You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HỒ CHÍ MINH


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Đề tài: Sản xuất Ethylbenzene

Giảng viên : Nguyễn Thành Duy Quang


Lớp - Nhóm: A03 - 2
Nhóm sinh viên: 1. Huỳnh Mai Như 1710223
2. Phạm Thị Mỹ Uyên 1713904
3. Nguyễn Chí Bảo 1710590
4. Đặng Thành Vinh 1713963
5. Võ Hữu Thọ 1713345
6. Trần Thị Thanh Ngân 1712298
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................2
I) Sơ lược về dòng nhập liệu và sản phẩm..................................................................2
1) Nguyên liệu Ethylene .............................................................................................2
2) Nguyên liệu Benzen ...............................................................................................4
3) Sản phẩm chính Ethylbenzene ...............................................................................7
4) Các sản phẩm phụ có mặt trong quá trình sản xuất Ethylbenzene: Diethylbenzen
và Propylen ................................................................................................................9
II) Điều kiện phản ứng và các phương trình phản ứng ............................................9
1) Điều kiện phản ứng ...............................................................................................9
2) Các phương trình phản ứng, nhiệt động và động học của các phản ứng ...........10
3) Cân bằng vật chất................................................................................................11
III) Quá trình tổng hợp Ethybenzene .......................................................................12
1) Tóm tắt đầu vào và đầu ra...................................................................................12
2) Quy trình tóm tắt .................................................................................................12
3) Số liệu cân bằng vật chất giữa các dòng.............................................................14
4) Thiết bị .................................................................................................................15
IV. Phần tính toán .....................................................................................................23
1. Thiết bị phản ứng .................................................................................................23
2. Thiết bị phân tách ................................................................................................24
3. Thiết bị cấp nhiệt .................................................................................................25
4. Thiết bị trao đổi nhiệt ..........................................................................................25
5. Bơm ......................................................................................................................28
6. Năng suất Ethylbenzene đầu ra ...........................................................................30
V) Hệ thống trao đổi nhiệt .........................................................................................30
VI) Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................32
1) Chi phí nguyên liệu và sản phẩm ........................................................................32
2) Chi phí vận hành và xây dựng .............................................................................33
VII) Quy trình sản xuất của một số nhà máy ...........................................................34
1) Alkyl hóa pha lỏng ...............................................................................................34
2) Alkyl hóa pha hơi .................................................................................................37
3) Quá trình Alkyl hóa trên xúc tác Zeolite trong pha lỏng. ...................................37
4) Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn hợp.............................................................38
VIII) Bàn luận ............................................................................................................38
IX) Tài liệu tham khảo ...............................................................................................39
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Phân tử Ethylene .......................................................................................... 2
Hình 2: Thông số nhập liệu của Ethylene ................................................................ 4
Hình 3: Phân tử Benzen............................................................................................. 4
Hình 4: Thông số nhập liệu của Benzen .................................................................. 7
Hình 5: Phân tử Ethylbenzen .................................................................................... 7
Hình 6: Quy trình tóm tắt ....................................................................................... 13
Hình 7: Các số liệu cân bằng vật chất .................................................................... 15
Hình 8: Ký hiệu dòng vào và dòng ra .................................................................... 16
Hình 9: Thông số của hỗn hợp trước và sau khi trộn .......................................... 16
Hình 10: Thành phần cấu tử sau khi ra khỏi PFR-101 ........................................ 17
Hình 11: Thành phần của cấu tử sau khi ra khỏi thiết bị tách V-100 ................ 18
Hình 12: Thông số các dòng Ethylene sau khi ra khỏi thiết bị phân dòng TEE-
100 .............................................................................................................................. 18
Hình 13: Nhiệt độ và áp suất của dòng sau khi ra khỏi bơm P-100 .................... 19
Hình 14: Thông số dòng vào và dòng ra của Cooler E-101.................................. 20
Hình 15: Thông số dòng vào và dòng ra của Heater E-106 ................................. 20
Hình 16: Sơ đồ tháp chưng cất T-100 .................................................................... 21
Hình 17: Thành phần dòng vào cà dòng ra của tháp chưng cất ......................... 22
Hình 18: Nhiệt độ với vị trí mâm của tháp chưng T – 100 .................................. 22
Hình 19: Áp suất với vị trí mâm của tháp chưng T - 100 .................................... 23
Hình 20: Liên kết dòng năng lượng với loại tiện ích ............................................ 30
Hình 21: Các dòng trao đổi nhiệt ........................................................................... 31
Hình 22: Giản đồ HEN ............................................................................................ 31
Hình 23: Quá trình alkyl hóa sản xuất Etylbenzen với xúc tác pha lỏng của
Monsanto................................................................................................................... 36
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về chất lượng cuộc sống của con
người ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để đáp ứng được các điều đó, các
ngành khoa học và công nghệ đã không ngừng phát triển. Trong đó, ngành công
nghiệp hóa chất cũng không ngoại lệ, thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị
trường. Đây là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Nó không
chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn là nền tảng của các ngành công nghiệp khác.
Sản phẩm của công nghiệp hóa chất rất đa dạng về chủng loại. Chúng là kết quả
của môt loạt quá trình biến đổi hóa lý để đạt được sản phẩm mong muốn. Vì vậy
nguyên liệu của ngành không chỉ xuất phát từ tự nhiên mà còn qua các quá trình tổng
hợp trung gian. Do đó, nhu cầu sử dụng nguyên liệu tinh khiết ngày càng trở nên
nghiêm khắc và một trong những nguyên liệu này là Ethylbenzen.
Etylbenzen là hydrocacbon thơm được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ tổng
hợp hữu cơ hóa dầu.
Etylbenzen là hợp chất hữu cơ thơm đơn vòng, có ý nghĩa quan trọng trong công
nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Phần lớn (>99%) được sử dụng làm nguyên liệu cho
quá trình sản xuất styrene monomer, 50% của quá trình sản xuất benzene thế giới,
còn lại ít hơn 1% được sử dụng làm dung môi cho sơn hoặc nguyên liệu sản xuất
dietylbenzen. Hầu như tất cả etylbenzen tinh khiết được sử dụng làm polystyrene để
sản xuất nhựa và cao su nguyên liệu.
Hiện nay hầu hết Ethylbenzene được sản xuất trong thương mạị đều từ quá trình
Ankyl hóa một Benzene bằng Ethylene. Quá trình Ankyl hóa được tiến hành chủ yếu
theo 2 phương pháp:
+ Tiến hành trong pha lỏng với xúc tác AlCl3
+ Tiến hành trong pha hơi với xúc tác rắn tầng cố định
Trong bài báo cáo này, với kiến thức đã được học trong môn Thiết kế hệ thống
quy trình công nghệ hóa học cùng với việc tham khảo tài liệu và vận dụng phần mềm
mô phỏng và tối ưu Hysys V10, chúng em sẽ mô tả quy trình HAD.

1
I) Sơ lược về dòng nhập liệu và sản phẩm
1) Nguyên liệu Ethylene

Hình 1: Phân tử Ethylene


Ethylen là hợp chất olefin đơn giản nhất, có khả năng phản ứng cao và được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp hữu cơ- hóa dầu và là nguồn nguyên liệu hang đầu
cho ngành công nghiệp polymer.
Từ những năm 1930, ở Châu Âu etylen bắt đầu được thu hồi từ khí lò cốc và nhiều
nguồn nguyên liệu khác. Những năm 50, etylen nổi lên như một sản phẩm trung gian
và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới,.
a) Tính chất vật lý
Ethylene là một trong những hydrocarbon đơn giản nhất nhưng có lợi về mặt sinh
học và kinh tế. Nó là chất khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí, ít tan
trong nước, tan nhiều trong ete và một số dung môi hữu cơ, có công thức hóa học là
CH2=CH2. Ethylene có mùi xạ hương ngọt ngào giúp dễ dàng xác định một chất
trong không khí. Điều này áp dụng cho khí tinh khiết: mùi có thể biến mất khi trộn
với các hóa chất khác.
+ Nhiệt độ tới hạn là 9,900C
+ Áp suất tới hạn là 5,117 MPa
+ Mật độ tới hạn là 0,21 g/cm3
+ Sức căng bề mặt: Tại nhiệt độ sôi là 16,5 mN/m, tại 00C là 1,1 mN/m
+ Nhiệt độ sôi là -103,710C
+ Nhiệt độ nóng chảy là -169,20C
b) Tính chất hóa học

2
Etylen là chất đứng đầu tiên trong dãy đồng đẳng của các olefin, do đó nó có cấu
trúc đơn giản nhất, chỉ gồm một liên kết đôi nối giữa 2 nguyên tử cacbon. Trong các
phản ứng hóa học, etylen là chất hoạt động mạnh, dễ dàng tham gia các phản ứng và
tạo thành ít sản phẩm phụ, đây cũng là một lý do để etylen được gọi là “vua của các
hydrocacbon”.
Các phản ứng quan trọng của etylen được sử dụng trong ngành công nghiệp: phản
ứng cộng, phản ứng alkyl hóa, halogen hóa, hydro formyl hóa, phản ứng hydrat, phản
ứng oligome hóa, polyme hóa và phản ứng oxy hóa.
Trong công nghiệp, etylen được ứng dụng để sản xuất một số hợp chất quan trọng
như nhựa tổng hợp, oxit etylen, các chất hoạt động bề mặt và nhiều sản phẩm hoặc
bán sản phẩm hoá học khác. Cụ thể là:
- Polyme hoá ở áp suất cao với chất kích động là các peroxit để sản xuất polyetylen
tỷ trọng thấp (LDPE).
- Tác dụng với clo tạo thành 1,2 – dicloetan (Cl – CH2 – CH2 – Cl).
- Trùng hợp ở áp suất thấp dùng xúc tác Ziegler – Natta trên chất mang oxyt kim
loại để sản xuất polyetylen tỷ trọng cao(HDPE).
- Oxy hoá thành oxitetylen, peoxyetan trên xúc tác Ag.
- Phản ứng với benzen trên xúc tác AlCl3 để sản xuất etylbenzen, sau đó dehydro
hóa etylbenzen để sản xuất styren. Styren dùng để sản xuất polystyren và cao su tổng
hợp Buna-S.
- Copolyme hoá với các olefin khác ở áp suất thấp bằng xúc tác Crom, hoặc hợp
chất cơ kim của titan hoặc vanadi để sản xuất polyetylen mạch thẳng tỷ trọng thấp
(LDPE) cùng với các sản phẩm khác.
- Oxy hoá trên xúc tác PdCl2 hoặc đồng CuCl2 trong dung dịch HCl tạo thành
axetandehyt.
- Sự hydrat hoá bằng cách sử dụng axit sunfuric hoặc axit photphoric, tạo ra etanol
-. Phản ứng với axit axetic và oxy trong sự có mặt của xúc tác PdCl2 tạo thành
vinylaxetat (VA).
Một số ứng dụng khác như sản xuất các rượu mạch thẳng, các olefin cao phân tử,
etylclorua và copolyme hoá với propylen để tổng hợp cao su dien-mono-etylen-
propylen (EPDM). Ngoài những ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ với rất nhiều sản
phẩm quý nói trên, etylen có tác dụng kích thích sự hoạt động của các men làm quả
mau chín. Do đó, có thể dùng etylen với nồng độ rất loãng (1V etylen trên 1000-
2000V không khí) để dấm quả xanh ở 18 ÷ 20˚C.

c) Quá trình tồn chứa và vận chuyển ethylene

Ethylene được vận chuyển trong đường ống. Đường ống dẫn ethylene yêu cầu
3
phải linh hoạt và ngăn chặn việc bị gián đoạn. Trong đường ống vận chuyển ethylene,
áp suất được đặt từ 4-100 MPa, nhiệt độ >40˚C ngăn không cho dạng lỏng của
ethylene được hình thành. Hydrat phải sưới 15% ở điều kiện hoạt động áp suất
thường. Sự phân hủy và cháy nổ ethylene có thể xảy ra nếu áp suất và nhiệt độ tang
quá cao, vì vậy cần kiểm soát điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp. Ethylene cũng
được vận chuyển bằng thuyền, tàu, xe tải tank…
Tồn chứa ethylene ở các tank chứa cầu. Ethylene được chứa trong tank với áp suất
10MPa và được làm mát bề mặt tank.

Hình 2: Thông số nhập liệu của Ethylene

2) Nguyên liệu Benzen

Hình 3: Phân tử Benzen


4
Benzen thường được biết đến dưới công thức hoá học C6H6, hay còn được viết
tắt là PhH, hoặc benzol, là một hợp chất hữu cơ thơm.
Benzen là hidrocacbon vòng thơm đơn giản nhất. Trong benzen có chứa một
tập hợp vòng gồm sáu nguyên tử cacbon gọi là nhân benzene.
Năm 1865, nhà hoá học Đức Kekule (A.Kekule) đã đưa ra công thức dạng khép
vòng của benzen với các liên kết đơn và đôi luân phiên nhau. Theo các giả thuyết
hiện đại, sáu electron π của ba liên kết đôi trong benzen ở trạng thái liên hợp, tạo
thành một hệ electron thống nhất.
Benzen được nhà vật lý Anh Farađây (M.Faraday) phát hiện ra năm 1825. Ông
tách được nó từ phần ngưng của khí thắp. Năm 1833, nhà hoá lý Đức Mitselic (E.
Mitcherlich) đã điều chế được benzen khi chưng khô muối canxi của axit benzoic
(cho nên benzen mang tên như vậy).
Người ta thu được benzen khi cốc hoá than đá, cũng như từ các hidrocacbon béo
và hidrocacbon vòng no của dầu mỏ. Hiện nay, quá trình tổng hợp hoá học benzen
từ hidrocacbon no và từ parafin vòng – quá trình refominh đã được đưa vào công
nghiệp.

a) Tính chất vật lý


Benzen là một hợp chất hữu cơ có công thức hoá học C6H6. Benzen là
một hyđrocacbon thơm, trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu,
mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy. Benzen tan rất kém trong nước và rượu. Benzen cũng
có khả năng cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt có sinh ra muội than.
+ Khối lượng mol: 78,1121 g/mol
+ Nhiệt độ nóng chảy: 5.5oC
+ Nhiệt độ sôi: 80.1oC
+ Độ hoà tan trong nước: 1,79g/L (25oC)
Benzen tạo thành với không khí một hỗn hợp dễ nổ, dễ trộn với ete, xăng và các
dung môi hữu cơ khác, tạo thành với nước một hỗn hợp sôi ở nhiệt độ 69,25°C.
b) Tính chất hóa học
Benzen thuộc loại hidrocacbon vòng không no liên hợp (dãy đồng đẳng CnH2n-
6), nhưng khác với hidrocacbon thuộc dãy etylen C2H4, benzen thể hiện các tính
chất vốn có của hidrocacbon no. Chẳng hạn, benzen bền vững với tác dụng của các
chất oxi hoá, dễ tham gia phản ứng thế hơn là phản ứng cộng, v.v… Sỡ dĩ benzen và
những hợp chất thơm khác có các tính chất đặc biệt này là vì nhân benzen tương đối
bền vững đối với các phản ứng hoá học.

5
Benzen là chất bền nhiệt, hoạt động hóa học ở nhiệt độ trên 500oC, do đó các
phản ứng của benzen thường được thực hiện ở nhiệt độ trên 500oC. Ví dụ, ở 600oC,
dưới tác động của xúc tác kim loại (sắt, chì, vanadium,…) xảy ra phản ứng ngưng
tụ của benzen tạo ra diphenyl và các hợp chất polyaromatic khác.
Benzen khó tham gia phản ứng oxy hóa do nó có cấu trúc vòng bền vững, tuy
nhiên, trong điều kiện khắc nghiệt, nó bị oxy hóa hoàn toàn sinh ra khí CO2 và
nước. Nếu lượng oxy hoặc không khí tham gia phản ứng thiếu, một phần benzen bị
phân hủy tạo thành kết tủa đen (bồ hóng). Nếu trong phản ứng mà có mặt xúc tác
(V-Mo), phản ứng được thực hiện ở pha hơi trong điều kiện T= 350- 450oC tạo ra
anhydric maleic với hiệu suất khoảng 65- 70%,[2]. Thực hiện phản ứng oxy hóa
benzen bằng không khí trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ thu được phenol, tuy nhiên
hiệu suất của phản ứng thấp.
c) Quá trình tồn chứa và vận chuyển Benzen
Benzene là một hóa chất độc hại, gây ung thư cho con người. Vấn đề tồn trữ
benzene là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho công nhân nhà máy và người
dân sống ở khu vực xung quanh. Phải luôn duy trì nhiệt độ bồn chứa trên 80C để
ngăn chặn benzene đóng băng. Bồn chứa phải kín, thường xuyên kiểm tra để phát
hiện rò rỉ.
Nhãn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các con tàu chở benzen. Các hãng
ở Mỹ như: OSHA, EPA, DOT, NIOSH,… có qui định rõ về điều này.
Các qui định về cách vận chuyển và đóng tàu được cập nhật sửa đổi và ban bố
hàng năm tại CFR. Các nước khác cũng có những điều luật qui định và qui trình kỹ
thuật đảm bảo an toàn khá giống so với Mỹ. Mặc dù, các qui định đặc biệt phải được
áp dụng cho các cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm kiểm tra, khu vực tồn trữ, quá trình
tháo dỡ hàng, vận chuyển benzen, qui đinh an toàn được áp dụng như với một chất
lỏng hoặc khí dễ bắt cháy và độc khác.

Benzen được bảo quản, tồn trữ và vận chuyển trong các thùng hoặc bể chứa
bằng thép. Điều kiện thông gió thích hợp rất cần thiết trong quá trình bảo quản
benzen.

Do benzen có tính độc, nên những người công nhân khi phải làm việc tiếp xúc
với benzen, thì cần phải sử dụng đồ bảo hộ để tránh benzen tiếp xúc trực tiếp lên
da,hay hít phải khói có chứa benzen. Trong quá trình tháo, nạp xăng cũng cần phải
cẩn thận do benzen là chất dễ bay hơi.

6
Khi xảy ra sự cố cháy do benzen có thể dùng CO2 hoặc các hóa chất có khả
năng chữa chữacháy khác để dập lửa.

Hình 4: Thông số nhập liệu của Benzen


3) Sản phẩm chính Ethylbenzene

Hình 5: Phân tử Ethylbenzen


Ethylbenzene là hợp chất alkyl thơm đơn vòng, có ý nghĩa quan trọng trong
trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Phần lớn (>99%) được sử dụng làm
nguyên liệu cho quá trình sản xuất styrene monomer, chiếm 50% của quá trình sản
xuất benzene trên thế giới. Còn lại ít hơn 1% ethylbenzên được sử dụng làm dung

7
môi cho sơn, hoặc nguyên liệu cho quá trình sản xuất diethylbenzen và
acetophenone.

a) Tính chất vật lý


+ Ở nhiệt độ phòng : Ethylbenzene là
➢ Chất lỏng trong suốt, không màu.
➢ Có mùi thơm đặc trưng, tương đối độc hại khi uống phải, hít thở và hấp phụ
qua da, gây kích ứng nhẹ cho da và mắt
+ Nhiệt độ sôi: 136oC
+ Nhiệt độ nóng chảy: -95oC
+ Độ hòa tan trong nước: 0,015g/100ml nước (20oC)
+ Độ hòa tan trong dung môi hữu cơ: hòa tan với mọi tỉ lệ
+ Độ nhớt : 0,669 cP (ở 20oC)
b) Tính chất hóa học
Ethylbenzen là một hợp chất hyđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10.
Ethylbenzen là đồng phân hydrocacbon thơm của o-xilen, m-xilen và p-xilen. Tương
tự toluen, ethylbenzen có các phản ứng thế nhân khi có mặt bột Fe, thế nhánh khi
đưa ra ngoài ánh nắng, cộng H2 khi có xúc tác niken, bị ôxi hóa mạch nhánh khi đun
cách thủy với dung dịch KMnO4. Ethylbenzen được sử dụng chủ yếu trong công
nghiệp hóa dầu để sản xuất styren (từ styren có thể chế tạo một trong những loại
nhựa phổ biến nhất - polystyren).
Phản ứng mang tính thương mại quan trọng nhất của ethylbenzene là phản ứng
khử để tạo thành styrene. Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ cao 600-660˚C, trên xúc tác
Kali mang trên oxit sắt. Hơi dùng để pha loãng. Thông thường độ chọn lọc của
styrene trong khoảng 90- 97% mol với độ chuyển hóa 60-70%. Phản ứng phụ gồm
dealyl hóa ethylbenzene tạo thành benzene và toluene.
Một phản ứng quan trọng nữa là oxi hóa Ethylbenzene bằng không khí tạo thành
hydroperoxide. Phản ứng tiến hành trên pha lỏng, không cần xúc tác. Tuy nhiên, do
hydroperoxide không ổn định, dễ phân hủy ở nhiệt độ cao, phải được tối thiểu hóa
để giảm tỷ lệ phân hủy. Sự hình thành sản phẩm phụ sẽ giảm nếu duy trì ở nhiệt độ
thấp trong suốt thời gian phản ứng.
Giống như toluene, ethylbenzene có thể dealkyl hóa dưới tác dụng của xúc tác
hoặc nhiệt tạo thành benzene. Ngoài ra, ethylbenzene còn nhiều phản ứng khác điển
hình cho hợp chất alkyl thơm.

8
c) Quá trình tồn trữ và vận chuyển Ethylbenzene

Ethylbenzene là chất lỏng dễ cháy nên phải được tồn trữ và vận chuyển trong các
thùng chứa bằng thép và phải được kiểm soát cẩn thận của cơ quan chức năng.
Nhiệt độ chớp cháy là 15-200C vì vậy tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp và các
nguồn nhiệt.
Ethylbenzene có thể tích tụ tĩnh điện do đó phải chú ý đến các biện pháp chống
lại tĩnh xã (tia lửa gây nguy hiểm).
Dùng bọt, CO2, hóa chất khô, halon và nước (dạng sương) để dập lửa ethylene.
Khu vực vận chuyển, bảo quản phải đảm bảo thông thoáng, nơi nồng độ
ethylbenzene lớn phải dùng mặt nạ phòng độc. Trành tiếp xúc qua da, khi tiếp xúc
cần dùng găng tay và kính bảo hộ.
Nguồn nhiệt, nguồn cháy và các tác nhân oxy hóa cần tránh.

4) Các sản phẩm phụ có mặt trong quá trình sản xuất Ethylbenzene :
Diethylbenzen và Propylen
- Diethylbenzen:
Là sản phẩm phụ được tạo ra từ phản ứng giữa Ethylbenzen và Ethylen :
𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5 +𝐶2 𝐻4 ⟶𝐶6 𝐻4 (𝐶2 𝐻5 )2
- Propylen:
Là sản phẩm phụ được tạo ra từ Toluene ( xuất hiện trong dòng nhập liệu
với Benzen) phản ứng với Ethylene:
𝐶6 𝐻5 𝐶𝐻3 +2𝐶2 𝐻4 ⟶𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5 +𝐶3 𝐻6
Propen, còn được gọi là propylen hoặc methyl ethylen, là một hợp chất hữu
cơ không bão hòa có công thức hóa học C3H6, là một loại khí không màu với
mùi giống như dầu mỏ.

II) Điều kiện phản ứng và các phương trình phản ứng

1) Điều kiện phản ứng


- Phản ứng được thực hiện ở điều kiện áp suất: P=2000kPa ( gần bằng 20 atm) và
ở khoảng nhiệt độ là T= 400oC
- Phản ứng được thực hiện trong thiết bị PFR ở điều kiện đoạn nhiệt.

9
2) Các phương trình phản ứng, nhiệt động và động học của các phản ứng
Nguyên liệu:
- Dòng nhập liệu Benzene ( có lẫn tạp chất Toluene ≤ 3%)
- Dòng nhập liệu Ethylene
Phản ứng trực tiếp giữa Ethylene và Benzen tạo ra Ethylbenzene:
𝐶6 𝐻6 +𝐶2 𝐻4 ⟶𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5
Phương trình động học của phản ứng:

-𝑟1 = 𝑘0,1 𝑒 −𝐸1/𝑅𝑇 𝐶𝑒𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝐶𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒


Tuy nhiên sản phẩm được tạo ra là Ethylbenzene (EB) có thể phản ứng với tác
chất Ethylene để tạo ra Diethylbenzene (DEB)
𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5 +𝐶2 𝐻4 ⟶𝐶6 𝐻4 (𝐶2 𝐻5 )2
Phương trình động học của phản ứng:
-𝑟2 = 𝑘0,2 𝑒 −𝐸2/𝑅𝑇 𝐶𝑒𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝐶𝐸𝐵
Phản ứng phụ giữa Diethylbenzene và Ethylene cũng có thể xảy ra để tạo thành
Triethylbenzene. Để hạn chế số lượng các phản ứng phụ có thể xảy ra thì tỷ lệ mol
giữa Benzene va Ethylene nên được giữu ở mức cao, xấp xỉ 8:1.
Việc sản xuất ra Diethylbenzene là không mong đợi và giá trị của DEB thấp và
được xem là sản phẩm phụ.
Mục đích của việc sản xuất ra Ethylbenze là để sản xuất Styrene. Việc có mặt một
lượng Diethylbenzene trong dòng Ethylbenzene cũng gây ra các vấn đề xử lý trong
quá trình sản suất Styrene ở giai đoạn sau. Do đó lượng DEB tối thiểu trong EB được
chỉ định là 2ppm. Để tối đa hóa việc sản xuất EB mong muốn, DEB cần được tách
ra và hoàn lưu lại một lò phản ứng riêng biệt, trong đó Benzene dư được thêm vào
để tạo ra Ethylbenzene thông qua phản ứng cân bằng sau:
𝐶6 𝐻4 (𝐶2 𝐻5 )2 + 𝐶6 𝐻6 ⥂ 2𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5
Phương trình động học của phản ứng:
-𝑟3 = 𝑘0,3 𝑒 −𝐸3/𝑅𝑇 𝐶𝐷𝐸𝐵 𝐶𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒
Ngoài ra tồn tai một lượng nhỏ Toluene trong dòng nhập liệu Benzen cũng gây
ra phản ứng tác dụng với Ethylene để tạo ra Ethylbenzen và Propylene:

10
𝐶6 𝐻5 𝐶𝐻3 +2𝐶2 𝐻4 ⟶𝐶6 𝐻5 𝐶2 𝐻5 +𝐶3 𝐻6
Phương trình động học của phản ứng:
2
-𝑟4 = 𝑘0,4 𝑒 −𝐸4/𝑅𝑇 𝐶𝑒𝑡ℎ𝑦𝑙𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒 𝐶𝑡𝑜𝑙𝑢𝑒𝑛𝑒

3) Cân bằng vật chất

• Phương trình phản ứng:

C6H6 + C 2 H4 → C6H5C2H5 (1)

a a a
C6H5C2H5 + C 2 H4 → C6H4(C2H5)2 (2)

b b b
C6H4(C2H5)2 + C 6 H6 ↔ 2C6H5C2H5 (3)

c c 2c
C6H5CH3 + 2C2H4 → C 6 H5 C 2 H5 + C 3 H6 (4)

d 2d d d

• Tìm độ chọn lọc, độ chuyển hóa


Mục tiêu của hệ thống: lưu lượng dòng sản phẩm chính EB đạt 90 kmol/h
Chọn:
𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝑝ℎả𝑛 ứ𝑛𝑔
Độ chuyển hóa tính theo Ethylen X= = 99%
𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝑛ℎậ𝑝 𝑙𝑖ệ𝑢

𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝐵 𝑟𝑎
Độ chọn lọc S= = 98%
𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝑝ℎả𝑛 ứ𝑛𝑔

• Tính toán dòng nhập liệu :


𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝐵 𝑟𝑎 90 𝑘𝑚𝑜𝑙/ℎ
Số mol Ethylene phản ứng: nE = = = 91.84 kmol/h
độ 𝑐ℎọ𝑛 𝑙ọ𝑐 𝑆 98%

Lượng Ethylene cần nhập liệu:


𝑆ố 𝑚𝑜𝑙 𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑒𝑛𝑒 𝑝ℎả𝑛 ứ𝑛𝑔 91.84 𝑘𝑚𝑜𝑙/ℎ
nE= = = 92.76 kmol/h
độ 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 ℎó𝑎 𝑋 99%

11
 Chọn lượng nhập liệu là hỗn hợp khí có lưu lượng 100kmol/h bao gồm 93kmol/h
Ethylene và 7 kmol/h ethane

Chọn dòng nhập liệu benzene có tỉ lệ Benzene và Toluen là 97/2 ta có hệ


phương trình sau:
a/d=97/2
0.99a + d = 90
 a=89 d=1,8
Do thất thoát benzene trong quá trình dự kiến 8 kmol/h nên chọn lưu lượng nhập
liệu benzene là 97 kmol/h và toluene là 2 kmol/h

III) Quá trình tổng hợp Ethybenzene

1) Tóm tắt đầu vào và đầu ra

Nhập liệu Sản phẩm


Benzene (<2% tạp chất) Ethylbenzene: độ tinh khiết (99,9%)
• Nhiệt độ: 25˚C • Nhiệt độ: 139.2˚C
• Áp suất: 110 kPa • Áp suất: 110 kPa
• Nhập liệu: 99 kmole/h • Suất lượng đầu ra: 9544 kg/h
Ethybenzene (7% tạp chất)
• Nhiệt độ: 25˚C Khí (chủ yếu là ethane)
• Áp suất: 2000 kPa
• Nhập liệu: 100 kmole/h

2) Quy trình tóm tắt

12
Hình 6: Quy trình tóm tắt

- Hỗn hợp bezene tái chế và polyalkynbenze được đưa vào bình trộn MIX-100.
Từ bình MIX-100, nó được bơm nâng áp suất lên khoảng 2000 kPa (20 atm) sau
đó được đưa đến một máy gia nhiệt (E-100) để nâng nhiệt độ lên đến nhiệt độ phản
ứng (khoảng 400˚C).
- Benzen nóng được trộn với ethylene ngay trước khi vào hệ thống phản ứng
PFR-100, PFR-102 sản phẩm thu được trộn với ethylene tại bình MIX rồi được
làm mát ở Cooler .
- Sản phẩm sau đó được đưa qua bình phản ứng PFR-103. Sau đó, lần lượt đi
qua 3 Cooler E-103, E-104, E-105 để hạ nhiệt độ hỗn hợp từ khoảng 400°C xuống
khoảng 70°C để chuẩn bị cho quá trình tách.
- Máy tách (V-100) có nhiệm vụ tách hỗn hợp thành 2 pha:
+ Ethylene được thu ở phần cất của đỉnh tháp như khí đốt nhiên liệu được tiêu
thụ trong lò đốt.
+ Phần lỏng ngưng tụ được đưa đến tháp chưng cất T-100, để loaị bỏ benzene,
propene, ethane trong sản phẩm đáy và đem đi hoàn lưu.
- Sản phẩm đáy được đưa đên tháp chưng cất T-101, thu được ethylbenzene
99,9% ở đỉnh.

13
- Phần sản phẩm đáy còn lại chưa 1,4 dithylbenzen hoàn lưu đi qua bơm rồi trộn
với hỗn hợp benzene, propane, ethane ở MIX-1001 để tái sử dụng.
3) Số liệu cân bằng vật chất các dòng

14
Hình 7: Các số liệu cân bằng vật chất

4) Thiết bị
a) Thiết bị trộn

Mục đích: trộn tạo độ đồng đều cho hỗn hợp.


Tên Đầu vào (dòng) Đầu ra (dòng)
MIX-100 Benzene feed; 3
Recycle
MIX-101 3** 4
MIX-102 5;7 mix 7-5
MIX-103 9;10 mix 9-10

Ví dụ: tại thiết bị trộn MIX-100

15
Hình 8: Ký hiệu dòng vào và dòng ra

Hình 9: Thông số của hỗn hợp trước và sau khi trộn

b) Thiết bị phản ứng dạng ống

16
Mục đích: là môi trường cho các chất phản ứng, các chất phản ứng lần lượt trong
4 thiết bị để tăng hiệu suất tạo ethylbenzene, giảm thiểu tối đa tạo sản phẩm phụ.
Tên Kích thước (m3) Chiều dài(m)
PFR-100 20 11
PFR-101 25 12
PFR-102 30 12
PFR-103 1.67 5

Ví dụ: Thành phần của dòng vào và dòng ra của thiết bị phản ứng PFR-100

Hình 10: Thành phần cấu tử sau khi ra khỏi PFR-101

c) Separator V-100

Mục đích: Loại bỏ phần lớn khí (ethylene, ethane, propylene) ở đỉnh.

Tên Đầu vào (dòng) Đầu ra (dòng)


V-100 14*** 16 Khí gas
266.3 (kmole/h) 248.2(kmole/h) 18.07 (kmole/h)
Ví dụ:

17
Hình 11: Thành phần của cấu tử sau khi ra khỏi thiết bị tách V-100
d) Thiết bị phân dòng TEE-100
Mục đích: Chia Ethylene thành 3 dòng để phản ứng lần lượt tại các bình phản
ứng nối tiếp nhau.

TEE-100 Đầu vào Đầu ra


Ethylene Dòng 4 Dòng 5 Dòng 10
Thành phần 100 kgmole/h 30 kgmole/h 35 kgmole/h 35 kgmole/h

Ví dụ:

Hình 12: Thông số các dòng Ethylene sau khi ra khỏi thiết bị phân dòng TEE-100

18
e) Bơm P-100

Mục đích: vận chuyển dòng lưu chất đến thiết bị.

Tên Đầu vào (dòng) Đầu ra (dòng) Hiệu suất bơm(%)


P-100 3 3* 75
P-101 Top out out 75
P-102 20 20* 75

Ví dụ:

Hình 13: Nhiệt độ và áp suất của dòng sau khi ra khỏi bơm P-100
f) Thiết bị trao đổi nhiệt
- Thiết bị làm lạnh: làm giảm nhiệt độ của dòng vào trước khi sang giai đoạn tiếp
theo.

Tên Đầu vào Đầu ra Nhiệt độ vào Nhiệt độ ra


(dòng) (dòng) (ºC) (ºC)
E-101 mix 7-5 8 422.9 380
E-102 mix 9-10 11 435 380
E-103 14 14* 455.6 280
E-104 14* 14** 280 170
E-105 14** 14*** 170 80

19
Ví dụ:

Hình 14: Thông số dòng vào và dòng ra của Cooler E-101

- Thiết bị gia nhiệt: nâng nhiệt độ của dòng vào trước khi đến giai đoạn tiếp theo.
Tên Đầu vào Đầu ra (dòng) Nhiệt độ vào Nhiệt độ ra
(dòng) (0C) (0C)
E-100 3* 3** 39.27 400
E-106 23 23* 51.88 500

Ví dụ:

Hình 15: Thông số dòng vào và dòng ra của Heater E-106

20
g) Tháp chưng cất

Mục đích: Để tách các chất, thu hồi được cấu tử mình mong muốn.
Tên Đầu vào Đầu ra (dòng) Hiệu Số Chiều Đường Mâm
(dòng) suất mâm cao cột kính cột nhập
mâm (m) (m) liệu
(%)
T-100 16 18, top out 50 26 1.789 1.193 18
T-101 18 20, 50 24 1.789 1.193 9
ethylbenzene

Ví dụ:

Hình 16: Sơ đồ tháp chưng cất T-100

21
Hình 17: Thành phần dòng vào cà dòng ra của tháp chưng cất

Hình 18: Nhiệt độ với vị trí mâm của tháp chưng T – 100

22
Hình 19: Áp suất với vị trí mâm của tháp chưng T - 100

IV) PHẦN TÍNH TOÁN

1) Thiết bị phản ứng


a. PFR100
- Lưu lượng: 255 kmole/h
- Nhiệt độ làm việc: Từ 380 oC – 450 oC
- Thể tích thiết bị: V=20 m3
- Đường kính thân: D=1.522 m
- Chiều cao: L=11 m
- Vật liệu: Thép carbon
- Áp suất tối đa: 2200 KPa
- Nhiệt độ chất xúc tác tối đa cho phép: 500 oC
b. PFR101
- Lưu lượng: 264.9 kmole /h
- Nhiệt độ làm việc: Từ 380 oC – 450 oC
- Thể tích thiết bị: V=25 m3
- Đường kính thân: D=1.629 m
- Chiều cao: L=12 m
- Vật liệu: Thép carbon
- Áp suất tối đa: 2200 kPa
- Nhiệt độ tối đa chất xúc tác tối đa cho phép: 500 oC

23
c. PFR102
- Lưu lượng: 267 kmole/h
- Nhiệt độ làm việc: Từ 380 oC – 450 oC
- Thể tích thiết bị: V=30 m3
- Đường kính thân: D=1.784 m
- Chiều cao: L=12 m
- Vật liệu: Thép carbon
- Áp suất tối đa: 2200 kPa
- Nhiệt độ tối đa chất xúc tác tối đa cho phép: 500 oC
d. PFR103
- Lưu lượng: 31.95 kmole/h
- Nhiệt độ làm việc: Khoảng 500 oC
- Thể tích thiết bị: V= 1.67 m3
- Đường kính thân: D= 0.6521 m
- Chiều cao L=5 m
- Áp suất tối đa: 2200 kPa
- Nhiệt độ tối đa chất xúc tác tối đa cho phép: 525 oC

2) Thiết bị phân tách (tháp)


a. Tháp chưng cất T-100
- Nguyên liệu: thép carbon
- Số mâm : 26 mâm
- Mâm nhập liệu : Mâm 18
- Tỷ số hồi lưu R : 0,5323
- Chiều cao cột: 1.789 m
- Đường kính cột: 1,193 m
- Áp suất tối đa: 300 kPa
- Lưu lượng nhập liệu: 248.2 kmole/h
- Lưu lượng sản phầm đỉnh: 157.9kmole/h
- Lưu lượng sản phẩm đáy: 90.33 kmole/h
b. Tháp chưng cất T-101
- Vật liệu: Thép carbon
- Số mâm: 24 mâm
- Mâm nhập liệu: Mâm 9
- Tỷ số hồi lưu R: 1.682

24
- Chiều cao cột : 1.789 m
- Đường kính cột : 1,193 m
- Áp suất tối đa: 300 kPa
- Lưu lượng nhập liệu: 90.33 kmole/h
- Lưu lượng sản phầm đỉnh: 89.9 kmole/h
- Lưu lượng sản phẩm đáy: 0.4314kmol/h
3) Thiết bị cấp nhiệt E-100

a. Thiết bị cấp nhiệt E-100


- Nhiệt độ đầu vào: 39.27 oC
- Nhiệt độ đầu ra: 400 oC
- Lưu lượng: 225 Kmole/h
- Nhiệt lượng cung cấp: 17750 MJ/h
- Áp suất tối đa cho phép: 2200 Kpa

b. Thiết bị cấp nhiệt E-106


- Nhiệt độ đầu vào: 51.88 oC
- Nhiệt độ đầu ra: 500 oC
- Lưu lượng: 31.95 Kmole/h
- Nhiệt lượng cung cấp: 852.9 kW
- Áp suất tối đa cho phép: 2200 KPa
4) Thiết bị trao đổi nhiệt
a. Thiết bị trao đổi nhiệt E-101
- Chọn dòng lạnh: Nước sử dụng trong công nghiệp.
Dòng vào: Nước 20 oC
Dòng ra: 25 oC
Tính lưu lượng :
Nhiệt dung riêng của nước: Cnước = 4,2 kJ/kg*K
𝑄 𝑄 1919000
𝐺= = = = 91380,95 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)
Lưu lượng dòng lạnh: 91380,95 kg/h
- Dòng nóng: 264.9 kmole/h
Nhiệt độ đầu vào: 422.9 oC
Nhiệt độ đầu ra: 380.0 oC
Nhiệt lượng trao đổi: Q= 533.1 kW
Áp suất tối đa cho phép: 2200 KPa

25
b. Thiết bị trao đổi nhiệt E-102
- Chọn dòng lạnh: Nước sử dụng trong công nghiệp.
Nhiệt độ vào: 20 oC
Dòng ra: 25 oC
Tính lưu lượng:
Nhiệt dung riêng của nước: Cnước = 4,2 kJ/kg*K
𝑄 𝑄 2643000
𝐺= = = = 125857.14 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)

Lưu lượng dòng lạnh: 125857.14 kg/h


- Dòng nóng: 267 kmole/h
Nhiệt độ đầu vào: 435oC
Nhiệt độ đầu ra: 380,0 oC
Nhiệt lượng trao đổi: 734.1 kW
Áp suất tối đa cho phép: 2200 KPa
c. Thiết bị trao đổi nhiệt E-103
- Chọn dòng lạnh: Nước sử dụng trong công nghiệp.
Nhiệt độ vào: 20 oC
Dòng ra: 25oC
Tính lưu lượng:
Nhiệt dung riêng của nước: Cnước = 4,2 kJ/kg*K
𝑄 𝑄 8922000
𝐺= = = = 424857.14 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)

Lưu lượng dòng lạnh: 424857.14 kg/h


- Dòng nóng: 266.3 kmole/h
Nhiệt độ đầu vào: 455.6 oC
Nhiệt độ đầu ra: 280,0 oC
Nhiệt lượng trao đổi: 2478 kW
d. Thiết bị trao đổi nhiệt E-104
- Chọn dòng lạnh: Nước sử dụng trong công nghiệp.
Nhiệt độ vào: 20 oC
Dòng ra: 25oC

26
Tính lưu lượng:
Nhiệt dung riêng của nước: Cnước = 4,2 kJ/kg*K
𝑄 𝑄 11030000
𝐺= = = = 525238.1 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)

Lưu lượng dòng lạnh: 525238.1 kg/h


- Dòng nóng: 266.3 kmole/h
Nhiệt độ đầu vào: 280,0 oC
Nhiệt độ đầu ra: 170 oC
Nhiệt lượng trao đổi: 3065 kW
e. Thiết bị trao đổi nhiệt E-105
- Chọn dòng lạnh: Nước sử dụng trong công nghiệp.
Chọn dòng vào: Nước 20 oC
Chọn dòng ra: Nước 25oC
Tính lưu lượng:
Nhiệt dung riêng nước: Cp = 4,2 kJ/kg

𝑄 𝑄 4978000
𝐺= = = = 237047.6 Kg/h
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)
Lưu lượng dòng lạnh: 237047.6 kg/h
- Dòng nóng: 266.3 kmole/h
Nhiệt độ đầu vào: 170,0 oC
Nhiệt độ đầu ra: 80 oC
Nhiệt lượng trao đổi: 1383 kW

f. Thiết bị đun sôi đáy tháp Reboiler 1


- Chọn dòng gia nhiệt: Chọn dòng gia nhiệt là dòng hơi nước 8at, 175 oC
- Tính lưu lượng dòng hơi gia nhiệt:
Ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 8at: r hơi nước = 2057 kJ/kg

𝑄 9390000
𝐺= = = 4564.99 (Kg/h)
𝑟 2057

- Dòng đun sôi:


Nhiệt lượng cung cấp: 2608 kW
Diện tích trao đổi nhiệt: A=57.8 m2
27
g. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh Condenser 1
- Chọn dòng giải nhiệt: Chọn dòng giải nhiệt là nước sử dụng trong công nghiệp
Nhiệt đồ vào: 20 oC
Nhiệt độ ra: 25 oC
Tính lưu lượng dòng giải nhiệt:
𝑄 𝑄 8534000
𝐺= = = = 406380.95 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)
- Dòng ngưng tụ:
Lưu lượng dòng ngưng tụ: 157.9 kmole/h
Nhiệt lượng trao đổi: 2371 kW
Diện tích trao đổi nhiệt: A=54.6 m2
h. Thiết bị đun sôi đáy tháp Reboiler 2
Dòng đun sôi: 0.4314 kmole/h
Nhiệt lượng cung cấp: Q=2399 kW
Diện tích trao đổi nhiệt: A=22.6m2
i. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh Condenser 2
- Chọn dòng giải nhiệt: Chọn dòng giải nhiệt là nước sử dụng trong công nghiệp
Nhiệt độ vào: 20 oC
Nhiệt độ ra: 25 oC
Tính lưu lượng dòng giải nhiệt:

𝑄 𝑄 8701000
𝐺= = = = 414333.3 (kg/h)
𝑄1+𝑄2 𝐶𝑝×(𝑡2−𝑡1) 4.2×(25−20)

- Dòng ngưng tụ:


Nhiệt độ ngưng tụ: 139.2oC
Lưu lượng dòng ngưng tụ: 89.9 kmole/h
Nhiệt lượng trao đổi Q=2417 kW
Diện tích trao đổi nhiệt: A=17.5 m2
5) Bơm
a. Bơm P100
- Khối lượng riêng:  = 878kg/m3
- Vật liệu: Thép carbon
- Lưu lượng dòng: 19.94 m3 /h Cột áp bơm:

28
Ps − Pt (2000 − 110)*1000
Hb = = = 219, 4m
*g 878* 9,81

- Công suất bơm:

𝑄∗𝐻∗ 0.00554∗219.4∗878
𝑃= = = 32.44 kW
102∗ℎ∗0.43 102∗0.75∗0.43

- Hiệu suất: 75%


b. Bơm P101
- Khối lượng riêng: =878kg/m3
- Vật liệu: Thép carbon
- Lưu lượng dòng = 13.97m3/h
- Cột áp bơm:
𝑃𝑠 − 𝑃𝑡 (2000 − 105) ∗ 1000
𝐻𝑏 = = = 220 𝑚
∗𝑔 878 ∗ 9.81
- Công suất bơm:
𝑄∗𝐻∗ 0.00388∗220∗878
𝑃= = = 22.79 kW
102∗ℎ∗0.43 102∗0.75∗0.43

- Hiệu suất: 75%


c. Bơm P102
- Khối lượng riêng: =866kg/m3
- Vật liệu: Thép carbon
- Lưu lượng dòng = 0,06695m3/h
- Cột áp bơm:
𝑃𝑠 − 𝑃𝑡 (2000 − 140) ∗ 1000
𝐻𝑏 = = = 21.89𝑚
∗𝑔 866 ∗ 9.81
- Công suất bơm:
𝑄∗𝐻∗ 0.0000186 ∗ 21.89 ∗ 866
𝑃= = = 0.011 𝑘𝑊
102 ∗ ℎ ∗ 0.43 102 ∗ 0.75 ∗ 0.43
- Hiệu suất: 75%

29
Q* H *r 0, 00099*220*878
P= = = 5,8 kW
102* h *0, 43 (102*0, 75) * 0, 43

- Hiệu suất: 75%


6) Năng suất Ethylbenzene đầu ra
FEB= 89.9*106*10-3*24*365= 83477.544( tấn/ năm)
Với MEB= 106 g/mole
- Suất lượng đầu ra của EB= 89.9 kmole/h
0,0121∗10^6
- Sản phẩm phụ: nồng độ Diethylbenzen là C= = 1,27ppm < 2ppm
9543,1366

điều kiện để hạn chế xảy ra phản ứng phụ đã nêu ở phần trên.
V) Hệ thống trao đổi nhiệt

Hình 20: Liên kết dòng năng lượng với loại tiện ích

30
Hình 21: Các dòng trao đổi nhiệt

Hình 22: Giản đồ HEN

31
VI) Tính Toán Hiệu Quả Kinh Tế

1) Chi phí nguyên liệu và sản phẩm


- Lượng benzene thu được từ quá trình cũng khá nhiều và nhu cầu sử dụng cao
nên ta không cần thiết phải hoàn lưu sản phẩm này:

Sản phẩm Nhập liệu


Cấu tử
Etylbenzene Benzene Etylene Toluene Ethane

Giá thành
1.568 $ 1.327 $ 1.389 $ 1.112 $ 1.72 $
(USD/kg)

Bảng giá thành trung bình của nguyên liệu và sản phẩm tính trên 1 kg
(Source : https://www.icis.com/explore )

Sản phẩm Nhập liệu


Cấu tử
Etylbenzene Benzene Etylene Toluene Ethane

Chi phí
sản xuất 14964.992 $ 10040.082 3616.956 204.608 361.2
(USD)

Tổng
14964.992 $ 13861.646 $
cộng

Bảng chi phí nguyên liệu và sản phẩm để sản xuất trong vòng 1h

- Từ 2 bảng số liệu trên ta có thể tính được lợi nhuận từ việc mua và bán sản phẩm
trong vòng 1h:
$ Lợi nhuận = $ Sản phẩm - $ Nguyên liệu

32
= 14964.992 – 13861.646 =1103.346(USD)
Lợi nhuận trong 1 năm (chỉ sản xuất trong 8383 giờ) = 8383*1103.346
= 9,249,350 USD
2) Chi phí vận hành và xây dựng

Số lượng Chi phí


Thiết bị chưng cất 2 935.103 $
Thiết bị phản ứng C
4 742.103 $
(Conversion)
Thiết bị trộn 4 12.103 $
Thiết bị tách dòng (Tee) 1 30.103 $
Thiết bị tách pha
1 45.103 $
Thiết bị (Sperator)

Thiết bị gia nhiệt 5 39.103 $

Bơm 3 8.103 $

Các loại thiết bị phát


- 430.103 $
sinh khác

Tổng chi phí - 5610.103 $

Nhiên liệu cho thiết bị và Năng lượng vận hành


945.103 $
nhà máy
Xây dựng nhà máy 2340.103 $

❖ Ngoài các chi phí trực tiếp trên, còn có các chi phí gián tiếp khác như tiền
thầu, tiền giám sát kĩ thuật, tiền phát sinh khác, …

$ Gián tiếp = 12.103 $

❖ Tại thời điểm ước tính cho đến khi hoàn thành nhà máy, chi phí nguyên
liệu và sản phẩm có thể biến động, và khoản này bằng 1% so với ước tính ban đầu

33
Do đó: $ Lợi nhuận = 9,249,350 × (1-0.01)
= 9156856.5 $

❖ Trong năm đầu tiên phải tốn các chi phí để xây dựng nhà máy cũng như
mua thiết bị, còn các thời điểm về sau thì chỉ tốn chi phí về mặt năng lượng, nhiên
liệu và chi phí gián tiếp. Do đó lợi nhuận càng về sau sẽ càng cao hơn.

$ Lợi nhuận mua bán sản phẩm 9156856.5 $

Thiết bị 5610.103 $

$ Chi phí Nhiên liệu và năng


945.103 $
trực tiếp lượng

Xây dựng nhà máy 2340.103 $

$ Chi phí gián tiếp 12.103 $

Tổng lợi nhuận trong 1 năm đầu 249856.5$

Tổng lợi nhuận trong các năm tiếp


8199586.5$
theo

VII) QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY


Hiện nay hầu hết etylbenzen sản xuất trong thương mại đều từ quá trình alkyl hóa
benzen bằng etylen. Sự sản xuất etylbenzen tiêu thụ 50% lượng benzen trên thế giới.
Quá trình alkyl hóa này được tiến hành chủ yếu theo 2 phương pháp:
- Tiến hành trong pha lỏng với xúc tác AlCl3.
- Tiến hành trong pha hơi với xúc tác rắn tầng cố định.
1) Alkyl hóa pha lỏng
Quá trình alkyl hóa benzen với etylbenzen là phản ứng tỏa nhiệt mạnh, phản ứng
diễn ra với tốc độ nhanh và sản phẩm thu được phần lớn là etylbenzen khi có mặt
xúc tác axit AlCl3 hoặc axit khác như AlBr3, FeCl3, ZnCl4, BF3. Quá trình này sử

34
dụng C2H5Cl hoặc HCl như chất khơi mào phản ứng( trợ xúc tác) nhằm mục đích
giảm lượng AlCl3.

C2H4 + HCl + AlCl3 → C2H5+ + AlCl4-


C6H6 + C2H5+ + AlCl4- → C6H6-C2H5+-AlCl4-
C6H6-C2H5+-AlCl4- → C6H5-C2H5 + AlCl3 + HCl
Cần hạn chế sự có mặt của H2O vì gây ăn mòn thiết bị, gây giảm hoạt tính của
xúc tác axit bởi quá trình pha loãng axit.
Công nghệ sản xuất của Monsanto.
• Điều kiện vận hành phân xưởng:
+ Nguyên liệu benzen phải được sấy khô trước khi sử dụng (<30 ppm H20)
+ Nhiệt độ t= 160-180oC tương ứng với áp suất tuyệt đối p= 1.106 Pa
+ Điều chỉnh tỷ số ε = benzen/nhóm etyl = 2÷2,5 để hiệu suất thu sản phẩm tối
đa.
+ VVH = 2
+ Thu hồi nhiệt tỏa ra để sản xuất hơi nước áp suất thấp nhắm giảm nhiệt độ phản
ứng, giúp cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
• Sơ đồ công nghệ:

35
Hình 23: Quá trình alkyl hóa sản xuất Etylbenzen với xúc tác pha lỏng của Monsanto
a.Tháp sấy benzen e.Thiết bị bay hơi
b.Thiết bị phản ứng alkyl hóa f.Thiết bị rửa khí thải
c.Thùng chuẩn bị xúc tác g.Thiết bị tách lắng
d.Thiết bị chuyển vị alkyl h.Hệ thống trung hòa

Công nghệ Mosanto cải tiến ưu việt hơn so với công nghệ sử dụng AlCl3 thông
thường. Nhiều nhà máy đã cải tiến với công nghệ này. Ưu điểm lớn nhất là giảm
lượng xúc tác AlCl3 sử dụng, vì vậy sẽ giảm giá thành xử lý xúc tác đã qua sử dụng.
Monsato tìm ra rằng bằng cách tăng nhiệt độ và điều chỉnh cẩn thận việc thêm
ethylene, nồng độ AlCl3 yêu cầu có thể giảm tới giới hạn hòa tan. Do đó loại được
việc tách pha xúc tác dạng phức, đạt được hiệu suất phản ứng cao nhất. Công nghệ
Monsato cũng gần tương tự công nghệ truyền thống. Công nghệ hoạt động với nồng
độ ethylene vào thấp. Nhiệt độ quá trình alkyl hóa được duy trì ở 160-180 độ C.
Nhiệt độ vận hành cao hơn sẽ làm tăng hoạt tính xúc tác, ngoài ra nhiệt của phản ứng
được dùng để sản xuất hơi áp suất thấp. Khác với công nghệ truyền thống, công nghệ
này thực hiện quá trình alkyl hóa và chuyển mạch alkyl trong thiết bị phản ứng đơn,
hệ xúc tác đồng thể dùng trong thiết bị phản ứng chuyển mạch alkyl riêng. Ở nồng
độ xúc tác thấp hơn, quá trình tuần hoàn polyalkylbenzene kết thúc phản ứng alkyl
hóa. Vì vậy chỉ có benzene khô, ethylene và xúc tác làm nguyên liệu cho thiết bị
phản ứng alkyl hóa. Polyalkylbenzene tuần hoàn sẽ được trộn với sản phẩm của thiết

36
bị phản ứng alkyl hóa để vào thiết bị phản ứng chuyển mạch alkyl. Thiết bị này vận
hành ở nhiệt độ thấp hơn so với thiết bị phản ứng alkyl hóa sơ cấp. Sau quá trình
chuyển mạch alkyl, sản phẩm phản ứng được rửa và trung hòa để loại bỏ AlCl3. Với
công nghệ đồng thể, tất cả xúc tác ở dạng dung dịch. Hỗn hợp sản phẩm và xúc tác
dư sau đó được làm sạch, sử dụng một loạt thiết bị tương tự công nghệ AlCl3 đã miêu
tả. Như những công nghệ dùng AlCl3, phần cặn hữu cơ sẽ được dùng làm nhiên liệu
đốt và AlCl3 loại được dùng để bán hoặc gửi cho các nhà máy xử lý.
2) Alkyl hóa pha hơi
Alkyl hóa pha hơi được thử nghiệm từ đầu những năm 1940 nhưng không thể
cạnh tranh với công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác AlCl3. Sau nhiều cải tiến thì công
nghệ pha hơi cho độ chọn lọc cao, độ chuyển hóa cao hơn, không gây ăn mòn thiết
bị, sản phẩm alkyl hóa không cần tiếp tục xử lý lắng rượu kiềm và nước để loại bỏ
vết AlCl3 hoặc BF3.
* Năm 1960 có qui trình Alkar được phát triển bởi UOP dựa trên xúc tác BF3:
Ưu điểm:
+ Sử dụng nguyên liệu có ít etylen (8÷10 %mol), có thể sử dụng dòng khí từ lò
cốc và các sản phẩm đa dạng khác của nhà máy lọc dầu.
+ Sản phẩm có độ tinh khiết cao

Nhược điểm: một lượng rất nhỏ nước (>1 mg/kg) sẽ làm thuỷ phân xúc tác BF3
gây ăn mòn thiết bị, do đó cần loại bỏ nước cũng như các hợp chất chứa S, O trong
nguyên liệu trước khi đưa vào qui trình.
Điều kiện vận hành:

+ Nguyên liệu: benzen khô, etylen và BF3

+ Áp suất cao: 25 ÷ 35 bars

+ Nhiệt độ thiết bị phản ứng thấp : 100 ÷ 150oC

+ Etylen/benzen = 0,15 ÷ 0,2


+ Nhiệt độ thiết bị chuyển vị alkyl = 180 ÷ 230oC Kết quả thu etylbenzen có
nồng độ 99,9%
3) Quá trình Alkyl hóa trên xúc tác Zeolite trong pha lỏng

Công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác Zeolite bắt đầu được thương mại hóa từ năm
1990, nhà máy đầu tiên vận hành bởi Nippon SM của Nhật, dựa trên công nghệ của

37
hãng ABB Lummus Global and Unocal. Công nghệ này sử dụng xúc tác Zeolite Y
và gần đây hơn là β Zeolite siêu ổn định. Công nghệ EB trên pha lỏng, EBMax của
Mobil-Badger, dựa trên xúc tác Mobil MCM-22, được đưa vào hoạt động lần đầu ở
Chiba Styrene Monomer Corp, Nhật. Có tất cả 12 nhà máy sử dụng công nghệ xúc
tác Zeolite trong pha lỏng được đưa vào vận hành cuối năm 1999. Mặc dù có nhiều
điểm khác biệt giữa 2 công nghệ nhưng cả hai đều có ưu điểm là vốn đầu tư thấp,
chất lượng sản phẩm tốt hơn so với những công nghệ ra đời trước đó (công nghệ pha
hơi của Mobil-Badger).

4) Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn hợp


Công nghệ sản xuất ethylbenzene trong pha hỗn hợp được đưa ra bởi CDTech,
là công ty liên hợp của ABB Lummus Global và Chemical Research and Licensing.
Nhà máy đầu tiên ra đời vào năm 1994 và tới năm 1999 ba phân xưởng đã đi vào
vận hành. Đặc trưng của công nghệ này là thiết bị phản ứng alkyl hóa chứa xúc tác
Zeolite. Khí ethylene và benzene lỏng vào tháp chưng. Do nguyên liệu vào là
ethylene trong pha hơi, công nghệ này sử dụng ethylene loãng sản xuất từ quá trình
chưng cất của cracking hơi nước.

VIII) Bàn luận

- Nhìn chung quy trình đã đạt được mục tiêu của đề bài, lượng Ethylbenzene dòng
sản phẩm chiếm 99,8% .
- Lượng sản phẩm phụ DEB vẫn còn lẫn trong sản phẩm nhưng ở mức cho phép
và chấp nhận được 1.27ppm < 2ppm.
- Không thể làm sạch benzene hoàn toàn, trong benzen vẫn còn lẫn tạp chất.
- So với các công nghệ sản xuất khác :
+ Công nghệ sản xuất của Monsanto hay Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn
hợp thì công nghệ trên của bọn em tốn nhiều năng lượng hơn khi nhiệt độ phản ứng
lên đến khoảng 300-400oC trong khi đó các công nghệ khác nhiệt phản ứng chỉ
khoảng 160-180 0C.
+ Tuy nhiên độ tinh khiết sản phẩm trong quy trình bọn em là cao và đỡ tốn
chi phí xúc tác (AlCl3 hoặc BF3)

38
IX) Tài liệu tham khảo
1. William J. Cannella, “Xylenes and Ethylbenzene,” Kirk-Othmer Encyclopedia of
Chemical Technology, online version (New York: John Wiley and Sons, 2006).
2. “Ethylbenzene,” Encyclopedia of Chemical Processing and Design, Vol. 20, ed.
J. J. McKetta (New York: Marcel Dekker, 1984), 77–88.
3. https://processdesign.mccormick.northwestern.edu/index.php/Main_Page

39

You might also like