You are on page 1of 3

Câu 1: Trình bày phương pháp và các lưu ý khi đo dòng điện

- Dòng điện là một trong 2 đại lượng điện cơ bản nhất. Vì vậy việc đo dòng điện
luôn được quan tâm.
- Các phương pháp đo dòng điện phổ biến
1. Phương pháp đo trực tiếp: dùng các dụng cụ đo dòng điện như ampemét,
mili ampemét để đo dòng và trực tiếp đọc kết quả trên thang chia độ của
dụng cụ đo.
2. Phương pháp đo gián tiếp: có thể dùng vônmét đo điện áp rơi trên một
điện trở mẫu, thông qua phương pháp tính toán ta sẽ được dòng điện cần
đo.
3. Phương pháp so sánh: đo dòng điện bằng cách so sánh dòng điện cần đo
với dòng điện mẫu. Có thể so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp.
- Các lưu ý khi đo dòng điện
1. Dụng cụ đo dòng điện phải được mắc nối tiếp với mạch cần đo.
2. Công suất tiêu thụ càng nhỏ càng tốt, điện trở của ampe kế càng nhỏ
càng tốt và lý tưởng là bằng 0.
3. Làm việc trong 1 dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác của dụng
cụ đo.
Câu 2: Trình bày phương pháp và các lưu ý khi đo điện áp
- Điện áp là một trong 2 đại lượng điện cơ bản nhất. Đo điện áp là bài toán
thường gặp.
- Khi sử dụng vônmét để đo điện áp cần lưu ý các sai số sinh ra trong quá trình
đo, bao gồm:
1. Sai số do ảnh hưởng của vônmét khi mắc vào mạch đo.
2. Sai số do tần số.
- Các lưu ý:
1. Dụng cụ đo phải mắc song song với mạch cần đo.
2. Khi mắc vào mạch đo, vôn kế đã lấy một phần năng lượng của đối tượng
đo nên gây sai số. Để giảm sai số này, yêu cầu điện trở trong vôn kế phải
lớn.
3. Làm việc trong một dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác của
dụng cụ đo.
Câu 3: Trình bày phương pháp và các lưu ý khi đo điện trở
- Điện trở là một thông số rất quan trọng của mạch điện và các hệ thống cung cấp
điện.
- Các phương pháp đo:
1. Với đo điện trở trung bình
 Phương pháp đo gián tiếp
 So sánh với điện trở mẫu
 Sử dụng cầu đo
 Ôm-kế
2. Với đo điện trở nhỏ
 Cầu đôi Kelvin
3. Với đo điện trở lớn
(a) Đo điện trở cách điện
 Đo gián tiếp dùng vôn kế và microampe kế
 Sử dụng megom-kế
(b) Đo điện trở cách điện đường dây
 Đo nguội
 Đo nóng
- Các lưu ý:
 Loại trừ ảnh hưởng của điện trở dây nối, điện trở tiếp xúc, sức điện động
tiếp xúc khi đo điện trở nhỏ.
 Loại trừ ảnh hưởng của điện trở khối và điện trở bề mặt khi đo điện trở lớn.
 Dùng nguồn xoay chiều khi đo điện trở của các vật có độ ẩm cao.
 Dùng nguồn một chiều khi đo điện trở của các vật liệu rắn.
Câu 4: Trình bày phương pháp và các lưu ý khi đo điện dung, điện cảm, hỗ cảm.
- Điện dung, điện cảm, hỗ cảm là các thông số đặc trưng trong mạch xoay chiều.
- Phương pháp:
 Sử dụng các dụng cụ đo vôn kế, ampe kế, oát kế.
 Sử dụng cầu đo.
- Khi làm việc với mạch xoay chiều hay các thiết bị điện xoay chiều ( động cơ,
máy phát,… ) thường phải tính toán giá trị của các thông số này.
Câu 5: Trình bày các sơ đồ đo công suất tác dụng sử dụng oát mét.

Câu 6: Trình bày cấu tạo, nguyên lý của các loại cảm biến đã học.
I. CẢM BIẾN ÁNH SÁNG ANALOG LM393
II. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM-35
III. CẢM BIẾN DÒNG ĐIỆN ACS712
IV. CẢM BIẾN KHOẢNG CÁCH SIÊU ÂM HC-SR04
V. CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH
VI. ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC G12-N20 + ENCODER

You might also like