You are on page 1of 3

ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KỲ II

Năm học 2016-2017


I. Lý thuyết
Câu 1: Thế nào là vật nhiễn điện? Vật nhiễm điện có những khả năng nào?
- Một vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện (vật có mang điện tích).
- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Qui ước về vật mang
điện tích dương và vật mang điện tích âm?
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương (+) và điện tích âm (–).
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Qui ước:+ Điện tích ở thanh thủy tinh cọ xát với lụa là điện tích dương (+).
+ Điện tích ở thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô là điện tích âm (–).
Câu 3: Dòng điện là gì? Chiều dòng điện trong mạch điện như thế nào?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 4 : Nguồn điện là gì? Đặc điểm của nguồn điện?
- Nguồn điện là bộ phận cung cấp dòng điện lâu dài.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín nối liền các thiết bị điện với
hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 5: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ. Dòng điện trong kim loại là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: bạc, vàng, đồng, nhôm, sắt, thủy ngân, các dung dịch axit, bazờ…
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.Ví dụ: cao su, sứ, thủy tinh, nước nguyên chất

- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 6: Dòng điện có những tác dụng nào? Trình bày những tác dụng đó?
- Dòng điện có những tác dụng là: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học,
tác dụng sinh lý.
+ Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên.
Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
+ Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát
quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
+ Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
+ Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học vì khi đi qua dung dịch muối đồng nó có
thể tạo thành lớp đồng bám vào thỏi than nối với cực âm của nguồn điện.
+ Tác dụng sinh lý: Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật. Cần hết
sức thận trọng khi sử dụng điện.
Câu 7: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị cường độ dòng điện? Dụng cụ đo cường độ dòng điện?
- Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng
điện càng lớn.
- Đơn vị cường độ dòng điện là: ampe (A).; - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
Câu 8: Vẽ sơ đồ và trình bày các bước tiến hành đo cường độ dòng điện qua bóng đèn.
- Các bước tiến hành: - Sơ đồ mạch điện: + – K
+ Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp.
+ Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế đúng vạch số 0.
+ Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn. + A –
+ Mắc chốt dương (+) của ampe kế với cực dương của nguồn
và chốt âm của ampe kế với cực âm của nguồn.
+ Đóng công tắc, đợi cho kim đứng yên đọc kết quả ở vạch chia gần nhất.
Câu 9: Hiệu điện thế hai hai đầu dụng cụ điện có tác dụng gì? Đơn vị hiệu điện thế? Dụng cụ đo hiệu
điệu thế là gì?
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện tạo ra dòng điện chạy qua dụng cụ đó.
- Đơn vị hiệu điện thế là: Vôn (V). - Dụng cụ đo hiệu điện thế là Vônkế.
Câu 10: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện và ghi trên dụng cụ điện cho biết gì?
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi
chưa mắc vào mạch.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện chỉ hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động b/thường.
Câu 11: Vẽ sơ đồ và trình bày các bước tiến hành đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn.
+
- Các bước tiến hành: - Sơ đồ: K
+ Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp. K
+ Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim vôn kế đúng vạch số 0. K
+ Mắc vôn kế song song với hai đ6ù bóng đèn.
+ Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn. + V –
+ Đóng công tắc, đợi cho kim đứng yên đọc kết quả ở vạch chia gần nhất.
Câu 12: Giới hạn gây nguy hiểm đến cơ thể của con người khi sử dụng điện? Nêu tác dụng của cầu
chì trong mạch điện?
- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, hoặc
làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể con người.
- Cầu chì là dụng cụ tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt là đoản
mạch.
Câu 13:
a- Hai bóng đèn mắc nối tiếp b- Hai bóng đèn mắc song song
I + – I + –

Đ1 Đ2 I1 Đ1
Ta có: Ta có: Đ2
I2
I = I1 = I2 I = I1 + I2
U = U 1 + U2 U = U1 = U2
* Nếu tháo bỏ một đèn thì đèn còn lại tắt vì mạch hở. * Nếu tháo bỏ một đèn thì đèn còn lại vẫn
sáng vì mạch kín.

II. BÀI TẬP.


1. Trong các phân xưởng dệt ,người ta thường treo những tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao .
Làm như vậy có tác dụng gì ? Hãy giải thích ?
2. Giải thích tại sao người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở Xăng ( dầu ) và thả đầu
kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ?
4. Tại sao trên nóc nhà cao tầng người ta thường dựng một cây sắt dài nhô lên cao và nối với mặt đất
bằng một dây dẫn?
5. Biết rằng khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện Âm .Hỏi tóc nhiễm điện gì ?
Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ? Vì sao khi chải tóc đôi
khi thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
6. Để tránh chập điện gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện trong gia đình , người ta
thường mắc thêm cầu chì vào mạng điện .Hãy quan sát và cho biết nguyên tắc hoạt động của
cầu chì ?
7. Khi cầu chì trong gia đình bị đứt ,một số người dùng dây đồng để thay cho cầu chì .
Làm như vậy đúng hay không ? Tại sao ?
8. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a/ Nếu có nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì sự cố gì xãy ra? Vì sao?
9. a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song,
công tắc đóng.
b) Trong mạch điện trên, nếu tháo bớt một bóng đèn thì bóng đèn còn lại co sáng
hay không?
Hướng dẫn: a) Hình vẽ hai bóng đèn mắc song song.
b) Đèn còn lại vẫn sáng vì mạch kín.
10. a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc.
b) Nếu đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu hai trong số các trường hợp
thường gặp và cách khắc phục. I + –
Hướng dẫn: a)

b) Hai trường hợp thường gặp – cách khắc phục:


- Bóng đèn bị đứt dây tóc, thay đổi bóng đèn. - Các mối nối chưa kín, kiểm tra nối lại.
11. Cho mạch điện như hình vẽ: biết số chỉ của ampe kế A là 0,35A; của ampe kế A1
là 0,12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
A + – Hướng dẫn I + –
I2 = I – I 2 K
A1 A
= 0,35 – 0,12
A2
12. Vẽ sơ đồ mạch điện dùng đồng thời cả ampe=kế và vôn kế để đo
0,23A
cường độ dòng điện và hiệu điện thế của bóng đèn.
V

You might also like