You are on page 1of 7

KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG &


CẢM BIẾN
BÀI TẬP 2

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 0


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO VÀ GIA CÔNG KẾT QUẢ ĐO


Bài 1: Dòng điện chạy trong 1 điện trở là 1.5A, tuy nhiên phép đo lại cho kết quả
1.46A. Tính sai số tuyệt đối và tương đối của phép đo

Bài 2: Đo giá trị 1 điện trở 2k ta thu được kết quả 1.93k. Hãy đánh giá:

a. Độ chính xác tương đối của phép đo


b. Độ chính xác tương đối của phép đo theo phần trăm
Bài 3: Điện áp rơi trên một điện trở phụ tải là 80V. Nhưng khi đo bằng một vônmét,
số chỉ của vônmét là 79V, tính:
a. Sai số tuyệt đối của phép đo
b. Sai số tương đối của phép đo
c. Độ chính xác tương đối của phép đo
d. Độ chính xác tương đối của phép đo tính theo phần trăm
Bài 4: Cho giá trị trung bình của tập số liệu thu được là 30.15V. Đánh giá tính chính
xác của phép đo cho kết quả là 29.9V
Bài 5: Thực hiện 10 lần đo 1 đại lượng ta thu được bảng giá trị sau. Đánh giá tính
chính xác của lần đo thứ 6

Lần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
đo

Giá trị 98 101 102 97 101 100 103 98 106 99

Bài 6: 6 sinh viên sử dụng cùng 1 dụng cụ đo để đo điện áp. Kết quả đo lần lượt là
20.20V, 19.9V, 20.05V, 20.10V, 19.85V, 20.00V. Phép đo nào có tính chính xác cao
nhất.

Bài 7: Thực hiện 8 lần đo giá trị của 1 điện trở 5.6k thu được tập số liệu. Tính giá
trị trung bình, sai số dư, sai số dư trung bình và độ lệch chuẩn của tập số liệu

n 1 2 3 4 5 6 7 8

Gía trị 5.75 5.60 5.65 5.50 5.70 5.55 5.80 5.55
(k)

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 1


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

Bài 8: Tính giá trị trung bình, các sai số dư, sai số dư trung bình và độ lệch chuẩn
với các bộ số liệu sau:

x1 x2 x3 x4
Tập số liệu
50.1 49.7 49.6 50.2

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Số liệu 398 420 394 416 404 408 400 420 396 413 430

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Số liệu 409 406 402 407 405 404 407 404 407 407 408

Bài 9: Gia công kết quả của 25 lần đo 1 giá trị điện áp U với độ chính xác như nhau
bằng điện thế kế một chiều. Luật phân bố xác suất của sai số là chuẩn. Xác định
khoảng đáng tin mà giá trị thực Uth của đại lượng đo nằm trong đó với xác suất đáng
tin P = 0.98

n Số liệu n Số liệu n Số liệu n Số liệu

1 100.05 8 100.04 15 100.06 22 100.01

2 100.04 9 99.99 16 100.05 23 100.1

3 100.06 10 100.01 17 100.04 24 99.97

4 100.02 11 100.04 18 100.05 25 100.02

5 99.99 12 100.04 19 100.05

6 100.05 13 100.01 20 100.05

7 100.02 14 99.99 21 100.01

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 2


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

Chỉ lấy 3 giá trị đầu tiên trong bộ số liệu xác định khoảng đáng tin mà giá trị thực
Uth của đại lượng đo nằm trong đó với xác suất đáng tin P = 0.98
Bài 10: Gia công kết quả của 25 lần đo 1 giá trị điện áp U với độ chính xác như nhau
bằng điện thế kế một chiều. Luật phân bố xác suất của sai số là chuẩn. Xác định
khoảng đáng tin mà giá trị thực Uth của đại lượng đo nằm trong đó với xác suất đáng
tin P = 0.9

n Số liệu n Số liệu n Số liệu n Số liệu

1 200.1 8 200.06 15 200.1 22 199.9

2 200.2 9 200.04 16 200.09 23 199.7

3 199.8 10 200.06 17 200.02 24 199.5

4 199.9 11 200.07 18 199.6 25 199.8

5 199.95 12 200.1 19 199.7

6 200.07 13 200.07 20 199.9

7 200.09 14 200.14 21 199.6

Bài 11: Gia công kết quả của 14 lần đo giá trị điện trở bằng cầu kép. Luật phân bố
xác suất của sai số là chuẩn. Xác định khoảng đáng tin mà giá trị thực Rth của đại
lượng đo R nằm trong đó khi cho trước xác suất đáng tin là P = 0.98

Gía trị Gía trị Gía trị Gía trị


n n n n
(m) (m) (m) (m)

1 140.25 5 139.5 9 141.15 13 140.15

2 140.5 6 140.25 10 142.25 14 142.75

3 141.75 7 140 11 140.75

4 139.25 8 126.75 12 144.15

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 3


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO GIÁN TIẾP


Bài 1: Khối hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh là a, b, c và khối lượng m. Để
tính khối lượng riêng của vật liệu làm khối hộp, ta thực hiện phép đo a, b, c và m
cho ta kết quả như sau: a = 100mm ± 1%, b = 200mm ± 1%, c = 300mm ± 1%, m
= 20kg ± 0.5%. Tính khối lượng riêng của vật liệu làm khối hộp, sai số tuyệt đối và
sai số tương đối trong phép đo này.
Bài 2: Để xác định thể tích dòng chất lỏng người ta cho chất lỏng chảy vào 1 bình
chứa hình trụ đặt thẳng đứng và đo chiều cao mực nước trước và sau khi cho dòng
chất lỏng chảy vào bình trong 10 phút. Thể tích nước thu được được tính theo công
thức:

𝑑 2
𝑉 = (ℎ2 − ℎ1 )𝜋 ( )
2
a. Nếu h1 = 2m, h2 = 3m, d = 2m tính lưu lượng dòng chảy theo m3 /min.
b. Nếu sai số trong mỗi phép đo h1 , h2 , d là ±1%, xác định sai số tuyệt đối và sai số
tương đối trong phép đo trên.
Bài 3: Đo điện trở bằng phương pháp gián tiếp sử dụng ampemét và vônmét. Số chỉ
của dụng cụ đo là I = 1A, U = 100V. Thông số của dụng cụ đo như sau: giá trị lớn
nhất của thang đo của các dụng cụ đo là Imax = 1A, Umax = 150V và các cấp chính
xác đều là 1.
Tính sai số tuyệt đối và tương đối của phép đo

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 0


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG THỰC NGHIỆM


Bài 1: Trên một máy bay trực thăng ta đặt một dụng cụ đo Đ1 đo một thông số X của
máy bay. Cần phải xác định độ ảnh hưởng của dao động vỏ máy bay khi đang bay,
đến số chỉ của dụng cụ đo đó. Các thông số của dao động Y được đo bằng dụng cụ
đo Đ2. Kết quả các thông số X và Y được chỉ rõ ở bảng sau:

X 72 94 87 86 62 82 84 92 72 67

Y 201 206 177 203 129 209 251 225 104 154

a. Vẽ đồ thị biểu diễn các điểm đo trên hệ tọa độ XY.


b. Tính hệ số tương quan tuyến tính giữa X và Y.
Bài 2: Khi thiết kế một dụng cụ đo cần phải tìm mối quan hệ giữa nhiệt độ và điện
trở của shunt để bù sai số nhiệt độ của nó bằng cách đưa vào mạch đo một mạch
bù. Khi thử nghiệm vật liệu của sun ta nhận được các giá trị điện trở như sau:

Số lần thí nghiệm 1 2 3 4 5 6

𝑡𝑜𝐶 +0.5 +9.7 +19.2 +30.5 +40.2 +49.5

𝑅𝑖 , Ω 1.01 1.02 1.07 1.13 1.18 1.26

a. Tính hệ số tương quan giữa giá trị điện trở và nhiệt độ.
b. Trên thực tế, ta đã biết 𝑅 = 𝑅0 (1 + 𝛼𝑡). Sử dụng phương pháp bình phương cực
tiểu để xác định giá trị 𝑅0 và hệ số 𝛼.
Bài 3: Cho mối quan hệ giữa x và y có dạng sau:
𝑦 = 𝑎0 + 𝑎1 𝑥 + 𝑎2 𝑥 2
Bộ số liệu được cho là (𝑥𝑖 , 𝑦𝑖 ) với 𝑖 = 1 … 𝑛. Sử dụng phương pháp bình phương cực
tiểu xác định biểu thức của các hệ số trong phương trình đã cho.
Bài 4: Đưa các dạng phương trình sau về dạng tuyến tính
a. 𝑦 = 𝑎𝑥 2 + 𝑏
b. 𝑦 = 𝐴𝑒 −𝛼𝑥
c. 𝑦 = 𝐴𝑥 𝐵

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 0


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN

Sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu tính các hệ số của các phương trình
trên

NGUYEN NGOC LINH – TRƯỜNG ĐHCN - ĐHQGHN 1

You might also like