You are on page 1of 111

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM
MÁY ĐIỆN HIỆN ĐẠI

TP. HCM, 03/2022

1
MỤC LỤC

BỘ NGUỒN ......................................................................................................................................... 3
BỘ ĐO MOMENT/NGUỒN CUNG CẤP ......................................................................................... 6
BỘ THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN .................................................................................. 11
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ............................................................................................ 16
MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ 3 PHA........................................................................................................... 22
MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU .................................................................................................................. 29
ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG ...................................................................................................................... 40
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA KHỞI ĐỘNG TỤ ............................................................ 44
MÁY BIẾN ÁP 1 PHA ........................................................................................................................ 49
MÁY BIẾN ÁP 3 PHA ........................................................................................................................ 53
BỘ HÒA ĐỒNG BỘ ............................................................................................................................ 57
MÁY PHÁT ĐIỆN CẢM ỨNG NGUỒN KÉP ................................................................................. 59
MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ NAM CHÂM VĨNH CỬU ......................................................................... 77

2
BỘ NGUỒN
Power Supply
(8821-25)

3
GIỚI THIỆU
Bộ nguồn cung cấp cả điện AC và DC, cố định và thay đổi, một pha và 3 pha. Tất cả các nguồn điện này
dùng đồng thời miễn sao dòng điện cung cấp cho tải không vượt quá trị số dòng điện định mức của mỗi
nguồn. Nguồn cung cấp cho Bộ nguồn là nguồn 3 pha đấu Y 5 dây.

(2)
(1)
(3)

(4)
(6)
(5)

(7)
(8)

Hình 1.1 Mặt trước Bộ Nguồn

• (1) : CB tổng 20A làm nhiệm vụ đóng cắt nguồn cung cấp và bảo vệ tất cả các pha của bộ nguồn
• (2) : màn hình LCD hiển thị giá trị điện áp. Kết hợp với (3) là công tắc lựa chọn vị trí đo điện áp. Ví dụ
: (3) đang để ở vị trí 5-6 thì màn hình (2) sẽ hiển thị giá trị điện áp giữa cọc 5 và cọc 6 của bộ nguồn,
đo giá trị điện áp dây của nguồn thay đổi 0-380 VAC
• (4) : Nguồn AC 3 pha 380V. Cọc 1,2,3 kết hợp với cọc N là nguồn cố định 380V 10A. Cọc 4,5,6 kết
hợp với cọc N là nguồn thay đổi từ 0-380V 3A, điện áp thay đổi nhờ núm chỉnh điện áp (6)
• (5) : Nguồn DC 220V. Cọc 7 và N là nguồn DC thay đổi 0-220V DC 5A, điện áp thay đổi nhờ núm
chỉnh điện áp (6). Cọc 8 và N là nguồn DC cố định 220V DC 1A
• (6) : Núm chỉnh điện áp (hiển thị %), khi xoay (6) sẽ điều chỉnh điện áp AC ra ở các cọc 4,5,6 và điện
áp DC ở cọc 7,N
• (7) : Nguồn 24V AC 3A 50Hz, bên cạnh là công tắc nguồn, dùng cung cấp cho bộ thu thập dữ liệu và
điều khiển (Data Acquisition Interface and Control) và màn hình LCD hiển thị giá trị điện áp (2)
• (8) CB bảo vệ cho các pha 1,2,3,4,5,6. Khi có sự cố thì kiểm tra lỗi, khắc phục xong rồi thì nhấn vào
để reset nguồn để tiếp tục sử dụng

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


đầu vào
Nguồn vào 3 pha AC 220/380V, 50hz, đấu
Y, 5 dây. CB tổng là 20A
Dòng điện max 10 A
Thông số định mức
đầu ra
Nguồn 3 pha cố định 220/380V, 10A, 50hz
Nguồn 3 pha thay đổi 0-220/380V, 3A, 50hz
Nguồn DC cố định 220V, 1A

4
Nguồn DC thay đổi 0-220V, 5A
Nguồn AC 1 pha điện 24V, 3A, 50hz
áp thấp

VẬN HÀNH
Qui trình vận hành nguồn:
• Kiểm tra các CB bảo vệ pha (8) ở vị trí đóng (nguồn đang không bị sự cố, nếu có sự cố thì khắc phục
trước khi nhấn nút reset các CB này)
• Núm chỉnh điện áp (6) xoay về tận cùng bên trái ở vị trí 0
• Bật CB tổng (1)
• Bật công tắc cho phần nguồn áp thấp 24V AC (7) cấp nguồn cho màn hình LCD hiển thị giá trị điện áp
(2). Để công tắc lựa chọn giá trị điện áp (3) ở vị trí 4-5, xoay núm chỉnh điện áp (6) lên khoảng 20% ,
lúc này giá trị điện áp dây giữa 2 cọc 4-5 khoảng 45V, xoay công tắc (3) đến 5-6, 6-4 kiểm tra giá trị
điện áp, nếu giá trị như nhau thì nguồn 3 pha cân bằng là ổn định
• Tắt CB tổng và công tắc nguồn 24V AC, đấu dây cung cấp điện cho các thiết bị

5
BỘ ĐO MOMENT / NGUỒN CUNG CẤP
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
(8960-25)

6
GIỚI THIỆU
Bộ đo Moment / Nguồn cung cấp thực hiện 2 chức năng
1/ Dùng kết nối dây curoa với máy điện quay để cung cấp công suất cơ nếu máy điện quay ở chế độ máy
phát điện hoặc làm tải (tạo moment hãm khi ở chế độ Brake( bộ hãm) ) nếu máy điện quay ở chế độ động
cơ điện. Lúc này chế độ hoạt động là Bộ đo Moment (Four Quadrant Dynamometer)
2/ Dùng làm nguồn cung cấp AC hay DC cho các bộ thí nghiệm khác của hãng Labvolt. Lúc này chế độ
hoạt động là Nguồn cung cấp (Power Supply).

Trong tủ Labvolt chuyên về thí nghiệm máy điện thì bộ đo Moment / Nguồn cung cấp thực hiện chức năng
là Bộ đo Moment.

(1) (5) (6)

(2) (3) (4)

Hình 2.1 Bảng điều khiển của bộ đo Moment / Nguồn cung cấp

• (1) : Công tắc chuyển chế độ hoạt động, lựa chọn hoạt động ở chế độ là Bộ đo moment hay Nguồn
cung cấp. Do tủ Labvolt chuyên về thí nghiệm máy điện nên bộ đo Moment / Nguồn cung cấp sẽ thực
hiện chức năng là Bộ đo Moment nên công tắc này gạt về chế độ Dynamometer
• (2) : Cổng nguồn ngõ ra khi bộ đo Moment / Nguồn cung cấp hoạt động ở chế độ Nguồn cung cấp
(Power Supply) để cung cấp nguồn AC, nguồn DC có điều khiển cho các bộ thí nghiệm khác
• (3) : Nút nhấn chọn chức năng (Function). Trong chế độ hoạt động là Nguồn cung cấp hay bộ đo
Moment thì có rất nhiều chức năng khác nhau, nhấn nút Function đến chức năng mà ta muốn hoạt
động
• (4) : Núm xoay điều chỉnh tùy vào chức năng hoạt động. Có thể là điều chỉnh Moment trong chức năng
tải hãm, điều chỉnh tốc độ trong chức năng là động cơ sơ cấp cuing cấp công suất cơ cho máy phát hay
điều chỉnh điện áp, dòng điện trong các chức năng làm nguồn cung cấp
• (5) : Sau khi đã lựa chọn chức năng nhờ nút nhấn (3) ta sẽ nhấn nút này để bắt đầu hoạt động hoặc
dừng
• (6) : Màn hình hiển thị các thông số để giám sát. Tùy vào chức năng lựa chọn thì màn hình sẽ hiển thị
các thông số khác nhau. Ở chế độ Bộ đo moment sẽ chủ yếu là tốc độ và moment, ở chế độ Nguồn
cung cấp sẽ là điện áp và dòng điện.

7
(7)
(9)

(10)
(8)

Hình 2.2 Bảng điều khiển của bộ đo Moment / Nguồn cung cấp

• (7) : Ngõ vào nhận lệnh bằng tín hiệu điện áp Analog 0 - ±10V DC. Thay vì điều chỉnh các thông số
dùng núm chỉnh (4) thì bộ đo Moment có thể dùng áp lệnh analog ở (7) để thay đổi thông số
• (8) : Ngõ vào này kết nối đến 1 cảm biến nhiệt (Thermistor) để dừng hoạt động điều khiển khi thiết bị
khác quá nhiệt
• (9) : Ngõ ra dạng xung A và B của encoder gắn trên trục của máy điện dùng làm bộ đo Moment. Ta có
thể đưa tín hiệu này về bộ DACI để đếm xung hoặc quy đổi ra tốc độ máy. Tốc độ này cũng là tốc độ
đưa ra qua cổng Analog output n ở (10)
• (10) : Ngõ ra analog, xuất tín hiệu đo Moment (T) và Tốc độ (n). Đưa 2 tín hiệu này về bộ DACI để
đọc giá trị

CHẾ ĐỘ BỘ ĐO MOMENT (Dynamometer Operatinh Mode)


Khi hoạt động ở chế độ này, các chức năng để kết hợp với phần thí nghiệm máy điện như sau
1. Bộ hãm (làm tải cho động cơ điện thí nghiệm) Two-quadrant Constant Torque Brake

Hình 2.3 Chức năng làm tải cho động cơ thí nghiệm

• Nhấn nút Function đến khi nào màn hình hiển thị như hình 2.3, 2Q CT Brake. Dùng núm chỉnh
Command để điều chỉnh Moment hãm lên động cơ, nhấn nút Start/ Stop để bắt đầu hay kết thúc
quá trình tạo Moment hãm. Trong khi vận hành ta vẫn có thể thay đổi moment hãm bằng núm
chỉnh Command

8
2. Động cơ sơ cấp (kéo máy phát điện thí nghiệm) với chiều quay là cùng chiều kim đồng hồ
CW(clockwise) Prime Mover/Brake

Hình 2.4 Chức năng làm động cơ sơ cấp với chiều quay cùng chiều kim đồng hồ

• Nhấn nút Function đến khi nào màn hình hiển thị như hình 2.4, CW Prime Mover/Brake. Dùng
núm chỉnh Command để điều chỉnh tốc độ máy, nhấn nút Start/ Stop để bắt đầu hay kết thúc
quá trình vận hành . Trong khi vận hành ta vẫn có thể thay đổi tốc độ bằng núm chỉnh
Command

3. Động cơ sơ cấp (kéo máy phát điện thí nghiệm) với chiều quay là ngược chiều kim đồng hồ
CCW(Counter clockwise) Prime Mover/Brake

Hình 2.5 Chức năng làm động cơ sơ cấp với chiều quay ngược chiều kim đồng hồ

• Vận hành giống chức năng 2 với chiều quay thay đổi là chiều ngược chiều kim đồng hồ

4. Động cơ sơ cấp (kéo máy phát điện thí nghiệm) với chiều quay là cùng chiều kim đồng hồ và tốc
độ cố định CW CS(Constant Speed) Prime Mover/Brake

Hình 2.6 Chức năng làm động cơ sơ cấp với chiều quay cùng chiều kim đồng hồ
và tốc độ cố định

9
• Vận hành giống chức năng 2 với tốc độ cố định. Tốc độ sẽ được giữ cố định khi máy phát điện
thí nghiệm thay đổi tải, là chức năng rất hay trong quá trình thí nghiệm máy phát điện, vì thông
thường trong rất nhiều thí nghiệm máy phát điện người ta luôn yêu cầu giữ tốc độ không đổi

5. Động cơ sơ cấp (kéo máy phát điện thí nghiệm) với chiều quay là ngược chiều kim đồng hồ và tốc
độ cố định CCW CS Prime Mover/Brake

Hình 2.7 Chức năng làm động cơ sơ cấp với chiều quay ngược chiều kim
đồng hồ và tốc độ cố định

• Vận hành giống chức năng 4 với chiều quay thay đổi là ngược chiều kim đồng hồ

VẬN HÀNH
Dùng bộ đo Moment / Nguồn cung cấp vận hành ở chế độ Bộ đo Moment với chức năng 2Q CT Brake để
làm tải cho 1 động cơ 3 pha như hình 3.8. Trong quá trình thí nghiệm ta dùng núm chỉnh Command để
thay đổi moment hãm tác động lên động cơ 3 pha

Hình 2.8 Sơ đồ kết nối bộ đo Moment/ Nguồn cung cấp làm tải cho động cơ 3 pha

10
BỘ THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN
Data Acquisition And Control Interface (DACI)
(9063-00)

11
GIỚI THIỆU
Bộ thu thập dữ liệu và điều khiển thực hiện chức năng chính là thu thập dữ liệu và hiển thị dữ liệu dưới
dạng hàng trên máy tính với phần mềm đi kèm từ nhà sản xuất là LVDAC.
(6)
(5) (7)

(1)

(8)

(2)
(3) (4)

Hình 3.1 Mặt trước Bộ Thu thập dữ liệu và điều khiển

• (1) : 4 cổng đo điện áp (DC và AC) đến 800V thực hiện chức năng và nối dây như 4 Volt kế để đo đạc
điện áp cùng lúc tại 4 vị trí khác nhau
• (2) : 4 cổng đo dòng điện (DC và AC) thực hiện chức năng và nối dây như 4 Ampe kế để đo đạc dòng
điện cùng lúc tại 4 vị trí khác nhau. Để chính xác hơn trong đo đạc, với những nơi dòng điện nhỏ ta
dùng cọc 4A và cọc Com, những nơi dòng điện lớn ta dùng cọc 40A và cọc com
• (3) : 8 kênh nhận tín hiệu điện áp ngõ vào tương tự (Analog), trong đó có kênh 7 mặc định nhận tín
hiệu đo moment (T) và kênh 8 mặc định nhận tín hiệu đo tốc độ (n) từ bộ đo Moment (Four Quadrant
Dynamometer / Power Supply). Cọc cái màu trắng có ký hiệu A là chân Com của các kênh analog này
• (4) : Nguồn cấp điện áp 24V AC cho bộ DACI nhận từ bộ nguồn (Power Supply)
• (5) : 2 kênh tín hiệu điện áp ngõ ra tương tự
• (6) : Các kênh nhận tín hiệu ngõ vào số. Có 2 kênh A, B nhận tín hiệu encoder để đếm xung hay quy
đổi ra tốc độ
• (7) : Cổng USB dùng kết nối máy tính chạy phần mềm LVDAC
• (8) Các kênh tín hiệu ngõ ra số

VẬN HÀNH
Dùng bộ DACI để đo dòng điện và điện áp cấp cho động cơ 3 pha đấu Y, đo tốc độ và moment của động
cơ 3 pha thông qua bộ Four Quadrant Dynamometer / Power Supply như hình 3.2. E1 dùng đo điện áp đặt
lên động cơ, I1 dòng dòng cấp cho động cơ. Kênh 7 analog thu thập giá trị moment động cơ và kênh 8
analog thu thập giá trị tốc độ động cơ

12
Hình 3.2 Sơ đồ kết nối bộ DAIC đo đạc thông số động cơ 3 pha

PHẦN MỀM LVDAC


Phần mềm LVDAC-EMS chạy trên máy tính kết nối bộ DACI để hiển thị và phân tích các dữ liệu đo đạc
được. Các chức năng chính được dùng như Metering, Oscilloscope hay Phasor Analyzer được chọn trong
phần Instruments như hình 3.3

Hình 3.3 Giao diện phần mềm LVDAC và các chức năng của bộ DACI

• Chức năng Metering


Hiển thị cùng lúc 18 giá trị đo đạc được bao gồm điện áp, dòng điện, moment, tốc độ v.v… như hình
3.4. Ô M1 hiển thị giá trị E1, ô M7 hiển thị giá trị I1, ô M4 hiển thị giá trị Moment và ô M10 hiển thị
giá trị tốc độ

Hình 3.4 Giao diện hiển thị dữ liệu thu thập trong chức năng Metering

13
Các giá trị đo đạc sáng lên trong chức năng Metering sẽ được lưu vào 1 bảng (Table). Chọn thêm biểu
tượng Table để thể hiện bảng lưu dữ liệu và kích chọn Record Data để lưu dữ liệu như hình 3.5. Khi đã có
bảng dữ liệu thì phần mềm cũng hỗ trợ vẽ đồ thị Y=f(X) là sự tương quan giữa các giá trị trong bảng bằng
tính năng Graph, như hình 3.6 là đồ thị I1=f(E1)

Hình 3.5 Bảng hiển thị dữ liệu trong phần mềm LVDAC

Hình 3.6 Đồ thị quan hệ I1=f(E1). X chọn E1, 1-Y chọn I1


• Chức năng Oscilloscope
Hiển thị tối đa cùng lúc dạng sóng của 8 kênh tín hiệu. Trong hình 3.7 phần mềm đang hiển thị dạng
sóng của tín hiệu điện áp E1 ở kênh 1 và tín hiệu E2 ở kênh 2

14
Hình 3.7 Giao diện hiển thị dạng sóng tín hiệu điện áp trong
chức năng Oscilloscope

• Chức năng Phasor Analyzer


Hiển thị góc lệch pha giữa các điện áp và dòng điện. Trong hình 3.8 phần mềm hiển thị góc lệch pha
giữa các điện áp E1(đỏ), E2(xanh), E3 (trắng)

Hình 3.8 Giao diện hiển thị góc lệch pha trong chức năng Phase Analyzer

15
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
Four-Pole Squirrel-Cage Induction Motor
(8221-05)

GIỚI THIỆU
Đây là động cơ 3 pha rotor lồng sóc 4 cực. 3 pha dây quấn Stator được đưa ra các jack cắm độc lập trên
mặt trước của module bao gồm pha dây quấn 1-4, 2-5, 3-6. Điện 3 pha cung cấp cho động cơ hoạt động
thông qua các jack cái này.

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Điện áp Nguồn 220/380V, 50hz, 3 pha
Công suất 175W
Tốc độ 1360 vòng/phút
Dòng điện 0,52A

16
BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

I. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI


1. Kết nối Squirrel cage induction motor và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng
dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 4.1. Nguồn 3 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-380V
(các cọc 4,5,6 trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer /
Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 4.1 Sơ đồ kết nối động cơ 3 pha hoạt động ở chế độ không tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn lần lượt từ 0-380V (10 lần)
6. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị tốc độ không tải, dòng điện không tải và công suất không tải.
Kết quả tham khảo ở hình 4.2

Hình 4.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

7. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


8. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
9. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ I=f(E). Hình 4.3
17
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(E). Hình 4.4
11. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ P0=f(I0). Hình 4.5

Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ I=f(E)

Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(E)

18
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn quan hệ P0=f(I0)

II. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ HOẠT ĐỘNG VỚI TẢI


1. Kết nối Squirrel cage induction motor và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 4.6. Nguồn 3 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-380V (các cọc 4,5,6
trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply kết
nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 4.6 Sơ đồ kết nối động cơ 3 pha hoạt động với tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn là 380VAC.

19
6. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là 2Q CT Brake. Đảm bảo giá
trị Torque đang bằng 0, nếu giá trị này khác 0 thì xoay núm chỉnh Command về bên trái đến khi giá
trị bằng 0. Nhấn Start để bắt đầu
7. Thay đổi tải nhờ núm chỉnh Command cho đến khi dòng điện cung cấp cho động cơ đạt 0.52A (chia
làm 10 lần), ghi nhận các giá trị I,n,T,P tương ứng. Kết quả tham khảo ở hình 4.7

Hình 4.7 Màn hình đo kết quả thí nghiệm động cơ hoạt động với tải

8. Điều chỉnh tải về 0, tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
9. Chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp, tắt nguồn cấp cho bộ DACI
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T). Hình 4.8
11. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(P). Hình 4.9
12. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ T=f(P). Hình 4.10

Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T)


20
Hình 4.9 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(P)

Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn quan hệ T=f(P)

21
MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ 3 PHA
Synchronous Motor/Generator
(8241-05)

GIỚI THIỆU
Đây là Máy điện đồng bộ 3 pha 4 cực.
• 3 pha dây quấn Stator được đưa ra các jack cắm độc lập trên mặt trước của module bao gồm pha dây
quấn 1-4, 2-5, 3-6. Điện 3 pha cung cấp cho máy hoạt động ở chế độ động cơ, và điện 3 pha phát ra
cho tải khi máy hoạt động ở chế độ máy phát điện thông qua các jack cái này.
• Cuộn dây kích từ nằm trên Rotor được mắc nối tiếp sẵn với biến trở kích từ 0-500  để có thể thay đổi
dòng kích từ đưa vào máy phát, được đưa ra jack cắm 7-8 trên mặt trước của module. Khi cuộn dây
kích từ được cấp điện DC 220V sẽ tạo thành 4 cực từ

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


ở chế độ máy phát điện
Điện áp phát ra ở dây 220/380V, 50hz, 3 pha
quấn Stator
Điện áp kích từ Rotor 220V DC
Công suất 110 VA
Tốc độ đồng bộ 1500 vòng/phút
Dòng điện 0,17A

22
Thông số định mức
ở chế độ động cơ điện
Điện áp cấp vào dây 220/380V, 50hz, 3 pha
quấn Stator
Điện áp kích từ Rotor 220V DC
Công suất 175 W
Tốc độ đồng bộ 1500 vòng/phút
Dòng điện 0,36A

VẬN HÀNH
• Máy điện đồng bộ hoạt động chủ yếu ở chế độ máy phát điện cung cấp điện cho tải (tải trở, tải cảm,
tải dung)
• Máy phát điện được cung cấp nguồn công suất cơ từ động cơ sơ cấp là bộ Four - Quadrant
Dynamometer / Power Supply qua dây curoa. Bộ Four - Quadrant Dynamometer / Power Supply hoạt
động ở chức năng CS (CW/CCW) Prime Mover . Nguồn kích từ cho máy phát là nguồn cố định
220V DC lấy từ bộ nguồn, thay đổi dòng kích từ của máy phát điện nhờ biến trở kích từ 0-500  mắc
nối tiếp sẵn với cuộn dây kích từ.

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

III. THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN HOẠT ĐỘNG KHÔNG TẢI
12. Kết nối Máy phát điện xoay chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
13. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
14. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
15. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 5.1. Tín hiệu tốc độ từ bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7. Biến trở kích từ
máy phát để ở vị trí Min

Hình 5.1 Sơ đồ kết nối máy phát điện 3 pha hoạt động ở chế độ không tải

23
16. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là CW CS Prime Mover /
Brake . Chỉnh tốc độ lên 1500rpm nhờ núm chỉnh Command. Nhấn Start để bắt đầu, máy phát sẽ
quay ở tốc độ cố định 1500rpm
17. Bật Switch cấp nguồn cho kích từ máy phát. Thay đổi biến trở kích từ Min đến Max ( chia làm
10 lần), ghi nhận giá trị dòng kích từ và điện áp máy phát

Hình 5.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

18. Điều chỉnh biến trở kích từ về Min. Tắt Switch cấp nguồn cho kích từ
19. Stop và tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
20. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ E0=f(If). Hình 5.3

Hình 5.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ E0=f(If)

24
IV. THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN HOẠT ĐỘNG VỚI TẢI
A. Tải Thuần Trở
1. Kết nối Máy phát điện xoay chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông qua
dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm với tải trở như hình 5.4. Tín hiệu tốc độ từ bộ Four-Quadrant Dynamometer
/ Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7. Biến trở kích từ máy phát để ở vị trí Min

Hình 5.4 Sơ đồ kết nối máy phát 3 pha hoạt động với tải trở

5. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là CW CS Prime Mover / Brake
. Chỉnh tốc độ lên 1500rpm nhờ núm chỉnh Command. Nhấn Start để bắt đầu, máy phát sẽ quay ở tốc
độ cố định 1500rpm
6. Bật Switch cấp nguồn cho kích từ máy phát. Thay đổi biến trở kích từ để điện áp máy phát phát ra là
380VAC
7. Đóng lần lượt 3 cấp tải trở 0.05A, 0.1A, 0.2A như hình 5.5. Đây là tải 3 pha cân bằng nên trên mỗi
pha tải gạt 1 switch tương ứng với cấp tải

Hình 5.5 Tải trở. Mỗi pha gồm 3 cấp tải

25
8. Ghi nhận giá trị dòng điện tải và điện áp máy phát điện . Kết quả tham khảo ở hình 5.6

Hình 5.6 Màn hình đo kết quả thí nghiệm máy phát hoạt động với tải trở

9. Tắt tải. Điều chỉnh biến trở kích từ về Min. Tắt Switch cấp nguồn cho kích từ
10. Stop và tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
11. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It). Hình 5.7

Hình 5.7 Đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It) với tải trở

B. Tải Thuần cảm


Thực hiện lại các bước như khi thực hiện với tải thuần trở.

Hình 5.8 Tải cảm. Mỗi pha gồm 3 cấp tải

26
Ghi nhận giá trị dòng điện tải và điện áp máy phát điện . Kết quả tham khảo ở hình 5.9

Hình 5.9 Màn hình đo kết quả thí nghiệm máy phát hoạt động với tải cảm

Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It). Hình 5.10

Hình 5.10 Đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It) với tải cảm

C. Tải Thuần dung


Thực hiện lại các bước như khi thực hiện với tải thuần trở.

27
Hình 5.11 Tải dung. Mỗi pha gồm 3 cấp tải

Ghi nhận giá trị dòng điện tải và điện áp máy phát điện . Kết quả tham khảo ở hình 5.12

Hình 5.12 Màn hình đo kết quả thí nghiệm máy phát hoạt động với tải dung

Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It). Hình 5.13

Hình 5.13 Đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It) với tải dung

28
MÁY ĐIỆN 1 CHIỀU
DC Motor / Generator
(8211-05)

GIỚI THIỆU
Đây là máy điện một chiều với dây quấn phần ứng (cọc 1-2), dây quấn kích từ nối tiếp (3-4) và dây quấn
kích từ song song (5-6), biến trở kích từ (7-8) được đưa ra mặt trước độc lập. Máy điện DC hoạt động
được ở cả hai chế độ : máy phát điện và động cơ điện

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Điện áp Nguồn 220V DC
Công suất 175W
Tốc độ 1500 vòng/phút
Dòng điện 1,5A

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM


29
V. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ DC KÍCH TỪ ĐỘC LẬP
A. Thí nghiệm mở máy bằng phương pháp điều chỉnh điện áp nguồn
1. Kết nối Máy điện 1 chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa
(belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 6.1. Nguồn cho phần ứng dùng nguồn DC thay đổi
0-220V (các cọc 7,N trên bộ nguồn). Nguồn cho phần kích từ dùng nguồn DC 220V (các cọc
8,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 6.1 Sơ đồ kết nối động cơ DC kích từ độc lập hoạt động ở chế độ không tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh biến trở kích từ để dòng kích từ đạt 0.3A.
6. Thay đổi giá trị điện áp nguồn cung cấp cho phần ứng lần lượt từ 0-220V (10 lần)
7. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị điện áp nguồn và tốc độ động cơ. Kết quả tham khảo ở hình 6.2

30
Hình 6.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm mở máy bằng điều chỉnh điện áp

8. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


9. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(U). Hình 6.3

Hình 6.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(U)

B. Thí nghiệm điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp thay đổi từ thông
1. Kết nối Máy điện 1 chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa
(belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 6.4. Nguồn cho phần ứng dùng nguồn DC thay đổi
0-220V (các cọc 7,N trên bộ nguồn). Nguồn cho phần kích từ dùng nguồn DC 220V (các cọc
31
8,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 6.4 Sơ đồ kết nối động cơ DC kích từ độc lập hoạt động ở chế độ không tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn cung cấp cho phần ứng là 220VDC.
6. Thay đổi giá trị dòng kích từ bằng cách thay đổi biến trở kích từ (RHESOTAT) để dòng kích từ
thay đổi từ 0.15-0.3A (10 lần)
7. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị dòng kích từ và tốc độ động cơ. Kết quả tham khảo ở hình 6.5

Hình 6.5 Màn hình đo kết quả thí nghiệm

8. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


9. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(If). Hình 6.6

32
Hình 6.6 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f((If)

C. Thí nghiệm động cơ điện DC hoạt động với tải


1. Kết nối Máy điện 1 chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa
(belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 6.7. Nguồn cho phần ứng dùng nguồn DC thay đổi
0-220V (các cọc 7,N trên bộ nguồn). Nguồn cho phần kích từ dùng nguồn DC 220V (các cọc
8,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

33
Hình 6.7 Sơ đồ kết nối động cơ DC kích từ độc lập hoạt động với tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn cung cấp cho phần ứng là 220VDC và chỉnh
biến trở kích từ để dòng kích từ đạt 0.3A
6. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là 2Q CT Brake. Đảm bảo
giá trị Torque đang bằng 0, nếu giá trị này khác 0 thì xoay núm chỉnh Command về bên trái đến
khi giá trị bằng 0. Nhấn Start để bắt đầu
7. Thay đổi tải nhờ núm chỉnh Command để moment tải đạt đến 1.3N.m (chia làm 10 lần), ghi
nhận các giá trị moment tải, dòng điện phần ứng và tốc độ động cơ tương ứng. Kết quả tham
khảo ở hình 6.8

Hình 6.8 Màn hình đo kết quả thí nghiệm

8. Điều chỉnh tải về 0, tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
9. Chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp, tắt nguồn cấp cho bộ DACI
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(Iư). Hình 6.9
11. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T). Hình 6.10

34
Hình 6.9 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(Iư)

Hình 6.10 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T)


VI. THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN DC KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

35
A. Thí nghiệm máy phát điện DC hoạt động không tải
1. Kết nối Máy điện 1 chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa
(belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 6.11. Tín hiệu tốc độ từ bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7. Biến trở kích từ
máy phát để ở vị trí Min

Hình 6.11 Sơ đồ kết nối máy phát điện DC hoạt động ở chế độ không tải

5. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là CW CS Prime Mover /


Brake . Chình tốc độ lên 1150rpm nhờ núm chỉnh Command. Nhấn Start để bắt đầu, máy phát sẽ
quay ở tốc độ cố định 1150rpm
6. Thay đổi biến trở kích từ (RHESOTAT) để dòng kích từ thay đổi từ 0.15-0.3A, ghi nhận giá trị
dòng kích từ và điện áp máy phát phát ra. Kết quả thí nghiệm như hình 6.12

Hình 6.12 Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

36
11. Điều chỉnh biến trở kích từ về Min.
12. Stop và tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
13. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ E0=f(If). Hình 6.13

Hình 6.13 Đồ thị biểu diễn quan hệ E0=f(If)

B. Thí nghiệm máy phát điện DC hoạt động với tải. Đặc tính ngoài của máy phát DC
12. Kết nối Máy phát điện xoay chiều và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
13. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông qua
dây nối USB
14. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer.
15. Kết nối sơ đồ thí nghiệm với tải trở như hình 6.14. Tín hiệu tốc độ từ bộ Four-Quadrant Dynamometer
/ Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7. Biến trở kích từ máy phát để ở vị trí Min

37
Hình 6.14 Sơ đồ kết nối máy phát DC hoạt động với tải trở

16. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là CW CS Prime Mover / Brake
. Chỉnh tốc độ lên 1150rpm nhờ núm chỉnh Command. Nhấn Start để bắt đầu, máy phát sẽ quay ở tốc
độ cố định 1150rpm
17. Thay đổi biến trở kích từ để điện áp máy phát phát ra là 220VDC
18. Đóng lần lượt 3 cấp tải trở 0.05A, 0.1A, 0.2A bằng cách gạt switch tương ứng. Ghi nhận giá trị dòng
điện tải và điện áp máy phát điện. Kết quả như hình 6.15

Hình 6.15 Màn hình đo kết quả thí nghiệm với tải

19. Điều chỉnh biến trở kích từ về Min.


20. Stop và tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
21. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ Umf=f(It). Hình 6.16

38
Hình 6.16 Đồ thị biểu diễn quan hệ Umf=f(It)

ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG


39
Universal Motor
(8254-05)

GIỚI THIỆU
Đây là động cơ điện van năng với dây quấn phần ứng (cọc 1-2), dây quấn kích từ nối tiếp (3-4) và dây
quấn bù (5-6) được đưa ra mặt trước độc lập. Ta có thể quan sát được ảnh hưởng của cuộn bù cả trong
trường hợp cấp điện xoay chiều lẫn 1 chiều vào máy.

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Điện áp Nguồn 220V AC/DC
Công suất 175W
Tốc độ 1500 vòng/phút
Dòng điện 1,4A

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

40
I. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG TẢI

1. Kết nối động cơ vạn năng và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 7.1. Nguồn DC dùng nguồn DC thay đổi 0-220V (các
cọc 7,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 7.1 Sơ đồ kết nối động cơ vạn năng hoạt động ở chế độ không tải

5. Bật công tắc nguồn. Thay đổi giá trị điện áp nguồn cung cấp để tốc độ động cơ thay đổi từ 0-
1500rpm.
6. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị điện áp nguồn và tốc độ động cơ. Kết quả tham khảo ở hình 7.2

Hình 7.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm

7. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


8. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
9. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(U). Hình 7.3

41
Hình 7.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(U)

II. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG HOẠT ĐỘNG VỚI TẢI CÓ ẢNH HƯỞNG CỦA
CUỘN BÙ

1. Kết nối động cơ vạn năng và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 7.1. Nguồn AC dùng nguồn AC thay đổi 0-220V (các
cọc 4,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 7.4 Sơ đồ kết nối động cơ vạn năng hoạt động với tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn cung cấp để động cơ hoạt động với tốc độ 1500rpm
42
6. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là 2Q CT Brake. Đảm bảo giá
trị Torque đang bằng 0, nếu giá trị này khác 0 thì xoay núm chỉnh Command về bên trái đến khi giá
trị bằng 0. Nhấn Start để bắt đầu
7. Thay đổi tải nhờ núm chỉnh Command cho đến khi dòng điện cung cấp cho động cơ đạt 0-1.0 A
(chia làm 10 lần), ghi nhận các giá trị moment tải, dòng điện và tốc độ động cơ tương ứng. Kết quả
tham khảo ở hình 7.5

Hình 7.5 Màn hình đo kết quả thí nghiệm

8. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


9. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T). Hình 7.6

Hình 7.6 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T)

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA KHỞI ĐỘNG TỤ


43
Capacitor-Start Motor
(8251-05)

GIỚI THIỆU
Đây là động cơ 1 pha rotor lồng sóc khởi động tụ. Dây quấn Stator được đưa ra các jack cắm độc lập trên
mặt trước của module bao gồm pha dây quấn cuộn chạy 1-2, cuộn đề nối tiếp tụ điện 3-4-5, công tắc ly
tâm 6-7. Điện 1 pha cung cấp cho động cơ hoạt động thông qua các jack cái này.

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Điện áp Nguồn 220VAC, 50hz, 1 pha
Công suất 175W
Tốc độ 1400 vòng/phút
Dòng điện 2,2A

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

44
VII. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI
1. Kết nối Động cơ 1 pha và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa
(belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động
chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 8.1. Nguồn 1 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-220V
(các cọc 4,N trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer /
Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 8.1 Sơ đồ kết nối động cơ 1 pha hoạt động ở chế độ không tải

5. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn lần lượt từ 0-220V (10 lần)
6. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị tốc độ không tải, dòng điện không tải. Kết quả tham khảo ở hình
8.2

Hình 8.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

7. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


8. Tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply, bộ DACI
9. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ I=f(E). Hình 8.3

45
10. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(E). Hình 8.4

Hình 8.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ I=f(E)

Hình 8.4 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(E)

VIII. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ HOẠT ĐỘNG VỚI TẢI

46
13. Kết nối Động cơ 1 pha khởi động tụ và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
14. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB
15. Cấp nguồn 220VAC cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply . Chế độ hoạt động chọn
Dynamometer
16. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 8.5. Nguồn 1 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-220V (các cọc 4,N
trên bộ nguồn). Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply kết
nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 4.6 Sơ đồ kết nối động cơ 1 pha hoạt động với tải

17. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn là 220VAC.
18. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply chọn Function là 2Q CT Brake. Đảm bảo giá
trị Torque đang bằng 0, nếu giá trị này khác 0 thì xoay núm chỉnh Command về bên trái đến khi giá
trị bằng 0. Nhấn Start để bắt đầu
19. Thay đổi tải nhờ núm chỉnh Command cho đến khi dòng điện cung cấp cho động cơ đạt 2.2A (chia
làm 10 lần), ghi nhận các giá trị I,n,T,P tương ứng. Kết quả tham khảo ở hình 4.7

Hình 4.7 Màn hình đo kết quả thí nghiệm động cơ hoạt động với tải

20. Điều chỉnh tải về 0, tắt nguồn cung cấp cho bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
21. Chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp, tắt nguồn cấp cho bộ DACI
22. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T). Hình 4.8

47
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn quan hệ n=f(T)

MÁY BIẾN ÁP 1 PHA


48
Transformer
(8341-25)

GIỚI THIỆU
Đây là máy biến áp 1 pha gồm 3 cuộn dây cách ly. Mỗi cuộn dây gồm nhiều đầu ra dây. Cuộn dây thứ
nhất (cọc 1-2), cuộn dây thứ 2 (3-7-8-4) và cuộn dây thứ 3 (5-9-6) được đưa ra mặt trước độc lập.

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Cuộn 1
Điện áp 220 V
Dòng điện 0.25 A
Cuộn 2
Điện áp 380 V
Dòng điện 0.15 A
Cuộn 3
Điện áp 220 V
Dòng điện 0.25 A

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

49
I. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP 1 PHA KHÔNG TẢI
1. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
2. Kết nối sơ đồ thí nghiệm không tải như hình 9.1. Nguồn 1 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-220V
(các cọc 4,N trên bộ nguồn). Đầu vào sơ cấp máy biến áp 1-2 : 220V, đầu ra cọc 5-6 220VAC.
Các cổng E1,E2, I1 đo điện áp sơ cấp, điện áp thứ cấp và dòng sơ cấp không tải

I10
A

U10 V V U20

Hình 9.1 Sơ đồ kết nối máy biến áp 1 pha hoạt động ở chế độ không tải

3. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp nguồn lần lượt từ 0-220V (10 lần)
4. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị điện áp không tải sơ cấp, dòng điện không tải, điện áp không tải
thứ cấp . Kết quả tham khảo ở hình 9.2

Hình 9.2 Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

5. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


6. Tắt nguồn cung cấp cho bộ DACI

II. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP 1 PHA NGẮN MẠCH

50
1. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB
2. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 9.4. Nguồn 1 pha sử dụng nguồn thay đổi 0-220V (các cọc 4,N
trên bộ nguồn). Đầu vào sơ cấp máy biến áp 1-2 : 220V, đầu ra cọc 5-9 110VAC. Các cổng E1,I1,
I1 đo điện áp ngắn mạch sơ cấp, dòng ngắn mạch sơ cấp và thứ cấp

I1n I2n
A

U1n V A

Hình 9.4 Sơ đồ kết nối máy biến áp 1 pha hoạt động ở chế độ ngắn mạch

3. Bật công tắc nguồn và điều chỉnh điện áp để dòng ngắn mạch thay đổi từ 0-0.25A (10 lần)
4. Lần lượt ghi nhận lại các giá trị điện áp nguồn, dòng điện ngắn mạch sơ cấp, dòng điện ngắn mạch
thứ cấp . Kết quả tham khảo ở hình 9.5

Hình 9.5 Màn hình đo kết quả thí nghiệm ngắn mạch

5. Điều chỉnh điện áp nguồn về 0. Tắt CB nguồn cung cấp


6. Tắt nguồn cung cấp cho bộ DACI

51
Hình 9.3 Đồ thị biểu diễn quan hệ Pn=f(In)

Yêu cầu : Dựa vào số liệu của thí nghiệm không tải và thí nghiệm ngắn mạch, tính toán các thông số của
sơ đồ thay thế Máy biến áp

MÁY BIẾN ÁP 3 PHA


52
Three-Phase Transformer Bank
(8348-45)

GIỚI THIỆU
Đây là máy biến áp 3 pha gồm 3 máy biến áp 1 pha. Mỗi máy biến áp 1 pha có cuộn sơ cấp là 380V (cọc
1-2, 6-7, 11-12), cuộn thứ cấp cũng là 380V gồm 3 đầu dây ra (cọc 3-4-5, cọc 8-9-10, cọc 13-14-15). Nếu
lấy điện áp vào ở cọc 1-2 là 380V thì điện áp ra ở cọc 4-5 là 220V

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


máy biến áp 1 pha
Điện áp sơ cấp 380V AC
Điện áp thứ cấp 380/220 V AC
Công suất 250 VA
Dòng điện 0.66 A

THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP 3 PHA HOẠT ĐỘNG VỚI TẢI


53
A. Tải Thuần Trở
1. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông qua
dây nối USB
2. Kết nối sơ đồ thí nghiệm với tải trở như hình 10.1. Nguồn 3 pha cố định xài các cọc 1,2,3

Hình 10.1 Sơ đồ kết nối máy phát 3 pha hoạt động với tải trở

3. Bật Switch cấp nguồn 380VAC cho sơ cấp máy biến áp


4. Đóng lần lượt 3 cấp tải trở 0.05A, 0.1A, 0.2A như hình 10.2. Đây là tải 3 pha cân bằng nên trên mỗi
pha tải gạt 1 switch tương ứng với cấp tải

Hình 10.2 Tải trở. Mỗi pha gồm 3 cấp tải

5. Ghi nhận giá trị dòng điện tải và điện áp máy biến áp . Kết quả tham khảo ở hình 10.3

Hình 10.3 Màn hình đo kết quả thí nghiệm máy biến áp hoạt động với tải trở

6. Tắt tải. Tắt nguồn cung cấp cho máy biến áp


54
7. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It). Hình 10.4

Hình 10.4 Đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It) với tải trở

B. Tải Thuần dung


Thực hiện lại các bước như khi thực hiện với tải thuần trở.

Hình 10.8 Tải dung. Mỗi pha gồm 3 cấp tải

Ghi nhận giá trị dòng điện tải và điện áp máy phát điện . Kết quả tham khảo ở hình 10.9

55
Hình 10.9 Màn hình đo kết quả thí nghiệm máy biến áp hoạt động với tải dung

Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It). Hình 10.10

Hình 10.10 Đồ thị biểu diễn quan hệ U=f(It) với tải dung

BỘ HÒA ĐỒNG BỘ
56
Synchronizing Module
(8621-05)

GIỚI THIỆU
Đây là Bộ hòa đồng bộ dùng ánh sáng đèn. Đầu vào gồm 2 nguồn điện 3 pha vào các cọc 1,2,3 và 4,5,6.
Hòa đồng bộ thực hiện bằng cách đóng công tắc hòa S1 tại thời điểm 2 nguồn điện 3 pha trùng nhau về
tần số, điện áp, góc lệch pha, thứ tự pha đó là thời điểm mà 3 đèn trên bộ hòa đồng bộ đều tắt. 3 CB bảo
vệ pha khi thực hiện đóng hòa sai thời điểm

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Điện áp mỗi pha 440V AC
Đèn 130V – 2.6W
CB bảo vệ pha 1A

BÀI TẬP VẬN HÀNH


57
Máy phát điện xoay chiều được hòa vào lưới điện thông qua bộ hòa đồng bộ như hình. Lưới điện được
lấy từ phần nguồn cố định của bộ nguồn với điện áp 380V. Điện áp lưới, điện áp máy phát và điện áp giữa
máy phát và lưới hay điện áp đặt lên đèn được đo thông qua các cổng đo áp của bộ DACI. Điều chỉnh
điện áp máy phát cân bằng với điện áp lưới, 3 đèn cùng sáng cùng tối thể hiện cùng thứ tự pha, công tắc
S1 hòa đồng bộ đóng khi cả 3 đèn đều tắt, điện áp máy phát trùng pha điện áp lưới

Hình Sơ đồ đấu dây hòa đồng bộ máy phát điện vào lưới

MÁY PHÁT ĐIỆN CẢM ỨNG NGUỒN KÉP


58
Doubly-Fed Induction Generator (DFIG)
(8231-B5)

GIỚI THIỆU
Đây là máy điện 3 pha rotor dây quấn . 3 pha dây quấn Stator được đưa ra các jack cắm độc lập trên mặt
trước của module bao gồm pha dây quấn 1-4, 2-5, 3-6. 3 pha dây quấn rotor nối sao và đưa ra các cọc
7,8,9

Máy điện doubly-fed về cơ bản là máy điện được cung cấp dòng điện xoay chiều vào cả cuộn dây stator
và rotor. Hầu hết máy điện doubly-fed trong công nghiệp ngày nay là máy điện ba pha rôto dây quấn.

Máy phát điện cảm ứng doubly-fed (DFIG: doubly-fed induction generator) là một trong những loại máy
phát điện phổ biến nhất được sử dụng để sản xuất điện trong tuabin gió. DFIG có nhiều lợi thế hơn các
loại máy phát điện khác khi sử dụng turbin gió. Ưu điểm chính của máy là cho phép biên độ và tần số của
điện áp đầu ra của máy phát được duy trì ở một giá trị không đổi, bất kể tốc độ gió thổi trên rotor turbin
gió nên DFIG có thể được kết nối trực tiếp và đồng bộ với lưới điện xoay chiều.

THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

59
Thông số định mức Giá trị Ghi chú
Điện áp Stator 220/380V, 50hz, 3 pha
Điện áp Rotor 660/1143V
Công suất đầu vào 445VA
Công suất đầu ra 200 W
Tốc độ 1880 vòng/phút
Dòng điện 0,68A

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

III. VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN 3 PHA ROTOR DÂY QUẤN HOẠT ĐỘNG NHƯ ĐỘNG CƠ ĐỒNG
BỘ
Khi dòng điện được cấp vào cả cuộn dây stato và rôto của máy điện 3 pha rotor dây quấn thì máy điện
3 pha rotor dây quấn sẽ hoạt động như 1 động cơ đồng bộ 3 pha. Điều này có nghĩa là, trong quá trình
hoạt động bình thường, động cơ quay ở tốc độ đồng bộ và công suất phản kháng của máy ( và hệ số
công suất của máy) có thể được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm dòng điện rôto (giống như dòng
điện kích từ trong động cơ đồng bộ). Việc dùng máy điện 3 pha rôto quấn hoạt động như động cơ điện
đồng bộ được trình bày trong bài tập thí nghiệm này. Các bước tiến hành như sau

1. Kết nối máy điện 3 pha rotor dây quấn và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng
dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB
3. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 12.1, điện trở nối thêm vào mạch rotor chọn theo hình 12.2 là
314 Ω. Nguồn 3 pha sử dụng nguồn 380V (các cọc 1,2,3 trên bộ nguồn), dây quấn stator đấu Y,
nguồn DC dùng nguồn 220VDC trên bộ nguồn. Tín hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog input 7 và 8

Hình 12.1 Sơ đồ thí nghiệm máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như động cơ đồng bộ

60
Hình 12.2 Giá trị điện trở thêm vào mạch rotor

5. Điều chỉnh giá trị điện trở thêm vào mạch rotor bằng cách gạt công tắc và kết nối tải trở như
hình 12.3 và 12.4

Hình 12.3 Các công tắc cần gạt trên tải trở để có giá trị điện trở mong muốn

Hình 12.4 Sơ đồ kết nối tải trở

6. Bật công tắc nguồn cấp Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Bật phần mềm LVDAC-
EMS trên máy tính
61
7. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn CW Constant-Speed Prime Mover/Brake
- Pulley Ratio chọn 24:24
- Speed chọn tốc độ đồng bộ là 1500rpm

Động cơ đồng bộ vận hành trong chế độ cấp nguồn AC vào dây quấn Stator

8. Bật nguồn 3 pha cấp điện cho dây quấn stator trong 2,3s. Quan sát chiều quay của máy điện
rotor dây quấn để đảm bảo chiều quay là cùng chiều kim đồng hồ CW (clock wise), nếu chiều
quay của máy là chiều ngược chiều kim đồng hồ, ta tráo pha để có chiều quay là CW
9. Do máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như 1 động cơ đồng bộ nên khi khởi động sẽ dùng
bộ Prime Mover để đưa động cơ lên tốc độ đồng bộ trước. Ta thực hiện như sau :
- Nhấn nút Start bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply để kéo tốc độ máy điện lên
1500rpm
- Bật nguồn 3 pha và nguồn DC cấp điện cho dây quấn stator và dây quấn rotor. Máy điện lúc
này hoạt động với tốc độ đồng bộ
- Nhấn Stop bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
10. Trên phần mềm LVDAC ghi nhận giá trị dòng điện Rotor và tốc độ của động cơ. Động cơ hoạt
động với tốc độ đồng bộ 1500rpm
11. Tắt nguồn 3 pha và nguồn DC. Máy dừng hoạt động

Động cơ đồng bộ vận hành trong chế độ cấp nguồn AC vào dây quấn Rotor

62
12. Chỉnh sửa lại mạch thí nghiệm như hình 12.5

Hình 12.5 Sơ đồ thí nghiệm máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như động cơ đồng bộ

Nguồn 3 pha 380VAC qua máy biến áp 3 pha lên 660VAC cấp vào dây quấn rotor. Giá trị điện trở
thêm vào mạch dây quấn Stator vẫn là 314Ω. Nguồn DC dùng nguồn 220VDC trên bộ nguồn

13. Trên máy điện 3 pha rotor dây quấn nhấn và giữ nút Protection Override Bật nguồn 3 pha cấp
điện cho dây quấn stator trong 2,3s. Quan sát chiều quay của máy điện rotor dây quấn để đảm
bảo chiều quay là ngược chiều kim đồng hồ CCW (counter clock wise), nếu chiều quay của máy
là chiều cùng chiều kim đồng hồ, ta nhả nút nhấn Protection Override và tráo pha sau đó thực
hiện lại việc nhấn và giữ nút Protection Override và bật nguồn để có chiều quay là CCW.
14. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn CCW Constant-Speed Prime Mover/Brake
- Pulley Ratio chọn 24:24
- Speed chọn tốc độ đồng bộ là -1500rpm

15. Thực hiện các bước sau


- Nhấn nút Start bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply để kéo tốc độ máy điện lên
1500rpm
- Nhấn và giữ nút Protection Override, bật nguồn 3 pha và nguồn DC cấp điện cho dây quấn
rotor và dây quấn stator. Máy điện lúc này hoạt động với tốc độ đồng bộ
63
- Nhấn Stop bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
16. Trên phần mềm LVDAC ghi nhận tốc độ của động cơ. Động cơ hoạt động với tốc độ đồng bộ
1500rpm
17. Tắt nguồn 3 pha và nguồn DC. Máy dừng hoạt động

KẾT LUẬN : Máy điện 3 pha rotor dây quấn sẽ hoạt động như là 1 động cơ điện đồng bộ khi
cấp nguồn AC 3 pha vào 1 trong 2 bộ dây quấn Stator và Rotor trong khi bộ dây quấn còn lại
được cấp điện DC

IV. VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ CẢM ỨNG NGUỒN KÉP (DOUBLY-FED INDUCTION MOTOR)
• Khi dòng điện xoay chiều được cấp vào cả cuộn dây stator và rotor của máy điện 3 pha rotor dây
quấn, máy cũng hoạt động như một động cơ đồng bộ. Lúc này máy điện được gọi là động cơ cảm
ứng được cấp nguồn kép (doubly-fed induction motor), điện năng cung cấp cho máy chuyển hóa
thành cơ năng thông qua cả dây quấn Stator và dây quấn Rotor

• Khi cấp điện AC vào cả dây quấn Stator và dây quấn Rotor sẽ hình thành cả 2 từ trường quay
Stator và Rotor. Tốc độ của động cơ sẽ phụ thuộc vào tốc độ và hướng của cả 2 từ trường này.

(a)Từ trường Stator và Rotor cùng chiều (b)Từ trường Stator và rotor ngược chiều

Hình 12.6 Từ trường Stator và từ trường Rotor kết hợp khi máy điện hoạt động
như động cơ cảm ứng cấp nguồn kép

• Tốc độ đồng bộ ns(DF) của động cơ trong trường hợp từ trường rotor và stator là cùng chiều (theo
hình (a)) là :

64
Với ns(DF) : tốc độ đồng bộ của động cơ doubly-fed
fStator : tần số dòng điện xoay chiều đưa vào dây quấn Stator
fRotor : tần số dòng điện xoay chiều đưa vào dây quấn Rotor
NPoles : Số cực từ

• Tốc độ đồng bộ ns(DF) của động cơ trong trường hợp từ trường rotor và stator là ngược chiều (theo
hình (b)) là :

• Như vậy việc thay đổi tốc độ của động cơ doubly-fed bằng cách thay đổi tần số dòng điện Rotor
• Với việc hoạt động như động cơ đồng bộ, cường độ dòng điện cung cấp cho dây quấn rotor sẽ
quyết định lượng công suất phản kháng Q trao đổi giữa dây quấn Stator và nguồn lưới. Với việc
tần số của dòng điện rotor thay đổi, điều quan trọng là phải giữ cho cường độ dòng điện này
sao cho công suất phản kháng vào Stator bằng 0, điều này sẽ đảm bảo cho mật độ từ thông và
lực quay tạo ra trên trục rotor được tối ưu. Trong bài thực hành, điều này đạt được khi cũng
điều chỉnh điện áp tỷ lệ với tần số thay đổi hay nói cách khác tỷ số V/f tại cuộn dây rotor được giữ
là hằng số.

1. Kết nối máy điện 3 pha rotor dây quấn và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI và bộ IGBT Chopper/Inverter. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy
phần mềm LVDAC thông qua dây nối USB
3. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 12.7. Nguồn 3 pha sử dụng nguồn 380V (các cọc 1,2,3 trên bộ
nguồn), dây quấn stator đấu Y, nguồn xoay chiều qua khối Diode tạo áp DC bus cấp vào IGBT
Chopper/Inverter để tạo dòng điện xoay chiều 3 pha với tần số thay đổi cấp vào dây quấn rotor. Tín
hiệu tốc độ và Moment từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply kết nối về bộ DACI qua
cổng analog input 7 và 8

Hình 12.7 Máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như động cơ doubly-fed

65
5. Đảm bảo công tắc Dumping trên khối IGBT Chopper/Inverter đang ở vị trí I. Kết nối cổng Digital
Outputs của bộ DACI với Switching Control Input của bộ IGBT Chopper/Inverter dùng cáp DB9 (9
chân).
6. Bật công tắc nguồn cấp Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Bật phần mềm LVDAC-EMS
trên máy tính
7. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn Two-Quadrant, Constant-Torque Brake
- Torque parameter chọn 0.0 N.m
- Pulley Ratio chọn 24:24
Nhấn nút Start bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply

TỪ TRƯỜNG STATOR VÀ TỪ TRƯỜNG ROTOR CÙNG CHIỀU


8. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Chopper/Inverter Control và thực hiện các cài đặt sau:
- Function chọn Three – phase, PWM Inverter
- Switching Frequency chọn 1000hz
- Phase Sequence chọn Fwd(1-2-3) . Việc chọn này sẽ làm thứ tự pha của dòng điện rotor
giống như thứ tự pha dòng stator
- Frequency chọn 0.0 hz
- Peak Voltage (% of DC Bus/2) chọn 25%
- Đảm bảo thông số Q1-Q6 là PWM
9. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Metering. Thiết lập để đo giá trị hiệu dụng của dòng I3 và
công suất phản kháng tại dây quấn Stator dùng Two Watter Method ( meter function PQS1+PQS2)
10. Tính toán tốc độ của động cơ nếu chỉnh tần số dòng rotor là 2hz. ns(DF) = 120x(50-2)/4 = 1440 rpm
11. Trên máy điện 3 pha rotor dây quấn nhấn và giữ nút Protection Override. Bật nguồn 3 pha cấp điện
cho dây quấn stator. Quan sát chiều quay của máy điện rotor dây quấn để đảm bảo chiều quay là
cùng chiều kim đồng hồ CW (clock wise), nếu chiều quay của máy là chiều cùng chiều kim đồng hồ,
ta nhả nút nhấn Protection Override và tráo pha sau đó thực hiện lại việc nhấn và giữ nút Protection
Override và bật nguồn để có chiều quay là CW.
Lưu ý : lần đầu tiên bật nguồn có thể CB nguồn sẽ trip (off) do dòng điện lớn bên trong IGBT, nếu
CB nguồn bị trip, thực hiện bước 11 lại nhiều lần đến khi động cơ có thể quay mà CB không bị trip
12. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Chopper/Inverter Control
- Nhấn nút Start chế độ Three-phase, PWM Inverter
- Hiệu chỉnh giá trị Peak Voltage (% of DC Bus/2) đến khi nào công suất phản kháng trên
Stator bằng 0
- Frequency parameter chọn 2hz.
13. Ghi nhận giá trị tốc độ đồng bộ xem có giống với giá trị tốc độ đã tính toán ở bước 10 hay không
14. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control tăng từ từ giá trị tần số Frequency lên 4hz với mỗi lần tăng
0.5hz. Quan sát tốc độ của động cơ ( giảm dần)
15. Tiếp tục tăng chậm giá trị tần số mỗi bước 0.2hz. Quan sát khi giá trị tăng cao ( trên 5hz sẽ bị mất
đồng bộ tốc độ)

66
16. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control thay đổi giá trị tần số Frequency về 0. Sau đó tăng từ từ lên
4hz, quan sát dòng điện Rotor trên Oscilloscope (tần số tăng, XL tăng, nếu điện áp không thay đổi
thì dòng điện giảm khi tần số tăng)
17. Tiếp tục tăng tần số dòng rotor đến giá trị 8hz . Quan sát dòng điện rotor và tại sao động cơ mất đồng
bộ tốc độ khi tần số tăng quá 1 giá trị nhất định ( khi tần số vượt 5.5hz động cơ mất đồng bộ, đó là do
khi tần số tăng cao, giá trị dòng điện rotor giảm làm mật độ từ thông rotor giảm làm giảm moment
khi moment quá thấp sẽ làm mất đồng bộ)
18. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control thay đổi giá trị tần số Frequency về 0. Sau đó tăng từ từ lên
10hz với mỗi bước là 1hz, mỗi khi tăng ta hiệu chỉnh giá trị Peak Voltage (% of DC Bus/2) đến khi
nào công suất phản kháng trên Stator bằng 0. Động cơ có bị mất đồng bộ không (V/f là hằng số, dòng
điện khôn giảm nên moment lớn, động cơ hoạt động bình thường)

TỪ TRƯỜNG STATOR VÀ TỪ TRƯỜNG ROTOR NGƯỢC CHIỀU


19. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Chopper/Inverter Control và thực hiện các cài đặt sau:
- Function chọn Three – phase, PWM Inverter
- Switching Frequency chọn 1000hz
- Phase Sequence chọn Rev(1-3-2) .
- Frequency chọn 0.0 hz
- Nhấn Start
Hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0
20. Tính toán tốc độ của động cơ nếu chỉnh tần số dòng rotor là 2hz. ns(DF) = 120x(50+2)/4 = 1560 rpm
21. Chọn Frequency là 2hz. Ghi nhận giá trị tốc độ đồng bộ (như tính toán ở bước trên)

ĐỘNG CƠ CẢM ỨNG DOUBLY-FED HOẠT ĐỘNG DƯỚI TỐC ĐỘ ĐỒNG BỘ


(Hyposynchronous operation)
Trong thí nghiệm này, ta sẽ khởi động động cơ Doubly-Fed, điều chỉnh độ lớn của dòng điện rotor
bằng cách điều chỉnh điện áp để có được công suất phản kháng ở Stator Q=0. Ta sẽ tăng từ từ tần số
từ 0-15hz với bước tăng 1hz, mỗi lần tăng thì đều điều chỉnh điện áp để Qstator=0. Kết quả đạt được
sẽ là tốc độ động cơ giảm khi tần số tăng (+) do từ trường Rotor cùng chiều với từ trường
Stator

22. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Chopper/Inverter Control và thực hiện các cài đặt sau:
- Function chọn Three – phase, PWM Inverter
- Switching Frequency chọn 1000hz
- Phase Sequence chọn Fwd/Rev (thứ tự pha sẽ là bình thường nếu giá trị tần số frequency là
dương (+) và thứ tự pha sẽ là ngược nếu giá trị tần số frequency là âm (-) điều này sẽ làm từ
trường rotor là cùng chiều hay ngược chiều với từ trường Stator)
- Frequency chọn 0.0 hz
- Nhấn Start
Hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0
23. Ghi nhận giá trị tốc độ động cơ và tần số của dòng điện rotor
24. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control tăng từ từ giá trị Frequency lên 1.0hz, hiệu chỉnh Peak
Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0
67
25. Thực hiện lặp lại bước 24 cho đến khi không thể hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để
Qstator=0 vì lúc này Peak Voltage (% of DC Bus/2) đã đạt giá trị max

ĐỘNG CƠ CẢM ỨNG DOUBLY-FED HOẠT ĐỘNG TRÊN TỐC ĐỘ ĐỒNG BỘ


(Hypersynchronous operation)
Trong thí nghiệm này, ta sẽ khởi động động cơ Doubly-Fed, điều chỉnh độ lớn của dòng điện rotor
bằng cách điều chỉnh điện áp để có được công suất phản kháng ở Stator Q=0. Đảo thứ tự pha để có từ
trường rotor ngược chiều với từ trường stator, tăng từ từ tần số với bước tăng 1hz , mỗi lần tăng thì
đều điều chỉnh điện áp để Qstator=0. Kết quả đạt được sẽ là tốc độ động cơ tăng khi tần số tăng (+)
do từ trường Rotor ngược chiều với từ trường Stator
26. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Chopper/Inverter Control và thực hiện các cài đặt sau:
- Frequency chọn 0.0 hz
- Nhấn Start
Hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0
27. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control giảm từ từ giá trị Frequency mỗi lần 1.0hz, hiệu chỉnh Peak
Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0
Thực hiện lặp lại bước 27 cho đến khi không thể hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để
Qstator=0 vì lúc này Peak Voltage (% of DC Bus/2) đã đạt giá trị max

Hình 12.8 Bảng giá trị tốc độ và tần số dòng điện Rotor

68
V. VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN 3 PHA ROTOR DÂY QUẤN HOẠT ĐỘNG NHƯ MÁY PHÁT ĐIỆN
CẢM ỨNG CẤP NGUỒN KÉP (DFIG)

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DFIG


• Trong các máy phát điện đồng bộ truyền thống. Tần số của dòng điện xoay chiều phát ra trong dây
quấn Stator và tốc độ rotor liên hệ theo biểu thức

fStator : tần số dòng điện xoay chiều phát ra từ dây quấn Stator
nRotor : tốc độ Rotor
NPoles : Số cực từ

• Như vậy khi rotor quay với tốc độ đồng bộ thì tần số của dòng điện phát ra cũng bằng với tần số
của lưới điện
• Do dòng điện đi vào dây quấn Rotor của máy DFIG là dòng điện xoay chiều nên từ trường trong
dây quấn rotor không phải là từ trường tĩnh. Từ trường Stator sẽ bị ảnh hưởng bởi cả tốc độ và tần
số của dòng điện rotor.
• Khi từ trường rotor quay cùng chiều với Rotor có nghĩa là tốc độ rotor và tốc độ từ trường rotor
(xác định bởi tần số dòng điện rotor) cộng hưởng như hình 12.9 (a), tần số của dòng điện trong dây
quấn Stator được tính theo công thức :

fRotor : tần số của dòng điện xoay chiều cấp vào dây quấn Rotor
• Khi từ trường rotor quay ngược chiều với Rotor có nghĩa là tốc độ rotor và tốc độ từ trường rotor
(xác định bởi tần số dòng điện rotor) bị triệt tiêu như hình 12.9 (b), tần số của dòng điện trong dây
quấn Stator được tính theo công thức :

fRotor : tần số của dòng điện xoay chiều cấp vào dây quấn Rotor

Hình 12.9 Tác động của tốc độ rotor và từ trường rotor lên từ trường Stator
69
DÙNG MÁY PHÁT ĐIỆN CẢM ỨNG DOUBLY-FED TẠO RA ĐIỆN ÁP VÀ TẦN SỐ CỐ
ĐỊNH
• Dựa vào nguyên lý hoạt động ở trên, ta thấy rằng lý do chính để xài máy phát điện cảm ứng
Doubly-Fed chính là khả năng tạo ra nguồn điện xoay chiều có tần số cố định bằng với tần số của
lưới điện bất kể sự thay đổi của tốc độ Rotor máy phát ảnh hưởng bởi nguồn cấp cơ năng đầu vào (
Cánh quạt lấy gió trong các hệ thống phát điện gió). Để đạt được điều đó, tần số của dòng điện
rotor luôn phải được điều chỉnh để phù hợp với tốc độ thay đổi liên tục

• Tần số dòng điện rotor được tính toán theo công thức sau để giữ cho tần số dòng stator máy phát
phát ra được giữ ỗn định bằng tần số của lưới điện :

fRotor : tần số dòng điện xoay chiều cấp vào dây quấn rotor
fNetwork : Tần số lưới
nRotor : tốc độ Rotor
NPoles : Số cực từ

• Ví dụ : Máy DFIG có 4 cực hoạt động trong lưới điện 60hz, nguồn công suất cơ bên ngoài kéo máy
phát quay với tốc độ 1980rpm, lúc này tần số dòng điện rotor là :

Dấu (-) trong kết quả thể hiện từ trường quay tạo ra trong dây quấn rotor sẽ quay ngược chiều với
chiều quay của rotor.

• Khi DFIG được dùng để tạo ra điện năng trong hệ thống với điện áp và tần số cố định, bấy kỳ sự
thay đổi nào của tốc độ Rotor sẽ được bù lại bằng cách hiệu chỉnh tần số dòng điện rotor đảm bảo
tần số dòng điện Stator phát ra bằng với tần số của lưới. Nói một cách khác tần số dòng điện rotor
phải được điều chỉnh để tốc độ từ trường quay Stator được giữ cố định. Do vậy, để giữ cho điện áp
xoay chiều phát ra trên dây quấn Stator bằng với điện áp lưới, giá trị của từ thông phải được giữ cố
định, điều này đạt được bằng cách điều chỉnh điện áp đặt lên dây quấn Rotor sao có tỷ số V/f là
hằng số (f dòng rotor tăng, tổng trở tăng, dòng điện rotor giảm, ta phải tăng điện áp để giữ giá trị
dòng điện)

Tóm lại, để giữ tần số cố định ta điều chỉnh tần số dòng điện rotor, để giữ điện áp đầu ra cố
định ta điều chỉnh điện áp cấp vào rotor với tỷ lệ V/f là hằng số

MÁY PHÁT ĐIỆN DFIG HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN GIÓ TỐC
ĐỘ THAY ĐỔI
• Các hệ thống phát điện gió loại lớn (Large-size) được phân chia thành 2 loại : Turbin gió tốc độ cố
định và Turbin gió tốc độ thay đổi. Trong hệ thống Turbin gió tốc độ thay đổi, máy phát điện DFIG
thể hiện được năng lực khi cho phép tần số và điện áp máy phát được giữ cố định bất kể tốc độ gió
thay đổi ( theo các phần trên, điều này đạt được bằng cách điều chỉnh tần số và biên độ của dòng
điện xoay chiều cấp vào dây quấn Rotor)
• Kết quả tương tự cũng có thể đạt được trong các hệ thống Turbin gió tốc độ thay đổi nếu ta dùng
máy phát điện xoay chiều đồng bộ và mạch điện tử công suất như hình 12.10 . Với cách làm này,
máy phát điện quay với tốc độ tỷ lệ với tốc độ gió, dòng điện xoay chiều tạo ra sẽ được chuyển đổi
thành dòng DC thông qua bộ chuyển đổi AC/DC và sau đó được chuyển đổi lại thành dòng điện

70
xoay chiều đồng bộ với hệ thống lưới. Nhược điểm của cách làm này là hệ thống điện tử công
suất to lớn phải có khả năng truyền tải được 100% công suất của máy phát điện

Hình 12.10 Sơ đồ sử dụng máy phát điện đồng bộ và mạch điện tử công suất

• Hê thống điện tử công suất dùng trong DFIG như hình 12.11, trái lại, chỉ liên quan đến việc cấp
hoặc truyền tải công suất với dây quấn Rotor và chỉ chiếm khoảng 30% công suất định mức của
máy phát do đó có công suất chỉ 30% so với hệ thống dùng trong máy phát xoay chiều đồng bộ,
làm cho giá thành cũng như tổn hao công suất được giảm đi rất nhiều

Hình 12.11 Sơ đồ sử dụng máy phát DFIG

• Tuy nhiên hệ thống dùng DFIG cũng tồn tại 1 số nhược điểm như : sư phức tạp của mạch điện tử
công suất và bảo trì cơ khí vành trượt

71
THÍ NGHIỆM

1. Kết nối máy điện 3 pha rotor dây quấn và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây
curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI và bộ IGBT Chopper/Inverter. Kết nối bộ DACI với máy tính chạy
phần mềm LVDAC thông qua dây nối USB
3. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC thông
qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Dynamometer.
4. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 12.12. Nguồn 3 pha sử dụng nguồn 380V (các cọc 1,2,3 trên bộ
nguồn), dây quấn stator đấu Y, nguồn xoay chiều qua khối Diode tạo áp DC bus cấp vào IGBT
Chopper/Inverter để tạo dòng điện xoay chiều 3 pha với tần số thay đổi cấp vào dây quấn rotor. Tín
hiệu tốc độ từ bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply kết nối về bộ DACI qua cổng analog
input 7. Đảm bảo công tắc Dumping trên khối IGBT Chopper/Inverter đang ở vị trí I (cho phép xả
công suất từ dây quấn rotor lên các điện trở xả bên trong bộ IGBT Chopper/Inverter trong một số
điều kiện hoạt động)

Hình 12.12 Sơ đồ thí nghiệm máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như máy DFIG

5. Kết nối cổng Digital Outputs của bộ DACI với Switching Control Input của bộ IGBT
Chopper/Inverter dùng cáp DB9 (9 chân)
6. Bật công tắc nguồn cấp Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Bật phần mềm LVDAC-EMS
trên máy tính
7. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn Posistive Constant-Torque,Prime Mover/ Brake ( kéo máy phát với lực quay
không đổi xác định bởi thông số Torque parameter)
- Torque parameter chọn 1.8 N.m
- Pulley Ratio chọn 24:24
8. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Chopper/Inverter Control và thực hiện các cài đặt sau:
- Function chọn Three – phase, PWM Inverter
72
- Switching Frequency chọn 1000hz
- Phase Sequence chọn Fwd/Rev .
- Frequency chọn 0.0 hz
- Peak Voltage (% of DC Bus/2) chọn 25%
- Đảm bảo thông số Q1-Q6 là PWM
9. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Metering. Thiết lập để đo công suất tác dụng và công suất
phản kháng tại dây quấn Stator dùng Two Watter Method ( meter function PQS1+PQS2), thiết lập
thêm 1 đồng hồ để đo công suất tác dụng cấp vào rotor (E3,I3)

MÁY PHÁT DFIG HOẠT ĐỘNG DƯỚI TỐC ĐỘ ĐỒNG BỘ (HYPOSYNCHRONOUS)


Trong thí nghiệm này, máy phát điện Doubly-Fed hoạt động ở tốc độ đồng bộ với lực quay
(Moment) là hằng số,trường hợp này máy phát hoạt động như một máy phát xoay chiều đồng bộ.
Điều chỉnh độ lớn của dòng điện rotor bằng cách điều chỉnh điện áp để có được công suất phản
kháng phát ra ở Stator Q=0. Ta sẽ tăng từ từ tần số với bước tăng 1hz, mỗi lần tăng thì đều điều
chỉnh điện áp để Qstator=0. Kết quả đạt được sẽ là tốc độ máy phát giảm khi tần số tăng (+) do từ
trường Rotor cùng chiều với từ trường Stator, để giữ tần số dòng điện Stator là không đổi thì
tốc độ rotor giảm

10. Trên máy điện 3 pha rotor dây quấn nhấn và giữ nút Protection Override. Bật nguồn 3 pha . Nhả nút
Protection Override
Lưu ý : lần đầu tiên bật nguồn có thể CB nguồn sẽ trip (off) do dòng điện lớn bên trong IGBT, nếu
CB nguồn bị trip, thực hiện bước 11 lại nhiều lần đến khi máy có thể quay mà CB không bị trip
11. Trên phần mềm LVDAC, trong cửa sổ Chopper/Inverter Control nhấn Start
12. Trên phần mềm LVDAC-EMS mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start
đễ thực hiện Posistive Constant-Torque,Prime Mover/ Brake

Lúc này máy phát điện DFIG quay với tốc độ đồng bộ 1500rpm và hoạt động như 1 máy phát
điện xoay chiều. Quan sát công suất tác dụng có giá trị dương phát ra từ Stator trên màn hình
đo
13. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control, điều chỉnh Peak Value (% of DC Bus/2) cho đến khi công
suất phản kháng phát ra từ Stator là 0
14. Ghi nhận giá trị tốc độ Rotor, công suất cơ PM hiển thị trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer /
Power Suppl. Ghi nhận giá trị công suất tác dụng PStator, công suất phản kháng QStator, Công suất phản
kháng QRotor, tần số dòng điện Rotor
15. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control tăng giá trị Frequency lên 1.0hz, hiệu chỉnh Peak Voltage (%
of DC Bus/2) để Qstator=0. Ghi nhận lại các giá trị ở bước 14
16. Thực hiện lặp lại bước 15 cho đến khi không thể hiệu chỉnh Peak Voltage (% of DC Bus/2) để
Qstator=0 vì lúc này Peak Voltage (% of DC Bus/2) đã đạt giá trị max
17. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop để dừng Posistive Constant-
Torque,Prime Mover/ Brake

73
MÁY PHÁT DFIG HOẠT ĐỘNG TRÊN TỐC ĐỘ ĐỒNG BỘ (HYPERSYNCHRONOUS)
Trong thí nghiệm này, đầu tiên máy phát điện Doubly-Fed hoạt động ở tốc độ đồng bộ với lực
quay (Moment) là hằng số, trường hợp này máy phát hoạt động như một máy phát xoay chiều đồng
bộ với tần số dòng rotor bằng 0. Điều chỉnh độ lớn của dòng điện rotor bằng cách điều chỉnh điện
áp để có được công suất phản kháng phát ra ở Stator Q=0. Đảo thứ tự pha của dòng điện rotor, ta sẽ
tăng từ từ tần số với bước tăng 1hz, mỗi lần tăng thì đều điều chỉnh điện áp để Qstator=0. Kết quả
đạt được sẽ là tốc độ máy phát tăng lên khi tần số tăng do từ trường Rotor ngược chiều với
từ trường Stator, để giữ tần số dòng điện Stator là không đổi thì tốc độ rotor tăng

18. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control.Nhấn nút Stop Three – phase, PWM Inverter và thực hiện các
cài đặt sau:
- Frequency chọn 0.0 hz
- Peak Voltage (% of DC Bus/2) chọn 25%
- Nhấn nút Start để bắt đầu
19. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start để bắt đầu Posistive Constant-
Torque,Prime Mover/ Brake. Cung cấp công suất cơ cho máy phát hoạt động
20. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control, điều chỉnh Peak Value (% of DC Bus/2) cho đến khi công
suất phản kháng phát ra từ Stator là 0
21. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control giảm giá trị Frequency xuống -1.0hz, hiệu chỉnh Peak
Voltage (% of DC Bus/2) để Qstator=0. Ghi nhận giá trị tốc độ Rotor, công suất cơ PM hiển thị trong
cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Suppl. Ghi nhận giá trị công suất tác dụng PStator, công
suất phản kháng QStator, Công suất phản kháng QRotor, tần số dòng điện Rotor
Mỗi lần bạn ghi nhận lại các giá trị này, quan sát đèn Led Dumping trên bộ IGBT Chopper/Inverter
nếu đèn này sáng liên tục có nghĩa là công suất được hồi lại từ dây quấn rotor về bộ IGBT
Chopper/Inverter và đổ vào các tụ điện trên bộ này. Ghi nhận giá trị tốc độ máy phát điện mà lần đầu
tiên bạn quan sát thấy đèn led sáng liên tục (1800rpm)
22. Thực hiện lặp lại bước 21 với tần số giảm -1hz cho đến khi không thể hiệu chỉnh Peak Voltage (% of
DC Bus/2) để Qstator=0 vì lúc này Peak Voltage (% of DC Bus/2) đã đạt giá trị max
Trong quá trình bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply sẽ đạt công suất cơ tối đa out ra
trước khi giá trị điện áp đạt đến giới hạn. Vì vậy khi gần đến ngưỡng cần tăng thật nhanh giá trị điện
áp để tránh tác động bảo vệ quá nhiệt của bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply
23. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop để dừng Posistive Constant-
Torque,Prime Mover/ Brake
24. Trong cửa sổ Chopper/Inverter Control.Nhấn nút Stop Three – phase, PWM Inverter
25. Tắt CB nguồn 3 pha

74
Hình 12.13 Bảng giá trị máy điện 3 pha rotor dây quấn hoạt động như máy DFIG

75
Hình 12.14 Công suất điện truyền tải khi máy phát DFIG hoạt động ở các tốc độ khác nhau

76
MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ NAM CHÂM VĨNH CỬU
Permanent Magnet Synchronous Machine (PMSM)
(8245-00)

GIỚI THIỆU
Đây là động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu với dây quấn Stator nối hình Y, 3 đầu dây còn lại ra dây ở
các cọc U,V,W. 2 cọc đầu ra của điện trở nhiệt (Thermistor) tác động khi nhiệt độ máy tăng đến giá trị
gây nguy hiểm cho máy, vì thế sẽ bảo vệ máy trong tình trạng quá nhiệt. Một Encoder tương đối gắn trên
trục động cơ cho phép đo đạc chính xác tốc độ và chiều quay. 10 đầu dây ra của encoder đưa ra phục vụ
cho mục đích điều khiển. Encoder hoạt động khi máy được cấp nguồn 24VAC

77
THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

Thông số định mức Giá trị Ghi chú


Công suất 260W
Tốc độ 6000rpm
Moment 0.41 N.m
Dòng điện 3A
Loại Rotor Nam châm vĩnh cửu bề mặt
Encoder 2048 xung/vòng. 0/5VDC differential

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

• Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu ( viết tắt là PMSM) cơ bản là một máy điện xoay chiều đồng
bộ 3 pha truyền thống ( máy điện đồng bộ với rotor là nam châm yêu cầu vành trượt và chổi than)
mà cuộn dây rotor được thay thế bởi vật liệu nam châm vĩnh cửu. Stator của động cơ PMSM hầu
như giống với stator của của máy điện 3 pha truyền thống. Nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường ở
Rotor cũng giống như nam châm điện trong các máy điện 3 pha đồng bộ. Tuy nhiên, trong khi độ
lớn từ trường rotor ở các máy điện truyền thống có thể điều chỉnh được bằng cách thay đổi dòng
điện rotor thì độ lớn từ trường trong động cơ PMSM là hằng số và không thể điều chỉnh

Hình 13.1 Rotor là nam châm điện trên máy điện đồng bộ

Hình 13.2 Rotor nam châm vĩnh cửu trên PMSM

78
• Khi dòng điện xoay chiều được đưa vào cuộn dây stator của PMSM, từ trường được tạo ra ở stato.
Khi từ trường của stato quay, rotor bị kéo theo do tương tác giữa từ trường stator và từ trường của
nam châm vĩnh cửu. Cũng như đối với bất kỳ máy điện đồng bộ nào, rotor của PMSM quay với tốc
độ bằng với tốc độ từ trường quay stator, tức là ở tốc độ đồng bộ của máy điện. Tốc độ đồng bộ của
máy phụ thuộc vào tần số của dòng điện đưa vào các cuộn dây của stator, cũng như về số lượng cực
từ trong stator.

Hình 13.3 Stator và Rotor của PMSM

• Không giống như hầu hết các loại máy khác, PMSM không bắt đầu quay khi nối với nguồn điện
xoay chiều ba pha. Điều này là do PMSM, giống như bất kỳ máy điện đồng bộ thông thường nào,
yêu cầu hỗ trợ khi khởi động để khắc phục quán tính của rotor. Vì từ trường tạo ra ở rôto của
PMSM không thể bỏ, không thể giải quyết vấn đề này bằng cách thêm dạng lồng sóc vào rotor. Do
đó, PMSM phải được sử dụng với bộ chuyển đổi (thường là bộ nghịch lưu ba pha) để hoạt động
bình thường như một động cơ. Bộ chuyển đổi này cho phép tần số của dòng điện đưa vào cuộn dây
stato của PMSM được tăng dần để đưa rotor PMSM đạt tốc độ.

• Có 2 loại PMSM, khác biệt bởi sự sắp xếp dây quấn Stator :

+ Dây quấn Stator dạng hình thang, gọi là động cơ BLDC. Loại điều chế thường được dùng để điều
khiển bộ chuyển đổi áp dụng cho động cơ BLDC là điều chế 6 bước 1200 (6 bước PWM ). Hình
dạng của lực phản điện động ( the counter-electromotive force : counter EMF) cảm ứng trong dây
quấn stator là hình thang. BLDC được đề cập đến trong ví dụ 2

+Loại thứ 2 của PMSM có dây quấn Stator hình sin và gọi là PMSM drive. Loại điều chế phổ biến
nhất để điều khiển bộ chuyển đổi áp dụng cho PMSM drive là điều chế vector không gian (space
vector modulation), phương pháp này gọi là điều khiển Vector (hay còn gọi là FOC : field-oriented
control). Hình dạng của lực phản điện động ( the counter-electromotive force : counter EMF) cảm
ứng trong dây quấn stator là hình sin

Lực phản điện động là điện áp chống lại điện áp cung cấp cho dây quấn Stator, lực phản điện động
cảm ứng trong dây quấn stator sinh ra do từ trường dây quấn rotor

79
• Có 2 loại Rotor nam châm vĩnh cửu : Rotor với nam châm vĩnh cửu gắn trên bề mặt (surface-
mounted permanent magnet ) và Rotor với nam châm chôn bên trong (buried).

Hình 13.4 Rotor nam châm vĩnh cửu dạng surface-mounted trên PMSM

Dạng rotor với nam châm chôn trong lõi thép thì chế tạo phức tạp và đắt hơn rất nhiều so với dạng
nam châm gắn trên bề mặt, bù lại thì kết cấu vô cùng cứng vững

Hình 13.5 Rotor nam châm vĩnh cửu dạng buried trên PMSM

• Ưu điểm của PMSM so với các máy điện đồng bộ truyền thống
- Bỏ được phần vành trượt và chổi than : giảm chi phí vận hành
- Mật độ công suất cao hơn : trọng lượng và kích thước được giảm tối đa
- Hiệu suất cao
- Tản nhiệt dễ dàng

80
Hình 13.6 Hình vẽ so sánh hiệu suất các loại máy điện có công suất nhỏ hơn 3000W

• Nhược điểm của PMSM so với các máy điện đồng bộ truyền thống
- Phải sử dụng với bộ chuyển đổi ( nghịch lưu 3 pha với các phương pháp điều khiển khác
nhau)
- Giá thành cao : chủ yếu do vật liệu chế tạo nam châm vĩnh cửu từ kim loại hiếm, giá thành
bộ chuyển đổi với các linh kiện điện tử công suất

81
BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

I. ĐIỀU KHIỂN PMSM DÙNG BỘ NGHỊCH LƯU 3 PHA ĐIỀU CHẾ 6 BƯỚC 1200 (Three-
phase ,Six-Step 1200 modulation Inverter)

A. Bộ nghịch lưu 3 pha điều chế 6 bước 1200

Điều chế 6 bước 1200 là 1 phương pháp điều chế được dùng trong bộ nghịch lưu 3 pha. Cấu hình của
1 bộ nghịch lưu 3 pha điều chế 6 bước 1200 kết nối với tải trở được trình bày ở hình 13.7

Hình 13.7 Cấu hình của 1 bộ nghịch lưu 3 pha điều chế 6 bước 1200 kết nối với tải trở

Khi thực hiện điều chế sáu bước 120 ° trong bộ nghịch lưu ba pha, các tín hiệu điều khiển đóng cắt
hình chữ nhật được gửi đến các công tắc điện tử (khóa công suất Q1-Q6) của bộ nghịch lưu ba pha.
Các tín hiệu điều khiển chuyển mạch này làm bộ nghịch lưu 3 pha chuyển đổi điện một chiều từ
nguồn thành điện xoay chiều. Điều chế sáu bước 120 ° không sử dụng điều chế độ rộng xung (PWM :
pulse width modulation) nên tạo ra điện áp cố định ở phía xoay chiều của bộ nghịch lưu ba pha. Để
thay đổi điện áp ở phía xoay chiều của bộ nghịch lưu ba pha, cần phải điều chỉnh điện áp nguồn một
chiều. Bởi vậy bộ nghịch lưu điều chế sáu bước 120 ° thường được cấp nguồn bằng nguồn DC có
điện áp thay đổi

82
Hình 13.8 cho thấy các tín hiệu điều khiển chuyển mạch tác động đến mỗi khóa công suất của biến tần
điều chế ba pha, sáu bước 120 ° trong Hình 13.7. Hình 13.8 cũng cho thấy kết quả điện áp trên mỗi
pha của ba pha. Lưu ý rằng biên độ của điện áp trên mỗi pha của bộ nghịch lưu bằng một nửa điện áp
của nguồn điện một chiều. Dạng sóng điện áp pha trong Hình 13.8 thu được khi được kết nối với tải
điện trở (trong trường hợp này, dạng sóng của dòng điện giống hệt với dạng sóng điện áp pha).

Hình 13.8 Tác động của tín hiệu điều khiển chuyển mạch lên các khóa công suất và điện áp tải

83
B. Điều khiển PMSM dùng bộ nghịch lưu 3 pha điều chế 6 bước 1200
• Bộ nghịch lưu điều chế 3 pha 6 bước 1200 có thể dùng để điều khiển động cơ PMSM ( điều khiển
tốc độ ) như hình 13.9

Hình 13.9 Điều khiển PMSM dùng bộ nghịch lưu điều chế 3 pha 6 bước 1200

Hình 13.10 Hướng của lực từ tác động lên trục rotor PMSM

84
• Khi bộ nghịch lưu điều chế ba pha, sáu bước 120 ° trong hình 13.9 tạo điện áp ba pha đối với cuộn
dây stato của PMSM, dòng điện chạy trong cuộn dây stator, tạo ra từ trường quay (tức là từ thông)
theo gia số 60 ° (tức là 360 ° chia cho sáu bước hoán vị trong sơ đồ điều chế sáu bước 120 °). Tốc
độ quay của từ thông tại stator tỷ lệ thuận với tần số của điện áp được tạo ra bởi bộ nghịch lưu
(tức là tần số nghịch lưu điều khiển finv.). Sự tương tác giữa từ thông stator và từ trường rotor (tức
là từ thông tạo ra bởi nam châm vĩnh cửu) tạo ra mô-men xoắn tại trục PMSM làm cho rôto quay.
Hình 13.10 cho thấy hướng của lực từ liên quan đến từ thông stator (ΦS) trong mỗi bước trong một
chu kỳ hoán vị của điều chế 120 ° sáu bước. Hình này cũng cho thấy hướng của các đường của lực
từ liên quan đến từ thông rôto (ΦR) tại thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi bước trong chu kỳ hoán
vị hoàn chỉnh của điều chế 120 ° sáu bước, tạo ra một mô-men xoắn nhất định tại trục động cơ
PMSM.

• Điều khiển PMSM sử dụng bộ nghịch lưu điều chế ba pha, sáu bước 120 ° có nhược điểm rất
lớn và không được sử dụng trong các ứng dụng thực tế. Ba nhược điểm chính được liệt kê
dưới đây:
- Tốc độ quay PMSM chỉ có thể được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh dần dần tần số của điện
áp được áp dụng cho các cuộn dây của stato PMSM (tức là tần số nghịch lưu finv) để tránh
rotor PMSM bị thoát ra khỏi sự đồng bộ hóa. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể và đột ngột nào về
tần suất của điện áp đặt vào cuộn dây stato của PMSM gây ra từ thông ở stato đột ngột quay
với tốc độ nhanh hơn và rôto bị thoát ra khỏi đồng bộ vì quán tính của nó và của tải (nếu có).
Nói cách khác, mômen xoắn cần thiết để tăng tốc rôto trong tình huống này vượt quá mô-men
xoắn được tạo ra bởi PMSM. Bởi vì điều này, để tốc độ quay PMSM đến giá trị mong muốn
sẽ rất chậm
- Bất kỳ sự gia tăng đáng kể và đột ngột nào về tải trọng cơ học tác dụng lên PMSM sẽ làm cho
rotor bị thoát ra khỏi đồng bộ hóa. Điều này là do sự thiếu kiểm soát đối với mô-men xoắn do
PMSM tạo ra. Do đó, nó không thể được điều chỉnh theo yêu cầu khi tải đưa vào PMSM thay
đổi đột ngột, do đó làm cho rotor bị thoát khỏi đồng bộ hóa.
- Độ lớn của điện áp do bộ nghịch lưu ba pha tạo ra phải được điều chỉnh liên tục cùng lúc với
tần số của chúng để duy trì tỷ lệ V / f là hằng số. Điều này là cần thiết để ngăn cản sự bão hòa
của từ thông stator PMSM hoặc từ thông stator khỏi trở nên quá yếu. Bạn sẽ thấy trong bài tập
2 rằng việc lắp đặt encoder trên trục của PMSM để đo vị trí và tốc độ của rotor sẽ loại bỏ
những nhược điểm này và cho phép bộ nghịch lưu điều chế ba pha, sáu bước 120 ° được sử
dụng hiệu quả hơn nhiều để kiểm soát PMSM.

85
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
18. Kết nối PMSM và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa (belt)
19. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI và bộ IGBT Chopper/Inverter. Kết nối bộ DACI với máy tính
chạy phần mềm LVDAC thông qua dây nối USB
20. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Power Supply.
21. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 13.11. Nguồn DC thay đổi được sử dụng nguồn ra từ bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Cáp kết nối giữa bộ nghịch lưu, các cổng đo dòng
và PMSM dùng cáp có vỏ bọc chống nhiễu (shield)

Hình 13.11 Sơ đồ thí nghiệm động cơ PMSM

22. Tín hiệu điều khiển đóng cắt truyền từ bộ DACI đến bộ IGBT Chopper/Inverter qua cáp DB9 (9
pin) (bộ DACI đóng vai trò bộ điều khiển), các kết nối thêm từ PMSM đến bộ DACI và bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply như hình 13.12. Cổng Thermistor output kết nối
để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt có thể xảy ra của bộ PMSM

Hình 13.12 Kết nối tín hiệu điều khiển từ bộ DACI đến module IGBT Chopper/Inverter

86
23. Bật công tắc nguồn cấp Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Bật phần mềm LVDAC-
EMS trên máy tính
24. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Metering, thực hiện các điều chỉnh để có thể đo được tốc độ
của PMSM thông qua việc đọc tín hiệu Encoder
25. Trong cửa sổ Data Acquisition and control setting, chọn A/B Encoder (PPR) là 2048
26. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ BLDC Motor/PMSM và thực hiện các cài đặt sau:
- Function chọn Three phase Six-Step 1200 Modulation Inverter. Lựa chọn này sẽ làm cho bộ
DACI gửi tín hiệu điều khiển theo phương pháp 6 bước 1200 đến bộ IGBT qua cáp tín hiệu
DB9
- Phase Sequence chọn Fwd (1-2-3)
- Frequency chọn 5 hz. Thông số này qui định tần số đóng cắt truyền đến bộ nghịch lưu
- Q1-Q6 : Six-Step 1200 Modulation
27. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn DC Voltage Source
- Voltage Control chọn Knob
- Voltage chọn 12 V
- Thermistor Type chọn LV3
- Nhấn nút Start bắt đầu cấp nguồn
28. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM nhấn Start để bắt đầu
29. Kết quả nhận được là PMSM quay với tốc độ 100rpm
30. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM tăng thật chậm tần số điều khiển lên 120hz, mỗi lần tăng 2-
3hz.
Nếu PMSM bắt đầu rung lên thì nhấn Stop cả bộ điều khiển lẫn nguồn cấp từ bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply và thực hiện lại từ bước 11 với tần số ban đầu là 5hz, tăng từ từ
tần số lên với tốc độ chậm tăng chậm hơn
31. Kết quả nhận được là PMSM quay với tốc độ 2400rpm khi tần số là 120hz
32. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM giảm thật chậm tần số điều khiển xuống 60hz, mỗi lần giảm
2-3hz. Ở tần số 60hz tốc độ của PMSM là 1200rpm
33. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM tăng đột ngột tần số từ 60hz lên 70hz. Quan sát động co9
PMSM.
Động cơ PMSM sẽ rung lên và dừng, mất đồng bộ do sự gia tăng đột ngột về tần số điều khiển
34. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM. Nhấn Stop dừng bộ điều khiển
35. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Nhấn Stop ngưng cung cấp nguồn
DC
Kết luận : Động cơ PMSM có thể hoạt động được với bộ nghịch lưu 3 pha 6 bước 1200, tuy
nhiên chỉ điều khiển thay đổi tốc độ với đáp ứng rất chậm và thực tế không áp dụng phương
pháp này

87
II. ĐỘNG CƠ BLDC

A. Điều khiển động cơ BLDC dùng bộ nghịch lưu 6 bước 1200

• Như đã đề cập ở phần đầu, thuật ngữ động cơ BLDC dùng để chỉ một PMSM với dây quấn hình
thang được cấp nguồn bởi bộ nghịch lưu ba pha. Động cơ BLDC là được sử dụng trong ngành công
nghiệp ngày nay trong phạm vi rộng các ứng dụng đòi hỏi một định mức công suất nhỏ (1 kW trở
xuống), chẳng hạn như ổ cứng máy tính và làm mát quạt, đầu đĩa DVD, máy giặt và xe điện nhỏ (ví
dụ: xe đạp điện). Tuy nhiên, mặc dù động cơ BLDC vượt trội hơn động cơ một chiều (chổi than)
thông thường thì độ phức tạp và chi phí cao của chúng Động cơ BLDC cũng ngăn cản việc thay thế
động cơ một chiều thông thường với chi phí thấp (trong các ứng dụng mà những ưu điểm của động
cơ BLDC so với động cơ một chiều thông thường không đáng kể).

• Loại điều chế phổ biến nhất được sử dụng để điều khiển bộ nghịch lưu ba pha trong động cơ BLDC
là loại điều chế sáu bước 120 °. Hình 13.13 cho thấy sơ đồ khối của một động cơ BLDC điển hình.

Hình 13.13 Sơ đồ điều khiển động cơ BLDC dùng bộ nghịch lưu 3 pha 6 bước 1200

• Như hình 13.13, động cơ BLDC bao gồm 1 PMSM được điều khiển bằng bộ nghịch lưu điều chế
sáu bước 120 ° cộng với một bộ encoder nối với trục của PMSM. Các tín hiệu đầu ra của bộ
encoder , được gắn nhãn U, V và W, được đưa vào Bộ nghịch lưu để thiết lập tần số và góc pha
của điện áp xoay chiều do bộ nghịch lưu tạo ra để tối ưu hóa hoạt động của PMSM.

• Nhiều loại encoder có sẵn để xác định vị trí của rotor trong động cơ. Để điều khiển đúng tần số và
góc pha của điện áp xoay chiều được tạo ra bởi bộ nghịch lưu trong động cơ BLDC, encoder cung
cấp tín hiệu được sử dụng để xác định tốc độ chính xác của rotor và cung cấp vị trí rotor thô (tức
thông tin khu vực góc rotor đang hiện diện). Các thiết bị đơn giản chẳng hạn như cảm biến Hall
thường được sử dụng để làm encoder vì chúng rẻ tiền và tin cậy

• Hình 13.14 cho thấy cách triển khai đơn giản của encoder trong động cơ BLDC. Như bạn có thể
thấy, encoder bao gồm ba cảm biến vị trí, được gắn nhãn U, V và W, được gắn tại cuối stator cách
nhau 60 °. Tín hiệu đầu ra của mỗi cảm biến vị trí là tín hiệu mức cao (trạng thái logic 1) khi cực
bắc (North) của rotor nam châm vĩnh cửu hướng về phía cảm biến và là tín hiệu mức thấp (trạng
thái logic 0) khi cực Nam (south) của nam châm vĩnh cửu rôto hướng về phía cảm biến.

88
• Hình 13.15 thể hiện kết quả tín hiệu đầu ra U,V,W khi PMSM quay cùng chiều kim đồng hồ. Các
tín hiệu này thay đổi mức cao, thấp liên tục và tần số tỷ lệ với tốc độ rotor. 3 tín hiệu này lệch pha
do vị trí lắp lệch nhau trên Stator

Hình 13.14 Hoạt động của cảm biến Hall trong động cơ BLDC

Hình 13.15 Tín hiệu ngõ ra U,V,W của cảm biến Hall

• Hình 13.15 thể hiện kết quả tín hiệu đầu ra U,V,W khi PMSM quay cùng chiều kim đồng hồ. Các
tín hiệu này thay đổi mức cao, thấp liên tục và tần số tỷ lệ với tốc độ rotor. 3 tín hiệu này lệch pha
do vị trí lắp lệch nhau trên Stator

89
• Phương pháp điều khiển dùng bộ nghịch lưu 6 bước 1200 kết hợp cảm biến Hall là phương pháp
điều khiển BLDC thay thế cho việc điều khiển động cơ DC truyền thống

Hình 13.15 BLDC motor thay thê cho động cơ DC truyền thống

B. Điều khiển động cơ BLDC dùng bộ nghịch lưu 3 pha 6 bước điều rộng xung (PWM)

Hình 13.16 Sơ đồ khối điều khiển động cơ BLDC dùng bộ nghịch lưu PWM

• Sử dụng PWM sáu bước thay vì điều chế 120 ° sáu bước để điều khiển bộ nghịch lưu ba pha trong
động cơ BLDC cho phép nguồn điện một chiều biến đổi cung cấp điện cho động cơ được thay thế
bằng nguồn điện một chiều điện áp cố định. Điều này là do việc sử dụng PWM trong bộ nghịch lưu
cho phép điều chỉnh độ lớn của điện áp đặt vào cuộn dây stator PMSM dùng đầu vào điều khiển
chu kỳ làm việc (Duty Cycle) (tốc độ) của bộ nghịch lưu. Do đó, điều này phù hợp với nhu cầu loại
bỏ nguồn điện một chiều có điện áp thay đổi .

90
• Hình 13.17 cho thấy các tín hiệu điều khiển chuyển mạch cho từng khóa công suất trong bộ nghịch
lưu PWM ba pha, sáu bước khi chuyển mạch High-side được dùng. High-side có nghĩa là các tín
hiệu đóng cắt được gửi đến các khóa công suất dương (Q1,Q2,Q3) trong khi tín hiệu điều khiển
xung chữ nhật gửi đến các khóa công suất âm (Q4,Q5,Q6). Biên độ điện áp đầu ra của bộ nghịch
lưu sẽ tỷ lệ với chu kỳ làm việc, do duty cycle trong trường hợp này là 50% nên biên độ điện áp
ngõ ra sẽ = 50% (điện áp DC đầu vào /2)

Hình 13.17 Tín hiệu điều khiển đóng cắt các khóa công suất trong bộ nghịch lưu PWM
với chu kỳ làm việc 50% dùng chuyển mạch high-side

91
• Hình 13.18 cho thấy các tín hiệu điều khiển chuyển mạch cho từng khóa công suất trong bộ nghịch
lưu PWM ba pha, sáu bước khi chuyển mạch Low-side được dùng. Low-side có nghĩa là các tín
hiệu đóng cắt được gửi đến các khóa công suất âm (Q4,Q5,Q6) trong khi tín hiệu điều khiển xung
chữ nhật gửi đến các khóa công suất dương (Q1,Q2,Q3). Biên độ điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu
sẽ tỷ lệ với chu kỳ làm việc, do duty cycle trong trường hợp này là 75% nên biên độ điện áp ngõ ra
sẽ = 75% (điện áp DC đầu vào /2)

Hình 13.18 Tín hiệu điều khiển đóng cắt các khóa công suất trong bộ nghịch lưu PWM
với chu kỳ làm việc 75% dùng chuyển mạch low-side

Kết luận : Việc thay đổi chu kỳ làm việc (duty cycle ) trong phương pháp PWM sẽ làm biên độ điện
áp ngõ ra thay đổi, làm biên độ dòng điện cung cấp cho cuộn dây stator PMSM thay đổi tạo ra lực
quay và cả tốc độ thay đổi

92
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

1. Kết nối PMSM và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI và bộ IGBT Chopper/Inverter. Kết nối bộ DACI với máy tính
chạy phần mềm LVDAC thông qua dây nối USB
3. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Dynamometer
4. Chạy phần mềm LVDAC trên máy tính
5. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Trong menu Tools lựa chọn
Friction Compensation Calibration rồi nhấn Ok. Bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply sẽ quay động cơ PMSM với các tốc độ khác nhau để nhận dạng hệ số ma sát để sau này
hiển thị moment cho đúng. Kết thúc quá trình calibration, khởi động lại bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply bằng cách tắt và bật nguồn, các thông số nhận dạng được sẽ được
hệ thống ghi lại
6. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Chọn chế độ hoạt động là Power Supply
7. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thực hiện các cài đặt sau :
- Function chọn BLDC Motor. Điều này làm bộ điều khiển là bộ nghịch lưu 6 bước 1200 hoặc
bộ nghịch lưu PWM kết hợp thêm encoder hồi về
- Control Mode chọn Six-Step 1200 Modulation. Lựa chọn này sẽ làm bộ DACI hoạt động
như một bộ điều khiển 6 bước 1200
- Direction of Rotation chọn Fwd
- Status đang là Stopped
8. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 13.19. Nguồn DC thay đổi được sử dụng nguồn ra từ bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Cáp kết nối giữa bộ nghịch lưu, các cổng đo dòng
và PMSM dùng cáp có vỏ bọc chống nhiễu (shield)

Hình 13.19 Sơ đồ thí nghiệm động cơ BLDC với bộ nghịch lưu 6 bước 1200

9. Tín hiệu điều khiển đóng cắt truyền từ bộ DACI đến bộ IGBT Chopper/Inverter qua cáp DB9 (9
pin) (bộ DACI đóng vai trò bộ điều khiển), các kết nối thêm từ PMSM đến bộ DACI và bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply như hình 13.20. Cổng Thermistor output kết nối
để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt có thể xảy ra của bộ PMSM

93
Hình 13.20 Kết nối tín hiệu điều khiển từ bộ DACI đến module IGBT Chopper/Inverter

10. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn DC Voltage Source
- Voltage Control chọn Knob
- Voltage chọn 20 V
- Thermistor Type chọn LV3
- Đảm bảo Status đang là Stopped
11. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Metering, thực hiện các điều chỉnh để có thể đo được tốc độ
của PMSM thông qua việc đọc tín hiệu Encoder (A+,B+)
12. Trong cửa sổ Data Acquisition and control setting, chọn A/B Encoder (PPR) là 2048

VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ BLDC VỚI BỘ NGHỊCH LƯU 3 PHA 6 BƯỚC 1200

13. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start


14. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM nhấn Start
15. Kết quả nhận được là BLDC quay với tốc độ 1068rpm theo chiều kim đồng hồ (CW)
16. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply tăng thật chậm thông số Voltage từ
20V lên đến 80V. Quan sát giá trị dòng điện vào Stator và tốc độ động cơ
94
Kết quả nhận được là động cơ BLDC quay với tốc độ 5100rpm khi điện áp vào là 80V
17. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply giảm thông số Voltage xuống 20V
để động cơ quay chậm lại. Sau đó đột ngột tăng giá trị này lên 80V, quan sát tốc độ của động cơ
BLDC
Kết quả nhận được là động cơ BLDC tăng tốc nhanh lên tốc độ 5100rpm
18. Thay đổi giá trị Voltage từ 0-10V mỗi bước 2V và thay đổi từ 10-90V mỗi bước 10V. Ghi nhận
lại tốc độ của động cơ BLDC. Bảng số liệu như hình 13.21

Hình 13.21 Tốc độ động cơ BLDC thay đổi khi điện áp nguồn thay đổi
19. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM nhấn Stop
20. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply giảm thông số Voltage xuống 20V
21. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM control thay đổi Direction of Rotation thành Rev. Rồi nhấn
Start
22. Lặp lại bước 18. Kết quả như hình 13.22

Hình 13.22 Tốc độ động cơ BLDC thay đổi theo chiều CCW khi điện áp nguồn thay đổi
23. Trong cửa sổ BLDC Motor/PMSM nhấn Stop
24. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop

95
VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ BLDC VỚI BỘ NGHỊCH LƯU 3 PHA 6 BƯỚC PWM

25. Chỉnh sửa kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 13.23. Nguồn DC cố định với 3 bộ Pin mắc nối
tiếp cho giá trị điện áp khoảng 150VDC. Các kết nối khác đều được giữ nguyên

Hình 13.23 Sơ đồ thí nghiệm động cơ BLDC với bộ nghịch lưu 6 bước PWM

26. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Chọn chế độ hoạt động là Dynamometer
27. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thực hiện các cài đặt sau :
- Function chọn BLDC Motor.
- Control Mode chọn Low-Side Six-Step PWM. Lựa chọn này sẽ làm bộ DACI hoạt động như
một bộ điều khiển 6 bước PWM low-side
- Switching Frequency chọn 20000hz
- Direction of Rotation chọn Fwd
- Duty Cycle chọn 0%
- Acceleration Time và Deceleration Time chọn 0s
- Status là Stopped
28. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn Negative Constant-Torque Prime Mover/Brake
- Torque Control chọn Knob
- Torque chọn 0.00 N.m
- Thermistor Type chọn LV3
- Đảm bảo Status đang là Stopped
29. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Start
30. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng duty cycle lên 50% quan sát tốc độ của động cơ
BLDC và dòng điện chảy trong cuộn dây Stator
Kết quả nhận được là động cơ BLDC quay với tốc độ 4750rpm
31. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start để bắt đầu thay đổi
moment tải vào động cơ BLDC. Thay đổi giá trị torque từ 0 đến -0.5N.m. Ghi nhận giá trị dòng

96
nguồn DC, giá trị tốc độ và Moment của động cơ BLDC. Nhấn Stop trong cửa sổ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply, Nhấn Stop trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control

Hình 13.24 Bảng kết quả

Hình 13.25 Đường đặc tính cơ của động cơ BLDC

Kết luận : Việc vận hành động cơ BLDC dùng bộ nghịch lưu 3 pha 6 bước 1200 hay 3 pha 6
bước PWM kết hợp tín hiệu Encoder hồi tiếp đều cải thiện rõ ràng khả năng điều khiển tốc độ
cũng như đáp ứng tốt với sự thay đổi đột ngột về tốc độ

97
III. BỘ ĐIỀU KHIỂN VECTOR CHO ĐỘNG CƠ PMSM DRIVE

A. Bộ điều khiển PMSM drive với phương pháp V/f là hằng số

Hình 13.26 Bộ Điều khiển PMSM drive dùng phương pháp V/f là hằng số

• Như Hình 13.26 cho thấy, PMSM drive bao gồm một nghịch lưu ba pha, một PMSM và một bộ điều
khiển PWM thông thường (không phải bộ điều khiển PWM sáu bước như trong động cơ BLDC) với
đặc tính tỷ số V/f không đổi là hằng số. Ngoài ra, lưu ý rằng không cần encoder trên trục của PMSM.
Tốc độ quay theo phương pháp này tỷ lệ thuận với tần số của điện áp được áp đặt lên cuộn dây stato,
được xác định bởi giá trị của tần số nghịch lưu (finv.) đầu vào cho bộ điều khiển PWM. Chiều quay
của động cơ được xác định bởi thứ tự pha của điện áp do bộ nghịch lưu ba pha tạo ra. Các từ thông
quay được tạo ra ở stator của PMSM theo tỷ lệ V / f không đổi giống với từ thông được tạo ra tại stato
của một máy điện đồng bộ thông thường. Ngoài ra, khi gặp tải thì PMSM drive cũng tương tự như
máy đồng bộ. Điều này có nghĩa là độ trễ của từ thông rotor trong quan hệ với từ thông stator tỷ lệ với
mômen tải đặt vào trục máy. Mômen tải càng cao thì độ trễ của từ thông rotor càng lớn trong mối
quan hệ với từ thông stator.

• Bộ điều khiển PMSM với phương pháp V/f là hằng số tồn tại 2 nhược điểm lớn làm cho phương pháp
này không thể dùng làm phương pháp điều khiển PMSM drive:
- Tốc độ quay của PMSM trong ổ PMSM tỷ lệ V / f không đổi có thể chỉ được thay đổi bằng cách
điều chỉnh dần tần số của điện áp được áp dụng cho các cuộn dây stator (tức là tần số nghịch
lưu) để tránh rotor bị kéo ra khỏi đồng bộ. Bất kỳ sự thay đổi đột ngột về tần số của điện áp đặt
vào cuộn dây stator của bộ điều khiển PMSM sẽ làm cho từ thông được tạo ra ở stator đột ngột
quay với tốc độ nhanh hơn và rotor bị kéo ra khỏi đồng bộ vì quán tính của nó và của tải (nếu
có). Việc thay đổi tốc độ diễn ra chậm
- Bất kỳ sự gia tăng đáng kể và đột ngột nào về tải trọng cơ học tác dụng lên PMSM trong phương
pháp V / f là hằng số sẽ làm cho rôto bị kéo ra của sự đồng bộ hóa. Điều này là do thiếu kiểm
soát đối với mô-men xoắn được tạo ra bởi PMSM và do đó ta không thể điều khiển khi tải áp
dụng cho PMSM thay đổi đột ngột.

98
B. Bộ điều khiển PMSM drive với phương pháp điều khiển Vector

Hình 13.27 Bộ Điều khiển PMSM drive dùng phương pháp điều khiển Vector

• Bộ điều khiển PMSM dùng phương pháp điều khiển vectơ có cấu trúc liên kết rất giống với động cơ
BLDC. Bộ điều khiển PMSM dùng phương pháp điều khiển vectơ bao gồm một bộ nghịch lưu ba
pha, một PMSM và một bộ encoder hồi tiếp như trong động cơ BLDC. Tuy nhiên, encoder trong bộ
điều khiển vectơ PMSM khác với bộ encoder trong động cơ BLDC, sẽ được đề cập trong phần tiếp
theo. Hơn nữa, bộ điều khiển véc tơ PMSM drive phức tạp hơn nhiều so với bộ điều khiển trong động
cơ BLDC. Bộ điều khiển véc tơ PMSM drive bao gồm cả tín hiệu hồi tiếp tốc độ và dòng điện và sử
dụng cả điều khiển vectơ và điều chế vectơ không gian để tối ưu hóa hiệu suất của bộ điều khiển. Đặc
biệt, việc sử dụng điều khiển vector trong vòng lặp hồi tiếp dòng điện loại bỏ các nhược điểm liên
quan đến PMSM drive với tỷ lệ V/f là hằng số được mô tả trong phần trước bằng cách cung cấp kiểm
soát tối ưu mô-men xoắn do PMSM tạo ra.

Hoạt động của Encoder trên trục quay


• Bộ mã hóa trục trong PMSM drive điều khiển véc tơ phải cung cấp tín hiệu cho phép đo đạc được vị
trí rotor với độ chính xác cao hơn nhiều so với các tín hiệu được cung cấp bởi encoder trong động cơ
BLDC. Điều này là do vectơ thuật toán điều khiển được sử dụng trong bộ điều khiển PMSM drive yêu
cầu chính xác hơn nhiều việc phản hồi vị trí rôto so với bộ điều khiển điều chế 120 ° sáu bước hoặc
Bộ điều khiển sáu bước PWM được sử dụng trong động cơ BLDC. Encoder được sử dụng phổ biến
nhất bộ mã hóa trong PMSM drive điều khiển vectơ là Encoder tương đối (increment encoder) và
resolver

Hình 13.28 Tín hiệu Encoder

99
• Encoder trên trục rotor cung cấp tín hiệu A,B,Z. Xung A để đếm khoảng cách đã dịch chuyển, xung B
sớm pha hay trễ pha cho biết chiều quay. Xung Z tạo ra 1 xung / vòng dành cho việc điều khiển về
Home trong máy móc

Mục tiêu của bộ điều khiển PMSM drive dùng phương pháp điều khiển Vector
Để tối ưu hóa hoạt động, bộ điều khiển PMSM drive điều khiển vectơ theo đuổi hai mục tiêu chính
sau đây:
1. Duy trì mối quan hệ góc giữa hướng của từ thông quay ở stator và từ thông ở rotor không đổi, để từ
thông stato luôn vượt trước từ thông rotor 90 ° khi PMSM hoạt động như một động cơ. Cái này đảm
bảo rằng mô-men xoắn do PMSM tạo ra là tối ưu cho dòng điện có độ lớn bất kỳ cấp vào các cuộn
dây của stator PMSM. Điều này đạt được bằng cách sử dụng vòng hồi tiếp dòng điện trong bộ điều
khiển PMSM để điều khiển dòng điện stator. Vòng điều khiển dòng điện sử dụng điều khiển vector.
2. Duy trì tốc độ quay của PMSM càng gần càng tốt với tốc độ yêu cầu dù có sự thay đổi ở tải cơ học
trên trục động cơ PMSM. Mục tiêu này đạt được bằng cách sử dụng vòng hồi tiếp tốc độ được triển
khai trong bộ điều khiển PMSM drive.

Hình 13.29 Sơ đồ khối bộ điều khiển PMSM drive điều khiển Vector

Kết luận : Với việc sử dụng vòng hồi tiếp tốc độ cũng như dòng điện và tính chất phức tạp
của bộ điều khiển, bộ điều khiển PMSM drive cho khả năng điều khiển tốc độ và Moment
rất tốt, là một trong những bộ điều khiển được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp
hiện nay (Servo speed control)

100
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Trước khi thực hiện thí nghiệm này, đo điện áp trên mỗi module Pin dùng đồng hồ VOM. Nếu điện
áp không tải của Pin dưới 51.2V thì phải sạc pin rồi mới sử dụng

1. Kết nối PMSM và bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply dùng dây curoa (belt)
2. Cấp nguồn 24VAC cho bộ DACI và bộ IGBT Chopper/Inverter. Kết nối bộ DACI với máy tính
chạy phần mềm LVDAC thông qua dây nối USB
3. Kết nối Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply với máy tính chạy phần mềm LVDAC
thông qua dây nối USB. Chế độ hoạt động chọn Dynamometer
4. Chạy phần mềm LVDAC trên máy tính
5. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Chọn Function là CW Constant-
Speed Prime Mover/Brake và Speed là 1800rpm. Chạy chế độ này trong vòng 5-10 phút, dừng
hoạt động và chuyển qua bước kế tiếp ngay lập tức
6. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Trong menu Tools lựa chọn
Friction Compensation Calibration rồi nhấn Ok. Bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power
Supply sẽ quay động cơ PMSM với các tốc độ khác nhau để nhận dạng hệ số ma sát để sau này
hiển thị moment cho đúng. Kết thúc quá trình calibration, khởi động lại bộ Four-Quadrant
Dynamometer / Power Supply bằng cách tắt và bật nguồn, các thông số nhận dạng được sẽ được
hệ thống ghi lại
7. Trên bộ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply. Chọn chế độ hoạt động là Power Supply
8. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thực hiện các cài đặt sau :
- Function chọn PMSM Drive. Điều này làm cho bộ DACI và khối IGBT/Chopper Inveter là
bộ điều khiển PMSM
- Control Mode chọn Constant V/f Ratio.
- Switching Frequency chọn 20000hz
- Direction of Rotation chọn Fwd
- Frequency chọn 5hz. Tần số của dòng điện qua dây quấn Stator
- Knee Peak Voltage (% of DC Bus/2 ) là 100% . Biên độ điện áp ngõ ra tại điểm cánh chỏ
quan hệ điện áp-tần số đạt 100% điện áp DC bus /2
- Knee frequency chọn 300hz. Tần số tại điểm cánh chỏ điện áp dạt tới 300hz
- Low-Speed Boost Vottage (% of DC Bus/2 ) là 20%. Ngăn chặn biên độ điện áp bị tụt xuống
dưới 20% khi tốc độ thấp, điều này đảm bảo điện áp đủ lớn để động cơ có thể vượt qua quán
tính và quay
- Modulation type chọn Sinusoidal Pulse-Width Modulation. Làm cho bộ nghịch lưu 3 pha tạo
sóng sin điện áp
- Accleration time và Deceleration Time chọn 0s
- Q1-Q6 là PWM
- Status đang là Stopped

9. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 13.30. Nguồn DC cố định với 3 bộ Pin mắc nối tiếp cho giá
trị điện áp khoảng 150VDC. Cáp kết nối giữa bộ nghịch lưu, các cổng đo dòng và PMSM dùng
cáp có vỏ bọc chống nhiễu (shield)

101
Hình 13.30 Sơ đồ thí nghiệm bộ điều khiển PMSM drive dùng phương pháp V/f là hằng số

10. Tín hiệu điều khiển đóng cắt truyền từ bộ DACI đến bộ IGBT Chopper/Inverter qua cáp DB9 (9
pin) (bộ DACI đóng vai trò bộ điều khiển), các kết nối thêm từ PMSM đến bộ DACI và bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply như hình 13.31. Cổng Thermistor output kết nối
để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt có thể xảy ra của bộ PMSM

Hình 13.31 Các kết nối hồi tiếp và điều khiển

102
Kết nối A+,B+,Z+ encoder output của động cơ PMSM về A encoder, B encoder và Sync. Digital
Inputs của bộ DACI. Kết nối này không cần thiết khi dùng phương pháp điều khiển V/f là hằng
số nhưng được dùng để chỉ thị vị trí góc của rotor PMSM như 1 hàm của thời gian.
Kết nối tín hiệu U,V,W encoder output về Analog inputs 1,2,3 của bộ DACI. Kết nối này không
cần thiết khi dùng phương pháp điều khiển V/f là hằng số nhưng có thể dùng tín hiệu encoder U
như một tín hiệu kích hoạt khi quan sát dạng sóng trên Osciloscope
Analog output 1 cung cấp tín hiệu chỉ thị vị trí góc của rotor PMSM. Độ lớn của tín hiệu này
liên quan đến góc vị trí của rotor PMSM. Khi PMSM đang quay, một tín hiệu sóng sin đại diện
cho vị trí góc của rotor thu được ở Analog output 1. Bằng cách đo độ lệch pha giữa tín hiệu sóng
sin đại diện cho vị trí góc của rotor PMSM và một trong các sóng sin dòng điện chảy qua cuộn
dây stator của PMSM, có thể xác định mối quan hệ góc giữa từ thông tại stator và từ thông tại
rotor. Trên bộ DACI, kết nối của analog output 1 đến Analog Input 4 cho phép quan sát tín hiệu
thể hiện vị trí góc của rôto PMSM.
Trên bộ DACI, kết nối Analog input 1 đến Analog input 5 cho phép quan sát tín hiệu U từ
encoder của PMSM.

11. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn Negative Constant-Torque Prime Mover/Brake
- Torque Control chọn Knob
- Torque chọn 0.00 N.m
- Thermistor Type chọn LV3
- Pulley Ratio chọn 24:12
- Đảm bảo Status đang là Stopped
12. Trong cửa sổ Metering thực hiện cài đặt để xem được dòng IU (analog input 1)
13. Trong cửa sổ Data Acquisition and control setting, chọn A/B Encoder (PPR) là 2048. Cài đặt
Range Setting cho I1 là High

Bộ điều khiển PMSM hoạt động với phương pháp V/f là hằng số

14. Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start


15. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Start
Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM là 100rpm

16. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng từ từ Frequency lên 240hz
Nếu trong quá trình tăng tần số, động cơ PMSM bắt đầu rung lên thì nhấn Stop để dừng, thực
hiện lại bước 16 bắt đầu từ 5hz với sự thay đổi tần số chậm hơn
Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM là 4800rpm

17. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control giảm từ từ Frequency về 120hz
Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM là 2400rpm

103
18. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng Frequency lên 140hz, quan sát động cơ và nhận
xét
19. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Stop
20. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop
Kết quả nhận được : động cơ PMSM rung lên, bị kéo ra khỏi đồng bộ do sự thay đổi đột
ngột về tần số

21. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start


22. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control , Frequency là 5hz. Nhấn Start
Cảnh báo : Khi thực hiện các bước kế tiếp, giá trị dòng điện chảy trong cuộn dây Stator có thể
vượt quá dòng điện của PMSM, vì vậy cần thực hiện các bước kế tiếp với thời gian ngắn nhật để
ngăn chặn động cơ PMSM có thể bị quá nhiệt
23. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng từ từ Frequency lên 180hz
24. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Oscilloscope, quan sát dòng điện IU (input I1), tín hiệu chỉ
thị vị trí góc Rotor PMSM (Analog input 4) và tín hiệu U từ trục encoder (Analog input 5)
Chọn tín hiệu U của trục encoder PMSM (Analog input 5) làm nguồn kích hoạt của
Oscilloscope và đặt Trigger level thành 1 V. Ngoài ra, hãy đặt Time Base để quan sát khoảng
một chu kỳ của mỗi tín hiệu. Cuối cùng, nhấp vào nút để hiển thị các con trỏ dọc, sau đó đặt
Channel Data để vị trí của mỗi con trỏ dọc được chỉ định như một góc pha.
25. Trên Oscilloscope, điều chỉnh vị trí của con trỏ dọc 1 để nó cắt dạng sóng của dòng điện IU tại
thời điểm nó đi qua điểm 0 với độ dốc dương, sau đó điều chỉnh vị trí của con trỏ dọc 2 để nó
giao với dạng sóng của tín hiệu chỉ ra vị trí góc của Rotor PMSM tại thời điểm nó đi qua điểm 0
với độ dốc dương. Hình 13.32 cho thấy một ví dụ về những gì bạn nên quan sát trên
Oscilloscope khi vị trí của mỗi con trỏ dọc đã được điều chỉnh. Chênh lệch góc pha  được chỉ
ra trong phần Channel Data của Oscilloscope biểu thị sự dịch chuyển pha giữa dòng sóng sin IU
và tín hiệu sóng sin cho biết vị trí góc của rotor PMSM.

Hình 13.32 Dạng sóng quan sát trên Oscilloscope

104
26. Mở cửa sổ Data Table, cài đặt để có thể ghi nhận moment T, dòng điện IU và độ lệch góc pha 
27. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply thay đổi Moment tải từ 0 đến
-0.55N.m với bước thay đổi 0.05 N.m
Đối với mỗi giá trị mô-men tải, hãy điều chỉnh lại vị trí của con trỏ dọc 1 để nó cắt dạng sóng
của dòng điện IU tại thời điểm nó đi qua điểm 0 với độ dốc dương, sau đó điều chỉnh lại vị trí
của con trỏ dọc 2 để nó giao với dạng sóng của tín hiệu chỉ ra vị trí góc của Rotor PMSM tại
thời điểm nó đi qua điểm 0 với độ dốc dương. Sau đó ghi nhận các giá trị cần đo vào bảng Data
Table
28. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Stop
29. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop
Trong cửa sổ Data Table, hãy lưu dữ liệu đã ghi, sau đó xuất nó sang một bảng tính. Lưu dữ liệu
với tên điều khiển PMSMđã dùng ( PMSM drive với phương pháp tỷ lệ V / f không đổi).

Trong ứng dụng bảng tính, nhân mỗi độ lệch góc pha  giữa các con trỏ dọc của Oscilloscope
với 180 Hz, sau đó chia kết quả cho tần số mạng điện xoay chiều (50). Kết quả là góc khác biệt
S-R giữa chiều của từ thông stator và chiều của từ thông rotor.

Trong khoảng trống bên dưới, ghi lại sự chênh lệch góc S-R giữa chiều của từ thông stator và
chiều của từ thông rotor khi lượng mômen T do PMSM tạo ra bằng 0,00 N. m (0,00 lbf · in). Vì
từ thông của rotor phải được điều chỉnh bằng từ thông stator (tức là, độ chênh lệch góc S-R
phải bằng 0 °) khi momen T bằng 0,00 N · m (0,00 lbf · in), góc sự khác biệt S-R bên dưới đại
diện cho sai số trong các giá trị khác biệt về góc S-R. Giá trị này phải được trừ cho mỗi giá trị
đo được của chênh lệch góc S-R để thu được giá trị đã hiệu chỉnh (thực tế) chênh lệch góc S-
R,corrected giữa hướng của từ thông stator và hướng của từ thông rotor (phép tính này là thực hiện
ở bước tiếp theo).

Trong ứng dụng bảng tính, hãy thêm hai tham số mới vào kết quả: sai lệch góc đã hiệu chỉnh
S-R,corrected và tỷ lệ mô-men xoắn trên mỗi ampe T/I (tính bằng N.m / A hoặc theo lbf. in / A).

Để tính toán chênh lệch góc đã hiệu chỉnh S-R,corrected , lấy S-R trừ đi sai số . Các giá trị kết
quả tương ứng với chênh lệch góc đã hiệu chỉnh (thực tế) S-R,corrected giữa chiều của từ thông
stator và chiều của từ thông rotor đối với các tải khác nhau được tạo ra bởi PMSM.

Để tính toán tỷ lệ mô-men xoắn trên mỗi ampe T⁄ I, hãy chia mỗi lượng của mô-men xoắn T do
PMSM tạo ra với giá trị hiệu dụng tương ứng của dòng điện IU chạy trong các cuộn dây của
stator PMSM. Kết quả này tương ứng với từng giá trị Moment tạo ra, tỷ số T/I càng lớn chứng
tỏ sự hiệu quả trong việc chuyển đổi dòng điện thành moment

105
Hình 13.33 Bảng kết quả ghi nhận dùng phương pháp V/f là hằng số

Bộ điều khiển PMSM hoạt động với phương pháp điều khiển Vector

30. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thực hiện các cài đặt sau :
- Function chọn PMSM Drive.
- Control Mode chọn Vector Control. Điều này làm cho bộ DACI và khối IGBT/Chopper
Inveter là bộ điều khiển Vector
- Switching Frequency chọn 20000hz
- Direction of Rotation chọn Fwd
- Status đang là Stopped

Speed Control
- Command input chọn Knob.
- Speed Command chọn 0 r/min
- Accleration time (0 to 6000r/min) và Deceleration Time(6000 to 0 r/min) chọn 0s
- Controller Prop. Gain (Kp3) chọn 25
- Controller Int. Gain (Ki3) chọn 2

Vector Control
- Direct Current (Id) Command là 0A. Thông số này xác định giá trị hiệu dụng mà bộ điều
khiển PMSM giữ cho thành phần dòng Id của dòng điện xoay chiều cấp vào cuộn dây Stator
- Quadature Current Limit (Iqlimit) parameter chọn 3.5A. Thông số này xác định giá trị hiệu
dụng mà bộ điều khiển PMSM giới hạn cho thành phần dòng Iq của dòng điện xoay chiều
cấp vào cuộn dây Stator
- Rotor Magnetic Flux Control Prop. Gain (Kp1) là 0.1

106
- Rotor Magnetic Flux Control Int. Gain (Ki1) là 0.05
- Torque Control Prop. Gain (Kp2) là 0.2
- Torque Control Int. Gain (Ki2) là 0.05

PWM Inveter
- Q1 - Q6 chọn PWM

31. Kết nối sơ đồ thí nghiệm như hình 13.34. Nguồn DC cố định với 3 bộ Pin mắc nối tiếp cho giá
trị điện áp khoảng 150VDC. Cáp kết nối giữa bộ nghịch lưu, các cổng đo dòng và PMSM dùng
cáp có vỏ bọc chống nhiễu (shield). Trong sơ đồ này, các cổng đo E4, I3,I4 dùng đo đạc các
thông số của mạch PMSM liện quan điều khiển Vector

Hình 13.34 Sơ đồ thí nghiệm bộ điều khiển PMSM drive dùng phương pháp điều khiển Vector

32. Tín hiệu điều khiển đóng cắt truyền từ bộ DACI đến bộ IGBT Chopper/Inverter qua cáp DB9 (9
pin) (bộ DACI đóng vai trò bộ điều khiển), các kết nối thêm từ PMSM đến bộ DACI và bộ
Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply như hình 13.35. Cổng Thermistor output kết nối
để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt có thể xảy ra của bộ PMSM
Kết nối A+,B+,Z+ encoder output của động cơ PMSM về A encoder, B encoder và Sync. Digital
Inputs của bộ DACI.
Kết nối tín hiệu U,V,W encoder output về Analog inputs 1,2,3 của bộ DACI.
Analog output 1 cung cấp tín hiệu chỉ thị vị trí góc của rotor PMSM. Độ lớn của tín hiệu này
liên quan đến góc vị trí của rotor PMSM. Khi PMSM đang quay, một tín hiệu sóng sin đại diện
cho vị trí góc của rotor thu được ở Analog output 1. Bằng cách đo độ lệch pha giữa tín hiệu sóng
sin đại diện cho vị trí góc của rotor PMSM và một trong các sóng sin dòng điện chảy qua cuộn
dây stator của PMSM, có thể xác định mối quan hệ góc giữa từ thông tại stator và từ thông tại
rotor. Trên bộ DACI, kết nối của analog output 1 đến Analog Input 4 cho phép quan sát tín hiệu
thể hiện vị trí góc của rôto PMSM.
Trên bộ DACI, kết nối Analog input 1 đến Analog input 5 cho phép quan sát tín hiệu U từ
encoder của PMSM.

107
Hình 13.35 Các kết nối hồi tiếp và điều khiển

33. Trong cửa sổ Data Acquisiton and Control Setting điều chỉnh Range cho I2,I3,I4 lên High
34. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và kiểm tra
các cài đặt sau:
- Function chọn Negative Constant-Torque Prime Mover/Brake
- Torque Control chọn Knob
- Torque chọn 0.00 N.m
- Thermistor Type chọn LV3
- Pulley Ratio chọn 24:12
- Nhấn Start
35. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Start
36. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng dần thông số Speed Command của bộ điều
khiển Vector lên 4800rpm

Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM tăng dần lên 4800rpm

37. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control giảm dần Speed Command xuống 2400rpm
Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM giảm dần xuống 2400rpm

38. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control tăng tức thời Speed Comamnd lên 4800rpm
108
Kết quả nhận được : Tốc độ của động cơ PMSM tăng tức thời lên 4800rpm

39. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply thay đổi lập tức giá trị moment tải
Torque là -0.2N.m . Quan sát tốc độ động cơ PMSM
Kết quả nhận được : động cơ PMSM giữ được tốc độ không đổi khi tăng moment tải

40. Trong cửa sổ Data Table, xóa tất cả dữ liệu cũ liên quan đến phương pháp V/f, thêm vào việc
ghi nhận dòng yêu cầu Iq Ref. từ bộ điều khiển PMSM (trong cửa sổ BLDC Motor / PMSM
Control)
41. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply thay đổi giá trị moment tải Torque
từ -0.05N.m đến -0.55 N.m với bước thay đổi -0.05N.m .
Đối với mỗi giá trị mô-men tải, hãy điều chỉnh lại vị trí của con trỏ dọc 1 để nó cắt dạng sóng
của dòng điện IU tại thời điểm nó đi qua điểm 0 với độ dốc dương, sau đó điều chỉnh lại vị trí
của con trỏ dọc 2 để nó giao với dạng sóng của tín hiệu chỉ ra vị trí góc của Rotor PMSM tại
thời điểm nó đi qua điểm 0 với độ dốc dương. Sau đó ghi nhận các giá trị cần đo vào bảng Data
Table bao gồm : Moment tải T, dòng điện IU chảy qua cuộn dây Stator, góc lệch  và dòng
điện lệnh yêu cầu Iq Ref. từ bộ điều khiển PMSM

42. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Stop


43. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Stop
Trong cửa sổ Data Table, hãy lưu dữ liệu đã ghi, sau đó xuất nó sang một bảng tính. Lưu dữ liệu
với tên điều khiển PMSM đã dùng ( PMSM drive với phương pháp điều khiển Vector).

Trong ứng dụng bảng tính, nhân mỗi độ lệch góc pha  giữa các con trỏ dọc của Oscilloscope
với 180 Hz, sau đó chia kết quả cho tần số mạng điện xoay chiều (50). Kết quả là góc khác biệt
S-R giữa chiều của từ thông stator và chiều của từ thông rotor.

Trong ứng dụng bảng tính, hãy thêm hai tham số mới vào kết quả: sai lệch góc đã hiệu chỉnh
S-R,corrected và tỷ lệ mô-men xoắn trên mỗi ampe T/I (tính bằng N.m / A hoặc theo lbf. in / A).

Hình 13.36 Bảng kết quả ghi nhận dùng phương pháp điều khiển Vector
109
Hình 13.37 Đồ thị tỷ lệ T/I trong 2 phương pháp điều khiển

Hình 13.38 Dòng điện đi vào dây quấn Stator trong 2 phương pháp điều khiển

110
Hãm tái sinh (Regenerative Braking) trong bộ điều khiển PMSM hoạt động với
phương pháp điều khiển Vector

Trong thí nghiệm này, PMSM sẽ hoạt động với tải ở tốc độ 4800rpm. Dừng động cơ PMSM
bất thình lình, quan sát dòng điện, Moment, công suất cơ, góc lệch giữa từ thông Stator và
Rotor

44. Trên phần mềm LVDAC mở cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply và thực hiện
các cài đặt sau:
- Function chọn Mechanical Load, lựa chọn này sẽ làm cho bộ Four-Quadrant Dynamometer
/ Power Supply thực hiện chức năng như 1 tải cơ khí
- Load Type chọn Fly Wheel (tải bánh đà với moment quán tính lớn)
- Inertia chọn 0.025kg.m2 . Chọn moment quán tính cho tải
- Friction torque chọn 0.02N.m
- Thermistor Type chọn LV3
- Pulley Ratio chọn 24:12
- Đảm bảo Status đang là Stopped
45. Trong cửa sổ Metering cài đặt để có thể đo dòng DC Bus IDC (input I2) và công suất PDC
(metering function PQS2 (E2,I2)
46. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply nhấn Start
47. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control nhấn Start
48. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thay đổi Speed Command lên thành 4800rpm
49. Trong cửa sổ Four-Quadrant Dynamometer / Power Supply đo đạc tốc độ, Moment và Công
suất cơ PM của động PMSM. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control đo dòng lệnh Iq Ref.
Trong cửa sổ Metering đo dòng DC Bus IDC (input I2) và công suất PDC
Kết quả nhận được : tốc độ là 4800rpm, moment 0.2N.m, công suất cơ 101W, dòng DC bus
là 0.731 A, công suất PDC là 111W, dòng Iq Ref.=1.09A

50. Trong cửa sổ BLDC Motor/ PMSM control thay đổi Speed Command xuống thành 2400rpm.
Quan sát trên Oscilloscope độ lệch góc của từ trường Stator và từ trường rotor, quan sát dấu của
dòng điện Iq Ref. và Moment tạo ra bởi PMSM
Khi thay đổi tốc độ bộ điều khiển véc tơ đột ngột giảm từ 4800 rpm xuống 2400 rpm, cực tính
của dòng điện lệnh Iq Ref. bị đảo ngược do đó làm đảo chiều của từ trường stator trong PMSM.
Điều này làm cho stator từ trường trễ so với từ trường của rotor 90 ° thay vì sớm hơn 90 ° và do
đó làm cho mô-men T do PMSM tạo ra ngược chiều (nghĩa là làm cho hướng của mô-men xoắn
T bị đảo lại). Do đó, PMSM bắt đầu hoạt động như một máy phát điện và tốc độ bắt đầu giảm.
Khi tốc độ PMSM giảm xuống 2400 vòng / phút, cực của Iq Ref. đảo ngược một lần nữa (tức là
nó trở nên dương), do đó đảo ngược hướng của từ trường stator trong PMSM một lần nữa. Điều
này làm cho từ trường stator sớm hơn từ trường rotor 90 ° và do đó gây ra mô-men T được tạo
ra bởi PMSM trở nên dương (tức là, làm cho chiều của mômen quay T ngược lại). Do đó,
PMSM tiếp tục hoạt động như một động cơ để duy trì tốc độ PMSM ở 2400 vòng / phút.

111

You might also like