nhân viên trực ca luôn phải đảm bảo rơle hoạt động đúng ở các thông số
của chế độ làm việc định mức (thông số về điện áp, nguồn nuôi, nhiệt độ, độ
ẩm..vv..).
+ Mỗi khi có sự cố liên quan tới vùng tác động của rơle, nhân viên vận hành
thực hiện ghi lại các tác động của rơle (có " cắt" hoặc "không cắt", ghi lại thông số
sự cố lưu trong rơle). Nếu rơle không tác động đúng thì thực hiện thông báo với
cấp trên để có biện pháp xử lý.
+ Khi đèn Ready trên mặt rơle bị tắt hoặc sáng nhấp nháy thì rơle đã bị hỏng
hoặc mất nguồn nuôi. Nhân viên vận hành phải ghi ngay vào sổ nhật ký vận hành
và báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý (xem phần mã sự cố).
+ Việc vận hành, thao tác, sửa đôi thông số của rơle phải được tuân thủ đúng
số liệu kỹ thuật của rơle.
+ Tất cả các lần kiểm tra đều phải được ghi vào sổ theo dõi rơle. Những phát
hiện không bình thường qua kiểm tra cũng phải được ghi lại đầy đủ, đồng thời phải
báo cáo lãnh đạo đơn vị, B8 để xin ý kiến giải quyết.
+ Điều kiện về môi trường vận hành:
- Rơle phải được vận hành trong điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn của nhà
chế tạo: Xem phần thông số kỹ thuật.
- Vị trí đặt rơle trong tủ rơle cần phải được thực hiện các biện pháp chống
ẩm, chống bụi, chống quá nhiệt độ phù hợp với rơle (lựa chọn các biện pháp: điều
hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, điện trở sấy để đảm bảo điều kiện làm việc của rơle).
- Vỏ và nắp rơle phải được đóng kín tránh bụi bẩn, ẩm xâm nhập vào bên
trong tủ và rơle.
+ Đưa rơle vào vận hành:
Trước khi đưa rơle vào vận hành lần đầu hoặc sau khi có sự thay đổi nguồn
cấp, cần phải kiểm tra:
- Sự đấu nối chắc chắn của các đầu dây đấu vào rơle.
- Sự đấu đúng cực tính của nguồn cấp cho rơle.
- Lựa chọn đúng vị trí cắm con nối tương ứng với hệ thống nguồn sử dụng.
- Sự đấu đất chắc chắn của thiết bị với hệ thông nối đất chung. Không được
vận hành khi thiết bị chưa được đấu đất đúng quy định.
- Các vỏ nắp của rơle phải đầy đủ và được lắp đặt kín, chắc chắn và an toàn.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 9/63 Ngày hiệu lực:

Khi đóng điện để rơle vận hành cần kiểm tra:


- Đèn báo nguồn cấp cho rơle (đèn Ready) có sáng bình thường không. Nếu
đèn Ready không sáng cần kiểm tra lại nguồn cấp cho rơle.
- Trạng thái vận hành của rơle thông qua tín hiệu của các đèn LED và màn
hình tinh thể lỏng LCD trên mặt trước của rơle.
+ Nhân viên vận hành xử lý các trường hợp không bình thường phát
hiện trong lúc vận hành rơle:
Nhân viên vận hành được phép xử lý:
- Khi phát hiện các đầu đấu dây trên các hàng tủ kẹp của tủ rơle hoặc trên
bảng phía sau rơle bị lỏng hoặc bong ra cần bắt chặt lại ngay.
- Khi vỏ nắp rơle hoặc cửa tủ Rơle không kín hoặc các gioăng của nó bị
bong ra cần gắn lại ngay.
- Khi xử lý các hiện tượng không bình thường nói trên, phải có các dụng cụ
phù hợp, đúng quy cách và đảm bảo an toàn.
- Khi phía trong rơle hoặc tủ rơle có bám bụi hoặc tích tụ ẩm cần phải tìm ra
nguyên nhân và xử lý ngay.
* Tất cả các hiện tượng và xử lý trên cần phải được ghi vào sổ theo dõi
vận hành rơle, thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết.
+ Những nhân viên vận hành trạm không được phép thực hiện:
- Không được tự động thay đổi sơ đồ đấu dây của tủ đặt rơle và bảng mặt
sau rơle.
- Không được thay đổi bất cứ chức năng hoặc thông số nào của rơle.
- Không được tự ý xử lý các hiện tượng không bình thường xảy ra bên trong
rơle.
- Trong trường hợp được lệnh của Giám đốc và được hướng dẫn cụ thể của
người có trách nhiệm, nhân viên vận hành có thể thực hiện theo lệnh và sự hướng
dẫn đó. Sau đó phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi, kể cả các vị trí, thông số thay đổi
cụ thể.
+ Ghi thông số sự cố sau khi rơle tác động cắt máy cắt:
Khi rơle tác động cắt máy cắt do xảy ra sự cố, phải ghi đầy đủ các thông tin
về sự cố vào nhật ký vận hành và sổ theo dõi rơle:
- Đèn LED nào sáng.
- Các thông số sự cố ghi lại được.
- Thời điểm xảy ra sự cố.
+ Bảo quản rơle khi đưa ra khỏi vận hành trong thời gian dài:
(xem phần thông số kỹ thuật)
+ Xử lý khi có cháy nổ ở tủ rơle:
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong rơle hoặc trong tủ rơle thì trực vận hành
phải xử lý ngay theo quy trình phòng chống cháy nổ tại trạm (cắt nguồn điện cung
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 10/63 Ngày hiệu lực:

cấp cho rơle....), báo ngay cho trưởng Trạm, lãnh đạo Phân xưởng và điều độ viên
B8.

7. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
7.1. Các thông tin theo số thứ tự:
Các thông tin theo số thứ tự của rơle được giải thích như sau:

Số đặt ngôn ngữ HMI


Ngôn ngữ đặt

Module truyền thông


P: Cáp quang nhựa
M: Cáp quang nhựa cho bảo vệ arc
G: Cáp quang nhựa và thuỷ tinh
K: Cáp quang nhựa và thuỷ tinh cho
bảo vệ arc
R: RS-485
T: RS-485 cho bảo vệ arc
D: RS-485 gồm cả thao thức DNP
3.0
E: RS-485 gồm cả thao thứ DNP 3.0
và đầu vào cho bảo vệ arc
N: không
H=3xSO và 3xDI
Module I/O L=3xSO và 3xDI
N: Không
H=100-240Vac/ 110-250Vdc, 2xDI
Nguồn nuôi (110/ 125/ 220/ 250 Vdc), 3xPO,
2xSO
L=24-60Vdc, 2XDI (24/ 48/ 60/
110/ 125/ 220/ 250 Vdc), 3xPO,
2xSO
Đầu vào dòng chạm 5= 5A, 1= 1A, 2= 0.2A
đất
Đầu vào dòng pha 5=5A, 1=1A

Phiên bản sửa đổi

7.2. Thông số kỹ thuật:


Kích thước:
Chiều rộng: Khung 177mm, hộp 164mm
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 11/63 Ngày hiệu lực:

Chiều cao: Khung 177mm (4U), hộp 160mm


Chiều dày: Hộp 149.3mm
Trọng lượng rơle: Khoảng 3.5kg

Nguồn nuôi:
Uaux định mức:
+ REF 610CxxHxxx: - Ur = 100/ 110/ 120/ 220/ 240Vac
- Ur= 110/ 125/ 230/ 250 Vdc
+ REF 610CxxLxxx: Ur = 24/ 48/ 60 Vdc
Dao động điện áp Uaux:
+ REF 610CxxHxxx: - 85-110%Ur Vac
- 80-120%Ur Vdc
+ REF 610CxxLxxx: 80-120%Ur Vdc
Công suất nguồn nuôi ở trạng thái làm việc bình thường (Pq): <9W/13W.
Điện áp Uaux không phẳng: Tối đa 12% của giá trị dc tại tần số 100Hz.
Giới hạn quá nhiệt độ bên trong: +1000C.
Loại cầu chì: T2A/250V.

Các đầu vào làm việc:

Tần số định mức: 50/60Hz 5%Hz


Dòng định mức máy biến dòng In (CT): 0.2A 1A 5A
Giới hạn chịu công suất:
+ Liên tục: 1.5A 4A 20A
+ 1s : 20A 100A 500A
+ 10s: 5A 25A 100A
Chịu dòng xung:
1/2 giá trị bước sóng: 50A 250A 1250A
Trở kháng đầu vào: <750m <100m <20m

Giới hạn đo:

Đo dòng cho các pha Ia, Ib, Ic là bội số của dòng định 0...50xIn (CT)
mức của các đầu vào làm việc:
Đo dòng chạm đất là bội số của dòng định mức của các 0...20xIn (CT)
đầu vào làm việc:

Các đầu vào số:


Giới hạn làm việc: 20%Un
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 12/63 Ngày hiệu lực:

Điện áp định mức: DI1... DI2 DI3... DI5 (tuỳ chọn)


REF 610CxxHxxx 110/125/220/250Vdc

REF 610CxxLxxx 24/48/60/110/125/220/250 Vdc

REF 610CxxxxLx 24/48/60/110/125/220/250Vdc

REF 610CxxxxHx 110/ 125/ 220/ 250 Vdc

Phạm vi làm việc: 20% Ur


Dòng tổn thất: 2...18mA
Công suất tiêu thụ: 0.9W

Tiếp điểm đầu ra tín hiệu SO1 và đầu ra SO4, SO5 theo lựa chọn:

Điện áp định mức: 250V ac/dc


Chịu dòng liên tục: 5A
Chịu dòng trong 3s: 15A
Chịu dòng trong 0.5s: 30A
Công suất đóng cắt khi hắng số thời gian mạch 1A/ 0.25A/ 0.15A
điều khiển L/R< 40ms tại 48/ 110/ 220 Vdc: (5A/ 3A/ 1A cho thứ tự kết nối
của SO4 và SO5)
Tải tiếp xúc tối thiểu: 100mA tại 24 Vac/dc

Tiếp điểm đầu ra tín hiệu SO2, SO3 theo lựa chọn và đầu ra IRF

Điện áp định mức: 250V ac/dc


Chịu dòng liên tục: 5A
Chịu dòng trong 3s: 10A
Chịu dòng trong 0.5s: 15A
Công suất đóng cắt khi hắng số thời gian mạch 1A/ 0.25A/ 0.15A
điều khiển L/R< 40ms tại 48/ 110/ 220 Vdc:
Tải tiếp xúc tối thiểu: 100mA tại 24V ac/dc
Các đầu ra cắt (PO1, PO2, PO3):

Điện áp định mức: 250V ac/dc


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 13/63 Ngày hiệu lực:

Chịu dòng liên tục: 5A


Chịu dòng trong 3s: 10A
Chịu dòng trong 0.5s: 15A
Công suất đóng cắt khi hắng số thời gian mạch 1A/ 0.25A/ 0.15A
điều khiển L/R< 40ms tại 48/ 110/ 220 Vdc (với
cả hai tiếp điểm được nối nối tiếp):
Tải tiếp xúc tối thiểu: 100mA tại 24V ac/dc
Giám sát mạch cắt:
+ Giới hạn điện áp điều khiển 20...265V ac/dc
+ Tổn hao dòng qua mạch giám sát 1.5mA
+ Điện áp tối thiểu qua một tiếp xúc 20V ac/dc (15...20V)

Mắt kính cảm biến và cáp quang cho bảo vệ arc:

Giới hạn nhiệt độ làm việc định mức: -40...+1000C


Tối đa nhiệt độ làm việc 1h: +1400C
Tối thiểu bán kính uốn của cáp nối: 100mm

Cấp vỏ của mặt - khung gắn rơle:

Cạnh mặt trước: IP 54


Cạnh mặt sau, trên của rơle: IP 40
Cạnh mặt sau, các đầu nối: IP 20

Các điều kiện và môi trường thử nghiệm:

Giới hạn nhiệt độ vận hành liên tục: -10...500C


Độ ẩm: <95PH
Giới hạn nhiệt độ trong thời gian ngắn: -40...+700C
Giới hạn nhiệt độ trong vận chuyển và lưu giữ: -40...+850C theo IEC 60068-2-48
Thử nghiệm nhiệt khô: Theo IEC 60068-2-2
Thử nghiệm khô lạnh: Theo IEC 60068-2-1
Thử nghiệm nhiệt ẩm ướt, chu kỳ (độ ẩm 93%): Theo IEC 60068-2-30
Áp suất khí quyển: 86...106kPa

Các tiêu chuẩn thử nghiệm:

Các thử nghiệm cách điện:


Thử nghiệm điện môi: Theo IEC 60255-5
Điện áp thử nghệm: 2kV, 50Hz, 1s
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 14/63 Ngày hiệu lực:

Thử nghiệm áp xung Theo IEC 60255-5


Điện áp thử nghiệm: 5kV, xung đơn cực, bước sóng
1.2/50S, nguồn năng lượng 0.5J
Đo điện trở cách điện Theo IEC 60255-5
Điện trở cách ly: > 100M, 500V dc
Thử nghiệm cơ:
+ Thử nghiệm độ rung Theo IEC 60255-21-1 cấp 1
+ Thử nghiệm va chạm và xóc Theo IEC 60255-21-2 cấp 1
Thông số về truyền thông:

Giao diện phía sau:


+ Mắt quang hoặc cổng kết nối RS-485
+ Bus SPA, IEC 60870-5-103, DNP 3.0 hoặc giao thức modbus
+ 9.6 hoặc 4.8 kbps (bổ xung 2.4, 1.2 hoặc 0.3kbps cho modbus)
Giao diện phía trước mặt:
+ Cổng giao thức: Không dây hoặc qua cáp truyền thông mặt trước (1MRS050698)
+ Giao thức bus SPA
+ 9.6 hoặc 4.8kbps (9.6 kbps cho cáp truyền thông mặt trước)

8. VẬN HÀNH:
8.1. Các tính năng:
REF 610 là một rơle bảo vệ đa năng linh hoạt chủ yếu được thiết kế để bảo
vệ cho đường dây đến và đi ở trong một phạm vi rộng của sự ghép nối các đường
dây.
REF 610 dựa trên một môi trường vi xử lý. Một hệ thống tự giám sát liên tục
giám sát hoạt động của rơle.
HMI là một màn hình tinh thể lỏng (LCD), nơi mà được thực hiện cho việc
sử dụng tại chỗ rơle một cách an toàn và dễ dàng.
Điều khiển tại chỗ của rơle thông qua một giao diện nối tiếp có thể được
thực hiện với một máy tính được nối tới cổng giao tiếp mặt trước. Điều khiển từ xa
có thể được thực hiện thông qua các kết nối phía sau để điều khiển và giám sát hệ
thống thông qua các bus giao thức nối tiếp.
Rơle REF 610 có các tính năng sau:
+ Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng với đặc tính thời gian độc lập (DMT)
hoặc phụ thuộc (IDMT), thành phần đặt cấp thấp.
+ Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng, thành phần đặt cấp cao.
+ Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng tác động ngay (cắt nhanh).
+ Bảo vệ chạm đất không hướng với với đặc tính thời gian độc lập hoặc phụ
thuộc (IDMT), thành phần đặt cấp thấp.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 15/63 Ngày hiệu lực:

+ Bảo vệ chạm đất không hướng, thành phần đặt cấp cao.
+ Bảo vệ đứt pha.
+ Bảo vệ quá tải 3 pha cho cáp.
+ Bảo vệ hồ quang (arc):
- Hai mắt kính cảm biến cho việc phát hiện hồ quang (lựa chọn).
- Tự động điều chỉnh mức tham chiếu dựa trên mức ánh sáng nền.
- Phát hiện arc thông qua một tín hiệu sáng từ xa.
+ Tự động đóng lặp lại 1  3 lần.
+ Bảo vệ máy cắt bị hư hỏng.
+ Đếm sô lần cắt cho giám sát trạng thái máy cắt.
+ Giám sát mạch cắt với khả năng để định hướng tín hiệu cảnh báo tới đầu
ra tín hiệu.
+ Chức năng khoá cắt.
+ Bốn dòng đầu vào chính xác.
+ Người sử dụng có thể lựa chọn tần số định mức 50/60 Hz.
+ 3 tiếp điểm cắt thường mở.
+ 2 tiếp điểm chuyển đổi (từ c) tín hiệu và 3 tiếp điểm chuyển đổi (từ c) tín
hiệu cho lựa chọn module I/O.
+ Đầu ra liên hệ với các chức năng theo cấu hình, tự do cho hoạt động theo
mong muốn.
+ 2 đầu vào số cách ly và 3 đầu vào số cách ly bổ xung cho lựa chọn module
I/O.
+ Ghi nhiễu loạn:
- Thời gian ghi nhiễu loạn lên đến 80s.
- Kích khởi bằng một hoặc nhiều tín hiệu bên trong hoặc tín hiệu đầu vào số.
- 4 kênh ghi tương tự và lên tới tám kênh tương tự theo lựa chọn của người
dùng.
- Điều chỉnh tỷ lệ lấy mẫu.
+ Bộ nhớ cố định cho:
- Lên tới 100 mã sự kiện với thời gian lấy mẫu.
- Giá trị đặt.
- Dữ liệu ghi nhiễu loạn.
- Dữ liệu ghi của 5 sự kiện gần nhất với thời gian mẫu.
- Số lần của tự động đóng lặp lại (AR) và khởi động/ cắt cho bảo vệ đối
tượng.
- Hoạt động với mục tiêu thông báo và các đèn LED mô tả trạng thái của
nguồn bị lỗi ở hiện tại.
+ HMI với một màn hình LCD và các phím ấn di chuyển, 8 đèn LED được
lập trình.
+ Hoạt động với thông báo tín hiệu được hiển thị ở chế độ ANSI.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 16/63 Ngày hiệu lực:

+ Cung cấp nhiều thứ tiếng.


+ Người sử dụng có thể lựa chọn mật khẩu để bảo vệ cho HMI.
+ Hiển thị giá trị dòng nhất thứ.
+ Các giá trị theo yêu cầu.
+ Tất cả các cài đặt có thể thay đổi bằng một PC (máy tính).
+ Kết nối giao tiếp quang học ở mặt trước: Không dây hoặc có dây.
+ Tuỳ chọn module giao tiếp ở đằng sau với cáp quang nhựa, được kết hợp
với quang học (nhựa và thuỷ tinh) hoặc cổng nối RS-485 cho hệ thống giao diện sử
dụng SPA-bus, IEC 60870-5-103 hoặc giao thức truyền thông Modbus (RTU và
ASCII).
+ Tuỳ chọn module giao tiếp phía sau DNP 3.0 với cổng nối RS-485 cho hệ
thống giao tiếp sử dụng giao thức truyền thông DNP 3.0.
+ Pin hỗ trợ cho đồng hồ thời gian thực.
+ Giám sát dung lượng pin.
+ Liên tục giám sát nội bộ về điện tử và phần mềm.
+ Tháo rời giắc nối các phần.

8.2. Tính năng HMI:


8.2.1. Bảng mặt trước:
Bảng mặt trước của rơle bảo vệ bao gồm:
+ Một màn hình LCD 2x16 ký tự với ánh sáng nền và tự động kiểm soát độ
tương phản.
+ 3 đèn LED tín hiệu (màu xanh, màu vàng, màu đỏ).
+ 8 đèn tín hiệu được lập trình (màu đỏ).
+ Một lựa chọn phím ấn HMI với 4 phím ấn mũi tên và phím ấn cho xoá/ trở
về và nhập.
+ Một cổng giao tiếp nối tiếp cách ly quang học với một đèn LED tín hiệu.

Hình 1. Mặt trước của rơle REF 610


1- LCD; 2- Phím ấn lựa chọn HMI; 3- Đèn LED tín hiệu lập trình (màu đỏ);
4- Các đèn LED tín hiệu: bên trái Ready-sẵn sàng (màu xanh), giữa Pickup/Alarm-
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 17/63 Ngày hiệu lực:

khởi động/cảnh báo (màu vàng), bên phải Trip-cắt (màu đỏ); 5- Đèn LED tín hiệu
cho giao diện truyền thông ở mặt trước; 6- Cổng giao diện truyền thông ở mặt
trước (hồng ngoại).

8.2.2. Màn hình:


8.2.2.1. Kiểm tra màn hình lúc đóng nguồn:
Khi nối điện áp nguồn nuôi cho rơle:
1- Ánh sáng nền sẽ bật lên sau khi rơle thực hiện kiểm tra khởi động nguồn
nội bộ và nhập vào chế độ bảo vệ.
2- Màn hình sẽ được kiểm tra bởi chuyển đổi ngược trong khoảng thời gian
3s, xem hình 2.
3- Màn hình sẽ trở về chế độ chờ (để không) và ánh sáng nền sẽ bắt đầu tắt
nếu không có hoạt động thông báo tín hiệu được đưa ra. Nếu chức năng bộ nhớ cố
định được kích hoạt, một thông báo sẽ được mô tả trên màn hình trước khi nguồn
nuôi được cắt sẽ xuất hiện lại trên màn hình.

Hình 2. Kiểm tra màn hình lúc đóng nguồn, hiển thị chuyển đổi ngược

8.2.2.2. Các chế độ màn hình:


Khi màn hình ở chế độ chờ, tên của đường điện sẽ được đưa ra, đã được mặc
định là -ABB-. Để thay đổi tên của đường điện, dùng SPA tham số M20.

Hình 3. Hiển thị ở chế độ chờ


Khi hiển thị ở chế độ quan sát, bạn chỉ có thể quan sát các giá trị đặt.

Hình 4. Hiển thị ở chế độ quan sát


Khi hiển thị ở chế độ cài đặt, bạn chỉ có thể sắp xếp để cài đặt

Hình 5. Hiển thị chế độ cài đặt

8.2.2.3. Màn hình ánh sáng nền:


Thông thường ánh sáng nền của màn hình tắt.
Bật ánh sáng nền lên bằng ấn phím mũi tên trên HMI. Nếu bảng HMI không
được sử dụng trong khoảng thời gian 5 phút, ánh sáng nền sẽ tự động tắt.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 18/63 Ngày hiệu lực:

Để tiết kiện năng lượng bằng tính năng đã được xây dựng với việc ấn phím
để tắt ánh sáng nền trong vòng 20s.

8.2.2.4. Điều chỉnh sự tương phản màn hình:


Sự tương phản màn hình phụ thuộc vào nhiệt độ. REF 610 tự động điều
chỉnh sự tương phản cho việc đọc tối ưu. Khi màn hình ở chế độ chờ, bạn cũng có
thể điều chỉnh sự tương phản bằng tay.
Để tăng sự tương phản, nhấn giữ phím và điều chỉnh sự tương phản dùng
phím .
Để giảm sự tương phản, nhấn giữ phím và điều chỉnh sự tương phản
dùng phím .
Sau khi khởi động nguồn của rơle, giá trị mặc định của nhà chế tạo về sự
tương phản màn hình sẽ khôi phục lại.

8.2.3. Sử dụng các phím ấn:


HMI bao gồm các phím ấn cho đường đi trong thư mục chính.
các phím ấn đường đi

trái trên xuống phải nhập vào xoá


Dùng các phím ấn đường đi để quan sát, lựa chọn và chỉnh sửa các thông số
theo yêu cầu.
+ Ấn phím mũi tên để kích hoạt thư mục (menu) chính.
+ Để di chuyển giữa các thư mục và mục, dùng các phím mũi tên.
+ Lựa chọn đối tượng để thay đổi hoặc để lưu giữ một giá trị mới, ấn phím
.
+ Để tăng hoặc giảm các số đã kích hoạt, di chuyển dấu thập phân đã kích
hoạt hoặc để tìm vị trí giữa các lựa chọn, dùng phím và .
+ Để huỷ hoặc trở về chế độ màn hình ở chế độ trước đó (chế độ quan sát
hoặc chế độ chờ) ấn phím .
Bảng 1. Phím ấn đường đi và chỉnh sửa

Yêu cầu từng bước Ấn phím


Từng bước hướng xuống dưới trong thư mục chính hoặc
trong thư mục con.
Từng bước hướng lên trên trong thư mục chính hoặc
trong thư mục con.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 19/63 Ngày hiệu lực:

Vào một thư mục con từ thư mục chính hoặc một thư
mục con lớn hơn.
Rời một thư mục con từ thư mục chính hoặc thưc mục
con lớn hơn.
Tăng một giá trị ở chế độ cài đặt.
Giảm một giá trị ở chế độ cài đặt.
Di chuyển con trỏ ở chế độ cài đặt.
hoặc
Lựa chọn kết nối mặt trước lúc bật nguồn.

Nhập hoặc rời đi chế độ cài đặt, lưu giữ một giá trị mới.
Nhập trạng thái giám sát.

Điều chỉnh sự tương phản màn hình.
và hoặc
Giải trừ hoặc huỷ, rời chế độ cài đặt không lưu giữ một
giá trị mới.
Giải trừ các tiếp điểm đầu ra bị khoá ở chế độ chờ. 5s
Chấp nhận và giải trừ các tín hiệu, các tiếp điểm đầu ra

bị khoá và ghi các giá trị.
Giải trừ mức quá tải về 0 lúc khởi động.

8.2.4. Thư mục chính:


Thư mục chính hay còn gọi là cây thư mục, nó bao gồm 6 nhóm (mục) chính
sau:
+ Đo lường (measurements)
+ Ghi dữ liệu (recorded data)
+ Vận hành (operation)
+ Cài đặt (settings)
+ Cấu hình (configuration)
+ Thông tin (info)

Hình 6. Màn hình hiển thị mục chính đầu tiên


Để dẫn đường đi giữa các mục chính dùng phím và . Để trở về chế
độ màn hình chờ, ấn phím .
Màn hình sẽ trở về chế độ chờ sau khi đã hết thời gian.
8.2.5. Các mục trong thư mục chính:
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 20/63 Ngày hiệu lực:

Cấu trúc thư mục chính gồm nhiều mục con. Tên của thư mục chính luôn
luôn được hiển thị trên dòng đầu tiên. Dòng thứ hai hiển thị tên của nhóm mục
con, tên của tham số và giá trị tham số hoặc chỉ số giá trị tham số trong trường hợp
nó cũng là tên của tham số.

Hình 7. Màn hình hiển thị mục con đầu tiên


Để vào một mục con, ấn phím , để thoát ra ấn phím . Để dẫn đường
đi giữa các đầu mục trong mục con dùng phím và . Ấn phím để màn
hình trở về chế độ chờ.

8.2.6. Mật khẩu cho HMI:


Mật khẩu cho HMI bảo vệ tất cả các giá trị - người sử dụng có thể thay đổi
thông số, không bị thay đổi bởi một người trái phép. Chức năng mật khẩu sẽ giữ ở
trạng thái không hoạt động cho đến khi mật khẩu mặc định đã được thay thế. Mật
khẩu cho HMI mặc định là 999. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu từ một thiết bị
từ xa qua tham số V162 nhưng bạn chỉ có thể đọc mật khẩu qua HMI.
Giống như trường hợp bạn đã thay mật khẩu mặc định cho HMI, mật khẩu
mới sẽ được yêu cầu để thay đổi các giá trị tham số mới. Khi bạn đã nhập mật khẩu
hợp lệ, màn hình sẽ giữ ở chế độ cài đặt cho đến khi trở về chế độ chờ.

Hình 8. Yêu cầu mật khẩu cho chỉnh sửa đặt thông số
Thay đổi mật khẩu cho HMI thực hiện thư sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng các phím mũi tên để chọn CONFIGURATION\PASSWORD HMI
và ấn phím .
3- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và cấp mật khẩu hiện tại cho HMI nếu
yêu cầu. Nếu mật khẩu mặc định 999 vẫn còn hiệu lực, không đòi hỏi mật khẩu.
4- Số đầu tiên của mật khẩu để chỉnh sửa sẽ bắt đầu nhấp nháy. Thay đổi số
dùng phím và .
5- Kích hoạt số tiếp theo để thay đổi dùng phím hoặc .
6- Để lưu mật khẩu mới và trở về chế độ màn hình quan sát, ấn phím .
Màn hình sẽ xác nhận lưu giữ bởi hiển thị một lần lóe sáng "---".
Ngoài ra để thoát ra khỏi chế độ cài đặt không lưu mật khẩu thay đổi này, ấn
phím một lần trước khi xác nhận và màn hình sẽ trở về chế độ quan sát.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 21/63 Ngày hiệu lực:

7- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ chờ.

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 9. Thay đổi mật khẩu cho HMI

8.2.7. Mật khẩu cho SPA:


(Từ CAP 501 mật khẩu để tải về)
Mật khẩu cho giao tiếp bus SPA cần thiết cho chỉnh sửa giá trị tham số qua
bus SPA. Mật khẩu mặc định là 001. Bạn có thể thay đổi mật khẩu cho SPA qua
HMI hoặc bus SPA bởi bước đầu tiên nhập mật khẩu hợp lệ hiện tại vào tham số V
160 và khi đó nhập mật khẩu mới vào tham số V 161.
Thay đổi mật khẩu cho SPA được thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng các phím mũi tên để chọn
CONFIGURATION\COMMUNICATION\SPA SETTINAS\PASSWORD SPA và
ấn phím .
3- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và cấp mật khẩu hiện tại cho SPA nếu
yêu cầu. Nếu mật khẩu mặc định 001 vẫn còn hiệu lực, không đòi hỏi mật khẩu.
4- Số đầu tiên của mật khẩu để chỉnh sửa sẽ bắt đầu nhấp nháy. Thay đổi số
dùng phím và .
5- Kích hoạt số tiếp theo để thay đổi dùng phím hoặc .
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 22/63 Ngày hiệu lực:

6- Để lưu mật khẩu mới cho SPA và trở về chế độ màn hình quan sát, ấn
phím . Màn hình sẽ xác nhận lưu giữ bởi hiển thị một lần lóe sáng "---".
Ngoài ra để thoát khỏi chế độ cài đặt không lưu mật khẩu thay đổi này, ấn
phím một lần trước khi xác nhận và màn hình sẽ trở về chế độ quan sát.
7- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ chờ

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 10. Thay đổi mật khẩu cho SPA

8.2.8. Chọn ngôn ngữ giao tiếp:


REF 610 cho phép bạn chọn một trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn
ngữ mặc định là tiếng Anh. Cho việc chọn ngôn ngữ xem hình 11.
Thay đổi hiển thị ngôn ngữ được thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận đến thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn COFIGURATION\LANGUAGE và ấn phím
để vào ngôn ngữ hợp lệ hiện tại.
3- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và cấp mật khẩu nếu yêu cầu. Dòng
thứ hai sẽ bắt đầu nhấp nháy chỉ thị cho phép bạn đặt ngôn ngữ giao tiếp.
4- Ấn phím hoặc để di chuyển con trỏ tới ngôn ngữ yêu cầu.
5- Ấn phím để xác nhận lựa chọn. Ngôn ngữ được chọn sẽ hiển thị trên
màn hình.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 23/63 Ngày hiệu lực:

Bằng cách ấn phím trước khi xác nhận lựa chọn, ngôn ngữ cũ vẫn có
hiệu lực và màn hình sẽ trở về chế độ quan sát. Ấn phím lần nữa sẽ trở về chế
độ màn hình chờ.

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 11. Chọn ngôn ngữ giao diện

8.2.9. Đặt đồng hồ thời gian thực:


Đồng hồ thời gian thực dùng cho các sự kiện thời gian được đặt qua hai giá
trị cài đặt khác nhau, một cho năm – tháng - ngày và hai cho giờ - phút - giây. Để
thay đổi một hoặc cả hai giá trị đặt như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận đến thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn CONFIGURATION\TIME và ấn phím .
3- Dùng phím hoặc chọn tham số để chỉnh sửa.
4- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và cấp mật khẩu nếu yêu cầu. Nếu mật
khẩu mặc định 999 vẫn còn hiệu lực, không đòi hỏi mật khẩu.
5- Số đầu tiên của giá trị đặt của tham số để chỉnh sửa sẽ bắt đầu nhấp nháy.
Dùng phím hoặc để di chuyển con trỏ và phím hoặc để
giảm hoặc tăng giá trị. Thứ tự đặt (năm hoặc phút) được hiển thị bên cạnh tay phải
dòng thứ hai của màn hình.
6- Để lưu một giá trị mới và trở về chế độ màn hình ở trạng thái quan sát, ấn
phím .
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 24/63 Ngày hiệu lực:

7- Để thoát khỏi chế độ cài đặt không lưu gía trị thay đổi, ấn phím một
lần trước khi xác nhận và màn hình sẽ trở về chế độ quan sát.
8- Ấn phím để màn hình trở về chế độ chờ.
Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 12. Đặt đồng hồ thời gian thực

8.2.10. Giải trừ chức năng khoá cắt:


Chức năng khoá cắt được dùng để ngăn đóng bất ngờ máy cắt sau khi cắt.
Chức năng khoá cắt phải được giải trừ tại chỗ với một giải trừ riêng trước khi máy
cắt có thể đóng lần nữa.
Giải trừ khoá cắt thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn OPERATION\ TRIPLOCKOUT\
LOCKOUT RESET.
3- Ấn phím để vào chế độ cài đặt. Dòng thứ hai sẽ bắt đầu nhấp nháy.
4- Ấn phím để giải trừ khoá cắt.
5- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ chờ.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 25/63 Ngày hiệu lực:

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 13. Giải trừ khoá cắt

8.2.11. Chuyển đổi giữa kết nối mặt trước và sau:


Có hai cách giao diện truyền thông nối tiếp có sẵn cho rơle: Cổng mặt trước
cho kết nối truyền thông nối tiếp bus SPA và lựa chọn module truyền thông ở phía
sau cho truyền thông chuyển qua bus SPA, IEC 60870-5-103, MODBUS (RTU
hoặc ACSII) hoặc giao diện DNP 3.0.
Nếu rơle không được trang bị một module truyền thông tuỳ chọn phía sau
hoặc nếu module không hoạt động, cổng kết nối phía trước luôn luôn hoạt động và
chuyển đổi giữa cổng kết nối trước và sau là không cho phép.
Nếu module truyền thông tuỳ chọn phía sau đã được lắp và kích hoạt, đặt
mặc định là cổng kết nối phía sau. Chuyển đổi giữa cổng kết nối phía trước và phía
sau được thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận đến thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn COFIGURATION\ COMMUNICATION và
ấn phím . Con trỏ sẽ được ở tại cài đặt hiện đang sử dụng (REAR
CONNECTION (cổng kết nối phía sau) hoặc FRONT CONNECTION (cổng kết
nối phía trước)).
3- Ấn phím để vào chế độ cài đặt. Dòng thứ hai sẽ bắt đầu nhấp nháy.
4- Dùng phím hoặc để chọn các cài đặt theo yêu cầu.
5- Ấn phím để xác nhận lựa chọn.
6- Ấn phím để đưa màn hình trở về chế độ chờ.
Khi cổng kết nối mặt trước đã được chọn và không có giao tiếp trong
khoảng 5 phút, kết nối phía sau sẽ tự động được kích hoạt. Để giữ kết nối phía
trước luôn hoạt động, ấn phím và đồng thời khi đóng điện áp nguồn nuôi cho
rơle.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 26/63 Ngày hiệu lực:

Chú ý! Khi cổng nối phía sau đã được chọn, chọn giao thức phía sau sẽ tự
động được kích hoạt.

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 14. Chuyển đổi giữa cổng kết nối trước và sau

Đèn tín hiệu cho truyền thông:


Tín hiệu đèn tắt: Cổng truyền thông phía sau đang được chọn.
Tín hiệu đèn sáng: Cổng truyền thông phía trước đang được chọn.
Tín hiệu đèn sáng nhấp nháy: Cổng truyền thông phía trước đang được chọn
và rơle đang giao tiếp.

8.2.12. Chọn giao thức cho truyền thông phía sau:


Khi REF đã được trang bị với một module truyền thông cho tích hợp giao
thức truyền thông, nó cho phép bạn chọn giao thức truyền thông cho cổng kết nối
phía sau. Nếu REF 610 được trang bị với một module giao thức truyền thông đặc
biệt, không có lựa chọn giao thức truyền thông nào được phép. Giao thức khi đó
được quyết định bởi module truyền thông. Chọn giao thức đã được lưu ở bộ nhớ cố
định và sẽ được tự động kích hoạt khi có sự gián đoạn nguồn nuôi cấp cho rơle.
Chọn giao thức truyền thông phía sau được thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn CONFIGURATION\ COMMUNICATION\
REAR PROTOCAL và ấn phím . Con trỏ sẽ được ở tại cài đặt hiện đang sử
dụng.
4- Ấn phím để vào chế độ cài đặt. Dòng thứ hai sẽ bắt đầu nhấp nháy.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 27/63 Ngày hiệu lực:

5- Dùng phím hoặc để chọn các cài đặt theo yêu cầu.
6- Ấn phím để xác nhận lựa chọn.
7- Ấn phím để đưa màn hình trở về chế độ chờ.
Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 15. Chọn giao thức truyền thông cho cổng kết nối phía sau

8.3. Vận hành các thư mục HMI:


Thư mục HMI bao gồm một mục người sử dụng và một mục thông số kỹ
thuật. Mục người sử dụng dùng cho đo lường và giám sát trong khi mục thông số
kỹ thuật được dùng cho cài đặt rơle bảo vệ và có thể được cầu hình để yêu cầu một
mật khẩu. Mật khẩu sẽ được yêu cầu sau khi giá trị mặc định 999 đã được thay thế.

8.3.1. Mục người sử dụng:


8.3.1.1. Các nhóm mục của mục người sử dụng:
Thư mục người sử dụng bao gồm 4 nhóm thư mục sau:
+ MEASUREMENT: Giám sát các giá trị đo lường.
+ RECORDED DATA:
- Lưu các giá trị, các sự kiện của chức năng bảo vệ.
- Ghi số liệu khởi động của chức năng bảo vệ.
- Liên tục cập nhật để ghi các giá trị thực tế từ chức năng bảo vệ.
+ OPERATION: = Giải trừ khoá cắt.
+ INFO: Thông tin về rơle như loại thiết bị và số serial rơle.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 28/63 Ngày hiệu lực:

Bạn có thể theo dõi các thông số không cần mật khẩu.

8.3.1.2. Giám sát các giá trị đo lường:


Bạn có thể theo dõi tất cả các giá trị đo được qua mục MEASUREMENT
trong HMI. Ngoài ra giá trị đo hiện tại cho dòng các pha I a, Ib, Ic và giá trị đo của In
cũng có thể được theo dõi bởi việc kích hoạt trạng thái giám sát.
Để tiếp cận giá trị đo cho dòng các pha I a, Ib, Ic và giá trị đo của In, I(unbal) và
TH level qua thư mục HMI:
1- Ân phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Con trỏ sẽ ở tại mục đầu tiên, MEASUREMENTS. Ấn phím để xem
giá trị đo cho dòng pha Ia.
3- Dùng phím hoặc để theo dõi các giá trị đo cho dòng pha I a, Ib, Ic và
giá trị đo của In, I(unbal) và TH level. Dòng pha được hiển thị dạng bội số của dòng
định mức, In hiển thị dạng tỷ lệ phần trăm của dòng định mức, I (unbal) hiển thị dạng
phần trăm của dòng pha lớn nhất và TH LEVEL hiển thị dạng phần trăm của mức
cắt quá tải. Ấn phím thêm lần nữa để xem giá trị dòng nhất thứ tương ứng cho
Ia, Ib, Ic và In. Nếu các hệ số chuyển đổi đã được đặt là 0, dấu gạch ngang sẽ được
hiển thị thay thế.
4- Dùng phím mũi tên để theo dõi các giá trị đo khác ở trong mục
DEMAND VALUES.
5- Ấn phím để trở về chế độ màn hình chờ.
Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 16. Thư mục đo lường


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 29/63 Ngày hiệu lực:

Để tiếp cận các giá trị đo nhất thứ bởi kích hoạt trạng thái giám sát, được
thực hiện như sau:
1- Ấn phím và đồng thời để xem dòng điện nhất thứ cho dòng pha I a,
Ib, Ic và dòng chạm đất In.
2- Ấn phím để đưa màn hình trở về chế độ chờ.
Màn hình đã ở chế độ chờ có thể kích hoạt trạng thái giám sát. Màn hình sẽ
không tự động trở về chế độ chờ khi trạng thái giám sát hết thời gian. Ở trường
hợp có một sự cố được phát hiện, tín hiện sự cố sẽ thay thế trạng thái giám sát.

Hình 17. Kích hoạt trạng thái giám sát


Chú ý! Điều kiện tiên quyết để theo dõi chính xác giá trị dòng nhất thứ đó
là tham số M80 và M83 đã được đặt chính xác qua cổng truyền thông nối tiếp.

8.3.1.3. Theo dõi ghi dữ liệu:


Ghi các sự kiện, thông tin về thông số khởi động, cắt và tự động đóng lặp lại
được tìm thấy trong nhóm mục RECORDED DATA.
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng phím hoặc để chọn RECORDED DATA trong thư mục chính
và ấn phím để vào sự kiện đầu tiên.
3- Để tìm vị trí giữa các sự kiện, dùng phím hoặc .
4- Để vào hoặc thoát khỏi một mục con, dùng phím và .
5- Ấn phím để trở về chế độ màn hình chờ.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 30/63 Ngày hiệu lực:

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục Thoát

Hình 17. Dữ liệu được ghi

8.3.1.4. Thông tin:


Nhóm mục INFO bao gồm các thông tin bạn có thể cần khi thực hiện khôi
phục, sửa chữa.
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn INFO và ấn phím để vào mục con đầu
tiên, nơi hiển thị loại thiết bị, số serial rơle, ngày thử nghiệm, module CPU cũng
như module truyền thông DNP 3.0 tuỳ chọn.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 31/63 Ngày hiệu lực:

3- Cho các thông tin cụ thể về module CPU, dùng phím để chọn CPU
MODULE và ấn phím để quan sát số phần mềm CPU và phiên bản. Khi quan
sát số phần mềm CPU và phiên bản, ấn phím để xem cấu hình CPU hoặc phím
để xem số serial CPU.
4- Dùng phím mũi tên để theo dõi các thông tin tương ứng cho module
truyền thông DNP 3.0 tuỳ chọn. Khi quan sát số serial DNP, ấn phím để xem
tên giao thức DNP.
5- Để trở về chế độ màn hình chờ, ấn phím .
Thư mục chính Thư mục con

Hình 18. Thư mục INFO

8.3.2. Các mục thông số kỹ thuật:


8.3.2.1. Hệ thống mục của tham số:
Ấn phím mũi tên để kích hoạt thư mục chính. Nếu mật khẩu mặc định được
sử dụng, mật khẩu sẽ không yêu cầu để thay đổi tham số. Nếu mật khẩu bảo vệ
được sử dụng, "***" sẽ hiển thị trên màn hình cho đến khi bạn đưa chính xác mật
khẩu cho HMI.
Quan sát được sử dụng để đọc và cài đặt các tham số, được chia thành hai
nhóm chính sau:
+ SETTINGS
+ CONFIGURATION
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 32/63 Ngày hiệu lực:

8.3.2.2. Thay đổi cài đặt:


Các cài đặt thực tế bao gồm thiết lập cho nhóm 1 hoặc nhóm 2, nó phụ thuộc
vào nhóm đã được chọn để làm việc (chỉ thị bởi một dấu "*"). Cài đặt thực tế có
thể xem ở mục tham số đầu tiên, ví dụ SETTINGS\ PROTECT. ELEMENTS\ 51P
CT0.00.

Hình 19. Cài đặt tham số ở trong đặt nhóm 1 và đặt nhóm 2
Chuyển đổi giữa đặt nhóm 1 và đặt nhóm 2, bạn có thể kích hoạt toàn bộ
một nhóm của cài đặt cùng một lúc. Chuyển đổi giữa đặt các nhóm được thực hiện
như sau:
Với tham số GROUP 1/ GROUP 2 nằm trong thư mục SETTINGS.
Với một tín hiệu đầu vào số với điều kiện SGB 1...5/4 đã được đặt là 1 ở cả
hai nhóm (GRP1 và GRP2).
Khi một số lượng lớn của cài đặt đã sửa đổi, ví dụ quá trình bắt đầu đưa hệ
thống rơle vào làm việc, dùng một máy tính PC được trang bị với phần mềm cần
thiết. Nếu như không có, khi đó chỉ có thể chỉnh sửa được một vài thiết lập như
sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng các phím mũi tên để chọn thư mục SETTINGS và nhóm mục mong
muốn (ví dụ PROTECT . ELEMENTS) và ấn phím .
3- Dùng phím hoặc để chọn tham số cần thay đổi và ấn phím .
4- Dùng phím hoặc để chọn nhóm đặt 1 hoặc 2 (GRP1 hoặc GRP2).
Nhóm đặt được kích hoạt được chỉ thị bởi dấu "*".
5- Vào chế độ cài đặt bằng việc ấn phím và đưa mật khẩu nếu yêu cầu.
Nếu mật khẩu mặc định 999 vẫn còn hiệu lực, không yêu cầu mật khẩu.
6- Số đầu tiên giá trị đặt của tham số để chỉnh sửa sẽ bắt đầu nhấp nháy.
Dùng phím và để di chuyển con trỏ và phím hoặc để tăng hoặc giảm
thông số.
7- Để lưu một giá trị mới và đưa chế độ màn hình trở về chế độ quan sát, ấn
phím . Nếu tham số đó là loại số, màn hình sẽ xác nhận việc lưu bằng một loé
sáng "---" trên màn hình.
8- Để thoát chế độ cài đặt không lưu thay đổi, ấn phím một lần trước khi
xác nhận và màn hình sẽ trở về chế độ quan sát.
9- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ quan sát.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 33/63 Ngày hiệu lực:

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục

Hình 20. Thư mục cài đặt


Các nhóm chuyển đổi:
Rơle bao gồm các nhóm chuyển đổi sau:
SGF1: Các tiếp điểm đầu ra.
SGF2: Cài đặt màn hình.
SGF3, SGF4: Các chức năng bảo vệ.
SGF5: Tính năng khoá cho lập trình các đèn LED.
SGB1...SGB5: Các đầu vào số (DI1 ... DI5).
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 34/63 Ngày hiệu lực:

SGR1...SGR8: Các tiếp điểm đầu ra (PO1, PO2, PO3, SO1, SO2, SO3, SO4,
SO5).
SGL1...SGL8: Lập trình các đèn LED.
Để đặt các chức năng qua các nhóm chuyển đổi, thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
2- Dùng phím mũi tên để chọn thư mục SETTINGS và mục nhóm chuyển
đổi mong muốn (ví dụ SGF), và ấn phím .
3- Dùng phím hoặc để chọn nhóm chuyển đổi mong muốn (ví dụ
SGF2 cho cài đặt màn hình) và ấn phím .
4- Dùng phím hoặc để chọn nhóm đặt 1 hoặc 2 (GRP1 hoặc GRP2).
Nhóm đặt kích hoạt được chỉ thị bởi dấu "*".
5- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và đưa mật khẩu nếu rơle yêu cầu.
6- Dùng phím và để chọn số nhị phân để cài đặt và phím hoặc
để chọn trạng thái số nhị phân mong muốn, xem hình 21.
7- Ấn phím để xác nhận lựa chọn. Sau khi xác nhận, màn hình sẽ trở về
chế độ quan sát và hiển thị kiểm tra tổng của nhóm chuyển đổi.
8- Ấn phím để đưa màn hình trở về chế độ chờ.
Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 35/63 Ngày hiệu lực:

Hình 21. Cài đặt các nhóm chuyển đổi

Tham số thư mục

Hình 22. Cài đặt số nhị phận

8.3.2.3. Cấu hình:


Nhìn chung, các tham số thuộc cấu hình (CONFIGURATION) chỉ có thể
được đặt một lần bởi khách hàng, trước khi đưa rơle vào làm việc.
Để chỉnh sửa một tham số, thực hiện như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận thư mục chính.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 36/63 Ngày hiệu lực:

2- Dùng phím mũi tên để chọn thư mục CONFIGURATION và nhóm mục
cần, ấn phím .
3- Dùng phím hoặc để chọn tham số mong muốn (ví dụ UNIT
ADDRESSS: xxx) hoặc cài đặt các tham số (ví dụ SPA SETTINGS). Ở trường hợp
đặt một tham số, dùng phím mũi tên cho đến khi bạn tìm được tham số theo yêu
cầu.
4- Ấn phím để vào chế độ cài đặt và đưa mật khẩu nếu rơle yêu cầu.
5- Kiểm tra tham số đề mục (liệt kê) hoặc chữ đầu tiên của giá trị tham số
đặt sẽ nhấp nháy. Đặt theo liệt kê hoặc số/ký tự bằng phím hoặc . Kích hoạt
số/ký tự tiếp theo để đặt bằng ấn phím và . Khi đặt ở dạng liệt kê, phím mũi
tên bên trái và phải không có tác dụng.
6- Để lưu một giá trị mới và đưa màn hình trở về chế độ quan sát, ấn phím
. Nếu tham số là loại con số, màn hình sẽ xác nhận lưu này bằng một loé sáng
"---" trên màn hình.
7- Để thoát chế độ cài đặt không lưu giá trị thay đổi, ấn phím một lần
trước khi xác nhận và đưa màn hình trở về chế độ quan sát.
8- Ấn phím lần nữa để đưa màn hình về chế độ chờ.
Chú ý! Nếu một giá trị đặt vượt quá giới hạn cho phép đã được xác nhận ở
chế độ cài đặt, giá trị cũ sẽ khôi phục.

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 37/63 Ngày hiệu lực:

Hình 23. Thư mục cấu hình (CONFIGURATION) phần 1

Thư mục chính Thư mục con Tham số thư mục


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 38/63 Ngày hiệu lực:

Hình 24. Thư mục cấu hình (CONFIGURATION) phần 2

8.3.2.4. Chấp nhận, giải trừ các tín hiệu, các tiếp điểm đầu ra và ghi các giá
trị:
Để xoá các đèn LED và hiển thị, ấn phím . Các đèn LED và hiển thị chỉ
có xoá (làm sạch) nếu sự cố đã mất đi (không còn tồn tại).
Ấn phím ít nhất 5s để giải trừ khoá các tiếp điểm đầu ra. Lưu ý là các
đèn LED và màn hình đã được xoá trước đó.
Ấn phím và đồng thời ít nhất 1/2s để thực hiện giải trừ kiểm soát, tức
là xoá các tín hiệu và lưu các giá trị và giải trừ khoá các tiếp điểm đầu ra. Màn
hình sẽ xác nhận chuyển đổi ngược cho kích hoạt này. Lưu các giá trị bao gồm các
dữ liệu đã được ghi lại, ghi lại các nhiễu loạn và giá trị trung bình (giá trị theo yêu
cầu).
Các tín hiệu bảo vệ rơle:
Sự làm việc của rơle có thể được theo dõi bằng 3 loại tín hiệu khác nhau trên
HMI:
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 39/63 Ngày hiệu lực:

+ 3 đèn tín hiệu LED với chức năng cố định: Ready (sẵn sàng),
Pickup/Alarm (khởi động/cảnh báo) và Trip (cắt).
+ 8 đèn tín hiệu LED được lập trình.
+ Một thông báo văn bản trên màn hình.
Các chức năng bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu sự cố.

8.4. Các tín hiệu bảo vệ rơle:


8.4.1. Các đèn LED tín hiệu:
Khi một thành phần bảo vệ khởi động hoặc có một cảnh báo, đèn tín hiệu
LED màu vàng sẽ sáng. Khi một thành phần bảo vệ tác động cắt, đèn tín hiệu LED
màu vàng sẽ vẫn ở trạng thái sáng và đèn tín hiệu LED màu đỏ sẽ sáng. Khi một
thành phần bảo vệ khởi động đã bị khoá, đèn tín hiệu LED màu vàng sẽ bắt đầu
sáng nhấp nháy. Đèn tín hiệu LED màu vàng sẽ sáng để chỉ thị cho một cảnh báo
từ một thành phần bảo vệ.

8.4.1.1. Đèn tín hiệu LED màu xanh:

Hình 25. Đèn tín hiệu LED màu xanh


Hai chức năng khác nhau đưa vào đèn tín hiệu LED màu xanh: Có nguồn
nuôi và sự cố bên trong rơle (IRF).
+ Tín hiệu đèn tắt: Không có điện áp nguồn nuôi.
+ Tín hiệu đèn sáng: Rơle đang hoạt động. Tuy nhiên một vài lỗi ít nghiêm
trọng (cảnh báo) có thể xảy ra. Tham khảo chọn tín hiệu cho sự số bên trong rơle
(IRFs) và các cảnh báo.
+ Tín hiệu đèn sáng nhấp nháy: Xảy ra một sự cố bên trong rơle, yêu cầu
phải được sửa chữa bởi một nhà cung cấp dịch vụ đã được uỷ quyền. Tham khảo
chọn tín hiệu cho sự cố bên trong rơle (IRFs) và các cảnh báo.

8.4.1.2. Đèn tín hiệu LED màu vàng:

Hình 26. Đèn tín hiệu LED màu vàng


+ Tín hiệu đèn tắt: Không có thành phần bảo vệ được khởi động và không có
cảnh báo quá tải.
+ Tín hiệu đèn sáng: Một thành phần bảo vệ khởi động hoặc được sinh ra
bởi một cảnh báo. Tín hiệu khởi động hoặc cảnh báo có thể được chọn để khoá
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 40/63 Ngày hiệu lực:

hoặc không khoá với chuyển đổi SGF. Khoá tín hiệu sẽ tự động được làm sạch khi
sự cố mất đi và thành phần bảo vệ đã được giải trừ, trong khi khoá tín hiệu sẽ vẫn
sáng cho đến khi giải trừ bằng tay.
+ Tín hiệu đèn sáng nhấp nháy:
Khởi động các thành phần bảo vệ đã bị khoá bởi tín hiệu đầu vào số từ bên
ngoài. Khoá tín hiệu là không khóa tức là nó sẽ mất đi cùng với tín hiệu đầu vào
số.
Đèn tín hiệu LED màu vàng sẽ liên tục nhấp nháy trong thời gian thành phần
bảo vệ vẫn bị khoá. Khoá tín hiệu sẽ mất đi cùng với tín hiệu đầu vào số hoặc khi
thành phần bảo vệ không đạt khởi động.
Nếu một thành phần bảo vệ đang bị khoá khi một thành phần bảo vệ khác
khởi động, tín hiệu sẽ liên tục nhấp nháy. Điều này bởi vì khoá tín hiệu sẽ ưu tiên
cao hơn khởi động tín hiệu.

8.4.1.3. Tín hiệu đèn LED màu đỏ:

Hình 27. Đèn tín hiệu LED màu đỏ


+ Tín hiệu đèn tắt: Không có thành phần bảo vệ đi cắt.
+ Tín hiệu đèn sáng: Một thành phần bảo vệ đưa đi cắt. Tín hiệu cắt bị khoá
tức là nó sẽ vẫn sáng cho đến khi được xoá bằng tay.

8.4.1.4. Lập trình các đèn tín hiệu LED:


Ngoài 3 đèn LED cố định, rơle còn có 8 đèn LED để cho bạn lập trình trạng
thái tín hiệu của loại khác nhau của các tín hiệu rơle. Lập trình các đèn LED có thể
báo hiệu cho các thông tin dưới đây:
+ Tín hiệu cắt từ các thành phần bảo vệ.
+ Tín hiệu cảnh báo từ các thành phần bảo vệ.
+ Vị trí máy cắt.
+ Khoá cắt.
+ Phát hiện ánh sáng bởi bảo vệ hồ quang.
+ Tình trạng của các tín hiệu đầu vào số.
Đường đi các tín hiệu tới các đèn LED qua nhóm chuyển đổi SGL1...SGL8;
để LED 1 với chuyển đổi của nhóm chuyển đổi SGL1, để LED 2 với chuyển đổi
của SGL2 và .... Mỗi SGL bao gồm 21 tín hiệu có thể lựa chọn.
Các đèn LED được mặc định không khoá nhưng bạn cũng có thể đặt chúng
để làm việc như là khoá qua nhóm chuyển đổi SGF5.
Cấu trúc cho cài đặt các nhóm chuyển đổi, xem phần chọn nhóm chuyển đổi.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 41/63 Ngày hiệu lực:

8.4.2. Tín hiệu thông báo:


Tín hiệu thông báo ở dạng tin nhắn cho một tổng quan về hoạt động bảo vệ
và sự cố bên trong rơle được thể hiện ở trên màn hình.

8.4.2.1. Tín hiệu thông báo làm việc:


Khi một thành phần bảo vệ khởi động, dòng chữ PICKUP sẽ xuất hiện trên
màn hình cùng với tên của chức năng. Ngoài ra, ở trường hợp một tín hiệu khởi
động bị khoá, tên của đầu vào làm việc mà gây ra sự cố sẽ được hiển thị (ngoại trừ
bảo vệ quá tải và bảo vệ đứt pha). Tín hiệu đèn LED màu vàng sẽ sáng.

Hình 28. Khoá tín hiệu khởi động


Khi một thành phần bảo vệ cắt, dòng chữ TRIP sẽ xuất hiện trên màn hình
cùng với tên của chức năng. Ngoài ra, tên của đầu vào làm việc mà gây ra sự cố sẽ
xuất hiện (ngoại trừ bảo vệ quá tải và bảo vệ đứt pha). Đèn tín hiệu LED màu đỏ sẽ
sáng.

Hình 29. Tín hiệu cắt


Ở trường hợp có cảnh báo từ bảo vệ quá tải, dòng chữ ALARM sẽ xuất hiện
trên màn hình cùng với ký hiệu chức năng và đèn tín hiệu LED màu vàng sẽ sáng.

Hình 30. Tín hiệu cảnh báo


Nếu chức năng tự động đóng lặp đã được thực hiện để báo tín hiệu cắt thành
công, dòng chữ DEF. TRIP ALARM sẽ xuất hiện trên màn hình để chỉ thị bên trái
máy cắt (CB) ở vị trí cắt và không có thêm lần đóng lặp lại được thực hiện.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 42/63 Ngày hiệu lực:

Nếu một tín hiệu khởi động hoặc cắt cho thành phần bảo vệ đó bắt đầu một
chu trình đóng lặp lại liên tục được xoá bỏ, dòng chữ Shot Due sẽ xuất hiện trên
màn hình để chỉ thị một chu trình đang diễn ra và máy cắt sẽ đóng sau khi hết thời
gian chết.
Ở trường hợp đóng lặp lại máy cắt bị lỗi (không thành công) hoặc không
hoạt động, dòng chữ RECLOSING FAILED sẽ hiển thị trên màn hình.
Nếu chức năng tự động đóng lặp lại đã bị tín hiệu khoá, dòng chữ
LOCKOUT sẽ xuất hiện trên màn hình để chỉ thị toàn bộ chức năng tự động đóng
lặp lại tạm thời mất tác dụng.

Hình 31. Tín hiệu báo cắt thành công


Các khoá và không khoá các tín hiệu:
Khóa một tín hiệu ‘thông báo hoạt động’ sẽ vẫn tồn tại trên màn hình cho
đến khi xoá bằng tay hoặc cho đến khi được thay thế bằng một thông báo tiên cao
hơn. Tuy nhiên, nếu sự cố vẫn tồn tại và không mất đi, tín hiệu thông báo và đèn
LED sẽ không thể xoá được. Một tín hiệu làm việc được sinh ra bởi không khoá
khởi động sẽ tự động được xoá khi thành phần được giải trừ.

Ưu tiên của tín hiệu thông báo làm việc:


Thông báo trên màn hình có thứ tự ưu tiên nhất định. Nếu có nhiều loại tín
hiệu khác nhau xảy ra đồng thời, thông điệp có ưu tiên cao nhất sẽ xuất hiện trên
màn hình. Thứ tự ưu tiên của thông báo:
1- CBFP/cắt từ bảo vệ arc.
2- Lỗi đóng lặp lại máy cắt.
3- Báo cắt thành công.
4- Khởi động/ cảnh báo/ chu trình đóng lặp lại/ khóa đóng lặp lại.
Khi có nhiều thành phần bảo vệ đạt khởi động hoặc cảnh báo, khởi động
cuối/ tín hiệu thông báo cảnh báo sẽ hiển thị. Khi nhiều thanh phần bảo vệ tác động
cắt, thông báo tín hiệu cắt đầu tiên sẽ hiển thị cho đến hết thời gian trên danh nghĩa
bởi NEW TRIP IND, giá trị đặt đã hết hiệu lực. Sau đó, một thông báo tín hiệu cắt
mới có thể thay thế thông báo cũ. Một thông báo tín hiệu cắt ẩn đi có thể đã đưa về
phía trước bằng cách ấn phím .

8.4.2.2. Ghi tín hiệu nhiễu loạn:


Khi màn hình ở chế độ chờ, dấu "*" chỉ thị ghi nhiễu loạn đã được thực hiện
và sẵn sàng chuyển đi, sẽ hiển thị ở góc phía dưới bên tay trái màn hình.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 43/63 Ngày hiệu lực:

8.4.2.3. Các tín hiệu cho sự cố bên trong rơle và các cảnh báo:
Có hai loại tín hiệu sự cố: Các tín hiệu sự cố bên trong rơle (IRF) và các
cảnh báo. Sự cố bên trong rơle không cho phép rơle làm việc, khi có một vài lỗi
nhỏ (được gọi là cảnh báo) cho phép rơle được tiếp tục vận hành với đầy đủ các
chức năng hoặc giảm chức năng đi.
Sự cố bên trong rơle (IRF):
Sự cố vĩnh cửu bên trong rơle, rơle không thực hiện chức năng bảo vệ và
phải gửi đi sửa chữa tại một nhà bảo dưỡng được uỷ quyền. Khi hệ thống giám sát
nội tại phát hiện một sự cố vĩnh cửu bên trong rơle, đèn tín hiệu LED màu vàng sẽ
sáng nhấp nháy, dòng chữ INTERNAL FAULT và một mã sự cố sẽ xuất hiện trên
màn hình. Trạng thái mã sự cố khi đó được gửi cùng với rơle cho nhà bảo dưỡng.
Tín hiệu đèn LED mà xanh (đèn Ready) sáng nhấp nháy kéo dài, tín hiệu sự cố
không xoá được. Ở những trường hợp sự cố bên trong mất đi, tín hiệu đèn màu
xanh sẽ không nhấp nháy và rơle sẽ trở về trạng thái làm việc bình thường nhưng
thông báo tín hiệu sự cố sẽ vẫn giữ trên màn hình cho đến khi được xoá bằng tay
(hoặc một động cơ bắt đầu khởi động).

Hình 32. Sự cố vĩnh cửu bên trong rơle (IRF)


Mã sự cố là một loại con số và chỉ thị cho loại sự cố. Mã sự cố được liệt kê
ở bảng dưới đây:
Bảng 2. Mã sự cố IRF

Mã sự cố Loại sự cố
4 Lỗi ở đầu ra rơle PO1
5 Lỗi ở đầu ra rơle PO2
6 Lỗi ở đầu ra rơle PO3
7 Lỗi ở đầu ra rơle SO1
8 Lỗi ở đầu ra rơle SO2
9 Lỗi trong việc cho phép tín hiệu cho đầu ra rơle
PO1, PO2, SO1 hoặc SO2
10, 11, 12 Lỗi trong tín hiệu phản hồi, cho phép tín hiệu cho
đầu ra rơle PO1, PO2, SO1 hoặc SO2
13 Lỗi ở đầu ra rơle tuỳ chọn SO3
14 Lỗi ở đầu ra rơle tuỳ chọn SO4
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 44/63 Ngày hiệu lực:

15 Lỗi ở đầu ra rơle tuỳ chọn SO5


16 Lỗi trong việc cho phép tín hiệu cho đầu ra rơle
SO3, SO4 hoặc SO5
17, 18, 19 Lỗi trong tín hiệu phản hồi, cho phép tín hiệu cho
đầu ra rơle SO3, SO4 hoặc SO5
20, 21 Điện áp nguồn nuôi hạ thấp
30 Bị lỗi bộ nhớ chương trình
50, 59 Bị lỗi bộ nhớ làm việc
51, 52, 53, 54, 56 Bị lỗi bộ nhớ tham số1) 2)
55 Bị lỗi bộ nhớ tham số, tham số hiệu chuẩn
80 Thiếu module I/O tuỳ chọn
81 Không hiểu module I/O tuỳ chọn
82 Lỗi cấu hình module I/O tuỳ chọn
85 Lỗi module nguồn cấp
86 Không hiểu module nguồn cấp
90 Lỗi cấu hình phần cứng
95 Không hiểu module truyền thông
104 Lỗi đặt cấu hình (theo IEC 60870-5-103)
131, 139, 195, 203, 222, 223 Lỗi bộ tham chiếu điện áp bên trong
240 Lỗi đầu vào, cảm biến ánh sáng 1
241 Lỗi đầu vào, cảm biến ánh sáng 2
253 Lỗi ở thiết bị đo
1)
Có thể hiệu chỉnh theo định dạng nhà chế tạo đã đặt.
2)
Giá trị định rõ của người dùng sẽ được đặt để không trong tình trạng sự cố
bên trong.
Cảnh báo! Ở trường hợp có một vài lỗi nhỏ (cảnh báo), rơle sẽ tiếp tục để
vận hành trừ các chức năng bảo vệ có thể bị ảnh hưởng bởi các lỗi này. Các lỗi
loại này, tín hiệu đèn LED màu xanh sẽ vẫn sáng nhưng dòng chữ WARNING với
một mã sự cố hoặc một dòng thông báo chỉ thị loại lỗi sẽ thay thế tên của đường
điện trên màn hình ở chế độ màn hình chờ. Một số lỗi này có thể sửa được khi rơle
làm việc tại vị trí đặt. Sau khi sự cố mất đi hoặc đã được sửa, thông báo sẽ tự
động được xoá.

Hình 33. Cảnh báo với dòng chữ thông báo


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 45/63 Ngày hiệu lực:

Nếu có lớn hơn một loại sự cố xảy ra cùng tại một thời điểm, một mã số duy
nhất mà các tín hiệu cho tất cả các lỗi sẽ sẽ được hiển thị. Ví dụ "33" với ngụ ý hai
lỗi: Dung lượng Pin thấp và module DNP 3.0 bị lỗi. Mã này đã được nhà chế tạo
ấn định theo như ở bảng 3.

Hình 34. Cảnh báo với mã số


Bảng 3. Mã cảnh báo
Lỗi Lượng Mô tả
giá trị
Battery low 1 Điện áp Pin thấp:
+ Pin phải được thay thế.
+ Nếu REF 610 không dùng pin, cảnh
báo này có thể mất đi nếu đặt non-
volatile memory là 0.
+ Ở trường hợp chỉ có cảnh báo này làm
việc. Màn hình sẽ hiển thị dòng chữ
BATTERY LOW .
1)
Trip - circuit supervision 2 Lỗi ở mạch cắt:
+ Kiểm tra mạch cắt với đường dẫn bị hở
và sửa chữa cho đúng.
+ Cảnh báo sẽ không hiển thị nếu giám
sát mạch cắt (TCS) không sử dụng
(không kích hoạt chức năng này).
Power supply module 4 Nhiệt độ bên trong rơle quá cao:
temperature high Kiểm tra nhiệt độ môi trường xung quanh
phải nằm trong giới hạn cho phép của
nhà chế tạo rơle .
Commmunication module 8 Module truyền thông bị lỗi hoặc không
faulty or missing được lắp:
+ Kiểm đầu giắc cắm được gắn chính xác
với hộp rơle.
+ Kiểm tra module truyền thông được lắp
ráp.
+ Cảnh báo sẽ không hiển thị nếu module
truyền thông phía sau không sử dụng.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 46/63 Ngày hiệu lực:

+ Ở trường hợp chỉ có cảnh báo này làm


việc. Màn hình sẽ hiển thị dòng chữ
COMM.CARD FAULTY.
DNP 3.0 configuration error 16 Lỗi cấu hình DNP 3.0: Tham số DNP 3.0
phải được định dạng và cấu hình lại.
DNP 3.0 module faulty 32 Lỗi bộ nhớ trong card DNP 3.0 hoặc
truyền thông bị mất giữa card DNP 3.0
và rơle: Card DNP 3.0 hoặc thiết bị giắc
cắm yêu cầu nhà bảo dưỡng.

Continuous light detected by 64 Cảm biến phát hiện ánh sáng liên tục:
light sensor 1 hoặc 21) + Kiểm tra cảm biến và sợi cáp
+ Kiểm tra xem không có nguồn sáng mà
có thể ảnh hưởng vào bề mặt cảm biến
(ví dụ: Cửa máy cắt mở)
 27

8.5. Phần giắc cắm có thể tháo rời:


8.5.1. Nhận dạng thiết bị:
Số thứ tự được tìm thấy trên một nhãn dưới tay cầm của rơle.
Khuyến cáo!
Khi kiểm tra số thứ tự của phần giắc cắm rơle, thực hiện cẩn thận
không được nâng tay cầm vượt quá 250 (khoảng 40mm). Đưa tay
nâng ra xa sẽ tháo phần giắc cắm khỏi hộp.
 = 250
y = 40 mm

Hình 35. Kiểm tra số thứ tự của rơle


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 47/63 Ngày hiệu lực:

8.5.2. Tháo và lắp phần giắc cắm:


Trước khi tháo phần giắc cắm khỏi hộp, điện áp nguồn nuôi phải được cắt
ra. Để tháo phần giắc cắm, nâng phía dưới tay cầm cho đến khi khoá lò xo - tải trên
cả hai cạnh của tay cầm được giải phóng và thiết bị được đẩy ra khỏi hộp khoảng
6mm. Điều này để tách các đầu nối và bạn có thể dễ dàng đẩy thiết bị ra khỏi hộp.
Rơle có các tính năng cơ khí tự động ngắn mạch ở đầu nối máy biến dòng
(CT). Do đó, tháo phần giắc cắm sẽ không hở mạch nhị thứ của CT, nếu không có
thể gây ra điện áp cao nguy hiểm.
Các đầu nối tín hiệu sẽ để hở khi phần giắc cắm được tháo.

Hình 36. Tháo phần giắc cắm khỏi hộp


Chú ý! Trước khi đặt một phần giắc cắm rơle vào một hộp rơle, kiểm tra
phần giắc cắm và hộp phải giống số thứ tự. Số thứ tự của hộp được in trên tấm
đáy bên trong hộp. Tuy nhiên, nếu một phần giắc cắm thay thế đã được dùng để
người dùng thay thế cho phần nguyên bản, đảm bảo chắc chắn thấp nhất mười ký
tự đầu tiên trong số thứ tự của hộp và phần giắc cắm là giống nhau, giống như ví
dụ sau:

Số thứ tự của hộp rơle REF610B55HCHP


Số thứ tự của phần giắc cắm REF610B55HCHP

Tuy nhiên nhà sản xuất khuyên bạn, tốt nhất là tất cả các ký tự trong số thứ
tự của phần giắc cắm thay thế giống số thứ tự của hộp rơle, chấp nhận điều này để
chỉ ngụ ý cho dự phòng một bộ phận, có thể phù hợp với vỏ. Nếu không, nó có thể
là nguyên nhân dẫn đến mất các chức năng quan trọng trong ứng dụng.
Các tính năng rơle xây dựng hệ thống mã hoá cơ khí, cho phép các giắc cắm
điện áp hoặc dòng điện đầu vào chỉ có thể cắm vào ổ cắm tương ứng trong hộp.
Điều này để ngăn ngừa các vị trí nguy hiểm từ một đầu không phù hợp của phần
giắc cắm được lắp vào trong một hộp rơle.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 48/63 Ngày hiệu lực:

Nguy hiểm!
Cưỡng bức phần giắc cắm không phù hợp vào hộp sẽ gây vỡ rơle hoặc
có thể gây ra các tình huống nguy hiểm.
Khi lắp đặt phần giắc cắm vào hộp rơle, đầu tiên kiểm tra tay cầm hướng
xuống dưới vào đúng vị trí ban đầu và ấn phần giắc cắm (thiết bị tháo rời) vào hộp
cho đến khi bấm vào ổ khoá, xem hình 37.

Hình 37. Lắp ráp phần giắc cắm vào trong hộp

8.5.3. Thay Pin:


Pin chỉ có thể được đưa vào và thay bởi người đã được huấn luyện, thành
thạo các thao tác và am hiểu thiết bị.
Lắp hoặc thay Pin, đầu tiên pháo tháo rời phần giắc cắm ra, tham khảo phần
tháo và lắp phần giắc cắm.
Khoang chứa Pin chỉ có thể tiếp cận được từ phía dưới phần giắc cắm như
mô tả ở hình 38. Tháo Pin cẩn thận với một tua vít đầu bẹt, thực hiện cẩn thận
không để Pin rơi vào bên trong phần giắc cắm. Chèn một Pin mới vào bên dưới tay
kẹp Pin và đảm bảo chắc chắn việc lắp đặt Pin chính xác sự phân cực để tránh hư
hại thiết bị.
Các loại Pin lithium được tháo ra phải được xử lý theo các quy định về môi
trường có liên quan.
Pin không được thay trong quá trình vận hành bình trường.
Khi Rơle thực hiện bảo dưỡng, Pin phải được tháo ra để tránh phóng điện.
Đặc tính thời gian phóng của Pin là 14 ngày.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 49/63 Ngày hiệu lực:

Tay kẹp Pin

Chú ý: Phân cực

Pin

Hình 37. Lắp và thay Pin


Pin cho đồng hồ thời gian thực và bộ nhớ cố định có thể mua được ở các cửa
hàng chuyên về linh kiện điện tử.
Nhà chế tạo khuyên bạn nên sử dụng Pin của nhà chế tạo Panasonic loại
BR2032 và Rayovac loại BR2032.
Pin này là loại lithium BR- không thể nạp lại.

9. ĐƯA VÀO LÀM VIỆC VÀ BẢO DƯỠNG:


Thử nghiệm và bảo dưỡng định kỳ rơle tuân theo quy định của ngành.
Trước khi đưa vào làm việc, các chức năng của cấu hình ứng dụng rơle và
giá trị cài đặt phải được thử nghiệm.
Trước khi đưa rơle vào vận hành, hoạt động của các bảo vệ ngắn mạch và
chạm đất phải được thử nghiệm bởi thử nghiệm bơm dòng thứ cấp để đảm bảo an
toàn cho cá nhân. Ngoài ra, phải chính xác sự làm việc của các tín hiệu đầu vào và
đầu ra và từ rơle cần được xác nhận.
REF 610 là rơle bảo vệ kỹ thuật số với các chức năng được thực hiện ở trong
cấu hình phần mềm rơle. Chức năng phần mềm không thay đổi theo thời gian và
rơle thực hiện tự giám sát bản thân trong quá trình làm việc. Vì vậy không cần thiết
phải thực hiện thử nghiệm tất cả các hoạt động bên trong rơle khi bảo dưỡng định
kỳ.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 50/63 Ngày hiệu lực:

Khi bảo vệ rơle làm việc dưới các điều kiện định mức (xem thông số định
mức của rơle), nhà chế tạo khuyên bạn với bảo dưỡng phòng ngừa được thực hiện
với chu kỳ 5 năm một lần. Chu kỳ thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa này được thực
hiện để đảm bảo hoạt động chuẩn xác và an toàn của rơle. Khi thực hiện bảo
dưỡng phòng ngừa, chính xác các chức năng của rơle phải được xác nhận gồm cả
mạch cuộn dây đến và đi từ rơle.
Nếu điều kiện môi trường làm việc của rơle khác quy định định mức đã
được nhà chế tạo đưa ra, đối với nhiệt độ và độ ẩm hoặc nếu không khí bao quanh
rơle chứa nhiều khí hoá học làm việc hoặc bụi, rơle phải được kiểm tra bằng trực
quan. Theo kiểm tra trực quan, các vấn đề sau đây phải thực hiện bằng quan sát:
+ Các dấu hiệu của tổn thương cơ học trên rơle, các tiếp xúc và hộp rơle.
+ Vết rỉ sét hoặc dấu hiệu của sự ăn mòn tại các đầu nối hoặc hộp.
Nguy hiểm!
Không được làm hở mạch bên thứ cấp với bất kỳ một pha nào của máy
biến dòng trong quá trình thử nghiệm khi phía sơ cấp máy biến dòng
đang mang điện. Điện áp cao được tạo ra bởi mạch nhị thứ máy biến
dòng bị hở có thể gây tử vong hoặc hư hại thiết bị, cách điện.

9.1. Đưa rơle vào làm việc:


Rơle đưa vào làm việc phải được xác nhận chuẩn xác hoạt động của rơle khi
nó được đưa vào sử dụng. Kiểm tra cực tính của từng pha máy biến dòng phải thực
hiện để xác nhận mạch cuộn dây giữa máy biến dòng và rơle là chính xác. Nó là
một điều kiện tiên quyết cho các chức năng bảo vệ trong rơle làm việc chính xác.
Mạch cắt máy cắt, liên động và dây tín hiệu cũng phải được kiểm tra.
Khi đưa rơle vào làm việc, thử nghiệm bơm dòng bên thứ cấp để đảm bảo an
toàn cho cá nhân trong trường hợp ngắn mạch hoặc chạm đất trong hệ thống. Nếu
muốn, thử nghiệm bơm dòng thứ cấp cũng có thể được sử dụng cho việc thử
nghiệm thêm các chức năng của rơle.
Đưa rơle vào làm việc bao gồm những công việc sau:
1- Xác nhận chuẩn xác các ứng dụng cụ thể đã được cài đặt vào rơle. Công
việc này thực hiện bằng cách đọc các cài đặt rơle thông qua HMI hoặc truyền
thông nối tiếp và so sánh với những tính toán ứng dụng cụ thể để cài đặt. Nếu đọc
qua truyền thông nối tiếp, cài đặt được lưu như một tập lưu cài đặt đưa vào làm
việc.
2- Xác nhận các đo lường hiện tại - tham khảo phần chọn đo lường.
3- Thử tín hiệu định tuyến tới các tiếp điểm đầu ra - tham khảo phần chọn
thử nghiệm chức năng
4- Thử các tín hiệu đầu vào số có sẵn - tham khảo phần thử nghiệm đầu vào
số.
5- Thử phát hiện arc tuỳ chọn - tham khảo phần thử nghiệm phát hiện arc.
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 51/63 Ngày hiệu lực:

6- Thử bảo vệ ngắn mạch - tham khảo lựa chọn thử nghiệm các chức năng
bảo vệ.
7- Thử bảo vệ chạm đất - tham khảo phần kiểm tra các chức năng bảo vệ.

9.2. Bảo dưỡng:


Khi thực hiện chu kỳ bảo dưỡng ngăn ngừa, mạch cắt máy cắt cũng phải
được thử nghiệm, nếu có thể. Điều này có thể dễ dàng thực hiện với việc tháo phần
giắc cắm ra khỏi hộp rơle, như là các đầu cho các tiếp điểm đầu ra ở trong hộp rơle
để hở trong tình huống như vậy.

Nguy hiểm!
Khi phần giắc cắm được tháo ra khỏi hộp, các đầu của hộp chứa không
được chạm vào. Bên trong hộp rơle có phần tử mang điện áp cao và
chạm vào nó có thể gây ra tổn thương cá nhân.
Bảo dưỡng ngăn ngừa cho rơle bao gồm việc kiểm tra hoạt động của rơle và
những thay đổi có thể làm mòn hỏng các bộ phận. Kiểm tra được thực hiện để đảm
bảo phần cứng rơle hoạt động chuẩn xác như đã làm như lần đầu đưa vào làm việc.

9.2.1. Kiểm tra rơle:


Kiểm tra bảo dưỡng rơle bao gồm:
1- Kiểm tra sự đo lường - có thể được thực hiện theo hướng dẫn ở mục chọn
kiểm tra đo lường.
2- Kiểm tra các tiếp điểm đầu ra hoạt động - có thể thực hiện theo hướng
dẫn ở mục chọn thử nghiệm chức năng. Mạch cắt máy cắt phải được tách ra khỏi
rơle trong quá trình kiểm tra để tránh những làm việc không mong muốn ở hệ
thống. Tín hiệu liên động cũng phải được tách ra khỏi rơle trong quá trình kiểm tra
để tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra ở hệ thống.
3- Kiểm tra các đầu vào số làm việc - có thể thực hiện theo hướng dẫn ở
mục thử nghiệm đầu vào số.
4- Nếu có một lý do nào để tin rằng cáp quang hoặc mắt kính cảm biến cho
bảo vệ arc có thể đã bị hư hại, ví dụ do dòng hồ quang lớn bên trong máy cắt, hoạt
động chuẩn xác của phát hiện arc có thể kiểm tra theo hướng dẫn ở mục thử
nghiệm phát hiện arc.

9.2.2. Các bộ phận thay thế dự phòng:


Khi sử dụng đồng hồ thời gian thực và chức năng lưu dữ liệu, Pin có thể
được thay 5 năm một lần. Tham khảo mục lắp và thay Pin.

9.3. Kiểm tra đo lường:


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 52/63 Ngày hiệu lực:

Hầu hết các chức năng bảo vệ ở rơle bảo vệ được dựa trên các dòng pha và
dòng chạm đất đo được của rơle. Nó là quan trọng để xác minh rằng rơle đo giá trị
đúng. Kiểm tra này có thể được thực hiện bằng đọc dòng hiện hành trên màn hình
khi bơm một dòng tinh khiết này vào đầu vào mạch dòng. Nếu đọc trên rơle xem
có tương ứng với giá trị tính toán, thực hiện kiểm tra độ chính xác rơle và đưa cách
giải vào bản ghi, rơle đo lường chuẩn xác giá trị.
Dòng định mức cho đầu vào mang điện được xác nhận như mô tả trên nhãn
rơle bên dưới tay cầm hạ thấp của rơle.
Khi kiểm tra đo lường dòng pha bởi rơle, giá trị hiển thị trên màn hình được
tính như sau:
Giá trị trên màn hình (CT) = (dòng bơm vào/dòng định mức đầu vào)x CT
Khi kiểm tra đo lường dòng chạm đất bởi rơle, giá trị hiển thị trên màn hình
được tính như sau:
Giá trị trên màn hình (CT%) = (dòng bơm vào/dòng định mức đầu
vào)x100%

9.4. Thử nghiệm chức năng:


Mục này mô tả định tuyến tín hiệu từ chức năng bảo vệ và làm việc của các
tiếp điểm đầu ra trong rơle có thể thử nghiệm được.
Các tín hiệu bên trong định tuyến tới các tiếp điểm đầu ra tuân theo nhóm
chuyển đổi SGR.
Cách kiểm tra được truy cập qua FUNCTION TEST/ DI trong
CONFIGURATION ở trong thư mục chính HMI. Ở cách kiểm tra này, tất cả các
tín hiệu từ các thành phần bảo vệ khác nhau có thể được kích hoạt một lần bởi một
lần ấn, tự giám sát bao gồm:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận vào thư mục chính.
2- Ấn phím hoặc để chọn COFIGURATION trong thư mục chính và
ấn phím . Con trỏ ở tại mục đầu tiên, FUNCTION TEST/ DI. Ấn phím lần
nữa để vào thư mục thử nghiệm.
3- Con trỏ ở tại tham số đầu tiên, FUNC. TEST. Ấn phím để vào chế độ
thử nghiệm và nhập mật khẩu nếu rơle yêu cầu.
4- Chọn tín hiệu cần với phím hoặc và ấn phím để kích hoạt tín
hiệu. Tín hiệu sẽ vẫn giữ làm việc trong thời gian dài cho đến khi dừng ấn .
5- Lặp lại từng bước trước đó cho thử nghiệm các tín hiệu khác.
6- Để rời khỏi chế độ thử nghiệm, ấn phím .
7- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ chờ.
Bảng phía dưới mô tả thứ tự kích hoạt và số tương ứng nhấp nháy khi một
tín hiệu đang được thử nghiệm.
Bảng 4. Thử nghiệm chức năng
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 53/63 Ngày hiệu lực:

Số Chức năng
1 Khởi động của 51P
2 Cắt của 51P
3 Khởi động của 50P-1
4 Cắt của 50P-1
5 Khởi động của 50P-2
6 Cắt của 50P-2
7 Khởi động của 51N
8 Cắt của 51N
9 Khởi động của 50N
10 Cắt của 50N
11 Khởi động của 46
12 Cắt của 46
13 Cảnh báo của 49
14 Cắt của 49
15 Cắt ngoài
16 Cắt của Arc
0 IRF

Nó cũng có thể thử nghiệm các tiếp điểm đầu ra qua truyền thông nối tiếp
dùng tham số 0.

9.5. Thử nghiệm đầu vào số:


Mục này mô tả làm thế nào để kích hoạt tín hiệu nối với các đầu vào số có
thể thử nghiệm được.
Theo dõi trạng thái của các đầu vào số, hướng trong thư mục HMI như sau:
1- Ấn phím mũi tên để tiếp cận vào thư mục chính.
2- Ấn phím hoặc để chọn COFIGURATION trong thư mục chính và
ấn phím . Con trỏ ở tại mục đầu tiên, FUNCTION TEST/ DI. Ấn phím lần
nữa để vào thư mục thử nghiệm.
3- Dùng phím hoặc để chọn DI STATUS và ấn phím để xem
trạng thái của DI1.
4- Dùng phím hoặc để theo dõi trạng thái của 4 đầu vào số.
5- Ấn phím để đưa màn hình về chế độ chờ.
Nó cũng có thể thử nghiệm các tiếp điểm đầu vào số qua truyền thông nối
tiếp.

9.6. Thử nghiệm phát hiện arc:


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 54/63 Ngày hiệu lực:

Mục này mô tả làm thế nào nối mắt kính cảm biến phát hiện arc bên ngoài
tuỳ chọn và đấu nối cáp quang có thể thử nghiệm được.
Nhà sản xuất khuyên bạn sử dụng một máy ảnh có flash với số đường dẫn
thấp nhất 36 và điều chỉnh tốc độ cửa chớp đạt ít nhất 1/60s được dùng cho thử
nghiệm này. Một nguồn sáng thay thế cho thử nghiệm này là một ánh sáng loé của
loại nhỏ máy ảnh.
1- Chọn lập trình đèn LED để làm tín hiệu phát hiện ánh sáng từ phát hiện
arc bởi đặt chuyển đổi SGL 21 đặt là 1 cho chọn đèn LED. Nó cũng có thể để định
tuyến tín hiệu phát ánh sáng tới một tiếp điểm đầu ra, phải đặt khoá tín hiệu.
2- Cấu hình cho chọn lập trình đèn LED được khoá bởi đặt chuyển đổi
tương ứng ở SGF5 sang 1.
3- Vị trí đặt máy ảnh với khoảng cách nhỏ nhất 3m từ mắt kính cảm biến và
đèn flash máy ảnh. Lựa chọn vị trí đèn flash hướng ngược với mắt kính cảm biến.
4- Chọn lập trình đèn LED để sáng lên nếu phát hiện arc hoạt động đúng.
Nếu đầu ra rơle được dùng, khi đó tiếp điểm đầu ra tác động.
Chú ý!
Đảm bảo chắc chắn chuyển đổi ở SGF3 cho tín hiệu non - trip L> được đặt
và L> được cấu hình để tác động ngay lập tức khi phát hiện ánh sáng với một
chuyển đổi ở SGF4.

9.7. Thử nghiệm các chức năng bảo vệ:


Các chức năng bảo vệ ngắn mạch và chạm đất ở rơle có thể được thử
nghiệm với giá trị đặt đã được sử dụng trong vận hành bình thường. Nếu giá trị đặt
khác được sử dùng trong quá trình thử nghiệm, bạn phải đảm bảo chắc chắn giá trị
đặt ban đầu phải được phập lại sau khi thử nghiệm hoàn tất.
Thử nghiệm này phải được thực hiện như một thử nghiệm bên thứ cấp bởi
bơm dòng vào đầu vào mạch dòng. Có thể thử nghiệm bên thứ cấp không khoá các
rơle khác hoặc cắt máy cắt trong hệ thống, rơle phải được tách các kết nối.
Khuyến cáo!
Cho giới hạn dòng đảm bảo công suất của cuộn dây, các đầu và máy
biến dòng đo lường của rơle, tham khảo phần thông số kỹ thuật.

9.7.1. Thử nghiệm bảo vệ ngắn mạch:


Nếu trang thiết bị thử nghiệm không tạo được 3 dòng một lúc, chức năng
bảo vệ không cân bằng pha phải được đưa ra khỏi hoạt động trong quá trình thử
nghiệm.
Khi tính toán dòng, để bơm vào đầu vào pha mạch dòng, tính toán phải được
thực hiện dựa trên cơ sở như sau:
Giá trị dòng định mức, 1A hoặc 5A của đầu vào rơle để thử nghiệm, dòng để
bơm trong quá trình thử nghiệm như sau:
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 55/63 Ngày hiệu lực:

Dòng bơm (A) =2.5 x 50P-1 x dòng định mức của đầu vào rơle.
Để thực hiện thử nghiệm này, bơm dòng ở tất cả 3 pha dòng đầu vào. Các
tiếp điểm đầu ra, để tín hiệu cắt được định tuyến từ chức năng bảo vệ ngắn mạch,
phải tác động khi kết thúc thời gian đặt (thời gian trễ) của thành phần 50P-1.

9.7.2. Thử nghiệm bảo vệ chạm đất:


Khi tính dòng để bơm vào đầu vào dòng chạm đất, tính toán phải dựa trên cơ
sở sau đây:
Giá trị dòng định mức, 1A hoặc 5A của đầu vào rơle để thử nghiệm, dòng để
bơm trong quá trình thử nghiệm như sau:
Dòng bơm (A) =2.5 x 51N x dòng định mức của đầu vào rơle.
Để thực hiện thử nghiệm này, bơm dòng ở đầu vào dòng chạm đất. Các tiếp
điểm đầu ra, để tín hiệu cắt được định tuyến từ chức năng bảo vệ chạm đất, phải
tác động khi kết thúc thời gian đặt (thời gian trễ) của thành phần 51N.

10. PHỤ LỤC:


10.1. Bảng các nhóm chuyển đổi cho cài đặt:

*Nhóm chuyển đổi SGF1:

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGF1/1 Chọn tính năng khóa cho PO1. 0
SGF1/2 Chọn tính năng khóa cho PO2. 0
SGF1/3 Chọn tính năng khóa cho PO3. 0
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 0 và đo tín hiệu mà nguyên nhân cắt
hạ thấp dưới mức giá trị đặt khởi động, tiếp điểm đầu ra vẫn giữ ở
trạng thái ban đầu.
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, tiếp điểm đầu ra vẫn giữ ở trạng thái
tác động mặc dù đo tín hiệu mà nguyên nhân cắt hạ thấp dưới giá
trị đặt khởi động.
Khoá tiếp điểm đầu ra có thể được giải trừ khoá qua HMI, một
đầu vào số hoặc bus nối tiếp.

SGF1/4 Độ rộng xung tối thiểu cho SO1 và SO2 và lựa chọn SO3, SO4 0
và SO5.
0 = 80ms
1 = 40 ms

SGF1/5 Độ rộng xung tối thiểu cho PO1, PO2 và PO3. 0


0 = 80ms
1 = 40 ms
SGF1/6 CBFP 0
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 56/63 Ngày hiệu lực:

0 = CBFP không được sử dụng.


1 = Tín hiệu tới PO1 khởi động một đồng hồ bấm giờ tạo ra một
thời gian trễ tín hiệu tới PO2 để xử lý số không xoá được trước
khi thời gian làm việc CBFP trôi qua.
SGF1/7 Chức năng khoá cắt. 0
1 = Chức năng khoá cắt không được sử dụng. PO3 làm việc như
một đầu ra bình thường.
0 = Chức năng khoá cắt được sử dụng, PO3 dành riêng cho chức
năng này.

SGF1/8 Cảnh báo lỗi bên ngoài. 0


Khi chuyển đổi ở vị trí 1, tín hiệu cảnh báo từ giám sát mạch cắt
hoặc được sinh ra ở nguyên nhân ánh sáng liên tục của đầu vào
cảm biến ánh sáng đang được định tuyến tới SO2.

SGF1 0

*Nhóm chuyển đổi SGF2:

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGF2/1 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá I cấp 3 (I>a)). 0
SGF2/2 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá I cấp 2 (I>>). 0
SGF2/3 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá I cấp 1 (I>>>a)). 0
SGF2/4 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá I0 cấp 2 (I0>). 0
SGF2/5 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá I0 cấp 1 (I0>a)). 0
SGF2/6 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của đứt pha I cấp 1 (I >). 0
SGF2/7 Chế độ làm việc của chỉ thị khởi động của quá tải cấp 1 (>a)). 0
0 = Chỉ thị khởi động tự động được xoá sau khi sự cố biến mất.
1 = Khoá. Chỉ thị khởi động vẫn giữ kích hoạt khi sự cố đã mất đi.
SGF2 0
a)
Khi chuyển đổi được đóng (1), các pha gây ra khởi động được hiển thị trên
màn hình LCD.

*Nhóm chuyển đổi SGF3:

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGF3/1 Khoá bảo vệ quá I cấp 2 (I>>). 0
SGF3/2 Khoá bảo vệ quá I cấp 1 (I>>>). 0
SGF3/3 Khoá bảo vệ I0>>. 0
SGF3/4 Khoá bảo vệ I >. 1
SGF3/5 Khoá bảo vệ >. 1
SGF3/6 Khoá bảo vệ arc. 1
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 57/63 Ngày hiệu lực:

Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, cấp bảo vệ bị khóa.


SGF3/7 Khoá tín hiệu đầu ra ánh sáng. 1
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, đầu ra bị khoá.
SGF3 120

*Nhóm chuyển đổi SGF4:

Chuyển Chức năng Giá trị đặt


đổi mặc định
SGF4/1 Tự động tăng gấp đôi giá trị khởi động của bảo vệ I>>. 0
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, giá trị đặt khởi động của cấp bảo vệ
tự động tăng gấp đôi giá trị tại lúc dòng khởi động lớn.
SGF4/2 Thời gian phụ thuộc làm việc của cấp bảo vệ I > bị chặn bởi khởi 0
SGF4/3 động của cấp bảo vệ I>>.
SGF4/4 Thời gian phụ thuộc làm việc của cấp bảo vệ I > bị chặn bởi khởi 0
động của cấp bảo vệ I>>>.
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, thời gian phụ thuộc làm việc bị chặn.
SGF4/5 Thời gian phụ thuộc làm việc của cấp bảo vệ I 0> bị chặn bởi khởi 0
động của cấp bảo vệ I0>>.
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, thời gian phụ thuộc làm việc bị chặn.
SGF4/6 Chế độ làm việc của đầu ra tín hiệu ánh sáng. 0
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, đầu ra tín hiệu ánh sáng bị khoá bởi
tín hiệu cắt từ bảo vệ arc.
SGF4 0

*Nhóm chuyển đổi SGF5:

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGF5/1 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED1. 0
SGF5/2 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED2. 0
SGF5/3 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED3. 0
SGF5/4 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED4. 0
SGF5/5 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED5. 0
SGF5/6 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED6. 0
SGF5/7 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED7. 0
SGF5/8 Chọn tính năng khoá cho lập trình đèn LED8. 0
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 0 và tín hiệu sẽ được định tuyến tới
đèn LED được giải trừ, đèn LED lập trình sẽ được làm sạch.
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1 và LED lập trình sẽ vẫn giữ sáng
mặc dù tín hiệu định tuyến tới LED được giải trừ.
Khoá LED lập trình cũng có thể được làm sạch qua HMI, một
đầu vào số hoặc bus nối tiếp.
SGF5 0
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 58/63 Ngày hiệu lực:

*Nhóm chuyển đổi SGB1...SGB5:


DI1 tín hiệu được định tuyến tới các chức năng dưới đây với chuyển đổi của
nhóm chuyển đổi SGB1, DI2 tín hiệu với chuyển đổi của SGB2.

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGB1...5/1 0 = Các tín hiệu không làm sạch bởi tín hiệu đầu vào số. 0
1 = Các tín hiệu được làm sạch bởi tín hiệu đầu vào số.
SGB1...5/2 0 = Các tín hiệu không được làm sạch và các tiếp điểm đầu ra bị 0
khoá hkông được giải trừ bằng tín hiệu đầu vào số.
1 = Các tín hiệu được làm sạch và các tiếp điểm đầu ra được
giải trừ bằng tín hiệu đầu vào số.
SGB1...5/3 0 = Các tín hiệu và các giá trị được lưu không được làm sạch và 0
các tiếp điểm đầu ra bị khoá không được giải trừ bởi tín hiệu
đầu vào số.
1 = Các tín hiệu và các giá trị được lưu được làm sạch và các
tiếp điểm đầu ra bị khoá được giải trừ bởi tín hiệu đầu vào số.
SGB1...5/4 Chuyển đổi giữa đặt nhóm 1 và 2 sử dụng đầu vào số. 0
0 = Đặt nhóm không thể thay đổi bởi đầu vào số.
1 = Đặt nhóm thay đổi được bởi đầu vào số.
Khi đầu vào số mang năng lượng, đặt nhóm 2 sẽ có hiệu lực,
nếu không đặt nhóm 1 sẽ có hiệu lực.
Chú ý! Khi SGB1...5/4 đặt là 1, nó là quan trọng mà chuyển đổi
có các cài đặt giống nhau ở cả 2 nhóm đặt.
SGB1...5/5 Đồng bộ thời gian bởi tín hiệu đầu vào số. 0
SGB1...5/6 Cắt bên ngoài bởi tín hiệu đầu vào số. 0
SGB1...5/7 Kích khởi bên ngoài cho CBFAIL bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/8 Kích khởi bên ngoài cho khoá cắt bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/9 Tín hiệu arc bên ngoài bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/10 Giải trừ khoá cắt bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/11 Khoá cắt của thành phần bảo vệ 51P bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/12 Khoá cắt của thành phần bảo vệ 51P-1 bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/13 Khoá cắt của thành phần bảo vệ 51N bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/14 Khoá cắt của thành phần bảo vệ 50N bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/15 Khoá cắt của thành phần bảo vệ 46 bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/16 Vô hiệu AR bên ngoài bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/17 Vô hiệu bên ngoài của đóng lại máy cắt bởi đầu vào số. 0
SGB1...5/18 Vị trí CB cắt. 0
SGB1...5/19 Vị trí CB đóng. 0
SGB1...5/20 Hãm AR bên ngoài bởi đầu vào số. 0
SGB1...5 0

*Nhóm chuyển đổi SGR1...SGR8:


Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 59/63 Ngày hiệu lực:

Các tín hiệu cảnh báo, khởi động, cắt từ các thành phần bảo vệ, các tín hiệu
từ chức năng tự động đóng lặp lại và tín hiệu cắt bên ngoài được định tuyến tới các
tiếp điểm đầu ra với các chuyển đổi của nhóm chuyển đổi SGR1...SGF8. Các tín
hiệu được định tuyến tới PO1...PO3 với các chuyển đổi của nhóm chuyển đổi
SGR1...SGR3 và tới SO1...SO5 với chuyển đổi của SGR4...SGR8.
Ma trận phía dưới có thể hỗ trợ khi thực hiện các lựa chọn theo yêu cầu. Các
tín hiệu cảnh báo, khởi động, cắt từ các thành phần bảo vệ, các tín hiệu từ chức
năng tự động đóng lặp lại và tín hiệu cắt bên ngoài được phối hợp với các tiếp
điểm đầu ra bởi bao quanh các điểm giao nhau theo yêu cầu. Mỗi điểm giao nhau
(điểm cắt) được thực hiện với một chuyển đổi số và hệ số trọng lượng tương ứng
của chuyển đổi được mô tả ở bên phải của ma trận. Kiểm tra tổng nhóm chuyển
đổi có được bằng bổ xung theo chiều dọc các hệ số trọng lượng của tất cả các
chuyển đổi đã lựa chọn của nhóm chuyển đổi.
Chú ý! Tín hiệu khoá cắt luôn được định tuyến tới PO3.
Tín hiệu cắt từ CBFAIL luôn được định tuyến tới PO2.
Cảnh báo lỗi bên ngoài luôn được định tuyến tới SO2.
Ma trận tín hiệu đầu ra
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 60/63 Ngày hiệu lực:

*Nhóm chuyển đổi SGR1...SGR3:

Chuyển Chức năng Giá trị đặt mặc định


đổi SGR1... SGR4.. SGR6...SG
SGR3 .SGR5 R81)
SGR1...8/1 Tín hiệu khởi động từ thành phần 51P. 0 1 0
SGR1...8/2 Tín hiệu cắt từ thành phần 51P. 1 0 0
SGR1...8/3 Tín hiệu khởi động từ thành phần 50P-1. 0 1 0
SGR1...8/4 Tín hiệu cắt từ thành phần 50P-1. 1 0 0
SGR1...8/5 Tín hiệu khởi động từ thành phần 50P-2. 0 1 0
SGR1...8/6 Tín hiệu cắt từ thành phần 50P-2. 1 0 0
SGR1...8/7 Tín hiệu khởi động từ thành phần 51N. 0 1 0
SGR1...8/8 Tín hiệu cắt từ thành phần 51N. 1 0 0
SGR1...8/9 Tín hiệu khởi động từ thành phần 50N. 0 1 0
SGR1...8/10 Tín hiệu cắt từ thành phần 50N. 1 0 0
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 61/63 Ngày hiệu lực:

SGR1...8/11 Tín hiệu khởi động từ thành phần 46. 0 1 0


SGR1...8/12 Tín hiệu cắt từ thành phần 46. 1 0 0
SGR1...8/13 Tín hiệu cảnh báo từ thành phần 49. 0 1 0
SGR1...8/14 Tín hiệu cắt từ thành phần 49. 1 0 0
SGR1...8/15 Tín hiệu cắt bên ngoài. 0 0 0
SGR1...8/16 Lệnh cắt CB từ AR. 0 0 0
SGR1...8/17 Lệnh đóng CB từ AR. 0 0 0
SGR1...8/18 Tín hiệu cảnh báo cắt thành công từ AR. 0 0 0
SGR1...8/19 Tín hiệu đóng lại CB bị lỗi từ AR. 0 0 0
SGR1...8/20 Tín hiệu chu trình đóng từ AR. 0 0 0
SGR1...8/21 Tín hiệu khoá từ AR. 0 0 0
SGR1...8/22 Tín hiệu cắt từ thành phần arc. 1 0 0
SGR1...8/23 Tín hiệu đầu ra áng sáng. 0 0 0
 SGR1...8 2108074 5461 0

1)
Nếu module I/O tuỳ chọn không được lắp, dấu gạch ngang sẽ hiển thị trên
màn hình và "9999999" khi tham số được đọc qua bus SPA.

*Nhóm chuyển đổi SGL1...SGL8:


Các tín hiệu được định tuyến đến đèn LED1 với các chuyển đổi của nhóm
chuyển đổi SFL1, tới LED2 với các chuyển đổi của SGL2, và ...

Chuyển đổi Chức năng Giá trị đặt


mặc định
SGL1...8/1 Tín hiệu cắt từ thành phần 51P. 0
SGL1...8/2 Tín hiệu cắt từ thành phần 50P-1. 0
SGL1...8/3 Tín hiệu cắt từ thành phần 50P-2. 0
SGL1...8/4 Tín hiệu cắt từ thành phần 51N. 0
SGL1...8/5 Tín hiệu cắt từ thành phần 50N. 0
SGL1...8/6 Tín hiệu cảnh báo từ thành phần 46. 0
SGL1...8/7 Tín hiệu cảnh báo từ thành phần 49. 0
SGL1...8/8 Tín hiệu cắt từ thành phần 49. 0
SGL1...8/9 Tín hiệu khoá cắt. 0
SGL1...8/10 Tín hiệu cảnh báo cắt thành công từ AR. 0
SGL1...8/11 Tín hiệu chu trình đóng từ AR. 0
SGL1...8/12 Tín hiệu khoá từ AR. 0
SGL1...8/13 Vị trí CB cắt. 0
SGL1...8/14 Vị trí CB đóng. 0
SGL1...8/15 Tín hiệu DI1. 0
SGL1...8/16 Tín hiệu DI2. 0
SGL1...8/17 Tín hiệu DI3. 0
SGL1...8/18 Tín hiệu DI4. 0
SGL1...8/19 Tín hiệu DI5. 0
SGL1...8/20 Tín hiệu cắt từ thành phần arc. 0
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 62/63 Ngày hiệu lực:

SGL1...8/21 Tín hiệu đầu ra ánh sáng. 0


 SGL1...8 0

*Nhóm chuyển đổi SG1...SG3 cho tự động đóng lặp lại:


Nhóm chuyển đổi SG1 được dùng cho việc ngăn một hoặc vài lần đóng lặp
lại, SG2 cho khoá các thành phần bảo vệ tại một hoặc vài lần đóng lặp lại và SG3
cho việc vô hiệu chức năng AR như sau:

+Nhóm chuyển đổi SG1:

Chuyển Chức năng Giá trị đặt


đổi mặc định
SG1/1 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 1 bởi tín hiệu cắt từ thành phần 50P-1. 0
SG1/2 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 1 bởi tín hiệu hãm AR bên ngoài. 0
SG1/3 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 1 bởi tín hiệu cắt hoặc trễ khởi động từ 0
thành phần 51P.
SG1/4 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 1 bởi tín hiệu cắt hoặc trễ khởi động từ 0
thành phần 51N hoặc tín hiệu cắt từ thành phần 50N
SG1/5 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 1 và 3 bởi tín hiệu cắt từ thành phần 0
50P-1.
SG1/6 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 2 và 3 bởi tín hiệu hãm AR bên ngoài. 0
SG1/7 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 2 và 3 bởi tín hiệu cắt hoặc trễ khởi 0
động từ thành phần 51P.
SG1/8 Khoá chu trình đóng lặp lại lần 2 và 3 bởi tín hiệu cắt hoặc trễ khởi 0
động từ thành phần 51N hoặc tín hiệu cắt từ thành phần 50N.
 SG1 0

+ Nhóm chuyển đổi SG2:

Chuyển Chức năng Giá trị đặt


đổi mặc định
SG2/1 Khoá của cắt từ thành phần 51P tại chu trình đóng lần 1. 0
SG2/2 Khoá của cắt từ thành phần 50P-1 tại chu trình đóng lần 1. 0
SG2/3 Khoá của cắt từ thành phần 50P-2 tại chu trình đóng lần 1. 0
SG2/4 Khoá của cắt từ thành phần 51N tại chu trình đóng lần 1. 0
SG2/5 Khoá của cắt từ thành phần 50N tại chu trình đóng lần 1. 0
SG2/6 Khoá của cắt từ thành phần 51P tại chu trình đóng lần 2 và 3. 0
SG2/7 Khoá của cắt từ thành phần 50P-1 tại chu trình đóng lần 2 và 3. 0
SG2/8 Khoá của cắt từ thành phần 50P-2 tại chu trình đóng lần 2 và 3. 0
SG2/9 Khoá của cắt từ thành phần 51N tại chu trình đóng lần 2 và 3. 0
SG2/10 Khoá của cắt từ thành phần 50N tại chu trình đóng lần 2 và 3. 0
Khi chọn ở vị trí 1, thành phần bị khoá.
 SG2 0
Ngày sửa
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG Mã số: QT. đổi:...../...../.....
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG Mục ISO: Lần sửa đổi:...../...../.....
RƠLE REF 610 CỦA ABB Trang: 63/63 Ngày hiệu lực:

+ Nhóm chuyển đổi SG3:

Chuyển Chức năng Giá trị đặt


đổi mặc định
SG3/1 Vô hiệu chức năng AR bởi tín hiệu cắt từ thành phần 50P-2. 1
SG3/2 Vô hiệu chức năng AR bởi tín hiệu cắt từ thành phần 50N. 1
SG3/3 Vô hiệu chức năng AR bởi tín hiệu cắt từ thành phần 49. 1
SG3/4 Vô hiệu chức năng AR bởi tín hiệu cắt từ thành phần 46. 1
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, chức năng AR bị vô hiệu
SG3/5 Giải trừ các tín hiệu lúc đóng lại máy cắt. 0
Khi chuyển đổi đặt ở vị trí 1, các tín hiệu được giải trừ khi chức năng
AR đưa ra một lệnh đóng lại tới máy cắt .
 SG3 15

10.2. Lựa chọn sơ đồ đấu mạch dòng:

You might also like