You are on page 1of 31

Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh

linh kiện

Chương 1: Kỹ thuật sử dụng VOM, dao động ký và kiểm


tra linh kiện
1. Hướng dẫn sử dụng VOM, đồng hồ số và dao động ký
1.1 Hướng dẫn sử dụng VOM

1.1.1 Giới thiệu về VOM

Đồng hồ vạn năng (VOM – Volt Ohm


Meter) là một trong những dụng cụ đo mạch điện
tử phổ biến của các kỹ sư điện tử. 4 chức năng
của VOM là:

- Đo điện trở.

- Đo điện áp DC.

- Đo điện áp AC.

- Đo dòng điện.

Ưu điểm của loại đồng hồ này là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện,
thấy được sự phóng nạp của tụ, tuy nhiên đồng hồ bị hạn chế về độ chính xác và có trở
kháng thấp, khoảng 20k/V, nên khi đo các mạch có dòng điện thấp sẽ gây sụt áp.

1.1.2 Hướng dẫn sử dụng VOM

1.1.2.1 Đo điện áp xoay chiều AC

- Chỉnh thang đo đồng hồ về đo AC.

- Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, nếu để thang đo cao quá, kết
quả đo sẽ không chính xác. Nếu thang đo nhỏ hơn điện áp cần đo, VOM sẽ lên kịch
kim.

- Tuyệt đối không sử dụng thang đo điện trở hay dòng điện để đo điện áp AC vì
như thế sẽ làm cháy điện trở trong đồng hồ, dẫn đến việc hỏng đồng hồ.

1.1.2.2 Đo điện áp một chiều DC

- Chỉnh thang đo đồng hồ về đo DC.

- Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, nếu để thang đo cao quá, kết
quả đo sẽ không chính xác. Nếu thang đo nhỏ hơn điện áp cần đo, VOM sẽ lên kịch
kim.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 1


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Đặt que đo đỏ và cực dương của nguồn, que đo đen vào cực âm của nguồn.

- Tuyệt đối không sử dụng thang đo điện trở hay dòng điện để đo điện áp AC vì
như thế sẽ làm cháy điện trở trong đồng hồ, dẫn đến việc hỏng đồng hồ.

- Nếu sử dụng thang AC để đo điện áp DC thì VOM thường báo không chính
xác.

1.1.2.3 Đo dòng điện

- Chỉnh thang đo dòng lên thang đo cao nhất.

- Đặt đồng hồ nối tiếp với tải, que đo đỏ nối vào phía cực dương, que đo đen
nối vào phía cực âm của mạch.

- Nếu kim đồng hồ lên quá thấp thì chỉnh thang đo xuống thấp hơn.

- Nếu đồng hồ chỉ kịch kim thì dòng điện quá lớn vượt quá khả năng đo của
VOM.

1.1.2.4 Cách đọc giá trị của VOM

- Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

- Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương
tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V
nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá
trị đo được nhân với 100 lần

- Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu
đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số
của vạch 10 số tương đương với 25V.

- Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

1.2 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ số

1.2.1 Giới thiệu về đồng hồ số

Đồng hồ số có ưu điểm so với đồng hồ vạn năng là độ


chính xác cao hơn, trở kháng cao hơn do đó không gây sụt áp
nếu mạch có dòng điện thấp, đo được tần số của điện áp xoay
chiều. Tuy nhiên nhược điểm của loại đồng hồ này là chạy bằng
mạch điện tử nên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp
cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 2


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

1.2.2 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ số

1.2.2.1 Đo điện áp xoay chiều và một chiều

- Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm ” VΩ mA” que đen vào lỗ cắm “COM”

- Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo
áp xoay chiều.

- Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ
điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.

- Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng
hồ.

- Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-).

1.2.2.2 Đo dòng điện

- Chuyển đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc A nếu đo dòng lớn.

- Xoay chuyển mạch về vị trí “A”

- Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC.

- Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo.

- Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

1.2.2.3 Đo tần số

- Xoay chuyển mạch về vị trí “FREQ” hoặc ” Hz”

- Để thang đo như khi đo điện áp .

- Đặt que đo vào các điểm cần đo.

- Đọc trị số trên màn hình.

1.2.2.4 Đo logic

Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo
Logic thực chất là đo trạng thái có điện – Ký hiệu “1″ hay không có điện “0″, cách đo
như sau:

- Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”.

- Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 3


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Màn hình chỉ “▲” là báo mức logic ở mức cao, chỉ “▼” là báo logic ở mức
thấp.

1.2.2.5 Đo các chức năng khác

Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như đo diode, tụ
điện, transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho
kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn.

1.3 Hướng dẫn sử dụng dao động ký

1.3.1 Giới thiệu về dao động ký

Dao động ký sử dụng tại PTN là loại dao


động ký 2 tia, có nghĩa là có thể quan sát 2 tín
hiệu tại cùng một thời điểm. Một số chức năng
chính được tóm tắt như sau:

1. POWER: Công tắc nguồn chính của dao


động ký, khi ta nhấn POWER sang ON, thì đèn LED sáng.

2. Biến trở INTENSITY: Chỉnh biến trở theo chiều kim đồng hồ thì độ sáng sẽ
tăng lên.

3. Biến trở FOCUS: Chỉnh độ hội tụ của tia. Sau khi chỉnh được độ sáng của
INTENSITY. Điều chỉnh FOCUS cho rõ nét nhất, nhưng không chói quá.

4. Ở vùng điều khiển của kênh 1 (CH1 or X), hoặc kênh 2 (CH2 or Y)

a. Cần gạt DC/GND/AC

DC: đo cả 2 thành phần AC và DC của tín hiệu.

GND: Tắt đường tín hiệu vào, xác định đường chuẩn 0V.

AC: Chặn thành phần tín hiệu DC và chỉ cho đo tín hiệu AC.

b. Biến trở POS: Nút điều chỉnh cho vị trí trục đứng của tia.

c. Nút chuyển VOL/DIV: Giá trị biên độ tín hiệu trên 1 đơn vị chia, theo trục
đứng trên màn hình hiển thị của tia. Cho phần tử lệch từ 5V/div.

Tóm tắt việc đo biên độ bằng biểu thức sau:

Biên độ tín hiệu = độ chia trục đứng x VOLT/DIV

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 4


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

VD: Nếu 2 điểm đo được 4.4 ô, VOLT/DIV đặt ở vị trí 29mV, thì ta có: Biên
độ tín hiệu = 4.4 (div) x 20 (mV/div) = 88 mV.

d. Biến trở VAS (12-18): Tìm độ chỉnh nhạy, giá trị 1/3 hay thấp hơn giá trị panô
đã chỉ. Tại vị trí CAL, độ nhạy sẽ được tính với giá trị trên panô đã chỉ. Khi nút
bấm được kéo ra (trạng thái x% MAG), độ nhạy khuếch đại được nhân lên 5
lần. Thường ở vị trí cực đại CAL (xoay hết về bên phải).

5. VERT MODE (22-25): Chọn kiểu hoạt động:

CH1: Chỉ hiển thị tín hiệu đo từ CH1.

CH2: Chỉ hiển thị tín hiệu đo từ CH2.

DUAL: Vị trí kênh đôi với CH1 & CH2 quét luân phiên. Thích hợp cho việc
quan sát với tốc độ quét nhanh.

ADD: Hiển thị tổng đại số của tín hiệu đo từ CH1 & CH2.

6. Ở vùng điều khiển TIME BASE.

a. Biến trở POS (30): Nút điều chỉnh cho vị trí trục ngang trên màn hình dao động
ký.

b. Biến trở VARIABLE (32): Cung cấp liên tục tỉ lệ quét thay đổi bởi một phần tử
của (5). Thường ở vị trí CAL.

c. Nút nhấn X-Y (24): Xác định độ lệch ngang ( thường dùng để đo độ lệch pha
bằng phương pháp Lizsazoo).

d. Nút chuyển TIME/DIV (31): Giá trị 1 ô theo trục ngang trên màn hình hiển thị.
Cho phần tử lệch từ 0.1  s / div đến 1s/div.

Biểu thức đo tóm tắt như sau:

Thời gian (chu kỳ) = vạch chia ngang * time/div

Ví dụ: Khoảng đo giữa hai điểm của trục ngang là 5.4 ô và TIME/DIV đặt tại
2ms, ta có:

Thời gian = 5.0 (div) x 0.2 (ms/div) = 1ms.

Tần số của tín hiệu: là khoảng thời gian một chu kỳ.

Tần số = 1/ thời gian một chu kỳ.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 5


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Ví dụ chu kỳ là 1m, từ công thức ta tính:

Tần số = 1/(1x10-3) = 1 kHz.

7. Trig Level (28), Source (26), Slope (27): chỉnh đồng bộ (khi tín hiệu bị trôi
theo chiều ngang trên màn hình, có nghĩa là tín hiệu bị mất đồng bộ, cần phải
chỉnh đồng bộ sao cho tín hiệu không bị trôi).

 SOURCE: nguồn đồng bộ

CH1: Tín hiệu ở kênh CH1 trở thành nguồn đồng bộ.

CH2: Tín hiệu CH2 trở thành nguồn đồng bộ.

LINE: Tín hiệu đường AC được sử dụng như nguồn cấp đồng bộ.

EXT: Tín hiệu đồng bộ lấy từ bộ nồi EXT TRIG.

8. Chuyển mạch X10MAG (33):

Thao tác chỉnh đồng bộ (SV cần thực hiện các bước sau khi tín hiệu bị mất
đồng bộ):

 Để COUPLING ở AUTO.

 Đo tín hiệu ở kênh nào thì để SOURCE ở kênh đó ( Ví dụ: đo tín hiệu ở CH1
thì để SOURCE ở CH1.

 Xoay hết biến trở HOLD OFF về bên phải.

 Nếu vẫn còn mất đồng bộ: Chỉnh từ từ biến trở TRIG LEVEL cho đến khi tín
hiệu không bị trôi.

1.3.2 Hướng dẫn sử dụng dao động ký

Trước khi bắt đầu đo ta phải chỉnh máy trở về trạng thái chuẩn:

- Chỉnh thanh gạt ở mức GND và chỉnh nút các nút Position để dạng sóng là
đường nằm ngang ngay chính giữa màn hình.

- Mắc đầu đo là chỗ CAL và chỉnh các nút Volt/DIV và Time/DIV sao cho
dạng sóng là sóng vuông 2 p-p (2 volt đỉnh - đỉnh). Một số máy có thể yêu cầu trị số
khác, số này có ghi trên máy.

- Mỗi máy sẽ có hai kênh và tuỳ từng trường hợp sẽ làm việc với một hay cả hai
kênh.

Sau khi chỉnh máy xong ta bắt đầu đo:

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 6


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Mỗi thanh đo gồm có đầu đo và mass. Chỉ việc gắn 2 đầu này vào hai điểm
cần đo. Lưu ý chế độ đang đo là AC hay DC mà chỉnh cần gạt cho phù hợp.

- Có thể dạng sóng là quá lớn hay quá nhỏ so với màn hình. Lúc này ta chỉnh
các nút Position để có dạng sóng nằm trong nàm hình. Để đọc các trị số của tính hiệu
ta lưu ý số ô và trị số của nút volt/DIV.

- Mỗi máy sẽ có 2 dây đo. Khi sử dụng dây nào ta lưu ý phải chỉnh thanh điều
khiển về kênh đó (Ch1 hoặc Ch2)

- Khi muốn hiển thị cả 2 kênh để so sánh 2 dạng tính hiệu ta chỉnh thanh điều
khiển về chế độ DUAL.

- Chế độ ADD của thanh điều khiển được sử dụng trong trường hợp muốn cộng
hai tín hiệu lại với nhau.

Mỗi ô vuông trên màn hình sẽ tương đương với 1 đơn vị của thang đo :

- Cách tính điện áp .

Ví dụ bạn đo một tín hiệu mà bạn để Núm chỉnh điện áp ở thang 0,5V thì
nếu biên độ tín hiệu đó cao 1 ô thì nó có điện áp 0,5V nếu cao 2 ô thì nó có điện
áp 1V, tuy nhiên giá trị này đúng khi bạn chỉnh núm giữa ở 50%

- Cách tính chu kỳ và tần số

Giả sử bạn chỉnh thang chu kỳ cho mỗi chu kỳ tín hiệu nó chiểm khảng
1,25ô, nếu sau đó bạn nhìn trên núm chỉnh xem là thang bao nhiêu : ví dụ đang
là thang đo 10ms => suy ra chu kỳ tín hiệu bạn đang đo bằng 1,25x10ms =
12,5ms = 12,5x10-3 s và bạn cũng tín được tần số bằng công thức F=1/T => tần
số tín hiệu này bằng F = 1 / 12,5x10-3 = 80Hz

- Cách tính thành phần xoay chiều và một chiều:

Để ở thang đo DC, chỉnh cho đường sáng vào điểm 0 giữa màn hình, khi
đo vào thấy xuất hiện xung răng cưa, bạn chỉnh lại biên độ cho phù hợp và thấy
rằng , đỉnh xung có biên độ 2,5 ô, đáy xung có biên độ 1,5ô, nếu bạn đang để
thang 2V thì suy ra => đỉnh xung có điện áp 2,5x2 = 5V, đáy xung có điện áp
1,5x2=3V và biên độ của xung xoay chiều là 2V

- Xác định tần số đo:

Máy hiện sóng không thể đo được tần số của tín hiệu, ta có thể xác định
được tần số tín hiệu thông qua độ rộng của một chu kỳ. Ví dụ chu kỳ tín hiệu là
1ms thì ta suy ra được tần số của tín hiệu là 1 KHz.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 7


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Xác định trị số trên thang đo:

Khi xác định các trị số của tín hiệu ta quan tâm đến trị số Time/DIV
hoặc Volt/. Sau khi đếm số ô hiển thị ta chỉ việc nhân với trị số của Time/DIV
hoặc Volt/DIV là xong.

- Máy hiện sóng, chỉ yếu chỉ thể hiện dạng sóng. Máy không có công dụng đo
độ méo của tín hiệu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta sử dụng những công thức
thích hợp để đo độ méo của tín hiệu.

Tuy không đo được méo tín hiệu, nhưng nếu méo nhiều thì xuất hiện hài và
lệch pha, dựa vào lệch méo pha có thể vẫn đánh giá được việc xuất hiện méo. Dao
động ký có thể đo được lệch pha hoặc méo pha. Cách đo như sau:

- Cho tín hiệu nguồn vào kênh X, cho tín hiệu sau khi xử lý vào kênh Y, chuyển
máy đo sang chế độ X-Y.

- Nếu hoàn toàn không lệch pha sẽ có một đường chéo nghiêng 45 độ. nếu
thành hình elip là có lệch pha, biên độ mép rộng bao nhiêu là lệch pha ngần đó. Nếu có
méo pha, méo hài xuất hiện thì đường đó biến thành hình hoa văn tùy theo biên độ của
các hài chẵn.

1.3.4 Một số lưu ý khi sử dụng dao động ký

Không bao giờ đặt một vật nóng hay làm nghẽn những lỗ thông gió dẫn đến dễ
làm tăng nhiệt độ của dao động kí.

Không được để một vệt nhỏ thật sáng ở màn hình quá nhiều giây, màn hình sẽ
bị cháy cuốn.

Không sử dụng bút bi, bút mực chỉ vào màn hình hiển thị.

Không bao giờ áp điện áp bên ngoài những jack ngõ ra của dao động kí.

Những bài tập về điện áp đưa vào những jack ngõ vào có thể làm tổn hại dao
động ký, hãy sử dụng những tỉ lệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Đọc và đo giá trị điện trở


2.1 Giới thiệu về điện trở

Là phần tử đặc trưng cho hiện tượng tiêu tán năng lượng điện từ .

Ký hiệu: R – Đơn vị: Ohm (Ω)

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 8


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

1
G= : điện dẫn – Đơn vị: Ω-1 hay Siemen (S)
R

Ghép nhiều điện trở:

- Nối tiếp: R  R1  R2  ..

1 1 1
- Song song:    ...
R R1 R2

Quan hệ giữa dòng và áp của điện trở tuân theo định luật Ohm.

i R

+ u=Ri -

U(t) = R.I(t) I(t) = G.U(t)

U(t): Điện áp giữa 2 đầu điện trở (V) U(t): Điện áp giữa 2 đầu điện trở (V)

I(t): Dòng điện giữa 2 đầu điện trở (A) I(t): Dòng điện giữa 2 đầu điện trở (A)

R : Điện trở (Ω) G: Điện dẫn (Ω-1 /S)

Khi R = 0 (G = ∞): mô hình ngắn mạch.

Khi R = ∞ (G= 0): mô hình hở mạch.

Công suất tiêu thụ trên điện trở : P = UI = RI2 (W)

* Các thông số cần quan tâm của điện trở :

- Trị danh định: giá trị xác định của điện trở.

- Dung sai : sai số của giá trị thực so với trị danh định.

- Công suất tiêu tán : công suất tiêu thụ trên điện trở.

- Điện áp làm việc tối đa.

- Nhiễu nhiệt.

Hình dạng thực tế của điện trở:

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 9


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

2.2 Cách đọc vòng màu điện trở

Ngoài cách đo, giá trị của điện trở còn có thể xác định qua các vòng màu trên
thân điện trở. Số vòng màu trên điện trở tuỳ thuộc loại vào độ chính xác của điện trở
(3 vòng màu, 4 vòng màu hay 5 vòng màu).

Voø
ng maø
u

Maø
u1 2 3 Dung
sai

Giá trị tương ứng của các màu được liệt kê trong bảng sau:

Màu Trị số Dung sai


Đen 0 20%
Nâu 1 1%
Đỏ 2 2%
Cam 3
Vàng 4
Lục (Xanh lá) 5
Lam (Xanh dương) 6
Tím 7
Xám 8
Trắng 9
Vàng kim 5%
Bạc 10%

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 10


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Ghi chú:

- Vòng màu thứ 3 (đối với điện trở có 3 hay 4 vòng màu) và vòng màu thứ 4
(đối với điện trở có 5 vòng màu) chỉ hệ số mũ.

- Nếu màu vàng kim hoặc màu bạc ở vòng thứ 3 (đối với điện trở 4 vòng màu)
hoặc ở vòng thứ 4 (đối với điện trở 5 vòng màu) thì trị số tương ứng là:

Vàng kim: -1

Bạc: -2

Ví dụ: Đỏ - Xám – Nâu: 28.101 => Giá trị của điện trở: 28 Ω

Nâu – Đen – Đỏ - Bạc: 10.102 10% => Giá trị điện trở: 1KΩ , sai số 10%.

Đỏ - Cam – Tím – Đen – Nâu: 237.100 1% => Giá trị điện trở: 273Ω , sai số
1%.

2.3 Cách đo điện trở bằng VOM và đồng hồ số

2.3.1 Cách đo điện trở bằng VOM

- Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm
hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập
hai que đo và chỉnh để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

- Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo

Giá trị đo được = chỉ số thang đo * thang đo

Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì gi trị l = 100 x 27 = 2700
ohm = 2,7 K ohm

Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ ln một cht , như vậy đọc trị số sẽ
không chính xác.

Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng
không chính xác.

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ
số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 11


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Kim không lên : điện trở đứt

Kim quay về mức 0 :điện trở cháy

2.3.2 Cách đo điện trở bằng đồng hồ số

- Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn
thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.

- Đặt que đo vào hai đầu điện trở.

- Đọc giá trị trên màn hình.

3. Đọc giá trị và kiểm tra tụ điện


3.1 Giới thiệu về tụ điện

Là phần tử đặc trưng cho hiện tượng tích phóng năng lượng điện trường.

i C

+ u -

Kí hiệu: C – Đơn vị Farah (F).

Điện tích giữa hai bản tụ được xác định:

q(t) = Cu(t)

Trong đó C: điện dung – Đơn vị F

Dòng điện chảy qua điện dung bằng tốc độ biến thiên của điện tích :

dq(t )
i (t ) 
dt

dq(t ) d (Cu (t )) du(t )


Như vậy: i(t )   C
dt dt dt

t
1
C t0
=> u (t )  i(t )dt  u (t 0 )

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 12


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

q(t 0 )
Trong đó u (t 0 )  là giá trị điện áp trên phần tử điện dung tại thời điểm ban
C
đầu t0.

Hình dạng thực tế của tụ điện:

Các dạng của tụ điện dùng trong mạch điện tử có thể chia làm các loại như sau:

- Tụ có giá trị chính xác, với điện môi là gốm, sứ, mica, thuỷ tinh hay
polystyrel, sai số của các loại tụ này thấp và điện áp của tụ có thể lên tới 2000V, tuy
nhiên điện dung của loại tụ này không lớn hơn 10µF.

- Tụ bán chính xác, với điện môi là màng chất dẻo tổng hợp, điện áp làm việc
của tụ này có thể lên đến 1000V, độ lớn của điện dung có thể lên đến 100µF.

- Tụ phân cực, hay còn gọi là tụ hoá học, điện môi của tụ là oxit tan tan, oxit
nhôm, oxit tantalun… điện dung của loại tụ này rất lớn có thể lên đến 106µF, điện thế
làm việc có thể lên tới vài trăm Volt DC.

3.2 Cách đọc giá trị tụ điện

Loại tham số quan trọng nhất của tụ điện là trị số điện dung (kèm theo dung sai)
và điện áp làm việc của nó. Chúng có thể được ghi trực tiếp, ghi bằng qui ước chữ số.

3.2.1 Đối với tụ phân cực

Các cực được ghi bằng dấu + hoặc dấu -.

Đơn vị điện dung: µF, µFD,

Điện áp làm việc: VDC (volt DC) được ghi trực tiếp bằng chữ số.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 13


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

VD: 10/16 VDC, 470/15VDC, 5/6VDC.

3.2.2 Đối với các tụ không phân cực

Nếu không ghi đơn vị thì qui ước đơn vị là pF.

VD: 47/630 có nghĩa là 47pF, điện áp làm việc là 630V.

Nếu số đầu có dấu chấm thì đơn vị là µF

VD: .1 có nghĩa là 0.1 µF

.47 có nghĩa là 0.47 µF

Trường hợp trên tụ có giá trị, ký hiệu tận cùng là 1 chữ cái, đơn vị đo tính bằng
pF, phương pháp xác định giá trị như sau:

- 2 số đầu chỉ điện dung của tụ,

- Số thứ 3 xác định hệ số nhân.

- Chữ cái cuối cùng xác định sai số.

Ký tự chỉ dung sai:

F G J K M

1% 2% 5% 10% 20%

VD: 473 -> 47.000pF = 0.47 µF

223 -> 22.000pF = 0.22 µF

123K -> 12 *103 pF, sai số 10%

3.2.3 Đối với các loại tụ khác

Cách ghi trị số, sai số và cấp nhiệt độ của loại tụ này (thường là tụ ceramic hay
mica) được ký hiệu bằng các vạch hay vòng màu.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 14


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Vạch 1 và 2: xác định giá trị điện dung.

- Vạch 3: xác định hệ số nhân của điện dung.

- Vạch 4: xác định sai số cho giá trị điện dung.

Theo tiêu chuẩn EIA, khi tụ mica có 6 vòng màu, vòng đầu tiên bên trái hàng
trên cùng luôn có màu trắng, Với các tụ 5 vòng màu, ngoài 4 vạch kể trên, vạch thứ 5
xác định dãy nhiệt độ của tụ.

Màu Vạch Vạch Hệ số Điện áp Hệ số nhân Sai số


màu 1 màu 2 nhân (pF) làm việc ( F )
Đen 0 0 100 100 20%
Nâu 1 1 101 100 101 1%
Đỏ 2 2 102 250 102 2%
Cam 3 3 103 2.5% hay
3%
Vàng 4 4 104 400
Lục 5 5 105 5%
Lam 6 6 106 630
Tím 7 7 107 10-3
Xám 8 8 10-2
Trắng 9 9 10-1 10%
Vàng kim 10-1
Bạc 10-2 10%
VD: Đen – vàng – tím – trắng – đỏ -> 4x107pF ,250VDC.

3.3 Kiểm tra tụ điện

3.3.1 Các trường hợp hư hỏng của tụ:

Tụ bị nối tắt: hai má của tụ bị chạm vào nhau.

Tụ bị rỉ: chất điện môi bị biến chất nên một phần dòng điện DC đi qua.

Tụ bị giảm trị số: chất điện môi bị mất chất lượng (rắn), khô (lỏng).

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 15


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Tụ bị đứt: do dây nối ra chân tụ bị đứt.

3.3.2 Kiểm tra tụ hoá

VOM ở thang đo R x1ohm , hay Rx10 ohm, đưa que đen vào đầu +, đỏ vào đầu –
của tụ. Nếu:

- Kim lên nhanh rồi từ từ trả về  : tụ tốt.

- Kim lên rồi đứng yên: tụ rỉ.

- Kim lên rồi dừng lại ở vị trí 0: tụ bị chấp.

- Kim không lên: tụ đứt.

- Kim chỉ hơi nhích lên rồi chạy về vị trí  . Tụ khô.

Tụ có trị số càng lớn: kim lên càng nhiều, về  rất chậm.

Lưu ý: trước đó phải xả điện tích trong tụ bằng cách chập hai chân tụ vào nhau.

3.3.3 Kiểm tra tụ gốm

VOM ở thang đo R x1 K ohm , hay Rx10 K ohm Do có trị số nhỏ, nên không thể
dùng VOM để kiểm tra vì thời gian tụ nạp và xả quá nhanh. Nên dùng phương pháp đo
C
nóng như sau: VOM
+
VDC + -
-

Dùng nguồn DC 12V nối với mạch như hình vẽ. Nếu:

- Kim lên từ từ về 0: tụ tốt.

- Kim lên bằng điện áp nguồn: tụ nối tắt.

- Kim lên < 10V: tụ rỉ.

- Kim không lên: tụ đứt.

3.3.4 Đối với tụ có trị số thay đổi

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 16


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Dùng VOM ở trị số Rx100 hay Rx1K. Dùng 2 đầu que đo đưa vào hai cực của
biến tụ, xoay. Nếu:

- Kim chỉ 00 suốt quá trình xoay: tụ tốt.

- Kim nhảy 1 vài vị trí: tụ bị chạm.

4. Kiểm tra diode


4.1 Giới thiệu về diode

Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một
tiếp giáp P – N ta được một diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm: Tại bề mặt tiếp xúc,
các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các
lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền
cách điện giữa hai chất bán dẫn.

Như vậy mối tiếp xúc P – N là phần quan trọng trong cấu tạo của Diode .

Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.

* Phân cực thuận cho Diode.

Khi ta cấp điện áp dương (+) vào anode ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-)
vào Katode ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách
điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt 0,7V ( với diode loại Si ) hoặc

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 17


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

0,3V ( với Diode loại Ge ) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => diode bắt
đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua diode tăng nhanh nhưng
chênh lệch điện áp giữa hai cực của diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,7V).

Diode (Si) phân cực thuận – Khi diode dẫn điện áp thuận đựơc ghim ở mức
0,7V.

* Phân cực ngược cho diode.

Khi phân cực ngược cho diode tức là cấp nguồn (+) vào katôt (bán dẫn N),
nguồn (-) vào anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện
càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, diode có thể chịu được điện
áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

4.2 Hướng dẫn kiểm tra diode

4.2.1 Một số lưu ý khi sử dụng diode

Khi sử dụng diode cần tuân thủ theo 2 điều kiện sau đây:

- Dòng điện thuận của diode không được lớn hơn giá trị tối đa cho phép mà nhà
sản xuất cung cấp.

- Điện áp phân cực ngược (tức VKA) không được lớn hơn ngưỡng đánh thủng
của diode (tức VBR) do nhà sản xuất cung cấp).

Ngoài ra khi cần thiết kế mạch với độ chính xác cao, ta cần tham khảo thêm đặc
tuyến Volt – Ampere của diode và tần số hoạt động cho phép của nhà sản xuất cung
cấp.

VD: diode 1N4007 có các thông số kĩ thuật do hảng sản xuất cung cấp như sau: V BR =
1000V, IFmax = 1A, VF = 1.1V khi IF = IFmax.

Những thông số trên cho biết:

Dòng điện thuận qua diode không được lớn hơn 1A.

Điện áp ngược cực đại của diode không được lớn hơn 1000V.

Điện áp thuận VAK có thể lên tới 1.1V nếu dòng điện thuận bằng 1A.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 18


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

Cũng cần lưu ý rằng đối với các diode chỉnh lưu nói chung thì khi VAK = 0.6V
thì diode bắt đầu dẫn và khi VAK = 0.7V thì dòng qua diode đã đạt đến vài chục mA.

4.2.2 Kiểm tra diode

Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào


hai đầu Diode, nếu :

- Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào


Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là =>
diode tốt

- Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là diode


bị chập.

- Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là diode bị đứt.

- Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào diode kim vẫn lên một chút là diode bị
rò.

5. Kiểm tra và xác định chân transistor


5.1 Giới thiệu về transistor

Cấu tạo của transistor như sau:

Như vậy, bản chất của transistor là 2 mối nối P – N ghép lại.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 19


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

5.2 Kí hiệu trên transistor

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất
nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung quốc.

- Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564,
B733, C828, D1555 trong đó các transistor ký hiệu là A và B là transistor PNP còn ký
hiệu là C và D là transistor NPN. Các Transistor A và C thường có công suất nhỏ và
tần số làm việc cao còn các transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm
việc thấp hơn.

Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073


vv...

Transistor do Trung quốc sản xuất: Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái.
Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng: Chữ A và B là transistor PNP, chữ C và D là
transistor NPN, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là transistor hoạt động ở tần số
thấp, A và G là transistor hoạt động ở tần số cao. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản
phẩm. Ví dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..

5.3 Xác định chân transistor

Với các loại Transistor công suất nhỏ thì thứ tự


chân C và B tuỳ theo nước nào sản xuất , nhựng chân E
luôn ở bên trái nếu ta để transistor như hình bên

- Nếu là Transistor do Nhật sản xuất: ví dụ


Transistor C828, A564 thì chân C ở giữa , chân B ở
bên phải.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 20


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải.

- Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì không
theo thứ tự này. Để biết chính xác ta dùng phương pháp đo bằng
đồng hồ vạn năng.

Với loại Transistor công suất lớn (như hình bên ) thì hầu
hết đều có chung thứ tự chân là: Bên trái là cực B, ở giữa là cực C
và bên phải là cực E.

5.5 Dùng VOM để kiểm tra transistor

5.5.1 Xác định transistor tốt hay xấu


- Đặt thang đo VOM ở thang R*10.

- Kiểm tra như diode : R nhỏ phân cực thuận

R lớn phân cực nghịch

- Cần đo tất cả 6 lần, trong đó có 2 lần R nhỏ và 4 lần R lớn là transistor còn tốt
-sống).

5.5.2 Cách xác định các chân của transistor

- Bước 1: Đặt VOM ở thang đo R*10. cố định 1 đầu que đo, que đo còn lại lần
lượt chạm vào 2 chân kia nếu kim đều lên cả hai lần thì chân có que cố định là chân B.
Nếu que cố định là đỏ (+) thì transistor là PNP. Nếu cố định là đen (-) thì là loại NPN.

- Bước 2: Đặt 2 que đo vào 2 chân E và C đang cần xác định, sau đó dùng một
điện trở nhỏ (hoặc một dây dẫn điện, có thể dùng ngón tay trỏ) nối cực B lần lượt với 2
cực E và C. Trong 2 lần đo đó, lần nào kim lên nhiều (có điện trở bé) thì cực đo trong
lần đó là cực C, còn lại là cực E.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 21


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

6. Ráp mạch trên test board và kiểm tra


Test board là một dạng đế cắm nhiều lỗ, dùng cắm các vi mạch (IC), transistor,
dây nối và các linh kiện thụ động khác để tạo thành các mạch điện tử thí nghiệm mà
không cần hàn nối và giữ các chân linh kiện còn nguyên.

Trong một số trường hợp cần sửa chữa hay lắp ráp một mạch điện mới dùng
thay thế tương đương cho một mạch điện tử khác, muốn biết được tính năng hoạt động
của mạch trước khi chế tạo mạch in, ta có thể dùng test board để thử nghiệm.

Ngoài ra khi có một linh kiện mới cần xác định các tham số làm việc ta có thể
dùng test board phối hợp với các máy đo chính xác để ghi nhận được các tham số của
linh kiện. Công việc này phục vụ cho việc khảo sát linh kiện mới hay thiết kế mạch.

Test board có cấu tạo dạng tấm phẳng, đế được chế tạo bằng sứ (cách điện và
chịu nhiệt cấp H hay C) hoặc bằng nhựa cứng (loại cách điện chịu nhiệt thông thường
cấp A hay E). Trong các lỗ cắm có các lá nhíp tiếp xúc làm bằng đồng có mạ vàng, bạc
hoặc niken. Các lá nhíp này có độ đàn hồi và tiếp xúc tốt với các chân linh kiện hay
dây nối khi chúng được cắm vào lỗ.

Test board có thể được chia thành nhiều loại tuỳ theo số lượng lỗ cắm có được
trên board: 300, 500, 630 hoặc 1000 lỗ cắm. Khoảng cách tính theo 4 hướng giữa 2 lỗ
cắm liên tiếp là 2.54mm, tức 0.1 inch. Khoảnh cách này được tính theo tiêu chuẩn
khoảng cách giữa 2 chân liên tiếp của IC.

Một test board thông thường được chia làm 3 phần: 2 phần nhỏ ở hai bên và
hai thanh lớn ở giữa.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 22


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C1: KT sử dụng VOM, dao động kí và kiểm tra linh kiện

- Hai thanh nhỏ nằm dọc theo bề dài ở hai mép của tấm board, mỗi thanh có 2
hàng lỗ riêng biệt nhau. Các lỗ nằm trên cùng hàng (dọc theo bề dài thanh nhỏ) liên lạc
với nhau về phương diện điện. Các lỗ nằm trong thanh nhỏ này dùng để làm vị trí cấp
nguồn cho mạch hoặc có thể tạo thành một nút trong mạch có nhiều nhánh cùng giao
tại một nút.

- Hai thanh lớn nằm tại vị trí giữa của board mạch ngăn cách với nhau bằng một
rãnh lõm cách điện. Khoảng rộng của rãnh này bằng khoảng cách giữa hai hàng chân
IC thông dụng (khoảng 0.3 inch).

- Trên mỗi thanh lớn bao gồm 5 hàng lộ xếp song song dọc theo bề dài của tấm
test board. Những lỗ nằm song song theo chiều dài không liên lạc với nhau về điện.
Những lỗ xếp trên cùng chiều rộng thì liên lạc với nhau về điện.

7. Chọn và đọc datasheet linh kiện


Sử dụng sách hoặc các trang web để tra cứu chân linh kiện.

Trong quá trình tra cứu cần chú ý các yếu tố sau:

- Cấu tạo, chức năng và ứng dụng của linh kiện.

- Sơ đồ chân linh kiện.

- Các thông số hoạt động của linh kiện.

- Khuyến nghị của nhà sản xuất.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 23


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Chương 2: Kỹ thuật làm mạch bằng tay


1. Giới thiệu dụng cụ đồ nghề làm mạch
Trong quá trình thực tập, sinh viên cần có tối thiểu 1 số dụng cụ, đồ nghề cá
nhân để sử dụng khi thao tác. Dụng cụ càng chuyên dùng càng tạo nhiều thuận lợi cho
quá trình thao tác cũng như sửa chữa. Trong giáo trình này đề cập đến một số dụng cụ
tối thiểu cần thiết cho quá trình thực hành.

1.1 Mỏ hàn điện

Dùng mỏ hàn điện dùng điện trở để đốt nóng, không dùng mỏ hàn đốt nóng
theo nguyên lý ngắn mạch thứ cấp biến áp (để tránh các ảnh hưởng của từ trường lên
các linh kiện khi hàn, nhất là đối với các IC CMOS). Công suất thông thường của mỏ
hàn là khoảng 40W. Nếu dùng mỏ hàn có công suất lớn hơn 40W có thể gặp phải các
trở ngại sau:

- Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể gây ra
tình trạng hư hỏng cho linh kiện.

- Trong trường hợp dùng mỏ hàn có công suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều dễ
gây ra tình trạng oxi hoá bề mặt dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn, mối hàn khi đó lại
khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thông (chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn) khi
nhiệt lượng mối hàn quá lớn dễ đưa đến việc nhựa thông cháy và bám thành lớp đen
tại mối hàn, làm giảm độ bóng của mối hàn, tính mỹ thuật của mối hàn bị giàm sút.

1.2 Chì hàn, nhựa thông

Chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp mạch điện tử là loại chì hàn dễ nóng chảy
(thường gọi là chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy khoảng từ 60 đến 80oC (chì có pha
40% đến 60% thiếc). Loại chì hàn thường gặp trên thị trường Việt Nam ở dạng sợi
ruột đặc (cuộn trong lõi hình trụ), đường kính sợi chì hàn khoảng 1mm. Sợi chì hàn
này đạ được bọc một lớp nhựa thông ở mặt ngoài. Chì hàn của nước ngoài nhựa thông
được đặt ở mặt trong của sợi chì hàn và sợi chì hàn là loại hình trụ ruột rỗng ở giữa.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 24


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Công dụng của lớp nhựa thông trong sợi chì dùng làm chất tẩy ngay trong quá trình
nóng chảy chì tại điểm cần hàn.

Đối với những loại chì hàn có bọc sẵn nhựa thông, khi nhìn vào sợi chì ta cảm
nhận được độ sáng óng ánh của kim loại, với các loại chì hàn khác là các loại chì hàn
có nhiệt độ nóng chảy cao và thường không được pha trộn với nhựa thông khi chế tạo.
Loại chì hàn này thường có màu sáng và không có độ sáng óng ánh của kim loại khi
quan sát bằng mắt.

Nhựa thông thường ở dạng rắn, màu vàng nhạt khi không chứa tạp chất. Khi
hàn nên để nhựa thông vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn. Trong quá trình hàn, ta
thường dùng thêm nhựa thông để tăng cường chất tẩy khi lớp nhựa thông bọc trong chì
hàn không đủ sử dụng. Các trường hợp phải dùng thêm nhựa thông bên ngoài thường
như xi chì trên dẫn, xi chì lên đầu các mỏ hàn điện mới trước khi sử dụng. Ngoài ra
nhựa thông còn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa để tạo thành dung dịch sơn phủ
bề mặt cho các lớp đồng của mạch in, tránh oxi hoá đồng.

2. Kỹ thuật vẽ mạch in trên board đồng


Các bước vẽ mạch in trên board đồng như sau:

Bước 1: Dưa trên sơ đồ nguyên lý, ta thực hiện xác định số lượng linh kiện hay
phần tử mạch dùng trong sơ đồ. Tiến hành bố trí các linh kiện trên giấy và hoàn chỉnh
mạch in trên giấy. Chú ý:

- Nhận diện vị trí chân linh kiện dùng trong sơ đồ.

- Kích thước điện trở và tụ điện.

- Các linh kiện công suất có cần đế tản nhiệt hay không.

Trên mạch in trên giấy, nên chọn vị trí tới ưu khi vừa có tính chất thẩm mỹ
nhưng lại có số đường liên kết (đường mạch in) ngắn nhất và ít nhất.

Dò kĩ lại đường mạch in trên giấy để phát hiện sai sót nếu có.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 25


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Bước 2: Lau sạch board đồng bằng aceton. Vẽ lưới ô vuông mờ (kích thước
phù hợp) bằng bút chì trên board đồng.
Bước 3: Vẽ bố trí các linh kiện trên board đồng theo mạch in hoàn chỉnh trên
giấy. Vẽ các đường bao mạch in bằng bút chì đầu nhọn. Chú ý: đường mạch cấp nguồn
phải lớn hơn đường mạch giữa các linh kiện bình thường trong mạch.

Bước 4: Dùng viết lông có dung môi acetone để vẽ nối các đường mạch trên
mặt đồng (dựa theo các điểm vừa định vị và sơ đồ mạch đã vẽ trước trên giấy). Trong
khi vẽ ta chú ý, có hai phương pháp để vẽ điểm pad hàn trên mạch in. Điểm pad hàn
có thể vẽ theo hình tròn hoặc hình vuông. Thông thường điểm pad tròn dễ thực hiện
nhưng lại kém tính mỹ thuật hơn điểm pad vuông.Muốn thực hiện điểm pad vuông, ta
có thể dùng viết tô rộng (quanh vị trí cần tạo điểm pad vuông), sau đó dùng đầu mũi
dao nhọn và thước kẻ tỉa bớt mực để duy trì một vùng mực bám hình vuông cho điểm
pad cần thực hiện. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỉ mỉ khi thực hiện.

Bước 5: Sau khi đã tạo các đường mạch trên mặt đồng của mạch in, ta quan
sát xem có vị trí nào bị vẽ không liền nét, độ đậm của các đường phải đều nhau,
đồng thời không bỏ sót đường mạch nào cả. Trong trường hợp cần thiết, phải chờ cho
mực khô hẳn rồi đồ lại một lần nữa.

Chú ý khi sử dụng bút lông aceton:

- Khi không vẽ phải nắp viết lại ngay để tránh tình trạng mực bị khô, khi vẽ có
thể làm bong các đường vẽ cũ ban đầu.

- Không dùng dao bén hay dao lam để gọt nhọn đầu viết, vì như vậy dễ làm đầu
viết lông bị loe ra và không thể tiếp tục sử dụng.

- Khi dùng viết đồ lại những đường đã vẽ, sinh viên cần thử viết trên giấy trước
khi vẽ lên mặt đồng, thao tác nhằm tươm mực lên phía đầu viết. Khi vẽ nên xoay tròn
viết để tạo đều mực trên nét vẽ.

3. Kỹ thuật rửa mạch

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 26


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Sau khi vẽ hoàn chỉnh, ta chờ khô mới mang mạch in nhúng vào thuốc tẩy. Hóa
chất tẩy sẽ ăn mòn lớp đồng tại các vị trí không bám mực và sẽ để nguyên lớp đồng tại
các vị trí được bao phủ bằng các đường vẽ mực. Khi nhúng mạch in trong thuốc tẩy,
muốn phản ứng hóa học xảy ra nhanh, cần thực hiện các thao tác sau để tăng tốc độ
phản ứng:

- Lắc tấm mạch trong chậu thuốc.

- Nên đặt chậu thuốc tẩy nơi có ánh sáng mặt trời để tăng cường tốc độ phản

ứng nhờ hiệu ứng quang.

- Nếu thuốc tẩy được nung nóng khoảng 50oC thì thời gian tẩy sẽ nhanh hơn
khi thuốc tẩy có nhiệt độ thấp (bằng nhiệt độ môi trường).

Sau khi tẩy xong các phần đồng không cần thiết, nên ngâm mạch vào trong
nước lã và dùng giấy nhám nhuyễn chà sạch các đường mực đã vẽ. Công việc sẽ chấm
dứt khi các đường mạch được đánh bóng và sáng.

Trước khi dùng nhựa thông lỏng phủ bảo vệ lớp đồng, ta dùng khoan để khoan
các lỗ ghim linh kiện.

Sau khi khoan lỗ xong, cần đánh sơ lại một lần mạch in (phía có các đường
đồng) bằng giấy nhám nhuyễn, làm sạch lớp oxit hóa lần cuối rồi mới nhúng tấm mạch
vào dung dịch bảo vệ. Khi nhúng xong mạch, để ráo và phơi khô lớp sơn phủ rồi mới
hàn linh kiện lên mạch.

4. Kỹ thuật khoan chân linh kiện


Sử dụng máy khoan hoặc khoan tay để khoan chân linh kiện.

Dùng mũi khoan 0.6mm để khoan chân có chân nhỏ như diode zener, mũi
0.8mm là điện trở, 1 là diode chỉnh lưu và 3 là khoan lỗ bắt vít.

Đặt máy khoan hoặc khoan tay vuông góc với vị trí đã định chân linh kiện và
tiến hành khoan. Chú ý: khi đặt mũi khoan không vuông góc với board đồng sẽ làm

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 27


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

cho lỗ chân linh kiện bị lệch. Trong một số trường hợp dễ làm lỗ khoan to hơn so với
dự kiến ban đầu.

Sau khi khoan xuyên quá tấm đồng tạo thành lỗ, tiếp tục khoan sang lỗ khác.

5. Kỹ thuật hàn dây đồng


5.1 Phương pháp xi chì trên dây đồng

Dùng dao hay giấy nhám đánh sạch lớp oxit hay lớp men bọc quanh dây (nếu
dùng dây đồng tráng men émail). Dây được xem là sạch khi ửng màu đồng (màu hồng
nhạt), bóng đều quanh vị trí vừa được làm sạch. Điều quan trọng cần chú ý, sau khi
làm sạch ta phải thực hiện việc xi chì ngay, vì nếu để lâu, lớp oxyt sẽ phát sinh lại. Tuy
nhiên, trên các vị trí vừa làm sạch lớp oxyt, nếu ta dùng mỏ hàn có công suất quá lớn
(phát sinh nhiều nhiệt lượng) để hàn cũng phát sinh lại lớp oxyt tại điểm hàn do sự quá
nhiệt.

Muốn xi chì, đầu tiên phải làm nóng dây dẫn cần xi, ta đặt đầu mỏ hàn bên dưới
dây cần xi để truyền nhiệt (dây dẫn và đầu mỏ hàn đặt vuông góc). Khi truyền nhiệt,
quan sát màu hồng của dây, màu hồng sẽ sẫm dần khi nhiệt độ gia tăng, trong khi quan
sát ta đưa chì hàn (có bọc nhựa thông) tiếp xúc lên dây dẫn, chì hàn đặt khác phía với
đầu mỏ hàn.

Khi điểm cần xi đủ nhiệt, chì hàn sẽ chảy ra và bọc quanh dây tại điểm cần xi,
chì loang từ mặt trên xuống phía dưới (đi về phía nguồn nhiệt, tức đầu mỏ hàn). Nhờ
thao tác này, nhựa thông có sẵn trong chì tan trước tẩy sạch điểm xi, tránh oxyt hóa,
đồng thời chì nóng chảy sau dễ bám lên dây. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều chì vào
điểm xi (quá mức yêu cầu), lớp xi quá dày hoặc bị bám màu nâu do nhựa thông chảy
ra và cháy trên điểm xi.

Dây đồng luôn phải tiếp xúc với đầu mỏ hàn và thực hiện liên tục theo nguyên
tắc tiến hai bước lùi một bước và xoay tròn dây đồng, mỗi bước khoảng 2mm. Điều
quan trọng cần nhớ (khi thực hiện lần lượt các điểm xi kế tiếp nhau), tại khớp tiếp giáp
giữa hai khoảng xi phải thực hiện sao cho không có sự tích tụ chì thành lớp dày trên đó

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 28


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Chú ý: trong quá trình xi chì, ta tránh các động tác sau:

- Dùng đầu mỏ hàn kéo rê chì trên dây cần xi, vì sẽ làm cho lớp chìkhông bám
hoàn toàn trên dây dẫn, đồng thời lớp chì bị đánh sọc theo đường kéo rê đầu mỏ hàn.
Một nhược điểm nữa của động tác này là chì xi không bóng mà ngả màu xám do thiếu
nhiệt và nhựa thông.

- Đặt dây cần xi lên miếng nhựa thông, rồi dùng đầu mỏ hàn đặt tiếp xúc lên
dây (làm nóng chảy nhựa thông và nóng dây), sau đó đưa chì hàn lên đầu mỏ hàn làm
chảy chì và bám vào dây. Với động tác này, ta tránh được sự oxyt hóa bề mặt dây dẫn
trong quá trình xi chì, dễ làm chì bám lên dây, tuy nhiên, do lượng nhựa thông chảy
quá nhiều sẽ bám lên bề mặt dây sau khi xi làm dây không bóng và nhựa thông cháy
dễ bám thành một lớp đen trên bề mặt xi chì của dây.

- Sau khi xi chì xong, không nên sửa các điểm xi chưa hoàn chỉnh bằng cách
dùng đầu mỏ hàn rê qua lại trên điểm này mà cần phải giữ chì.

5.2 Phương pháp hàn nối các dây dẫn

Trong quá trình thực tập hay sửa chữa, ta thường sử dụng đến 3 dạng hàn nối
dây dẫn như sau:

Hàn đâu đầu hai dây dẫn: Phương pháp hàn này còn được gọi là hàn ghép
đỉnh. Ta dùng phương pháp hàn ghép này khi muốn tạo các đoạn dây dẫn thành hình
đa giác hoặc nối dài hai dây dẫn ngắn. Tuy nhiên, mối hàn khó thực hiện và có độ bền
cơ kém hơn các mối hàn ghép dạng khác.

Khi thực tập, sinh viên cố gắng không để mối hàn rơi vào tình trạng không đạt
yêu cầu.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 29


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Hàn ghép hai dây song song: Phương pháp hàn ghép này thường dùng nối hai
dây dẫn lại với nhau, tương tự như phương pháp ghép nối đỉnh. Tuy nhiên, trong mối
hàn ghép này: khoảng giao nhau giữa hai dây thường được chọn tùy theo yêu cầu.
Trong quá trình mới tập hàn ban đầu, khoảng cách giao ngắn nhất nên chọn là 5mm.
Khi khoảng giao quá dài, dây nối dễ bị võng cong, khó xếp song song hoàn toàn khi
hàn. Trong hình dưới đây ta có thể hình dung được dạng chì hàn bám phủ quanh mối
hàn và các dạng mối hàn ghép song song không đạt yêu cầu.

Mối hàn ghép đặt vuông góc: Đây là phương pháp hàn nối có độ bền cơ tương
đối khá tốt. Trong thực hành ta thường hay sử dụng mối hàn này nhất. Một mối hàn
vuông góc đạt yêu cầu là phải tạo chì bám đủ bốn khoảng không gian quanh điểm đặt
hai dây vuông góc. Chì bám tại mỗi khoảng không gian trên không mô dày lên mà lại
có dạng cong lõm về bên dưới.

6. Kỹ thuật hàn mạch


Bước 1: Làm sạch bản mạch in trước khi hàn linh kiện

Trước khi hàn linh kiện chúng ta phải làm sạch bản mạch in (đặc biệt tại điểm
hàn) để đảm bảo mối hàn dính thiếc với tỷ lệ diện tích bề mặt cao. Công việc này rất
quan trọng đối với những bản mạch in chưa được phủ thiếc. Để làm sạch các nốt hàn
bằng đồng chúng ta có thể dùng một cục cao su bào mòn hoặc một vật liệu tương tự.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 30


Bài giảng Thực tập tay nghề điện tử C2: Kỹ Thuật làm mạch bằng tay

Bước 2: Vệ sinh đầu mỏ hàn trước khi hàn.

Chùi sạch đầu mỏ hàn bằng tấm xốp thấm nước mỗi lần trước khi hàn.

Bước 3: Tráng thiếc đầu mỏ hàn.

Dùng nhựa thông và chì để tráng đầu mỏ hàn trước mỗi lần hàn. Chú ý không
để chì bám dính quá nhiều ở đầu mỏ hàn.

Bước 4: Cắm linh kiện vào lỗ hàn.

- Bẻ gập chân linh kiện vừa theo khoảng cách của 2 lỗ hàn (với điện trở).

- Cắm linh kiện vào lỗ hàn.

- Bẻ nghiêng chân linh kiện phía bên mặt hàn để linh kiện bám vào bản mạch in
tránh trường hợp linh kiện bị rơi ra khi hàn, ngoài ra việc bẻ nghiêng chân linh kiện
cũng có tác dụng tăng độ bền vật lý cho linh kiện trong quá trình sử dụng.

Bước 5: Bấm (cắt) chân linh kiện.

7. Phục hồi mạch nguyên lý từ mạch in


Trong thực tế ta hay gặp trường hợp mạch đã hoàn chỉnh trong khi chưa có sơ
đồ nguyên lý. Lúc này, ta cần thực hiện phục hồi mạch nguyên lý từ mạch in để hiểu
rõ được nguyên lý của mạch.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định các loại linh kiện có trong mạch, bắt đầu từ những linh kiện
đóng vai trò là trọng tâm của mạch và đến các loại linh kiện khác. Chú ý xác định vị trí
chân linh kiện trong mạch in.

Bước 2: Xác định đường mạch nguồn của mạch và những điểm chân linh kiện
kết nối đến sơ đồ này.

Bước 3: Dựa trên các đường mạch in để vẽ kết nối các chân linh kiện trong
mạch.

Bước 4: Hoàn chỉnh mạch nguyên lý.

Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM Trang 31

You might also like