You are on page 1of 5

Trường ĐH SPKT TPHCM Môn học: TT Điện Ô Tô 2

Khoa Cơ Khí Động Lực Mã MH: PABE331233


BM: Điện-Điện tử ô Tô Nhóm: 01 Lớp: 211454B
Thành viên:
Dương Thế Trọng - 21145534
Nguyễn Thế Hào
Lê Quốc Vinh - 21145554
Trần Đăng Luân

PHIẾU THỰC HÀNH


HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ
Mục tiêu bài học:
+ Vẽ và giải thích được các mạch điện nguyên lý của các hệ thống đèn tín hiệu trên xe.
+ Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng cụm bộ phận trên các hệ thống điện đèn tín hiệu trên xe
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống đèn tín hiệu trên ô tô.
+ Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn và chứng nhận các hư hỏng trên hệ thống.
+ Vận hành hệ thống, đề xuất cải thiện.
+ Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến điện
ô tô.
I) Chuẩn bị:
Bảng vật tư:
STT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Đèn tín hiệu 2
2 Đèn báo pha 1
3 Công tắc tổ hợp 1
4 Flasher 1
5 Công tắc Hazard 1
6 Dây điện Cấp khi cần
7 Cầu chì Cấp sau khi tính toán
8 Đồng hồ đo 1

II) Đo kiểm:
- Kiểm tra và xác định tình trạng đèn tín hiệu:
+ Tất cả đèn tín hiệu điều hoạt động.
+ Độ sáng ổn định.
- Kiểm tra đèn báo rẽ:
+ Cả hai bên đều hoạt động.
+ Độ sáng ổn định.
- Kiểm tra công tắc tổ hợp:
+ Công tắc tổ hợp trên mô hình vẫn còn đủ.
+ Các nút đều đúng với chức năng.
+ Nút “LOCK” cửa sổ phụ vẫn đúng chức năng nhưng không còn giữ được trạng thái lock
khi buôn tay.
- Kiểm tra công tắc Hazard:
+ Công tắc hoạt động bình thường.
+ Vẫn đúng chức năng.
- Kiểm tra flasher:
+ Hoạt động tốt.
+ Chớp đều.
Thiết kế vẽ mạch và trình bày nguyên lý hoạt động:
- Vẽ mạch:
- Trình bày nguyên lý hoạt động:
+ TAIL: Cấp nguồn vào chân số 3, sau khi chọn Tail dòng chạy từ 3 sang 1, cấp dòng cho
cuộn dây trong relay làm đóng công tắc relay. Dòng chạy qua công tắc đến vị trí đèn Tail và
về mass.
+ Bật công tắc xe, dòng chân IG của Flasher, khi bật công tắc thì thông dòng đến vị trí đèn
về mass.
+ FOG: Nguồn cấp đến cuộn dây relay, làm đóng công tắc relay đến vị trí đèn FOG về mass,
còn mass cuộn dây nói về chân 11.
Tính toán:
Tính theo đèn hazard:
- Với công suất mỗi bóng đèn là 21W. Trái – Phải được mắc song song. Và mỗi bên đều mắc
song song.
U = Utrái = Uphải = 12V
I1 bóng đèn = P/U = 21/12 = 1.75 (A)
Tổng cường độ dòng điện:
Itổng = 1.75 x 4 = 7 (A)
Dòng điện khi chọn cầu chì với hệ số an toàn 1.6:
Ifuse = Itổng x 1.6 = 11.2 (A).
Ta chọn cầu chì 15A.
Lắp mach và vận hành:
Kiểm tra các chế độ hoạt động:

+ Đèn Xinhan hoạt động đúng.


+ Đèn Tail hoạt động đúng.
+ Đèn FOG hoạt động đúng.
+ Đèn Hazard hoạt động đúng, khi bật hazard thì xinhan không hoạt động. Tắt hazard thì
xinhan vẫn hoạt động bình thường.
III) Cập nhật
Hệ thống đèn tín hiệu Toyota Camry 2002
Mạch điện có thêm 2 cầu chì cùng đèn báo về taplo. Tuy nhiên vẫn dùng flasher 8 chân giống như
trên.
IV) Kết luận và đề nghị
Mô hình thực hành tuy nhỏ nhưng đã khá đầy đủ về hệ thống đèn tín hiệu trên ô tô. Cung cấp đủ
lượng kiến thức cho sinh viên.
Mô hình cơ bản để phát triển thêm nhiều điều mới mẻ cho các hệ thống sau này.

You might also like