You are on page 1of 9

BÀI BÁO CÁO

THÍ NGHIÊM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2

03- XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ FARADAY VÀ ĐIỆN TÍCH NGUYÊN TỐ


THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN

Họ và tên: Chu Thụy Mỹ Uyên

MSSV: 44.01.102.118

Lớp: PHYS141207 (Chiều thứ 3 – cô Thu)

1. Thông tin bổ sung


2. Tên bài thí nghiệm: Xác định hằng số Faraday và điện tích nguyên tố theo phương
pháp điện phân.
3. Giới thiệu chung
Mục đích thí nghiệm: Xác định hằng số Faraday và điện tích nguyên tố electron
dựa vào hiện tượng dương cực tan của đồng trong dung dịch CuSO4.
Cơ sở lý thuyết:
Phương pháp điện phân dung dịch sử dụng một nguồn điện một chiều và hai điện
cực bằng kim loại nhúng vào dung dịch chứa các ion tự do để tạo ra một điện trường
xuất hiện giữa hai điện cực bằng kim loại và kết quả là tạo ra một dòng điện trong
chất điện phân.

Hình 1. Sơ đồ mạch điện điện phân Cu trong dung dịch CuSO4

Khi điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực là Cu thì điện cực dương bị mòn
dần, điện cực âm thì dày thêm, đây chính là hiện tượng dương cực tan.

Theo định luật Faraday, khối lượng m của chất thoát ra (hoặc bám vào) điện cực
được xác định:
1A
m= q
Fn

A
Theo công thức trên, muốn làm thoát khỏi điện cực một khối lượng m = gam
n
của một chất, cần phải có một điện lượng q = F culong chuyển qua dung dịch điện
phân. Như vậy, muốn làm thoát khỏi điện cực A gam cùng chất đó, cần phải có một
điện lượng bằng nF culong. Điện lượng nF culong chính là lượng điện tích của các
ion có trong A kilogam của mỗi chất chuyển qua dung dịch điện phân. Mà số nguyên
tử có trong A kilogam mỗi chất là số Avôgađrô NA = 6,023.1026 nguyên tử/mol.

Vì vậy, độ lớn điện tích của ion hóa trị 1 ( n = 1) được gọi là điện tích nguyên tố e:

F
e=
NA
4. Bố trí thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm

Bước 1: Nối cực dương của nguồn vào cực dương của đồng hồ vạn năng, nối cực
âm của đồng hồ vạn năng vào cực dương của bình điện phân.

Bước 2: Nối cực âm của bình điện phân với cực âm của nguồn điện.

Hình 2. Sơ đồ mạch điện điện phân dung dịch CuSO4 ba cực


Bình điện phân Nguồn điện

Đồng hồ

Đồng hồ vạn năng

Hình 3. Sơ đồ mạch điện trong thực tế

5. Thực hiện đo đạc


5.1. Các bước tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Bố trí thí nghiệm. Ampe kế A sử dụng thang đo 20A DC - COM.

Bước 2: Vặn 2 núm xoay CURRENT để tăng dần cường độ dòng điện I chạy qua bình
điện phân cho tới khi ampe kế chir một giá trị I không đổi bằng 1A. Ngắt dòng điện,
tháo bản cực dương đổng ra khỏi bình điện phân, rửa sạch sấy khô và đem cân 3 lần m1.

Bước 3: Lắp bản cực anot vào bình điện phân ĐP và đặt nó song song với hai bản cực
catot. Bật công tắc. Bấm đồng hồ để đo khoảng thời gian t của qua trình điện phân.

Bước 4: Sau 20 phút, ngắt điện. Nhẹ nhàng tháo bản cực anot ra khỏi bình điện phân
ĐP. Rửa sạch và sấy khô đặt nó lên đĩa cân m2 3 lần (m2 < m1).

Bước 5: Đọc và ghi các số liệu vào bảng số liệu.


5.2. Trả lời các nhiệm vụ học tập
NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 2
❖ Nêu công dụng của từng thiết bị được mô tả trong bảng 3.1

Tên dụng cụ
Công dụng

Bình điện phân CuSO4 Môi trường chứa dung dịch điện phân, nơi khảo sát hiện
có các bản cực bằng tượng dương cực tan.
đồng

Nguồn điện một chiều Dùng để cấp điện cho bình điện phân ĐP.

Đồng hồ bấm giây Đo thời gian điện phân dung dịch.

Cân điện tử Cân các bản cực trước và sau quá trình điện phân.

Đồng hồ đo đa năng Điều chỉnh dòng điện qua bình ĐP

Dây nối có hai dây Dẫn điện đến hai cực của bình điện phân ĐP
cắm
Sấy khô các điện cực, đảm bảo cân chính xác khối
Máy sấy điện lượng của điện cục sau quá trình điện phân

❖ Trong thí nghiệm cần sử dụng ampere kế ở thang đo nào? Xác định giới hạn
đo và độ phân giải đồng hồ đa năng với chức năng là ampere kế.
• Trong thí nghiệm cần sử dụng đồng hồ đa năng ở thang đo: 20A – DC
COM
• Giới hạn đo của ampere kế: 20A
• Độ phân giải: 0,001A
❖ Xác định giơi hạn đo và độ phân giải của cân điện tử. Trình bày cách sử
dụng cân điện tử
• Giới hạn đo: 0,00 – 200,00 gam
• Độ phân giải: 0,01 gam
Cách sử dụng cân điện tử
Cấu tạo:
• Đĩa cân
• Công tắc nguồn điện
• Nút đổi đơn vị - Nút CAL
• Nút TAKE (quy 0, trừ bì)
• Màn hình

Hình 4. Hình minh họa cân điện tử trong phòng thí nghiệm

Cách sử dụng:
1. Kiểm tra thăng bằng, nếu lệch thì điều chỉnh lại. Đĩa cân để không tải, trong hộp
che gió.
2. Chuẩn bị cân: cắm phích điện của cân vào ổ điện lưới 220V. Bật công tắc của
cân: Xuất hiện số “0.00” cân sẵn sàng hoạt động.
3. Trong trường hợp đĩa cân không tải mà màn hình vẫn chỉ lệch khỏi điểm “0.00”,
thì bấm phím TAKE (trừ bì) để quy về “0.00”.
4. Đặt vật cần cân lên mặt cân, kết quả sẽ hiển thị trên màn hình số. Sau khi nhấc
vật và bì ra khỏi mặt cân, trên màn hình xuất hiện giá trị âm của bì. Ấn nút
“TAKE” sẽ trở về “0.00”.
5. Kết thúc phép cân, tắt công tắc và rút phích cắm điện. Phủ cân bằng một áo che
bụi.
NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 3
❖ Trình bày mục tiêu hoạt động học tập 1
− Sinh viên nêu được tên và công dụng của các dụng cụ thí nghiệm trong bài.
− Sinh viên trình bày được các thức sử dụng cân điện tử.
❖ Trình bày mục tiêu hoạt động học tập 2
− Sinh viên trình bày được cách bố trí thí nghiệm và thực hiện được các phép
đo đại lượng cần thiết xác định hằng số Faraday và điện tích nguyên tố.
− Sinh viên trình bày và xử lí kết quả thí nghiệm.
❖ Để đo F,e, sinh viên cần đo các đại lượng nào?
Để đo được F, sinh viên cần tiến hành đo các giá trị: thời gian (t), đương lượng
A
hóa học   , cường độ dòng điện qua chất điện phân (I) và khối lượng điện cực
n
(m).
❖ Vẽ sơ đồ mạch điện, trình bày cách bố trí thí nghiệm và nêu rõ vai trò từng
dụng cụ do sinh viên bố trí
Vai trò từng dụng cụ: đã nêu ở nhiệm vụ học tập 2.
Sơ đồ mạch điện: đã nêu ở mục 4.
❖ Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành thí nghiệm
Đã nêu ở mục 5.1
❖ Tiến hành thí nghiệm và kẻ bảng số liệu các giá trị cần đo
Ampe kế A Cân kỹ thuật
Đồng hồ
Cấp chính xác: 2% Phạm vi cân: 0,00 – 200,00g
Độ phân giải: 1s
Thang đo: 20A Độ phân giải: 0,001 g

Đồng (Cu)
Nguyên tử lượng A = 63,540 Cường độ dòng điện: I = 1 A

Hóa trị: n = 2 Thời gian điện phân t = 1200s

Độ tinh khiết: 98%

Lần đo m1 (g) m1 (g) m 2 (g) m2 (g)

1 11,01 0,007 10,59 0,00

2 11,00 0,003 10,59 0,00

3 11,00 0,003 10,59 0,00

TRUNG
11,003 0,0043 10,590 0,000
BÌNH

Bảng 1. Số liệu thực hiện thí nghiệm


❖ Xử lí số liệu
m tan = 0,98.(m1 − m 2 ) = 0,98.(11,003 − 10,590)  0, 40g

m = 0,98.(m1 + m 2 ) = 0,98.(0,0043 + 0,000)  0,0039g

m = m + m dc = 0,0039 + 0,01  0,01g

Xác định hằng số Faraday


1 A 1 63,540.1.1200
F= It = = 95310 C/mol
m tan n 0, 40 2

F I t 0,01 0,5 1
= + + = + +  0,52 = 52%
F I t 0, 40 1 1200

Vậy F = F  F = 95310  50133 C / mol


Xác định điện tích nguyên tố e

e=
F
=
1
NA NA
(
F  F = )1
6,023.1023
( 95310  50133)
Vậy e = (1,5824  0,8324 ) .10 −19 C

❖ Nhận xét kết quả thu được


Các nguyên nhân gây ra sai số

Hình 5. Thông số kỹ thuật nhà sản xuất đồng hồ đa năng


GM-451 ở chế độ dòng điện một chiều

• Sai số kết quả đo lớn do đồng hồ đa năng có cấp chính xác 2%, độ phân giải
0,001A do đó I = (%).I + n. = 2%.0,01 + 10.0,001 = 0,5A (so với giá trị
thực của dòng điện sử dụng là 1A).
• Trong suốt quá trình làm thí nghiệm chưa cố định được giá trị cường độ dòng
điện.
• Do người làm thí nghiệm chưa cẩn thận sấy khô dương cực dẫn đến thanh
đồng vẫn còn dính nước làm ảnh hưởng đến khối lượng của thanh đồng khi
cân.

Ưu điểm
• Dụng cụ đơn giản dễ sử dụng, cách bố trí thí nghiệm thể hiện rõ bản chất dòng
điện trong chất điện phân.
• Cân kỹ thuật chính xác.
• Giá trị trung bình hằng số Faraday gần đúng với lí thuyết. Kết quả đo
F = 95310 C / mol .
Nhược điểm

• Dụng cụ thí nghiệm cũ, đồng hồ đa năng không cố định được giá trị cường độ
dòng điện.
• Nguồn có núm văn thô khó điều chỉnh giá trị cường độ dòng điện nhỏ.

Cải tiến dụng cụ

Ta có thể thay thế núm vặn điều chỉnh điện áp của nguồn điện bằng núm vặn có
độ chia nhỏ nhất bé hơn để phù hợp với cường độ dòng điện sử dụng trong bài.

NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 4


Phân tích những ưu điểm trong việc sử dụng 3 điện cực so với hai điện cực.
Việc sử dụng 3 điện cực sẽ tạo ra hai điện trường giúp điều chỉnh các dòng ion
về hai hướng khác nhau làm chia nhỏ dòng điện chạy trong các dây dẫn hạn chế
sự tổn hao vì nhiệt do đó phép đo chính xác hơn.

6. Tài liệu tham khảo


[1] Tài liệu bổ trợ học phần thực hành Vật lí đại cương, Trường ĐHSP TPHCM,
2020.
[2] Tài liệu thí nghiệm Điện Quang 2019 – 2020, Trường ĐHSP TPHCM.
[3] GW Instek Manual.

7. Phụ lục

You might also like