You are on page 1of 9

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


MÔN VẬT LÍ – KHỐI 9
PHẦN 1. MỤC TIÊU:
1, Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện. Sự phụ thuộc
của điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Công suất điện, công của
dòng điện.

2, Kĩ năng: Vận dụng được định luật Ôm và công thức R , công thức tính công, công
suất để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi. Trả lời được các câu
hỏi liên quan tới các hiện tượng vật lí đã học
3, Thái độ: Cẩn thận, trung thực
PHẦN 2. NỘI DUNG ÔN TẬP:
A. LÍ THUYẾT:
Câu 1: Nêu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch?
- Sự phụ thuộc: I tỉ lệ thuận với U (I tăng thì U cũng tăng, I giảm thì U giảm)
- Hệ thức: U1/U2 = I1/I2
- Đồ thị: dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ O
Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức của định luật ôm? Và cho biết ý nghĩa, đơn vị của từng đại
lượng trong công thức?’
- Nội dung: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa 2 đầu dây
và tỉ lệ nghịch với điện trở
- Công thức: I = U/R
+ I: Cường độ dòng điện (A) – đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện
+ U: Hiệu điện thế (V)
+ R: Điện trở (Ôm) – đặc trưng cho tính cản trở dòng điện
Câu 3: Viết các hệ thức liên hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương
đương trong đoạn mạch nối tiếp và trong đoạn mạch song song.
- Trong đoạn mạch nối tiếp:
I = I1 = I2 = … = In
U = U1 + U2 + … + Un
Rtđ = R1 + R2 + … + Rn

Doan Thi Diem Secondary School Page 1 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

U1/R1 = U2/R2 => U1/U2 = R1/R2


NX: Rtđ luôn lớn hơn các điện trở thành phần
- Trong đoạn mạch song song:
I = I1 + I2 + … + In
U = U1 = U2 = … = Un
1/R = 1/R1 + 1/R2 + … + 1/Rn
NX: Rtđ luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần
Câu 4: Viết công thức tính điện trở của dây dẫn khi biết tiết diện, chiều dài và điện trở suất
của nó.
R = p.l/S với + p: điện trở suất (Ôm m)
+ l: chiều dài dây dẫn (m)
+ S: tiết diện dây dẫn (m2)
+ R: điện trở dây dẫn (Ôm)
1mm2 = 10-6m2
R tỉ lệ thuận chiều dài (R1/R2 = I1/I2)
R tỉ lệ nghịch tiết diễn (R1/R2 = S2/S1)
Cho bán kính r  S = Pi.r2
Cho đường kính d  S = Pi.(d/2)2 = Pi.d2/4
Chú ý: Điện trở suất càng nhỏ thì vật dẫn điện càng tốt
Câu 5: Cấu tạo và hoạt động của biến trở?
- Bộ phận chính: Con chạy (hoặc tay quay); cuộn dây dẫn có điện trở suất lớn và quấn quanh
lõi sứ
- Kí hiệu: 4 kí hiệu
- Hoạt động: Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch dựa vào mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa
điện trở vào chiều dài dây
Khi dịch chuyển con chạy:
+ Chiều dài dây 1 tăng  điện trở R tăng  cường độ dòng điện I giảm  thiết bị tối hơn
+ Chiều dài dây 1 tăng  điện trở R giảm  cường độ dòng điện I tăng  thiết bị sáng hơn
Câu 6: Ý nghĩa của số vôn và số oát trên các thiết bị điện? Viết biểu thức tính công suất điện
và điện năng sử dụng?

Doan Thi Diem Secondary School Page 2 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

- Ý nghĩa: Số vôn = Hiệu điện thế định mức  Khi mắc thiết bị vào nguồn điện = Uđm thì
thiết bị hoạt động bình thường
- Số oát = công suất định mức = công suất điện của thiết bị khi hoạt động bình thường
P = U.I
P = I2.R
P = U2/R
P = A/t
Đơn vị W
Công thức điện năng sử dụng (công của dòng điện):
A = P.t = U.I.t = I2.R.t = t.U2/R
Đơn vị: kWh, J
1 số điện = 1kWh = 3,6.106 J

B. BÀI TẬP THAM KHẢO


DẠNG 1: ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP – ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước phương án trả
lời đúng nhất
Câu 1: Phát biểu nào đúng với định luật Ôm:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và
tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
B. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với
cường độ dòng điện chạy qua dây.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và
điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây
dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Câu 2: Đồ thị nào cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với
hiệu điện thế (U) giữa hai đầu I (A) I (A)
I (A)I dây (A)

dẫn đó?
A. Hình A. B. Hình B. 0
h.A U(V) 0
h.B U(V) 0
h.C U(V) 0
h.D U(V)

C. Hình C. D. Hình D.
Câu 3: Trong một đoạn mạch mắc nối tiếp

Doan Thi Diem Secondary School Page 3 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

A. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở là như nhau.
B. Các điện trở có giá trị bằng nhau.
C. Cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.
D. Cường độ dòng điện qua các điện trở có giá trị khác nhau.
Câu 4: Với mạch điện nối tiếp có 3 điện trở, công thức nào dưới đây là đúng:
A. Rtd = R1. B. Rtd = R1+ R2. C. Rtd = R1+ R3. D. Rtd = R1+ R2 + R3.
Câu 5: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hệ thức nào sau đây là đúng:

A. . B. . C. . D. .
Câu 6: Trong dàn đèn chớp dùng để trang trí có một bóng đèn tự động chớp nháy. Sự chớp,
nháy của bóng đèn này kéo theo sự chớp nháy của toàn bộ bóng đèn. Hỏi bóng đèn chớp nháy
tự động mắc ở đâu thì tác dụng của nó là tốt nhất ?
Bóng đèn chớp nhát tự động mắc ở bất kì vị trí nào thì tác dụng của nó cũng là tốt nhất
Câu 7: Các công thức sau đây, công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai
điện trở mắc song song ?

A. R = R1 + R2. B.R= . C. . D. R = .
Câu 8: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?

A. U = U1 = U2. B. U = U1 + U2. C. . D. .
Câu 9: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Mối quan hệ giữa cường độ
dòng điện qua mỗi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn

A. = . B. = . C. I1.R2 = I2.R1. D. I1.I2 = R2.R1.


Câu 10: Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W, 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình
thường ta mắc song song vào nguồn điện
A. 220V. B. 110V. C. 40V. D. 25V.
II. TỰ LUẬN
Câu 11: Cho hai điện trở R1 = 24Ω và R2 = 16Ω
mắc nối tiếp.
R1 R2
Tóm tắt:
R1 = 24 Ôm A B
R2 = 16 Ôm
a) Rtđ = ?
b) U = 16V

Doan Thi Diem Secondary School Page 4 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

I = ?A
U1 = ?V; U2 = ?V
a. Tính điện trở tương đương R12 của đoạn mạch.
Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch là
Điển trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = R1+R2 = 24+16 = 40 (Ôm)
b. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U
= 16V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và
hiệu điện thế trên hai đầu mỗi điện trở.
Cường độ dòng điện trong mạch là:
U 16
I= = = 0,4 (A)
R tđ 40
Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 là:
U1 = I.R1 = 0,4.24 = 9,6 (V)
Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2 là:
U2 = I.R2 = 0,4.16 = 6,4 (V)
(hoặc U2 = U – U1)

Câu 12: Cho mạch điện như hình vẽ bên, trong đó


R1 = 15Ω, R2 = 10Ω, ampe kế chỉ 1,5A.
Tóm tắt:
R1 = 15 Ôm
R2 = 10 Ôm
I = 1,5A
a) U = ?V
b) I1 = ?A; I2 = ?A
a. Tính hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
I/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 = 1/15 + 1/10 = 1/6
=> Rtđ = 6 Ôm
Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là:
U = I.Rtđ = 1,5.6 = 9 (V)
b. Tìm cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Vì 2 điện trở mắc song song nên:
U = U1 = U2 = 9V
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là:
U1 9
I1 = = = 0,6 (A)
R 1 15
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là:
U2
I2 = = 1,5 – 0,6 = 0,9 (A)
R2

Câu 13 (Bỏ): Cho mạch điện như hình vẽ:

Doan Thi Diem Secondary School Page 5 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

Biết R1 = 15Ω, R2 = 8Ω, R3 = 12Ω, U = 10V.


Tính R23, R, I, I23, U23, U2, I2

Câu 14 (Bỏ): Cho mạch điện như hình vẽ bên:


Biết R1=12 , R2= 15, R3 = 10, UMN= 12(v)
a) Tính điện trở tương dương của mạch điện MN
b) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
c) Tính hiệu điện thế hai đầu dây mỗi điện trở.
d) Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở có giá trị bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn: Cần xác định cấu trúc của mạch, sau đó vận dụng công thức tính điện trở, định
luật ôm cho mạch song song, nối tiếp để tìm các đại lượng bài yêu cầu
DẠNG 2: BIẾN TRỞ VÀ ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN.
I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước phương án trả
lời đúng nhất
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn?
A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
C. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu làm dây.
D. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào chất liệu làm dây
Câu 16: Hệ thức nào dưới đây biểu thị đúng mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với
chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn:

A. B. C. D.
Câu 17: Khi di chuyển con chạy về phía trái thì :
C Ñ
A. độ sáng của bóng đèn không thay đổi. + _
Rx
B. độ sáng của bóng đèn tăng dần.
C. độ sáng của bóng đèn giảm dần.
D. lúc đầu độ sáng của bóng đèn giảm sau đó tăng dần.
Câu 18: Một dây dẫn bằng nhôm (điện trở suất  = 2,8.10-8m) hình trụ, có chiều dài l =
6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở của dây là:

A. 5,6.10-4. B. 5,6.10-6. C. 5,6.10-2. D. 5,6.10-8

Doan Thi Diem Secondary School Page 6 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

r = d/2 = 1mm
Chú ý: V = S.l
m = D.V = D.S.l
l = m/D.S
Câu 19: Người ta đo điện trở của một dây đồng và một dây vofram, có cùng chiều dài và
tiết diện. Điện trở của chúng lần lượt là: R1 = 3,4, R2 = 11. Nhận định nào sau đây là
đúng:
A. Vonfram dẫn điện tốt hơn đồng.
B. Đồng có điện trở suất lớn hơn vonfram.
C. Đồng có điện trở suất nhỏ hơn vonfram vì R1 nhỏ hơn R2.
D. Đồng có điện trở suất nhỏ hơn vonfram và nó sẽ dẫn điện kém hơn.

DẠNG 3: CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG


I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước phương án trả
lời đúng nhất
Câu 20: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết :
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng
C. Điện năng mà gia đình sử dụng
D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng
Câu 21: Đơn vị của công suất là:
A. Oát.giờ. B. Oát. C. Jun. D. Kilooat. giờ
Một bóng đèn có ghi (220V - 75W). Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn
được mắc vào hiệu điện thế.
A. nhỏ hơn 220V B. lớn hơn 220V C. bằng 220V D. bằng 110V
Câu 22: Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ
0,2A. Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là
A. 0,6 J B. 0,6W C. 15W D. 2,8W.
Câu 23: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
A. Jun (J). B. Niuton (N). C. Kilôoat giờ (kWh). D. Oat giây
(Ws).

Doan Thi Diem Secondary School Page 7 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022

Câu 24: Trong quạt điện, điện năng được chuyển hóa thành
A. nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. B. cơ năng và năng lượng ánh sáng.
C. cơ năng và hóa năng. D. cơ năng và nhiệt năng.
II. TỰ LUẬN
Câu 25: Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường
độ là 400mA.
Tóm tắt:

a) Tính công suất và điện trở của bóng đèn khi đó.
Đổi 400mA = 0,4A
Công suất của bóng đèn là:
P = U.I = 220.0,4 = 88 (W)
Điện trở của bóng đèn khi đó là:
U 220
R= = = 550 (Ôm)
I 0,4
b) Bóng đèn này được sử dụng như trên, trung bình 8 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng mà
bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị jun và số đếm tương ứng của công tơ điện.
Điện năng mà bóng đèn tiêu thụ là:
A = P.t = 88W.30 ngày.8 giờ.3600 giây = 76032000 (J)
Số đếm công tơ là: N = A/(3,6.10 mũ 6) = 76032000/(3,6.10 mũ 6) = 21,12 kWh
c) Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày sử dụng bóng đèn, biết trung bình 1 số điện giá 4000
đồng
Tiền điện phải trả trong 30 ngày sử dụng bóng đèn là:
T = 21,12.4000 = 84480 (Đồng)

Hướng dẫn: a, Tính công suất theo công thức P = U.I


b) Tính lượng điện năng tiêu thụ theo công thức A = P .t
c, Đổi đơn vị của A sang kwh để tính tiền điện
Câu 26: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của
công tơ điện tăng thêm 1,5 số.
a) Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng.
Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là:
A = 1,5kWh = 1,5.1000W.3600s = 5,4.106 (J) = 5400000 (J)
b) Công suẩt của bếp điện là bao nhiêu?
Công suất của bếp điện là:

Doan Thi Diem Secondary School Page 8 of 9


Trường THCS Đoàn Thị Điểm Năm học 2021 - 2022
A 5,4.106
P= = = 750 (W)
t 7200
c) Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên là bao nhiêu?
Cường độ dòng điện chạy qua bếp là
P 750
I= = = 3.41 (A)
U 220

Hướng dẫn: Tính lượng điện năng tiêu thụ theo công thức A = P .t
Tính công suất theo công thức P = U.I

Doan Thi Diem Secondary School Page 9 of 9

You might also like