You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO

Thực Hành Điện Tử

PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

- GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ NGỌC QUÝ VĂN

- SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN BÁ THÀNH

Đà Nẵng, ngày10, tháng 12, năm2023

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

I. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ


1.ĐIỆN TRỞ
a.Khái niệm
-Điện trở là một thành phần điện tử có khả năng kiểm soát lưu lượng
dòng điện trong mạch điện bằng cách tạo ra một mức độ kháng cự. Nó
được đo bằng đơn vị Ohm (Ω) và được sử dụng để điều chỉnh điện áp,
giới hạn dòng điện, và thực hiện các chức năng khác trong các ứng
dụng điện tử.
b.Nguyên lí hoạt động
-Theo định luật Ohm: Khi điện áp (V) đi qua điện trở sẽ tỉ lệ thuận với
cường độ dòng điện (I). Tỷ lệ này là một hằng số điện trở I.

-Công thức của định luật Ohm như sau: V=I*R


Hình ảnh minh họa:

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

*Cách đọc điện trở theo vòng màu

2.DIODE
a.Khái niệm
-Diode hay còn gọi là Điốt hay điốt bán dẫn là các linh kiện điện
tử thụ động và phi tuyến, nó chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo
một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất
của các chất bán dẫn.
b.Nguyên lí hoạt động
-Diode hoạt động theo nguyên tắc dòng điện đi từ cực Anot sang cực
Katot mà không cho phép dòng điện đi theo chiều ngược lại.
Khối bán dẫn P chứa nhiều chỗ trống mang điện tích dương, khi ghép
vào khối N thì các phần trống chuyển động và bắt đầu khuếch tán
sang khối N.
Hình ảnh minh họa

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

3.TỤ ĐIỆN
a.Khái niệm
-Capacitor hay tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động, gồm hai bản
cực đặt song song và ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. Khi xảy ra sự
chênh lệch điện thế tại hai điểm bề mặt thì các bản bề mặt sẽ xuất hiện
điện tích có cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau.
b.Nguyên lí hoạt động
Tụ điện hoạt động dựa trên 2 nguyên lý đó là nguyên phóng nạp và
nguyên lý xả nạp. Cụ thể như sau:
- Nguyên lý phóng nạp: Là khả năng tích trữ năng lượng điện tương tự
một ắc quy nhỏ dưới dạng điện trường. Thiết bị tụ điện có thể lưu trữ
hiệu quả các electron (nhưng không tự sinh ra các electron), sau đó
phóng ra điện và tạo thành dòng điện.
- Nguyên lý nạp xả: Nhờ có tính chất nạp xả mà tụ điện có khả năng
dẫn điện xoay chiều. Khi điện áp giữa 2 bản mạch của tụ điện bị thay
đổi đột ngột do hành động cắm nạp hoặc xả tụ thì hiện tượng tia lửa
điện sẽ xảy ra do dòng điện tăng vọt.
Hình ảnh minh họa:

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

4.TRANSITOR
a.Khái niệm
-Transistor còn được gọi là tranzito, là một loại linh kiện bán dẫn chủ
động. Chúng thường được sử dụng như một phần khuếch đại hay khóa
điện tử. Với khả năng đáp ứng nhanh lẹ và chính xác, nên chức năng
transistor được ứng dụng nhiều trong ứng dụng số như: điều chỉnh
điện áp, mạch khuếch đại, tạo dao động hay điều khiển tín hiệu.
b.Nguyên lí hoạt động
-Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng
biến (junction). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt. Có hai cách
thức hoạt động của NPN và PNP là: phân cực thuận và phân cực
nghịch.
Hình ảnh minh họa:

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

II.PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ


1.ĐIỆN TRỞ
CÁCH ĐO:
-Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ vạn năng kim về thang đo
điện trở. Nếu điện trở nhỏ thì để thang đo x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu
bạn đo điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm.

-Bước 2: Sau đó chập hai que đo và vặn núm điều chỉnh để kim đồng
hồ vạn năng chuyển về vị trí giá trị 0.

-Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở và ghi lại chỉ số trên thang
do.

*Lưu ý là nếu bạn để thang đo quá cao thì kim của đồng hồ vạn năng
sẽ thay đổi rất ít vì thế khó mà đọc được kết quả chính xác được.
Trong khi nếu bạn để thang đo quá thấp thì giá trị đo có thể vượt quá
thang đo cũng cho kết quả không chính xác.
HÌNH ẢNH MINH HỌA

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

2.DIODE
CÁCH ĐO:

-Bước 1: Di chuyển núm vặn của dụng cụ vạn năng về thang điện trở
thấp (khoảng 1k)

-Bước 2: Chạm que đo màu đen với anode và màu đỏ với cathode.
Chạm que màu đỏ với anode và màu đen với Cathode khi đo chiều
thuận.

-Bước 3: Nhìn kết quả hiển thị trên đồng hồ vạn năng kim. Nếu đồng
hồ vạn năng kim hiển thị giá trị điện trở thấp tức diode vẫn còn tốt.

-Bước 4: Để đo chế độ nghịch của diode, di chuyển núm vặn của


đồng hồ vạn năng đến dải điện trở cao (100K).

-Bước 5: Chạm que đo màu đen với anode và màu đỏ với cathode.

-Bước 6: Nếu thiết bị đo hiển thị giá trị điện trở cao hoặc OL tức
diode vẫn còn hoạt động tốt. Nếu đồng hồ đo hiển thị không trùng với
kết quả các bước trên tức nó đã bị hỏng và cần thay thế một con diode
mới.

HÌNH ẢNH MINH HỌA

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

3.TỤ ĐIỆN

CÁCH ĐO
-Bước 1: Đảm bảo tụ điện đã được xả hoàn toàn.
-Bước 2 : Chọn đồng hồ vạn năng kim ở chế độ OHM ( và dùng
mức điện trở cao khoảng từ 10k đến 1MΩ để kiểm tra).

-Bước 3: Kết nối que đo của đồng hồ với các cực của tụ điện. Que đỏ
với cực dương và que đen với cực âm.

-Bước 4: Nếu đồng hồ bắt đầu từ 0 và tăng dần đến vô cực có nghĩa là
tụ điện đang hoạt động tốt. Còn ngược lại nếu đồng hồ giữ nguyên ở
mức 0 nghĩa là tụ điện đã bị chết hoặc hở điện.
HÌNH ẢNH MINH HỌA

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH


BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

4.TRANSISTOR
CÁCH ĐO:
-Bước 1: Xác định chân B. Tiến hành các phép đo đạc ở hai chân bất
kỳ. Trong các phép đo đó sẽ có hai phép đo kim đồng hồ dịch chuyển,
chân chung cho hai phép đo đó là chân B.
-Bước 2: Xác định NPN hay PNP. Sau khi đã xác định được chân B,
hãy quan sát que đo nối với chân B là đen hay đỏ để xác định. Nếu
chân nối với B là đen thì đó là NPN, và chân nối với B là đỏ thì là
PNP.
-Bước 3: Xác định chân C và chân E. Chuyển đồng hồ về đo ôm
thangx100.
+) Đối với PNP: hãy giả thiết rằng một chân là chân C và chân còn lại
là chân E. Đưa que đen tới chân C và que đỏ tới chân E (que đỏ nối
với cực âm của pin trong đồng hồ). Trong khi 2 chân kia tiếp xúc,
chạm chân B vào que đen. Nếu kim dịch chuyển nhiều hơn so với
cách giả thiết chân ngược lại, thì giả thiết ban đầu là đúng. Nếu không
thì tất nhiên giả thiết ban đầu là sai và phải đổi lại chân.
+) Đối với NPN thì chúng ta cũng làm tương tự nhưng với màu ngược
lại.
HÌNH ẢNH MINH HỌA

GVHD: LÊ NGỌC QUÝ VĂN SVTH: PHAN BÁ THÀNH

You might also like