You are on page 1of 33

1.

Đơn vị đo lường nhiệt độ trong hệ SI là:


a. C
b. K
c. F
d. Tất cả đều đúng.
2. 100C tương ứng với:
a. 273K
b. 156,9F
c. 373,15K
d. Tất cả đều sai.
3. Thermistor là
a. Nhiệt điện trở kim loại
b. Nhiệt điện trở bán dẫn
c. Cảm biến nhiệt dạng IC
d. Cảm biến nhiệt cấu tạo từ Ni.
4. Nhiệt điện trở bán dẫn có tính chất
a. Hệ số nhiệt trở dương
b. Hệ số nhiệt trở âm
c. Giá trị hệ số nhiệt trở khá lớn
d. Tất cả đều đúng.
5. PTC được chế tạo từ than chì có tính chất
a. Đặc tuyến có dạng tuyến tính
b. Đặc tuyến không tuyến tính hoàn toàn
c. Ở vùng nhiệt độ thấp có tính chất NTC
d. Tất cả đều đúng
6. PTC thường được dùng để
a. Bù nhiệt cho các linh kiện bán dẫn.
b. Bảo vệ quá nhiệt cho các thiết bị.
c. Bảo vệ quá dòng cho các thiết bị
d. Tất cả đều đúng.
7. NTC thường được chế tạo từ
a. Nikel, Titan
b. Crom, đồng, sắt
c. Oxyt kim loại như crom, Nikel,..
d. Than chì, barium.
8. Đặc tính điện trở - nhiệt độ của NTC thường không tuyến tính là do
a. Hệ số nhiệt trở thay đổi theo các vùng nhiệt độ khác nhau.
b. Hệ số nhiệt trở không đổi theo các vùng nhiệt độ khác nhau
c. Hệ số nhiệt trở thay đổi ở vùng nhiệt độ rất cao.
d. Hệ số nhiệt trở thay đổi ở vùng nhiệt độ rất thấp.
9. Trong mạch điện dưới đây nếu RT là NTC đồ thị điện áp ra eo(T) có dạng
a. tuyến tính.
b. Phi tuyến
c. Tuyến tính khi nhiệt độ rất thấp.
d. Tuyến tính khi nhiệt độ rất cao.
10. Nhiệt điện trở kim loại thường được chế tạo từ:
a. Nikel
b. Platinum
c. Đồng
d. Tất cả đều đúng.
11. Ở nhiệt độ cao hơn 300C người ta thường dùng
a. Nhiệt trở kim loại Ni
b. Nhiệt trở kim loại Pt
c. Nhiệt trở kim loại Cu
d. a và b đúng.
12. Nhiệt trở kim loại Cu được dùng làm cảm biến trong phạm vi đến 150C do
a. Đường đặc tuyến rất tuyến tính.
b. Điện trở ít thay đổi theo nhiệt độ.
c. Ở nhiệt độ cao dễ bị oxy hóa.
d. Tất cả đều sai.
13. Pt100 là tên gọi của nhiệt trở kim loại Pt và có
a. Điện trở tại nhiệt độ 0K là 100Ω.
b. Điện trở tại nhiệt độ 100C là 100Ω.
c. Điện trở tại nhiệt độ 0C là 100Ω.
d. Điện trở tại nhiệt độ 0F là 100Ω.
14. Pt100 có hệ số nhiệt trở bằng 0,00392/C có điện trở bằng
a. 100,392Ω tại nhiệt độ 100F.
b. 139,20392Ω tại nhiệt độ 100K.
c. 100,392Ω tại nhiệt độ 100C.
d. 10,0392Ω tại nhiệt độ 100F
15. Cặp nhiệt ngẫu dạng E có nghĩa là
a. Được chế tạo gồm Sắt – Constantan.
b. Được chế tạo gồm Platinum – Constantan.
c. Được chế tạo gồm Sắt – Đồng.
d. Được chế tạo gồm Crom – Constantan.
16. Cảm biến nhiệt dùng mối nối bán dẫn như hình dưới đây có phương trình chuyển đổi

a. VF = Vbe = (kT/q).ln(IS/IF)
b. VF = Vbe = (kT/q).ln(IF/IS)
c. VF = Vbe = (kIS/q).ln(IF/IS)
d. VF = Vbe = (kIF/q).ln(IF/IS)

17. Theo định luật Wien,


a. Nhiệt độ vật càng cao, sóng bức xạ nhiệt có bước sóng càng dài.
b. Nhiệt độ vật càng cao, sóng bức xạ nhiệt có bước sóng càng ngắn.
c. Nhiệt độ vật càng cao, sóng bức xạ nhiệt chuyển dần sang vùng tia Gamma.
d. Tất cả đều sai.
18. Vật liệu hỏa điện có tính chất
a. Sinh ra điện tích khi bị tác động bởi một nguồn nhiệt.
b. Sinh ra nhiệt khi bị tác động bởi một nguồn điện trường thích hợp.
c. Sinh ra điện tích không đổi khi bị tác động bởi một nguồn nhiệt không đổi.
d. Tất cả đều đúng.
19. Vật liệu hỏa điện được ứng dụng trong
a. Sản xuất cảm biến tia hồng ngoại.
b. Đo độ thay đổi nhiệt độ của môi trường.
c. Chế tạo hỏa kế quang học.
d. Tất cả đều đúng.
20. AD 592 là cảm biến nhiêt độ nguồn dòng có dòng điện ngõ ra tăng 1A khi nhiệt độ của
IC tăng 1K. Để Vout là 1mV/K giá trị biến trở R là:
a. 50Ω
b. 60Ω
c. 55Ω
d. 45Ω
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với cảm biến đo lường gia tốc:
a. dựa trên hiệu ứng áp điện.
b. dựa trên hiệu ứng nhiệt điện.
c. dựa trên hiệu ứng hỏa điện.
d. tất cả đều sai.
Câu 2: Đơn vị đo lường gia tốc trong hệ SI là:
a. ms-2
b. g
c. vòng / phút
d. tất cả đều sai.
Câu 3: Gia tốc kế là:
a. thiết bị có thể phát hiện sự chuyển động hay vị trí vật.
b. thiết bị có thể phát hiện sự chuyển động hay sự rung động vật.
c. thiết bị chuyển đổi sự chuyển động quay trở thành vị trí vật.
d. tất cả đều đúng.
Câu 4: Gia tốc kế sử dụng:
a. các cảm biến biến dạng áp điện trở.
b. các cảm biến biến dạng áp điện.
c. các phần tử chuyển đổi điện dung.
d. tất cả đều đúng.

Hình sử dụng cho các câu 5 - 6


Câu 5: Gia tốc của đối tượng cần đo xác định bởi:
a. độ cứng k của lò xo.
b. Giá trị điện áp ngõ ra của cảm biến dịch chuyển
c. Khối lượng chuẩn m.
d. tất cả đều sai.
Câu 6: Để có độ chính xác cao khối lượng chuẩn m :
a. cần có giá trị càng nhỏ càng tốt.
b. cần có giá trị càng lớn càng tốt.
c. được chọn theo độ cứng của lò xo.
d. tất cả đều sai.

Hình sử dụng cho các câu 7 - 8


Câu 7: Cảm biến gia tốc sử dụng phần tử chuyển đổi
a. piezoresistor.
b. Pyro electric.
c. Piezo electric.
d. tất cả đều đúng.
Câu 8: Phương trình chuyển đổi của cảm biến có dạng:
a. Q = d.m.a với a là gia tốc cần xác định
b. Q = d.m.a với m là khối lượng chuẩn
c. Q = d.m.a với q là điện tích của phần tử áp điện
d. tất cả đều đúng.
Câu 9: Thông số nào phù hợp với một cảm biến gia tốc
a. dải làm việc 0 – 100g, độ nhạy 1000mV/g
b. dải làm việc 0 – 100Pa, độ nhạy 1000mV/kPa
c. dải làm việc 0 – 100psi, độ nhạy 1000mV/psi
d. dải làm việc 0 – 100m, độ nhạy 1000mV/m
Câu 10: Thông số nào không phù hợp với một cảm biến gia tốc
a. dải làm việc 0 – 10g, độ nhạy 1000mV/g
b. dải làm việc 0 – 1000Pa, độ nhạy 1000mV/kPa
c. dải làm việc 0 – 100g, nhiệt độ làm việc -40 - 120C
d. dải làm việc 0 – 100g, cấp bảo vệ IP68
Câu 11: Cảm biến gia tốc có thông số: phạm vi làm việc 50g, độ nhạy 100mV/g, ngõ ra 5V.
Xác định điện áp ngõ ra của cảm biến khi đối tượng đo rung với độ lớn 17g.
a. 1,65V
b. 2,07V
c. 1650mV
d. 1700mV

Hình sử dụng cho câu 12


Câu 12: Để đo một đối tượng rơi như hình vẽ, người ta sử dụng:
a. Cảm biến lực.
b. Cảm biến áp suất
c. Cảm biến độ rung
d. Cảm biến vị trí

Hình sử dụng cho câu 13


Câu 13: Cảm biến gia tốc có cấu trúc như hình vẽ, phần tử chuyển đổi trong cảm biến là:
a. Piezo electric
b. Piezo resistor
c. Pyro electric
d. Điện dung

Hình sử dụng cho câu 14


Câu 14: Cảm biến gia tốc như hình vẽ thường dùng để đo lường
a. Sự dao động tần số lớn.
b. Sự dao động tần số nhỏ
c. Sự dao động biên độ lớn
d. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Khối lượng của một cảm biến gia tốc
a. Không ảnh hưởng đến kết quả đo.
b. Thường được chọn bằng với khối lượng của đối tượng cần khảo sát.
c. Thường được chọn nhỏ hơn 1/10 khối lượng của đối tượng cần khảo sát.
d. Thường được chọn lớn hơn 1/10 khối lượng của đối tượng cần khảo sát.
Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Sơ đồ khối đơn giản của một hệ thống đo lường không điện bao gồm:
a/ Chuyển đổi sơ cấp, mạch lọc nhiễu, mạch khuyếch đại
b/ Chuyển đổi sơ cấp, mạch đo, mạch khuyếch đại
c/ Cảm biến, mạch đo, chỉ thị
d/ Cảm biến, cơ cấu chỉ thị, Volt kế tuyến tính
2. Chuyển đổi sơ cấp (cảm biến) có nhiệm vụ:
a/ Khuyếch đại tín hiệu điện
b/ Lọc nhiễu, bù nhiễu
c/ Biến đổi đại lượng không điện cần đo thành đại lượng điện
d/ Hiển thị kết quả
3. Mạch đo trong hệ thống đo lường không điện có chức năng:
a/ Phân tích đại lượng cần đo
b/ Gia công tín hiệu điện từ khâu chuyển đổi sơ cấp
c/ Biến đổi đại lượng không điện thành đại lượng điện
d/ Hiển thị kết quả dưới dạng số, điện tử
4. Đại lượng đầu vào của cảm biến thường là:
a/ Dòng điện b/ Điện áp
c/ Tổng trở d/ Các đại lượng vật lý trong tự nhiên
5. Định nghĩa phương trình chuyển đổi
a/ Là biểu thức toán học nêu lên mối quan hệ giữa đại lượng đầu vào và đại lượng đầu
ra của cảm biến
b/ Là biểu thức toán học nêu lên mối quan hệ giữa đại lượng đầu vào và đại lượng đầu
ra của mạch đo
c/ Là biểu thức toán học nêu lên mối quan hệ giữa đại lượng không điện cần đo và đại
lượng nhiễu
d/ Là biểu thức toán học nêu lên mối quan hệ giữa đại lượng không điện cần đo và đại
lượng phụ
6. Biểu thức nào sau đây không thể là phương trình chuyển đổi của một cảm biến; với X là đại
lượng vào (cần đo), Y là đại lượng ra của cảm biến.
a/ Y   X  10 X  2 b/ Y  2 X  5
5 2X  3
c/ Y  d/ Y 
X 1 X 2
7. Vì sao phương trình chuyển đổi của một cảm biến thường là hàm nhiều biến?
a/ Vì cảm biến thường đo nhiều đại lượng khác nhau
b/ Vì cảm biến thường có nhiều chức năng khác nhau
c/ Vì cảm biến thường được đặt trong môi trường khác nhau
d/ Vì cảm biến thường có nhiều đại lượng đầu vào khác nhau
8. Đại lượng tác động đầu vào của cảm biến là:
a/ Đại lượng điện b/ Đại lượng cần đo và nhiễu
c/ Dòng điện và điện áp d/ Tổng trở
9. Đại lượng đầu ra của cảm biến đo khối lượng là:
a/ Khối lượng b/ Nhiễu
c/ Độ nhạy d/ Điện áp hoặc dòng điện
10. Nhiễu trong cảm biến đo nhiệt độ là đại lượng nào sau đây:
a/ Nhiệt độ b/ Độ ẩm
c/ Điện áp hoặc dòng điện d/ Đại lượng điện
11. Định nghĩa độ nhạy của một cảm biến
a/ Là tỉ số đầu ra trên đầu vào của cảm biến
b/ Là tỉ số đầu vào trên đầu ra của cảm biến
c/ Là tỉ số biến thiên đầu vào trên biến thiên đầu ra của cảm biến
d/ Là tỉ số biến thiên đầu ra trên biến thiên đầu vào của cảm biến
12. Định nghĩa độ nhạy chủ đạo của một cảm biến
a/ Là tỉ số đầu ra trên đại lượng cần đo đầu vào của cảm biến
b/ Là tỉ số đại lượng cần đo đầu vào trên đầu ra của cảm biến
c/ Là tỉ số biến thiên đầu ra trên biến thiên đại lượng cần đo đầu vào của cảm biến
d/ Là tỉ số biến thiên đại lượng cần đo đầu vào trên biến thiên đầu ra của cảm biến
13. Định nghĩa độ nhạy phụ của một cảm biến
a/ Là tỉ số biến thiên đại lượng nhiễu đầu vào trên biến thiên đầu ra của cảm biến
b/ Là tỉ số biến thiên đầu ra trên biến thiên đại lượng nhiễu đầu vào của cảm biến
c/ Là tỉ số đại lượng nhiễu đầu vào trên đầu ra của cảm biến
d/ Là tỉ số đầu ra trên đại lượng nhiễu đầu vào của cảm biến
14. Về mặt kỹ thuật, nên lựa chọn cảm biến có:
a/ Độ nhạy chủ đạo càng nhỏ và độ nhạy phụ càng lớn
b/ Độ nhạy chủ đạo càng nhỏ và độ nhạy phụ càng nhỏ
c/ Độ nhạy chủ đạo càng lớn và độ nhạy phụ càng lớn
d/ Độ nhạy chủ đạo càng lớn và độ nhạy phụ càng nhỏ
15. Một cảm biến đo khối lượng M [kg] có phương trình chuyển đổi cho bên dưới, với Vout là
điện áp ra của cảm biến [V], t là nhiệt độ môi trường [C]
6,25  10 2
Vout  0,5  M .t 
t
Hãy xác định độ nhạy chủ đạo của cảm biến tại nhiệt độ t=25C và khối lượng M=10kg.
a/ 0,5 [V/kg] b/ 6,25102 [V/kg]
c/ 12,5 [V/kg] d/ 6 [V/kg]
16. Một cảm biến đo khối lượng M [kg] có phương trình chuyển đổi cho bên dưới, với Vout là
điện áp ra của cảm biến [V], t là nhiệt độ môi trường [C]
6,25  10 2
Vout  0,5  M .t 
t
Hãy xác định độ nhạy phụ của cảm biến tại nhiệt độ t=25C và khối lượng M=10kg.
a/ 0,5 [V/C] b/ 6,25102 [V/C]
c/ 12,5 [V/C] d/ 6 [V/C]
17. Một cảm biến có thông số các độ nhạy như sau:
Độ nhạy chủ đạo Độ nhạy phụ 1 Độ nhạy phụ 2
50/mm 1/C 10-2/kg
Hãy cho biết đại lượng đầu ra của cảm biến là đại lượng nào?
a/ Điện trở b/ Khoảng cách
c/ Nhiệt độ d/ Khối lượng
18. Độ chọn lựa của một cảm biến được định nghĩa là:
a/ Tỉ số độ nhạy phụ trên độ nhạy chủ đạo
b/ Tỉ số độ nhạy chủ đạo trên độ nhạy phụ
c/ Tỉ số biến thiên đầu vào trên biến thiên đầu ra của cảm biến
d/ Tỉ số biến thiên đầu ra trên biến thiên đầu vào của cảm biến
19. Khi lựa chọn cảm biến, dựa vào yếu tố nào sau đây là đúng nhất:
a/ Cảm biến có độ chọn lựa lớn nhất
b/ Cảm biến có độ chọn lựa nhỏ nhất
c/ Cảm biến có độ nhạy chủ đạo lớn nhất đồng thời có độ nhạy phụ lớn nhất
d/ Cảm biến có độ nhạy chủ đạo nhỏ nhất đồng thời có độ nhạy phụ lớn nhất
20. Một cảm biến đo khối lượng có ngưỡng độ nhạy là 1kg. Khi đo vật có khối lượng 2000kg,
trường hợp nào sau đây thì ngõ ra của cảm biến thay đổi giá trị:
a/ 1999 b/ 2000
c/ 2001 d/ 2002
21. Khi lựa chọn cảm biến, giới hạn đo như thế nào là phù hợp nhất?
a/ Càng lớn càng tốt
b/ Càng nhỏ càng tốt
c/ Lớn hơn hoặc bằng khoảng muốn đo và càng gần khoảng muốn đo càng tốt
d/ Nằm trong 2/3 khoảng muốn đo
22. Ngưỡng độ nhạy của một cảm biến như thế nào thì tốt?
a/ Càng lớn càng tốt
b/ Không lớn không nhỏ
c/ Càng nhỏ càng tốt
d/ Tùy thuộc vào khoảng muốn đo
23. Giới hạn đo của một cảm biến như thế nào thì tốt?
a/ Càng lớn càng tốt b/ Không lớn không nhỏ
c/ Càng nhỏ càng tốt d/ Lớn hơn hoặc bằng khoảng muốn đo
24. Chọn cảm biến tốt nhất về mặt kỹ thuật để đo khối lượng với khoảng cần đo từ 0÷100kg
Cảm biến Độ nhạy chủ đạo Độ nhạy phụ Giới hạn đo
1 130mV/kg 210-2mV/C 0 ÷150kg
-2
2 140mV/kg 210 mV/C 0 ÷100kg
-2
3 110mV/kg 310 mV/C 0 ÷110kg
-2
4 120mV/kg 2,510 mV/C 0 ÷130kg
a/ Cảm biến 1 b/ Cảm biến 2
c/ Cảm biến 3 d/ Cảm biến 4
25. Chọn cảm biến tốt nhất về mặt kỹ thuật để đo vị trí với khoảng cần đo từ 0÷80mm
Cảm biến Độ nhạy chủ đạo Độ nhạy phụ Giới hạn đo
1 140mV/mm 210-2mV/C 0 80mm
2 150mV/mm -2
10 mV/C 0 70mm
3 100mV/mm -2
2,510 mV/C 0 60mm
4 160mV/mm 410-2mV/C 0 100mm
a/ Cảm biến 1 b/ Cảm biến 2
c/ Cảm biến 3 d/ Cảm biến 4
26. Chọn cảm biến tốt nhất về mặt kỹ thuật để đo khối lượng với khoảng cần đo từ 0÷100kg
Cảm biến Độ nhạy chủ đạo Độ nhạy phụ Giới hạn đo
-2
1 15mV/kg 1,510 mV/C 0 ÷150kg
-2
2 10mV/kg 10 mV/C 0 ÷120kg
-2
3 20mV/kg 210 mV/C 0 ÷100kg
-2
4 12mV/kg 1,210 mV/C 0 ÷130kg
a/ Cảm biến 1 b/ Cảm biến 2
c/ Cảm biến 3 d/ Cảm biến 4
27. Nguyên nhân gây ra sai số trong cảm biến
a/ Do đặc tính chuyển đổi là phi tuyến
b/ Do xuất hiện đại lượng nhiễu tác động đầu vào cảm biến
c/ Do không hoàn thiện trong công nghệ chế tạo cảm biến
d/ Do tất cả nguyên nhân trên
28. Cảm biến loại tích cực biến đổi trực tiếp đại lượng không điện cần đo thành:
a/ Đại lượng điện b/ Đại lượng R/L/C
c/ Tổng trở d/ Trở kháng
29. Cảm biến loại thụ động biến đổi đại lượng không điện cần đo thành:
a/ Đại lượng điện b/ Đại lượng không điện
c/ Đại lượng R/L/C d/ Đại lượng tuyến tính
30. Nguyên lý nào của cảm biến sau đây được coi là chuyển đổi dạng số:
a/ Đo nhiệt đo b/ Đo khối lượng
c/ Đo khoảng cách d/ Công tắc
Chương 2: CẢM BIẾN QUANG
1. Cảm biến quang điện hoạt động dựa trên nguyên lý chung:
a/ Thay đổi điện cảm khi có ánh sáng thích hợp tác động
b/ Thay đổi điện dung khi có ánh sáng thích hợp tác động
c/ Thay đổi trạng thái điện khi có ánh sáng thích hợp tác động
d/ Thay đổi độ nhạy khi có ánh sáng thích hợp tác động
2. Các cảm biến quang thường được ứng dụng phổ biến nhất để:
a/ Đo dòng, áp b/ Đo điện trở
c/ Đóng/cắt, điều khiển d/ Bảo vệ quá tải
3. Tế bào quang dẫn có nguyên lý hoạt động:
a/ Cường độ dòng quang điện thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
b/ Giá trị điện trở thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
c/ Trạng thái ngõ ra thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
d/ Trạng thái ngõ vào thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
4. Tế bào quang điện có nguyên lý hoạt động:
a/ Cường độ dòng quang điện thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
b/ Giá trị điện trở thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
c/ Trạng thái ngõ ra thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
d/ Trạng thái ngõ vào thay đổi khi có ánh sáng thích hợp tác động
5. Phân loại hiệu ứng trong tế bào quang dẫn thuộc loại:
a/ Tích cực b/ Thụ động
c/ Rời rạc d/ Số
6. Phân loại hiệu ứng trong tế bào quang điện thuộc loại:
a/ Tích cực b/ Thụ động
c/ Rời rạc d/ Số
7. Photo-diode/Photo-transistor thường được ứng dụng trong:
a/ Đo dòng quang điện b/ Đo giá trị điện trở
c/ Bảo vệ quá tải d/ Điều khiển đóng cắt
8. Phân loại theo nguyên lý hoạt động của cảm biến quang hình bên dưới thuộc loại nào

a/ Thu, phát chung (Phản xạ) b/ Thu, phát độc lập


c/ Khuếch tán d/ Nhiễu xạ
9. Phân loại theo nguyên lý hoạt động của cảm biến quang hình bên dưới thuộc loại nào
a/ Thu, phát chung (Phản xạ) b/ Thu, phát độc lập
c/ Khuếch tán d/ Nhiễu xạ
10. Phân loại theo nguyên lý hoạt động của cảm biến quang hình bên dưới thuộc loại nào

a/ Thu, phát chung (Phản xạ) b/ Thu, phát độc lập


c/ Khuếch tán d/ Nhiễu xạ
11. Trình bày nguyên lý hoạt động của một mạch ứng dụng tế bào quang dẫn như hình sau:
+Vcc

Cuộn dây Tiếp điểm


Rơle Rơle

Tế bào
quang dẫn

a/ Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào, điện trở của tế bào quang dẫn giảm mạnh dẫn
đến dòng điện đủ lớn chạy qua cuộn dây Rơle làm đóng/mở các tiếp điểm.
b/ Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào, điện áp của tế bào quang dẫn tăng lên làm
đóng/mở các tiếp điểm của Rơle.
c/ Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào, điện dung của tế bào quang dẫn giảm mạnh
dẫn đến dòng điện đủ lớn chạy qua cuộn dây Rơle làm đóng/mở các tiếp điểm.
d/ Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào, điện cảm của tế bào quang dẫn giảm mạnh dẫn
đến dòng điện đủ lớn chạy qua cuộn dây Rơle làm đóng/mở các tiếp điểm.
12. Cho biết phân loại theo nguyên lý hoạt động của 2 cảm biến quang trong hình dưới:

Cảm biến 1

Cảm biến 2

a/ Cảm biến 1 loại thu phát chung (phản xạ), cảm biến 2 loại thu phát độc lập
b/ Cảm biến 1 loại khuếch tán, cảm biến 2 loại thu phát độc lập
c/ Cảm biến 1 loại thu phát độc lập, cảm biến 2 loại thu phát chung (phản xạ)
d/ Cảm biến 1 loại khuếch tán, cảm biến 2 loại thu phát chung (phản xạ)
13. Cho biết tên gọi và phạm vi sử dụng của cảm biến quang
trong hình dưới:
a. PSD, xác định vị trí điểm được chiếu sáng.
b. PSD, xác định cường độ nguồn sáng.
c. Diode quang, xác định cường độ nguồn sáng.
d. Transistor quang, xác định cường độ nguồn sáng.

14. Quang điện trở là phần tử thụ động có giá trị điện trở phụ thuộc vào
a. Cường độ nguồn sáng chiếu vào.
b. Bước sóng nguồn sáng chiếu vào.
c. Thời gian chiếu sáng
d. Cường độ và bước sóng nguồn sáng chiếu vào.
15. Cường độ chiếu sáng được biểu thị bởi đơn vị đo:
a. Lm
b. Lux
c. Cd
d. W
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với cảm biến đo lường gia tốc:
a. dựa trên hiệu ứng áp điện.
b. dựa trên hiệu ứng nhiệt điện.
c. dựa trên hiệu ứng hỏa điện.
d. tất cả đều sai.
Câu 2: Đơn vị đo lường vận tốc trong hệ SI là:
a. m/s
b. rad/s
c. vòng / phút
d. tất cả đều sai.
Câu 3: Encoder là:
a. thiết bị cơ điện có thể phát hiện sự chuyển động hay vị trí vật.
b. thiết bị dựa trên quang trở có thể phát hiện sự chuyển động hay vị trí vật.
c. thiết bị cơ điện chuyển đổi sự chuyển động quay trở thành vị trí vật.
d. tất cả đều đúng.
Câu 4: Encoder sử dụng:
a. các cảm biến quang để sinh ra chuỗi xung, từ đó có thể phát hiện sự chuyển động, vị trí
hay hướng chuyển động của vật thể..
b. các diode quang để sinh ra chuỗi xung, từ đó có thể phát hiện sự chuyển động, vị trí hay
hướng chuyển động của vật thể..
c. các diode phát quang để sinh ra chuỗi xung, từ đó có thể phát hiện sự chuyển động, vị
trí hay hướng chuyển động của vật thể..
d. tất cả đều đúng.

Hình sử dụng cho các câu 5 - 10


Câu 5: Dĩa quay dùng trong encoder:
a. tương đối, sóng ra dạng vuông.
b. tương đối, sóng ra dạng sin.
c. tuyệt đối, sóng ra có mã BCD.
d. tất cả đều sai.
Câu 6: Số lỗ đục trên dĩa xác định:
a. độ phân giải của encoder.
b. phạm vi hoạt động của encoder.
c. tốc độ làm việc của encoder.
d. tất cả đều đúng.
Câu 7: Để có được dạng sóng ngõ hai kênh A và B người ta dùng:
a. hai dĩa quay khác nhau trong encoder.
b. Mạch điện tử tạo lệch pha kênh B từ kênh A.
c. Hai bộ thu – phát đặt lệch nhau trong encoder.
d. tất cả đều đúng.
Câu 8: Xung index dùng để:
a. kiểm tra độ chính xác của encoder.
b. Đo vận tốc chuyển động quay chậm.
c. Đo độ sai lệch giữa hai kênh A và B.
d. tất cả đều sai.
Câu 9: kênh tín hiệu A và B được dùng nhằm:
a. tăng cường độ chính xác của encoder.
b. Xác định sự thay đổi chiều quay của đối tượng đo.
c. Xác định độ lệch pha của dòng điện trong động cơ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 10: tần số làm việc lớn nhất của encoder:
a. Tần số lớn nhất của kênh A.
b. Tần số lớn nhất của kênh B.
c. Tần số lớn nhất của kênh index.
d. Tần số lớn nhất của kênh A+B.
Câu 11: Encoder tương đối có thông số độ phân giải 1000 xung/vòng, fmax = 10kHz, có tốc độ
làm việc lớn nhất là:
a. 1000 vòng /phút
b. 1200 vòng /phút
c. 600 vòng /phút
d. 800 vòng /phút
Câu 12: Encoder tương đối có thể sử dụng để:
a. Xác định vận tốc của đối tượng chuyển động quay.
b. Xác định vận tốc của đối tượng chuyển động tịnh tiến.
c. Chiều dài đối tượng đo.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 13: để kết quả đo được chính xác người ta cần chọn:
a. Encoder có độ phân giải cao.
b. Encoder có tần số làm việc cao.
c. Encoder có hai kênh ngõ ra A, B.
d. Bao gồm các điều kiện trên
Câu 14: Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu đến tín hiệu ra của encoder cần:
a. Chọn encoder có độ phân giải cao
b. Chọn encoder có tần số làm việc cực đại cao
c. Chọn encoder có ngõ ra dạng sin
d. Tất cả đều sai

Hình sử dụng cho các câu 15 - 17


Câu 15: Dĩa quay của encoder tuyệt đối có ngõ ra:
a. Mã nhị phân
b. Mã Gray.
c. Mã BCD
d. tất cả đều đúng.
Câu 16: Encoder có thông số:
a. độ phân giải 4bit, ngõ ra mã Gray
b. độ phân giải 3bit, ngõ ra mã Gray
c. độ phân giải 4bit, tần số fmax = 10kHz
d. độ phân giải 4bit, ngõ ra mã nhị phân
Câu 17: Encoder tuyệt đối dùng để:
a. nâng cao độ chính xác của kết quả đo
b. giảm nhiễu trong quá trình đo
c. xác định rõ góc quay của đối tượng cần đo
d. tất cả đều sai.
Hình dùng cho câu 18 - 20
Câu 18: Encoder tuyệt đối có độ phân giải
a. 5000 xung / vòng
b. 50.000 .xung /vòng
c. Fmax = 10kHz
d. Tất cả đều sai.
Câu 19: Cấu trúc bên trong của encoder có các bộ thu phát:
a. Tỷ lệ với số bit.
b. Mạch điện tử chia xung nhằm nâng cao độ chính xác
c. Đặt song song với nhau.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Encoder tuyệt đối được sử dụng khi
a. Có yêu cầu độ chính xác cao
b. Có yêu cầu xác định vị trí tuyệt đối của đối tượng cần đo
c. Chống ảnh hưởng của nhiễu
d. Tất cả đều sai.

Hình sử dụng cho các câu 21 - 22


Câu 21: Cảm biến đo tốc độ sử dụng
a. Vật liệu Hall
b. Vật liệu hỏa điện
c. Vật liệu dạng áp điện
d. Vật liệu từ.

Câu 22: Hiệu ứng Hall được xác định bởi


a. VH = IB/ned với n là tốc độ cần đo
b. VH = IB/ned với n là mật độ hạt
c. VH = IB/ned B là vecto điện trường
d. Tất cả đều đúng

Hình sử dụng cho các câu 23 - 24


Câu 23: Tốc độ quay của vật được xác định bởi
a. Độ lớn điện áp ngõ ra của cảm biến Hall
b. Tần số xung ngõ ra của cảm biến Hall
c. Số nam châm vĩnh cửu lắp trên vật
d. Tất cả đều đúng
Câu 24: Độ chính xác của kết quả đo
a. Độ lớn điện áp ngõ ra của cảm biến Hall
b. Tần số xung ngõ ra của cảm biến Hall
c. Số nam châm vĩnh cửu lắp trên vật
d. Tất cả đều đúng
Câu 25: Resolver là thiết bị cho phép:
a. Xác định góc quay của đối tượng đo.
b. Xác định vận tôc quay của đối tượng đo.
c. Xác định vị trí tuyệt đối của trục quay.
d. Tất cả đều đúng

Hình sử dụng cho các câu 26 - 27


Câu 26: Giá trị góc quay của resolver xác định bởi:
a.  = arctg (Vs/Vc)
b.  = arcsin (Vs/Vc)
c.  = arccos (Vs/Vc)
d.  = arctg (Vc/Vs)
Câu 27: Tốc độ quay của đối tượng cần đo xác định bởi:
a. Tần số tín hiệu ngõ ra cuộn sin
b. Tần số tín hiệu ngõ vào Vr
c. Biên độ điện áp ngõ ra cuộn sin.
d. Biên độ điện áp ngõ ra cuộn cos.
Câu 28: Máy phát tốc được sử dụng nhằm:
a. Xác định vận tốc quay của động cơ.
b. Xác định vị trí của roto động cơ.
c. ổn định tốc độ động cơ.
d. tất cả đều đúng.
Câu 29: Máy phát tốc một chiều là:
a. máy điện đặc biệt có điện áp ngõ ra không đổi
b. máy điện đặc biệt có điện áp ngõ ra thay đổi
c. máy điện đặc biệt có điện áp ngõ ra phụ thuộc vào tốc độ quay
d. tất cả đều sai
Câu 30: Điện áp ngõ ra của máy phát tốc một chiều có dạng:
a. E = Nn/2
b. E = -Nn/2
c. E = -Nn0
d. E = Nn0/2
Chương 3: ĐO VỊ TRÍ, DỊCH CHUYỂN
1. Trong điện thế kế đo dịch chuyển có con chạy chuyển động thẳng phương trình chuyển đổi
là một hàm số có tính chất:
a/ Tuyến tính b/ Phi tuyến
c/ Hàm mũ d/ Bậc hai
2. Điện thế kế đo dịch chuyển được phân loại thuộc loại cảm biến nào
a/ Tích cực b/ Thụ động
c/ Số d/ Rời rạc
3. Vì sao khi đo kích thước và dịch chuyển bằng cảm biến biến trở người ta thường phân cực
cho cảm biến với dòng điện rất nhỏ.
a/ Vì dòng điện lớn gây sai số lớn
b/ Vì kích thước dây quấn biến trở thường rất nhỏ
c/ Vì biến trở có giá trị rất nhỏ
d/ Vì quan hệ điện trở – điện áp là tuyến tính khi dòng điện nhỏ
4. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung dựa vào nguyên lý:
a/ Điện dung thay đổi do điện áp giữa 2 bản cực thay đổi
b/ Điện dung thay đổi do điện trường giữa 2 bản cực thay đổi
c/ Điện dung thay đổi do vị trí giữa 2 bản cực thay đổi
d/ Điện dung thay đổi do dòng điện giữa 2 bản cực thay đổi
5. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung theo nguyên lý tiết diện thực thay đổi là do:
a/ Hai bản cực dịch chuyển theo hướng vuông góc với bản cực
b/ Hai bản cực dịch chuyển theo hướng song song với bản cực
c/ Lớp điện môi giữa hai bản cực dịch chuyển
d/ Tổn hao điện môi giữa hai bản cực thay đổi
6. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung được phân loại thuộc loại cảm biến nào
a/ Số b/ Rời rạc
c/ Tích cực d/ Thụ động
7. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung theo nguyên lý khoảng cách hai bản cực thay đổi
có phương trình chuyển đổi là hàm số có dạng:
a/ Tuyến tính b/ Hàm mũ
c/ Phân số d/ Bậc hai
8. Phương trình chuyển đổi của cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung dựa trên nguyên lý
khoảng cách hai bản cực thay đổi có dạng nào (với S: tiết diện bản cực; a: chiều rộng bản
cực, d: khoảng cách 2 bản cực)
 0 X  0 S  aX 
a/ C  b/ C 
d d
X 0 S  S
c/ C  d/ C  0
d X
9. Phương trình chuyển đổi của cảm biến điện dung có bản cực vuông đo khoảng dịch chuyển
X theo nguyên lý tiết diện bản cực thay đổi có dạng nào? (Với S: tiết diện bản cực; a: chiều

Trang 1/8
rộng bản cực, d: khoảng cách 2 bản cực)

a S
Chiều di
d chuyển

 0 X  0 S  aX 
a/ C  b/ C 
d d
X 0 S  S
c/ C  d/ C  0
d X
10. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện dung đo sự dịch chuyển theo nguyên lý khoảng cách
bản cực thay đổi có đặc điểm gì
a/ Là hằng số
b/ Tăng khi khoảng cách tăng
c/ Giảm khi khoảng cách tăng
d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách
11. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện dung có bản cực hình vuông đo sự dịch chuyển theo
nguyên lý tiết diện bản cực thay đổi có đặc điểm gì
a/ Là hằng số
b/ Tăng khi khoảng cách tăng
c/ Giảm khi khoảng cách tăng
d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách
12. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay
đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có phương trình chuyển đổi dạng:
a/ Tuyến tính b/ Hàm mũ
c/ Phân số d/ Bậc hai
13. Cảm biến đo khoảng dịch chuyển X dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở
không khí thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có phương trình chuyển đổi dạng:
W 2 0 X W 2 X 0S
a/ L  b/ L 
d d
X 2  0S W 2  0S
c/ L  d/ L 
d X
14. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện cảm đo sự dịch chuyển theo nguyên lý khoảng cách khe
hở không khí thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có đặc điểm gì
a/ Là hằng số
b/ Giảm khi khoảng cách tăng
c/ Tăng khi khoảng cách tăng
d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách

Trang 2/8
15. Người ta thường dùng cảm biến đo dịch chuyển dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách
khe hở không khí thay đổi mắc theo kiểu vi sai vì lý do:
a/ Tăng độ nhạy và tăng độ tuyến tính
b/ Chống nhiễu
c/ Tăng giá trị điện cảm
d/ Giảm giá trị điện cảm
16. Cảm biến đo sự dịch chuyển dùng điện cảm dựa vào nguyên lý:
a/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi từ thẩm mạch từ dẫn đến từ trở khe hở không khí
thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây
thay đổi theo.
b/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi khoảng cách khe hở không khí dẫn đến từ trở
khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện
cảm của cuộn dây thay đổi theo.
c/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi tiết diện khe hở không khí dẫn đến từ trở khe hở
không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm
của cuộn dây thay đổi theo.
d/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi điện trở cuộn dây dẫn đến giá trị điện cảm của
cuộn dây thay đổi theo.
17. Một máy gia công khuôn mẫu có cảm biến xác định dịch chuyển của dao cắt là một biến trở
thẳng với thông số đường kính dây điện trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 50cm ứng với
điện trở 1000[], dòng điện định mức của cảm biến là 1[mA]. Điện áp ngõ ra của cảm biến
khi dao cắt dịch chuyển một khoảng 20[cm] là bao nhiêu:
a/ 1[V] b/ 5[V]
c/ 0,4[V] d/ 4[V]
18. Một máy gia công khuôn mẫu có cảm biến xác định dịch chuyển của dao cắt là một biến trở
thẳng với thông số đường kính dây điện trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 50cm ứng với
điện trở 1000[], dòng điện định mức của cảm biến là 1[mA]. Điện trở ngõ ra của cảm biến
khi dao cắt dịch chuyển một khoảng 30[cm] là bao nhiêu:
a/ 300[] b/ 400[]
c/ 500[] d/ 600[]
19. Một cảm biến xác định dịch chuyển là một biến trở thẳng với thông số đường kính dây điện
trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 20cm ứng với điện trở 2000[], dòng điện định mức của
cảm biến là 10[mA]. Ngưỡng độ nhạy của cảm biến này là bao nhiêu:
a/ 0,01[mm] b/ 0,02[mm]
c/ 0,01[mm] d/ 0,02[mm]
20. Cấu tạo cảm biến biến áp vi sai LVDT đo dịch chuyển gồm:
a/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có
số vòng bằng nhau mắc nối tiếp ngược chiều
b/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có
số vòng bằng nhau mắc nối tiếp cùng chiều

Trang 3/8
c/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép cố định, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối
tiếp ngược chiều
d/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có
số vòng bằng nhau mắc song song cùng chiều
21. Nguyên lý hoạt động của cảm biến dịch chuyển dùng biến áp vi sai
a/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ thông cảm ứng trên 2 cuộn dây thứ
cấp thay đổi, dẫn đến điện áp cảm ứng trên 2 cuộn dây thay đổi. Kết quả điện áp ra
của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo.
b/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ trở mạch từ thay đổi, dẫn đến điện
cảm 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp
thay đổi theo.
c/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm điện trở trên 2 cuộn dây thứ cấp thay
đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo.
d/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ thông cảm ứng trên 2 cuộn dây thứ
cấp thay đổi, dẫn đến từ thẩm mạch từ thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch
thứ cấp máy biến áp thay đổi theo.
22. Một cảm biến biếp áp vi sai đo sự dịch chuyển có độ nhạy chủ đạo là 24[mV/mm] được
dùng để đo khoảng dịch chuyển từ 0,5[cm] đến 1,4[cm]. Điện áp ra của cảm biến trong
trường hợp này thay đổi trong khoảng nào
a/ 50120[mV] b/ 50336[mV]
c/ 1233,6[mV] d/ 120336[mV]
23. Một cảm biến đo khoảng cách là điện thế kế tuyến tính có chiều dài cực đại là 15[cm] tương
ứng với giá trị điện trở là 20[k]. Điện áp ngõ ra của điện thế kế tại vị trí 3[cm] là 2[V].
Hãy cho biết giá trị điện áp nguồn cung cấp và giá trị điện trở ngõ ra cảm biến?
a/ 6[V]; 4[k] b/ 10[V]; 15[k]
c/ 10[V]; 4[k] d/ 15[V]; 4[k]
24. Mục đích cảm biến tiệm cận dùng để:
a/ Đo khoảng cách b/ Phát hiện có hay không có vật
c/ Đo sự dịch chuyển d/ Hiển thị kết quả đo
25. Đối tượng cảm biến tiệm cận điện cảm có thể phát hiện là:
a/ Kim loại b/ Chất lỏng
c/ Chất rắn d/ Vật bất kỳ
26. Đối tượng cảm biến tiệm cận điện dung có thể phát hiện là:
a/ Kim loại b/ Chất lỏng
c/ Chất rắn d/ Vật bất kỳ
27. Định nghĩa khoảng cách phát hiện của cảm biến tiệm cận
a/ Là khoảng cách trung bình từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể
phát hiện được
b/ Là khoảng cách tối thiểu từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể
phát hiện được

Trang 4/8
c/ Là khoảng cách xa nhất từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát
hiện được
d/ Là khoảng cách cài đặt từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát
hiện được
28. Cảm biến tiệm cận điện cảm phát hiện vật dựa vào nguyên lý:
a/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật
kim loại đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật và
làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự
giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
b/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật
kim loại đi vào vùng cảm biến, giá trị điện cảm của cuộn dây sẽ thay đổi. Mạch phát
hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
c/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật
không phải kim loại đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề
mặt vật làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện
ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
d/ Tụ điện của mạch dao động tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật kim
loại đi vào vùng cảm biến, điện môi giữa bản cực tụ điện thay đổi và làm giảm biên
độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này
và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
29. Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện vật dựa vào nguyên lý:
a/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng
cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật làm giá trị điện dung
thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển
trạng thái ngõ ra cảm biến.
b/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng từ trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng
cảm biến, cường độ từ trường sẽ thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi
này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
c/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào
vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật và làm giảm biên
độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này
và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến.
d/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng
cảm biến, điện môi giữa các bản cực thay đổi dẫn đến giá trị điện dung thay đổi.
Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển trạng thái
ngõ ra cảm biến.
30. Chuyển đổi điện dung hoạt động như hình dưới có phương trình chuyển đổi là:
a. C(x) = 0 w[1 l - (2 - 1 )x]

Trang 5/8
b. C(x) = 0 w[2 l - (2 - 1 )x]
c. C(x) = 0 w[2 l - (1 - 2 )x]
d. C(x) = 1 w[2 l - (2 - 1 )x]

31. Chuyển đổi điện cảm có cấu tạo như hình dưới có giá trị điện cảm xác định bởi:

a. L = n2 /(R/0cr + 2d/0r2 + R/0Art)


b. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r + R/0Art)
c. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r2 + R/0Art)
d. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r2 + R/0At)

32. LVDT có đặc tính vào – ra như hình dưới là:


a. LVDT xoay chiều.
b. LVDT môt chiều.
c. LVDT điện áp ngõ vào không đổi.
d. Tất cả đều sai.

33. Thông số nào phù hợp với cảm biến LVDT:


a. Phạm vi dịch chuyển 0,2 inch; độ nhạy 37mV/V/0.001”
b. Phạm vi dịch chuyển 0,5 inch; độ nhạy 78mV/V/0.001”
c. Điện áp cung cấp 1 – 7 V RMS; nhiệt độ hoạt động -4 - 50C.
d. Tất cả đều đúng.
34. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu phát hiện sản phẩm dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện dung.
c. Cảm biến siêu âm.
d. Tất cả đều đúng.

Trang 6/8
35. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đo độ dày cuộn giấy dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện cảm.
c. Cảm biến siêu âm.
d. Tất cả đều đúng.

36. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra nắp chai (bằng nhựa) dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện dung.
c. Cảm biến siêu âm.
d. Tất cả đều đúng.

37. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra nắp chai (bằng kim loại) dưới
đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện dung.
c. Cảm biến tiệm cận điện cảm.
d. Tất cả đều đúng.

38. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra thanh chắn đóng dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện dung.
c. Cảm biến siêu âm.
d. Tất cả đều đúng.

39. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu phát hiện vị trí buồng thang dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện cảm.
c. Cảm biến siêu âm.
d. Tất cả đều đúng.

Trang 7/8
40. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đếm sản phẩm dưới đây:
a. Cảm biến quang dạng khuếch tán.
b. Cảm biến tiệm cận điện dung.
c. Cảm biến tiệm cận điện cảm.
d. Tất cả đều đúng.

Trang 8/8
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với cảm biến đo lường lực:
a. dựa trên hiệu ứng áp điện.
b. dựa trên hiệu ứng nhiệt điện.
c. dựa trên hiệu ứng hỏa điện.
d. tất cả đều sai.
Câu 2: Đơn vị đo lường lực trong hệ SI là:
a. psi
b. bar
c. kgf
d. tất cả đều sai.
Câu 3: Cảm biến biến dạng áp điện trở có:
a. giá trị điện trở thay đổi khi bị kéo, nén hay xoắn.
b. độ dài thay đổi khi bị kéo, nén hay xoắn.
c. hệ số biến dạng GF là hằng số.
d. tất cả đều đúng.
Câu 4: Hệ số biến dạng GF (Gage Factor) của cảm biến biến dạng áp điện trở:
a. có giá trị là hằng số đối với chất bán dẫn.
b. là tỷ số của độ biến đổi điện trở và hệ số biến dạng dài.
c. Có giá trị thay đổi khi cảm biến bị kéo, nén hay xoắn.
d. tất cả đều đúng.
Câu 5: Thông số nào sau đây là của cảm biến đo lực:
a. dải làm việc 100lbs; độ nhạy 50mV/lb.
b. dải làm việc 50klbs; độ nhạy 0.1mV/lb.
c. dải làm việc 450N; độ nhạy 1.1mV/N.
d. tất cả đều đúng.
Câu 6: Để đo lực người ta thực hiện bằng cách:
a. Đo gia tốc của vật có khối lượng đã biết.
b. Biến đổi lực thành áp suất chất lỏng và đo áp suất này.
c. Cân bằng một lực chưa biết với một lực đối kháng sao cho lực tổng và moment tổng
của chúng bằng không.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Độ biến dạng dài của cảm biến biến dạng áp điện trở là:
a. Tỷ số giữa sự thay đổi kích thước l với chiều dài ban đầu.
b. Tỷ số chiều dài thay đổi với chiều dài ban đầu.
c. Tỷ số giữa chiều dài dịch chuyển với chiều dài ban đầu.
d. Tất cả đầu đúng.
Câu 8: Hệ số biến dạng GF (Gage Factor) của cảm biến biến dạng áp điện trở:
a. tỉ số của sự thay đổi điện trở với sự thay đổi chiều dài.
b. có giá trị lớn khi cảm biến dạng bán dẫn.
c. thường có giá trị bằng 2 đối với cảm biến dạng kim loại.
d. tất cả đều đúng.
Câu 9: Load cell có thông số: khả năng chịu tải định mức 500 kg, điện áp ngõ ra lớn nhất
20,1% mV/V khi được cung cấp điện áp kích thích 10VDC sẽ có điện áp ngõ ra là:
a. 1999 mV khi chịu tải định mức.
b. 998 mV khi chịu tải bằng 50% định mức.
c. 1298 mV khi chịu tải vượt 10% định mức.
d. Tất cả đều sai.

Hình sử dụng cho câu 10 - 12


Câu 10: Giá trị điện áp ngõ ra của cầu đo Wheatstone xác định bởi:
a. Vout = Vin (R3/(R3 + Rg) – R2/(R1 + R2))
b. Vout = Vin (R2/(R2 + Rg) – R3/(R1 + R3))
c. Vout = Vin (R1/(R1 + Rg) – R2/(R3 + R2))
d. Tất cả đều sai.
Câu 11: Nếu Rg = R+R, giá trị điện áp ngõ ra xác định bởi:
a. Vout = Vin (R/R)
b. Vout = Vin (R/2R)
c. Vout = Vin (R/4R)
d. Tất cả đều sai.
Câu 12: Nếu Rg = R+R, và R3 = R - R, giá trị điện áp ngõ ra xác định bởi:
a. Vout = Vin (R/R)
b. Vout = Vin (R/2R)
c. Vout = Vin (R/4R)
d. Tất cả đều sai.
Câu 13: Thông số nào không phù hợp đối với cảm biến lực:
a. Khả năng chịu tải 500Kg, tổng trở ngõ vào 350Ω.
b. Khả năng chịu tải 1.200 N, tổng trở ngõ ra 350Ω.
c. Điện áp ngõ ra lớn nhất 20,1% mV/V, cấp bảo vệ IP68.
d. Tất cả đều sai.
Câu 14: Thông số nào phù hợp đối với cảm biến loadcell:
a. Khả năng chịu tải 500Kg, tổng trở ngõ vào 350Ω.
b. Khả năng chịu tải 1.200 N, tổng trở ngõ ra 350Ω.
c. Điện áp ngõ ra lớn nhất 20,1% mV/V, cấp bảo vệ IP68.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Hiệu ứng áp điện là hiện tượng
a. Được phát hiện vào thế kỷ 18 bởi Marie Curie.
b. Xuất hiện phân cực điện của một số chất khi bị biến dạng dưới tác dụng của lực.
c. Xuất hiện phân cực điện của một số chất khi bị biến dạng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Hiệu ứng áp điện là hiệu ứng
a. Có tính thuận nghịch.
b. Dưới tác dụng của điện trường có chiều thích hợp vật liệu sẽ bị biến dạng
c. Mô tả bởi biểu thức Q = dF.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 17: Hiệu ứng áp điện được xác định bởi biểu thức:
a. Q = dF với d: bề dày của chất điện môi.
b. Q = dF với F: lực tác dụng lên chất điện môi (N/m).
c. Q = dF với d: độ nhạy nạp điện của tinh thể
d. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Trong hiệu ứng áp điện, phân cực điện xuất hiện
a. Chỉ tại thời điểm xảy ra sự biến thiên lực tác dụng trên tinh thể.
b. Không đổi trong suốt thời gian lực tác dụng tồn tại trên tinh thể.
c. Tỷ lệ với lực tác dụng không đổi trên tinh thể.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Đơn vị đo lường áp suất trong hệ SI là:
a. psi
b. bar
c. kgf
d. tất cả đều sai.
Câu 20: Đơn vị đo lường thường dùng là:
a. psi
b. bar
c. mmHg
d. tất cả đều đúng.
Câu 21: Nguyên tắc đo áp suất tuyệt đối là
a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn.
b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất môi trường.
c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không.
d. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 1atm.
Câu 22: Nguyên tắc đo áp suất tương đối là
a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn.
b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất môi trường.
c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không.
d. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 1atm.
Câu 21: Nguyên tắc đo áp suất tương đối là
a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn.
b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 0 bar.
c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không.
d. tất cả đều đúng.
Câu 22: Thông số nào phù hợp đối với cảm biến áp suất:
a. Dải làm việc 500 psi, điện áp ngõ ra định mức 2,9mV/V.
b. Dải làm việc 500 inchH20, điện áp ngõ ra 0 – 10 V.
c. Dải làm việc 500 mmH20, ngõ ra 4 - 20 mA.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 23: Thông số nào không phù hợp đối với cảm biến áp suất:
a. Dải làm việc 500 Tor, điện áp ngõ ra định mức 2,9mV/V.
b. Dải làm việc 500 kPa, điện áp ngõ ra 0 – 10 V.
c. Dải làm việc 500 pas, ngõ ra 4 - 20 mA.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 24: Thông số nào phù hợp với cảm biến áp suất trong các thiết bị đo huyết áp:
a. Dải làm việc 0 – 10bar, độ chính xác 0.25%
b. Cấp bảo vệ IP20, dải làm việc 0 – 2bar
c. Dải làm việc 0 – 500psi, ngõ ra 0 - 10V.
d. Dải làm việc 0 – 500psi, ngõ ra 4 – 20mA.
Câu 25: Cảm biến áp suất được chế tạo với phần tử chuyển đổi là:
a. Piezo electric
b. Pyro electric
c. Photo electric
d. Tất cả đều đúng.

Hình sử dụng cho câu 26 - 27


Câu 26: Cảm biến áp suất dựa trên nguyên lý chuyển đổi
a. Áp điện
b. Áp trở
c. Điện dung
d. Hỏa điện

Câu 27: Cảm biến áp suất loại


a. Áp điện, đo áp suất tương đối
b. Điện dung, đo áp suất sai lệch
c. Điện dung, đo áp suất tuyệt đối
d. Tất cả cùng sai.
Hình sử dụng cho các câu 28 – 30
Câu 28: Biến trở zero dùng để:
a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Biến trở Null dùng để:
a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 30: Biến trở Gain dùng để:
a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất.
c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ.
d. Tất cả đều sai.
1. Dòng chảy tĩnh lặng có tính chất
a. di chuyển thành những lớp song song với nhau.
b. không có sự hoà trộn khi chúng dịch chuyển theo hướng của dòng chảy.
c. vận tốc lớn nhất bằng 2 lần vận tốc dòng chảy trung bình.
d. Tất cả đều đúng.
2. Dòng chảy hỗn loạn có tính chất
a. di chuyển không theo những lớp song song với nhau.
b. có sự hoà trộn khi chúng dịch chuyển theo hướng của dòng chảy.
c. vận tốc lớn nhất bằng 1,2 lần vận tốc dòng chảy trung bình.
d. Tất cả đều đúng.
3. Số Reynolds (Re)
a. Cho phép xác định tính chất của dòng chảy.
b. Nhỏ hơn 2000 dòng chảy có tính chất tĩnh lặng
c. Lớn hơn 4000 dòng chảy có tính chất hỗn loạn.
d. Tất cả đều đúng.
4. Lưu lượng kế có cấu tạo như hình vẽ
a. ứng dụng phương trình Bernoulli.
b. Xác định lưu lượng bằng độ lệch áp
suất hai bên lá chắn.
c. Kết quả đo phụ thuộc vào độ nén của
lưu chất.
d. Tất cả đều đúng.
5. Hình vẽ dưới đây mô tả hoạt động của

a. Lưu lương kế lá chắn.


b. Lưu lượng kế dạng vòi phun
c. Lưu lượng kế dạng thể tích
d. Tất cả đều sai.
6. Hình vẽ dưới đây mô tả cấu trúc của lưu lượng kế điện từ
a. lưu lượng xác định bởi Q = eD/4B
b. ứng dụng định luật Faraday
c. chỉ sử dụng với lưu chất là chất dẫn điện.
d. tất cả đều đúng.

7. Hình vẽ dưới đây mô tả cấu trúc của lưu lượng siêu âm


a. lưu lượng tỷ lệ với khoảng cách giữa 2 cảm biến Lw.
b. Lưu lượng được xác định từ thời gian truyền sóng từ
sensor 1 đến sensor 2.
c. Lưu lượng được xác định từ thời gian truyền sóng từ
sensor 2 đến sensor 1.
d. Tất cả đều đúng.

8. Hình vẽ dưới đây mô tả cấu trúc của lưu lượng siêu âm


a. phần tử phát và thu đặt trên cùng một thân cảm biến.
b. Lưu lượng được xác định bởi giá trị thời gian sóng truyền và
phản xạ.
c. Được gọi tên là lưu lượng kế dạng phản xạ.
d. Tất cả đều đúng.

9. Đơn vị đo lưu lượng trong hệ SI là:


a. m/phút
b. feet/s
c. m/s
d. inch/s
10. Thông số nào không phù hợp với lưu lượng kế:
a. Nguồn cung cấp 12 – 24 VDC, dải đo 0,2 – 20 ft/sec.
b. Áp lực làm việc lớn nhất 200psi, dải đo 0,06 – 6,09 m/sec.
c. Dải đo 0 – 3ft/sec, điện cực bằng thép không rỉ.
d. Tất cả đều sai.
11. Thông số nào phù hợp với lưu lượng kế điện từ:
a. Độ chính xác đến 0,05%, ngõ ra 4 – 20mA
b. ảnh hưởng nhiệt độ 0,025%FS/C, điện cực bằng thép không rỉ.
c. Tốc độ thấp nhất 0,2 fps, công suất tiêu thụ <20VA.
d. Tất cả đều đúng.

Hình sử dụng cho các câu 12 - 15


12. Cảm biến phao dùng đo mức của chất lỏng dựa trên nguyên lý:
a. ảnh hưởng của khối lượng riêng các chất.
b. ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
c. ảnh hưởng của tác dụng của trọng trường.
d. tất cả đều sai.
13. FR là lực cân bằng cần thiết để giữ cho phao ở một vị trí xác định được tính bởi công
thức:
a. FR = FG – FB
b. FG = g.A.b.D với A là tiết diện của phao.
c. FB = g.A.Ld.L + g.A.(Ld – b).A.
d. Tất cả đều đúng.
14. Phần chìm trong nước của phao Ld
a. Chỉ phụ thuộc vào lực kéo FR.
b. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng cần đo và phao.
c. Chỉ phụ thuộc vào lực kéo FR khi chất lỏng và chất liệu phao đã biết trước.
d. Tất cả đều đúng.
15. Sai số trong kết quả đo sẽ phụ thuộc vào:
a. Sự thay đổi khối lượng riêng của chất lỏng.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lỏng cần đo.
c. Phương pháp xác định sự dịch chuyển của phao.
d. Tất cả đều đúng.
16. Việc đo mức chất lỏng như ở hình vẽ có thể thực hiện gián tiếp bằng cách dùng cảm
biến
a. LVDT
b. Cảm biến dịch chuyển dùng biến trở
c. Cảm biến siêu âm
d. Tất cả đều đúng.

17. Việc đo mức chất lỏng như ở hình vẽ có thể thực hiện gián tiếp
bằng cách dùng cảm biến:
a. Cảm biến áp suất tuyệt đối
b. Cảm biến áp suất tương đối
c. Cảm biến lực
d. Cảm biến khối lượng.
18. Độ cao mực chất lỏng được xác định bởi biểu thức:
a. L = (p – p0) /g.L
b. L = (p – p0) /g.2L
c. L = (p0 – p) /g.L
d. L = (p + p0) /g.L
19. Độ chính xác của kết quả đo sẽ phụ thuộc vào:
a. Mật độ của chất lỏng.
b. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất lỏng.
c. độ chính xác của cảm biến áp suất.
d. tất cả đều đúng.

20. Trong hệ thống đo mức hình bên, các cảm biến được sử dụng là:
a. Cảm biến áp suất tuyệt đối
b. Cảm biến áp suất tương đối
c. Hai cảm biến áp suất tuyệt đối, một tương đối.
d. Tất cả đều đúng.
21. Giá trị độ cao mức chất lỏng xác định bởi:
a. L = (p2 – p1)l / (p2 – p0)
b. L = (p2 – p0)l / (p2 – p1)
c. L = (p2 – p1) / (p2 – p0)l
d. L = (p2 – p1)2l / (p2 – p0)
22. Ưu điểm của phương pháp đo mức này là:
a. Kết quả đo không phụ thuộc và mật độ chất lỏng.
b. Sử dụng cùng một loại cảm biến áp suất.
c. Giá trị l được chọn trước nên có độ chinh xác cao.
d. Tất cả đều đúng.
23. Việc đo mức chất lỏng trong bồn chứa được thực hiện bằng cảm biến siêu âm dựa trên
nguyên tắc:
a. Xác định thời gian truyền của sóng siêu âm trong không gian.
b. Xác định thời gian sóng truyền đi và trở về sau khi phản xạ trên bề mặt chất
lỏng.
c. Thời gian truyền sóng trong môi trường là rất nhỏ.
d. Tất cả đều đúng.

24. Việc đo mức chất lỏng trong bồn chứa được thực
hiện bằng cảm biến siêu âm như hình vẽ được xác
định bởi:
a. T = d/v với v là vận tốc sóng siêu âm.
b. d = T.v/2 với t là thời gian truyền của sóng
từ phần phát đến phần thu.
c. d = T.2/v với t là thời gian truyền của sóng
từ phần phát đến phần thu.
d. T = 2d/c với c là hằng số.
25. Để đo và phát hiện sai lệch về kích thước của các sản phẩm như hình vẽ dưới có thể
sử dụng cảm biến
a. cảm biến tiệm cận điện cảm có ngõ ra tín hiệu 4 – 20mA
b. cảm biến tiệm cận điện cảm có ngõ ra tín hiệu 0 – 10V
c. cảm biến quang có ngõ ra tín hiệu 0 – 10V
d. cảm biến siêu âm có ngõ ra tín hiệu 0 – 10V
e. tất cả đều đúng.

You might also like