You are on page 1of 23

ÔN THI VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

Đề 5413 6429

1) Mắc bóng đèn 9V -3W vào hai cực của ắc - quy 11V- 3Ω thì :
a. Đèn sáng mờ
b. Đèn sáng bình thường
c. Đèn sáng quá mức bình thường
d. Đèn không sáng
2) Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q trong điện trường, từ
điểm M đến N thì KHÔNG có đặc điểm nào sau đây ?
a. Bằng không, nếu M trùng với N
b. Tỉ lệ với q
c. Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo
d. Tỉ lệ với quảng đường dịch chuyển
3) Trong hệ SI, vị đo cường độ điện trường E là :
Vôn trên mét ( V/m)
4) Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 5.1 bằng R. Tính điện trở tương đương của
mạch theo R, khi dòng điện đi vào C và ra B.
a. R
b. 2R
c. R/2
d. 5R/8
5) Xét một đoạn dây thẳng, đặt trong từ trường đều, có dòng điện I chạy qua.
Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Đoạn dây dẫn luôn bị lực từ tác dụng
B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có phương hợp với đoạn dây đó một góc θ bất kì.
C. Chiều của lực từ được xác định theo qui tắc bàn tay trái.
D. Phương của lực từ luôn song song với đoạn dây đó
6) Có 3 dây dẫn thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có dòng
điện I1,I2,I3 chạy qua như hình 6.16. Dòng I1 và ,I2 được giữ chặt. Dòng I3 có
xu hướng:
a. Chuyển động lên trên
b. Chuyển động đi xuống
c. Chuyển động sang trái
d. Chuyển động sang phải
7) Một dây dẫn rất dài, đặt trong khong khí, có dòng điện I = 10 A chạy qua.
Sợi dây được uốn làm 3 phần như hình 6.12; bán kính cung tròn là 5,0 cm.
Cường độ từ trường tại tâm O của cung tròn:
A. 80 A/m
B. 50 A/m
C.25A/m
D.15 A/m
8) Điện trở R của một đoạn dây dẫn đồng chất tiết diện đều có đặc điểm :
a. Tỷ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu
b. Tỷ lệ thuận với đường kính tiết diện dây
c. Tỷ lệ nghịch với chiều dài của dây
d. Tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của dây
9) Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 5.1 bằng R. Tính điện trở tương đương của
mạch theo R, khi dòng điện đi vào C và ra B.
R/2
R
10) Khi nói về vector cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra tại
điểm M trong không khí, cách dòng điện I một khoảng h, phát biểu nào
sau đây là SAI?
𝝁𝟎 𝑰
a. Độ lớn : 𝑩 =
𝟒𝝅𝒉
b. Phương : vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện I và điểm M
c. Điển đặt: tại điểm khảo sát
d. Chiều: …….
11) Hai điện trở R1 = 20Ω , R2 = 40Ω ghépnối tiếpvào nguồn điện có hiệu điện
thế U = 24V. Hiệu điện thế U1,U2 ở hai đầu R1,R2 là:
a. U1 = 8V ; ,U2 = 16V
b. U1 = U2 = 12V
c. U1 = U2 = 24V
d. U1 = 16V ; ,U2 = 8V
12) Tính cường độ dòng điện qua mốt đèn ống, biết rằng cứ mỗi giây có
5,5.1017ion2+ đồng thời có 31.1017 ion- và các electron về đến các điện cực.
a. 0,32 A
b. 0,5 A
c. 0,67 A
d. 0,18 A
13) Hình 3.3 minh hoạ đường sức điện trường giữa 2 bản kim loại phẳng, đặt
song song với nhau. So sánh cường độ điện trường tại các điểm X,Y,Z.
a. EX < EY = EZ
b. EX > EY = EZ
c. EX = EY =EZ
d. EY > EX = EZ
14) Hình 4.13 minh hoạ các đường sức điện trường do hai quả cầu nhỏ Y và Z
gây ra. Kết luận nào sau đây là đúng?
a. Nếu đặt tại điểm X một proton thì proton sẽ chuyển động sang trái.
b. Y tích điện âm, Z tích điện dương
c. Y và Z cùng điện tích âm
d. Độ lớn điện tích của Y lớn hơn của Z

15) Trong hình 6.1, dòng điện I = 10A rất dài, đặt trong không khí. Điểm có
cường độ từ trường H = 8,0 A/m nằm cách dòng điện
a. 20 cm
b. 63 cm
c. 10 cm
d. 32 cm
16) Điện tích q di chuyển trong điện trường của điện tích Q, từ điểm M đến
điểm N, cách Q những khoảng rM,rN trong không khí. Biểu thức nào sau
đây tính công của lực điện trường?
𝟏
𝑨 = 𝒌𝒒𝑸( − )
𝟏 𝒓𝑵
𝒓𝑴

17) Trong hệ qui chiếu đang khào sát, chúng ta không nhận thấy sự có mặt
của từ trường ở xung quanh.
a. Các điện tích đứng yên
b. Các vật nhiễm từ
c. Các nam châm
d. Các dòng điện
18) Điện tích Q gây ra điện trường E = 2000 V/m tại điểm M cách nó một
khoảng
a. Tính cường độ điện trường do Q gây ra tại N cách Q một khoảng a/2
a. 4000 V/m
b. 1000 V/m
c. 500 V/m
d. 8000 v/m
19) Mắc nổi tiếp mốt bóng đèn 9V- 3W với mốt biến trở R vào hai cực của Ắc -
quy 12V- 4Ω. Cần phải điều chính R bằng bao nhiêu để đền sáng bình
thường?
a. 5 Ω
b. 32 Ω
c. 3 Ω
d. 27 Ω
20) Một bóng đèn ghi ( 6V- 6W) được mắc vào một nguồn điện có điện trở
trong là 1 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là:
a. 6 V
b. 11 V
c. 7 V
d. 18 V
21) Một dây chì ( làm cầu chì), có tiết diện ngang 1,6 mm2 sẽ chịu được dòng
điện tối đa là bao nhiêu, nếu mật độ dòng điện giới hạn của chì là 450
A/cm2
?
a. 9,6A
b. 4,5A
c. 7,2A
d. 16A

ĐỀ 5911 7165

Câu1: Điện tích điểm Q = - 5μC, đặt trong môi trường có hằng số điện môi
ε =2, gây ra vecto cường độ điện trường cách nó 30cm có độ lớn là
A.3,5.107 V/m
B.1,5.106 V/m
C.2,5.105 V/m
D.0,5.104 V/m

Câu2: Điểm P trong điện trường có điện thế Vp = 500 V, gốc điện thế ở vô
cùng. Tính công của lực điện trường khi điện tích q = -2μC dịch chuyển từ P
ra xa vô cùng.
A = 2,5 mJ
A = -2,5 mJ
A = -1,0 mJ
A = 1,0 mJ

Câu3: Khi nói về vecto cảm ứng từ do dòng điện I chạy trong vòng dây
dẫn tròn, bán kính R đặt trong không khí, gây ra tại điểm M nằm trên trục
vòng dây, cách tâm O một khoảng h, phát biểu nào sau đây là SAI?
Độ lớn : B=(μ0 I)/2πh

Câu4: Dòng điện không đổi 5,0A chạy qua đoạn dây kim loại. Số electron
tự do đi qua tiết diện ngang của dây trong 8,0 phút là.
A.1,5.1022
B.2,6.1021
C.4,7.1021
D.7,5.1022

Câu 5: Gắn cố định hai điện tích điểm, q1>0 tại điểm A, q2<0 tại điểm B
trong không khí, Gọi E1,E2 Lần lượt là cường độ điện trường do q1,q2 gây ra
tại trung điểm M của đoạn thẳng AB. Cường độ điện trường tổng hợp do cả 2
điện tích cùng gây ra tại M có độ lớn:
A.E= E2 - E1
B.E= E1 + E2
C.E= 0
D.E= E 1 - E2

Câu6: Trong không khí, đặt cố định hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ
lớn 0,5μC và cách nhau 2,0m. vecto cường độ điện trường tại trung điểm của
khoảng cách giữa hai điện tích.
A.Có độ lớn 9kV/m, hướng về phía điện tích âm.
B.Có độ lớn 9kV/m , hướng vuông góc với đường thẳng nối hai điện tích.
C.Có độ lớn 9kV/m , hướng về phía điện tích dương.
C.Triệt tiêu

Câu7: Dùng một loại dây dẫn để nối từ ổ cấm đến bóng đèn dây tóc 220V -
40W ( dây 1 ) và từ ổ cấm đến bếp điện 220V - 800W( dây 2).Khi chúng hoạt
động bình thường, hãy so sánh cường độ dòng điện I1,I2 trên mỗi dây
A. I1 = I2
B. I1 = 40I2
C. I2 = 8I1
D. I2 = 20I1

Câu8: Mắc nối tiếp đèn A ( 110V - 100W) với đèn B ( 110V - 50W) vào
mạng điện 220V thì
A.Cả 2 đèn đều sáng bình thường
B. Đèn A sáng mờ, đèn B sáng quá mức bình thường.
C.Cả 2 đèn đều sáng mờ
D. Cả 2 đèn đều sáng quá mức bình thường.
Câu 9: Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.2 đều bằng R. Viết biểu thức tính
điện trở tương đương của mạch khi dòng điện đi vào A và ra C.
A.R/2
B.5R/8
C.2R
D.R
Câu 10: Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.1đều bằng R. Viết biểu thức tính điện
trở tương đương của mạch khi dòng điện đi vào A và ra C.
A.R/2
B.5R/8
C.2R
D.R

Câu11: Đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường đều
và vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có phương.
A.Vuông góc với dây dẫn và vuông gốc với đường sức từ
B.Song song với dây dẫn
C.Song song với dây dẫn và vuông góc với các đường sức từ
D.Song song với các đường sức từ

Câu12: Điểm P trong điện trường có điện thế Vp = 500 V, gốc điện thế ở vô
cùng. Tính công của lực điện trường dịch chuyển điện tích q = -2μC từ P theo
một đường cong kín bất kì, rồi lại trở về P.
A. A = -5mJ
B.A = -1mJ
C.A = -2mJ
D.A = 0mJ

Câu 13: So sánh điện trở R1 và R2 của dây tóc bóng đèn 1 ( 110V -
50W)và dây tóc bóng đèn 2 ( 110V - 100W) khi chúng hoạt động bình thường
A.R2 = 2R1
B.R1 = R2
C.R2 = 4R1
D.R1 = 2R2

Câu14: Vecto cảm ứng từ trong lòng ống dây thẳng, dài ( soneloid) có đặc
điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với trục ống dây
B. Không thay đổi tại mọi điểm trong lòng ống dây
C.Tỉ lệ nghịch với mật độ vòng dây
D.Thay đổi theo khoảng cách từ điểm khào sát tới trục ông dây.

Câu 15: Một đoạn dây thẳng, đặt trong từ trường đều B = 0,5 Tvà song
song với các đường sức từ . Cho dòng điện I= 20A chạy qua dây dẫn. Tính độ
lớn của lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài dây dẫn.
0N

Câu 16: Đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm trong mặt phẳng tờ….đều có
các đường cảm ứng vuông góc với mặt giấy. Cho biết chiều của dòng I và
chiều của lực từ mô tả như hình 5.22 Hình nào sau đây mô tả SAI chiều của
A.Hình a
B.Hình b
C.Hình c
D.Hình d

Câu 17: Cố định điện tích điểm Q > 0 tại gốc toạ độ XYZ. So sánh độ lớn
vecto cường độ điện trường EA( 5;0) (m) và độ lớn vecto cường độ điện
trường EB ở điểm B ( -3; -4)(m).
A.EA < EB
B.EA = 2EB
C.EA > EB
D.EA = EB

Câu 18: Cầu chì sẽ bị đứt ngay khi mật độ dòng điện chạy qua dây chì là
450 A/cm2 . Một động cơ điện có dòng điện giới hạn với cường độ là 9,0 A thì
phải dùng dây chì có bán kính bao nhiêu để bảo vệ động cơ?
A.0,8 mm
B.0,2 mm
C.1,5 mm
D.2,7 mm

Câu 19: Có 4 dòng điện thẳng dài vô hạn, song song, sao cho mặt cắt …
tạo thành 4 đỉnh của một hình vuông cạnh a, như hình 6.14. biết rằng cường
độ dòng điện I1 = I2= I3 = I4 = I. Tính cảm ứng từ tại tâm O của hình vuông
theo I
B =0

Câu 20: Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.1 đều bằng R. Viết biểu thức tính
điện trở tương đương của mạch khi dòng điện đi vào A và ra D
R
ĐỀ 4443 7101
Câu 1:Gắn cố định hai điện tích điểm 4.10-7 C tại điểm A và 8,10-7 C tại điểm
B trong không khí. Độ lớn của vecto cường độ điện trường tổng hợp tại trung
điểm của đoạn thẳng AB=8cm là?
A.2,25.106V/m
B.7,25.106V/m
C.9.50.106V/m
D.3,50.106V/m
Câu 2:Người ta có thể bị điện giật nếu có dòng điện trên 50mA chạy qua cơ
thể. Điện trở của cơ thể người vào khoảng 1,0kΩ. Anh thợ điện với hai bàn
tay đầy mổ hôi có thể làm việc an toàn với hiệu điện thế tối đa là?
A.12V
B.50V
C.24V
D.60V
Câu 3:Một pin điện thoại có dung lượng 5000mAh. Nếu được nạp với dòng
1A thì phải nạp bao lâu? Cho rằng ban đầu pin hết sạch điện?
A.2 giờ
B.12 giờ
C.5 giờ
D. 24 giờ
Câu 4:Một đoạn dây thẳng AB=20cm đặt trong không khí ,có dòng điện
I=20A chạy qua. Tính cường độ từ trường tại điểm M trên trung trực của AB,
nhìn AB dưới góc 600?
A.115A/m
B.1,2.10-5A/m
C.1,0.10-5A/m
D.9,2A/m
Câu 5:Một acqui có dung lượng 10 Ah. Giả sử ban đầu acqui đã “no” điện,
cho acqui phóng điện qua một biến trở với dòng điện không đổi I=0,5A. Hỏi
sau bao lâu acqui sẽ hết điện?
A.20 giờ
B.10 giờ
C.5 giờ
D.2 giờ
Câu 6:Hai điểm A và B cách nhau một khoảng a trong không khí. Người ta
lần lượt đặt tại A các điện tích trái dấu q1 và q2 thì thấy cường độ điện
trường tại B lần lượt là E1=120 kV/m E2=80kV/m. Nếu đặt đồng thời tại A hai
điện tích trên thì cường độ điện trường tại B sẽ là?
A.200kV/m
B.80kV/m
C.120kV/m
D.40kV/m
Câu 7:Dòng điện không đổi I=8A chạy qua dây kim loại tiết diện S=10mm 2,
mật độ electron tự do n0=1022 /cm3 thì tốc dộ trôi v( tốc dộ định hướng)
của electron là?
A.4,0mm/s
B.10 mm/s
C.0,5mm/s
D.8,0mm/s
Câu 8:Mỗi ngày bạn sử dụng một quạt điện công suất 45W hoạt động liên tục
trong 8 giờ thì hang tháng phải trải bao nhiêu tiền điện cho việc sử dụng này?
Biết rằng một tháng có 30 ngày và giá mỗi kWh là 5000 đồng?
A.120 ngàn đồng
B.45 ngàn đồng
C.24 ngàn đồng
D.54 ngàn đồng
Câu 9:Một electron bay vào trong từ trường đều, bỏ qua ảnh hưởng của trọng
lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quỹ đạo của electron luôn là đường tròn.
B. Vận tốc của electron không đổi.
C. Quỹ đạo của electron luôn là đường thẳng.
D.Động năng của electron không đổi.
Câu 10: Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.2 bằng R. Tính điện trở tương đương
của mạch treo R, khi dòng điện đi vào A và ra B.
A.2R
B.5R/8
C.R/2
D.R
Câu 11:Một proton bay vào trong từ trường đều,bỏ qua ảnh hưởng của trọng
lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động năng của proton tăng dần
B.Tốc độ của proton không đổi.
CQuỹ đạo của proton luôn là đường thẳng
D.Quỹ đạo proton luôn là đường tròn.
Câu 12:Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại, giống hệt nhau, tích điện Q1 và Q2, đặt
tại A và B, lần lượt gây ra tại trung điểm M của AB các điện thế V1 và V2 (gốc
điện thế ở vô cùng). Nếu cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, rồi đưa về vị trí cũ thì
điện thế tổng hợp tại M bây giờ là?
A. V=V1-
V2
B.V1+V2/2
C.V=V1+V2
D.V1-V2/2
Câu 13:Điện tích điểm Q>0 gây ra điện trường.Xét điểm M cách Q một
khoảng r.Chọn gốc điện thế ở vô cùng.Kết luận nào sau đây SAI?
A. Điện tích Q càng lớn thì cường độ điện trường tại M càng lớn.
B. Điện tích Q càng lớn thì điện thế tại M càng lớn.
C. Khoảng cách r càng lớn thì điện thế tại M càng
lớn.
D. Khoảng cách r càng lớn thì cường độ điện trường tại M càng nhỏ.
Câu 14::(hình 4.2) ) Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.2 bằng R.Tính điện trở
tương đương của mạch khi dòng điện đi vào B và ra D.
A. R
B. 5R/8
C. R/2
D. 2R
Câu 15:Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Vecto cường độ điện trường tại một điểm đặc trung cho tác dụng lực của điện
trường lên điện tích tại điểm đó.
B. Điện trường tĩnh là điện trường có cường độ E không đổi tại mọi điểm.
C. Trong môi trường đẳng hướng,cường độ điện trường giảm so với trong chân
không.
D. Đơn vị đo cường độ điện trường là trong hệ SI là Vôn trên mét(V/m).
Câu 16:Công thức nào sao đây tính độ lớn của vecto cường độ từ trường do
dòng điện I chạy trong vòng dây tròn bán kính R,đặt trong không khí, gây ra
tại tâm O của vòng dây?
A. H=I/2pR
B. H=m0I/2R
C. H=I/2R
D. H=m0I/2pR
Câu 17:Một ống dây hình xuyến (toroid) có dòng điện I chạy qua. Két luận
nào sau đây là đúng?
A. Bên trong ống dây có từ trường đều.
B. Trong lòng ống dây,cường độ từ trường tỉ lệ thuận với mật độ vòng dây quấn
trên ống dây.
C. Cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện.
D. Vecto cường độ từ trường trong lòng ống dây luôn có phương qua tâm của ống
dây.
Câu 18:(hình 3.1) Hai điện tích điểm q1 và q2 bằng nhau về độ lớn nhưng trái
dấu,đặt trên một đường thẳng , chia đường thẳng đó làm 3 phần như trong
hình 3.1.Những điểm nằm trên vùng (3) thì vecto cường độ điện trường luôn?
A. nằm ngang hướng sang trái.
B. Thẳng đứng hướng xuống.
C. Nằm ngang hướng sang
phải.
D. Thẳng đứng hướng lên
Câu 19:Giả sử mỗi giây có 3,75.1013 electron đập vào màn hình tivi.Cường độ
dòng điện trong đèn hình của tivi là?
A.0,8 mA
B.6,0 mA
C.3,2 mA
D.1,6 mA
Câu 20:Đoạn dây dẫn thẳng,dài 10 cm,đặt trong từ trường đều B=10-2 T, hợp
với đường sức từ một góc 600, có dòng I=4A chạy qua. Độ lớn của lực từ tác
dụng lên đoạn dây là?
A.2,0.10-3N.
B.2,8.10-3N.
C.4,0.10-3N.
D.3,5.10-3N.
ĐỀ 4758 2829

Câu 1: Người ta có thể bị điện giật nếu có dòng điện trên 50 mA chạy

qua cơ thể.Điện trở của cơ thể người vào khoảng 1,0 kΩ. Anh thợ điện

với hai bàn tay đầy mồ hôi có thể làm việc an toan với hiệu điện thế tối

đa là:

A. 50V B.10V C. 80V D.25V

Câu2:.Điện tích Q = -5µC đặt cố định trong không khí; điện tích q = 8µC di

chuyển trên đường thẳng xuyên qua Q, từ M cách Q một khoảng 40cm, ra xa

Q thêm 20cm. Tính công của lực điện trường đã thực hiện trong dịch chuyên

đó.

A.0,3J B.0,9J C.- 0,9J D.-

0,3J

Câu 3.Hai điện tích điểm q1 và q2 bằng nhau về độ lớn, cùng dấu, đặt trên

một đường thẳng, chia đường thẳng đó làm 3 phần như hình 3.2. Phát biểu

nào sau đây là đúng?

A. Những điểm nằm trên vung (2) thì vector cường độ điện trường luôn hướng

sang phải.
B. Điểm có cường độ điện trường bằng không nằm trên vùng (2).

C.Những điểm nằm trên vùng (2) thì vector cường độ điện trường luôn hướng

sang trái.

D.Những điểm nằm trên vùng (2) thì vector cường độ điện trường luôn bằng

không.

Câu4:Điện tích Q = - 5µC đặt cố định trong không khí; điện tích q =

8µC di chuyển trên đường trơn tâm Q, từ M cách Q một khoảng 40 cm,

đến điểm N cách M 20 cm. Tính công của lực điện trường đã thực hiện

trong dịch chuyển đó.

A.-0,3J B.0,9J C. 0,3J

D. 0J

Câu 5:Cho dông điện I chạy qua dây dẫn rất dài, đặt trong không khí, gồm

hai nửa đường thẳng Ax và Ay vuông góc nhau như hình vẽ. Cường độ từ

trường tại M có hướng.

A.Vuông góc với mặt phẳng hình vẽ hướng ra.

B.Nằm trong mặt phẳng hình vẽ hướng sang phải.

C.Nằm trong mặt phẳng hình vẽ hướng sang trái.

D.Vuông góc với mặt phẳng hình vẽ hướng vào.

Câu 6:Một nguồn điện có suất điện động E điện trở trong r, phát điện

ra mạch ngoai là biến trở R. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A.Khi R = r thì nguồn phát ra công suất lớn nhất.

B.Có hai giá trị R1, R2 của biến trở tiêu thụ cùng một công suất P; với R1.R2 =

r^2

C.Khi nguồn phát ra công suất lớn nhất thì hiệu suất nguồn khi đó là 100%

D.Nguồn có khả năng phát ra mạch ngoài công suất lớn nhất là Pmax = E^2 / 4r

Câu 7:Hai điện tích điểm Q1 = 8.10^-6 C, Q2 = - 6.10^-6 C đặt tại hai

điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. Tính cường độ điện trường

do hai điện tích này gây ra tại điểm M, biết MA = 8 cm, MB = 6 cm.

A.38.10^6 V/m

B.64.10^6 V/m

C.19.10^6 V/m

D.75.10^6 V/m

Câu 8:Trong chân không, tại 4 đỉnh của hình vuông cạnh a, người ta

đặt 4 điện tích điểm cùng độ lớn q, gồm 2 điện tích âm và 2 điện tích

dương đặt xen kẽ. Cường độ điện trường tại tâm của hình vuông đó

bằng:

A.E = 8kQ/a^2

B.E = 4kQ/a^2

C.E = 0

D.E = kQ/a^2
Câu 9:Cho dòng điện I chạy qua dây dẫn như hình 6.10. Gọi B1 và B2

lần lượt là độ lớn cảm ứng từ do dây dẫn thẳng dài và dây dẫn trơn gây

ra tại tâm của vòng trơn. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng trơn là

được xác định theo biểu thức:

A.B = B1 + B2

B.B = [B1 – B2]

C.B = B1

D.B = B2

Câu 10: Một dây dẫn mảnh được uốn thành một cung tròn bán kính R,

góc ở tâm bằng 60 độ, đặt trong không khí. Trong dây dẫn có dòng điện

cường độ I chạy qua. Độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của cung tròn được

tinh theo công thức

A.B = µ0I/6πr

B.B = µ0I/6r

C.B = µ0I/12r

D.B = µ0I/2πr

Câu 11: Bắn một chum hạt electron và proton vào trong từ trường đều với

cùng một vận tốc đầu, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Phát biểu

nào sau đây là SAI?

A.Các proton quay ngược chiều với các electron.


B.Tốc độ của electron và proton không đổi.

C.Các proton có cùng chu kì quay với các electron.

D.Bán kính quĩ đạo của electron nhỏ hơn của proton.

Câu 12: So sánh cường độ dông điện I1 qua bếp điện có điện trở R1 =

25Ω với dông I2 qua bóng đèn có điện trở R2 = 600Ω khi chúng đang

hoạt động trong gia đinh bạn

A.I1 = 24 I2

B.I2 = 150 I1

C.I1 = I2

D.I1 = 60 I2

Câu 13: Một ắc quy có suất điện động E, điện trở trong 4Ω, phát điện ra

mạch ngoai là một biến trở R. Khi R = R1 = 2Ω thì công suất mạch ngoai là

P1. Thay đổi giá trị của biến trở đến khi R = R2 thì công suất mạch ngoai

là P2 = P1. Giá trị của R2 là

A.2Ω B.16Ω C.8Ω

D.4Ω

Câu 14: Xét bóng đèn dây tóc 220V-60W và nồi cơm điện 220V-500W, đang

hoạt động bình thường trong hộ gia đinh. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Cường độ dông điện qua chúng bằng nhau.

B.Điện trở của chúng bằng nhau.


C.Cường độ dòng điện qua nồi cơm điện lớn hơn.

D.Chúng mắc nối tiếp nhau.

Câu15: Một electron bay vào từ trường đều, theo hướng hợp với đường

sức từ một góc 30 độ. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Qũy đạo của nó sẽ

là đường

A. Xoắn lò xo.

B. Tròn.

C.Xoắn ốc.

D. Thẳng.

Câu 16: Một hạt điện tích q được bắn vào từ trường đều. Phát biểu nào sau

đây là đúng?

A.Tốc độ của q không đổi chỉ khi q được bắn vuông góc với đường sức từ.

B.Hướng chuyển động của q không đổi.

C.Động năng của q không đổi.

D.Vector vận tốc của q không đổi.

Câu 17:Nguồn điện có suất điện động 12V có thể cung cấp một dòng điện lớn

nhất có cường độ là 15A. Điện trở trong của nguồn là

A.0,8Ω B.1Ω C.0,5Ω D.

1,25Ω
Câu 18:Dòng điện 2A không đổi đi qua ắc-quy 6V - 2Ω từ cực (+) sang cực

(-). Ắc-quy là nguồn phát hay máy thu? Bỏ qua điện trở của dây nối. Công

suất nhiệt tỏa ra ở ắc-quy là

A.Máy thu; 2W

B.Nguồn phát; 3W

C.Máy thu; 8W

D.Nguồn phát; 4W

Câu19: Một dây dẫn có dòng điện I = 10A chạy qua, được gấp thành

hình vuông cạnh a = 4cm, đặt trong không khí như hình 5.7. Cảm ứng

từ tại tâm O của hình vuông là

A.40.10^-5 T

B.20.10^-5 T

C.14.10^-5 T

D.28.10^-5 T

Câu20. Cho dòng điện I chạy qua dây dẫn thẳng dài, đoạn giữa được

uốn thành vòng bán kính R, đặt trong không khí như hình 6.11. Gọi B1

và B2 lần lượt là độ lớn cảm ứng từ do dây dẫn thẳng dài và dây dẫn

tròn gây ra tại tâm của vòng tròn. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng

tròn là được xác định theo biểu thức:

A.B = B1

B.B = B1 + B2
C.B = B2

D.B = [B1 – B2]

Đề 3185 4189

1) ⃗𝑯 1 là cường độ từ trường do đoạn dòng điện trên một cạnh hình vuông
gây ra tại tâm O của hình vuông ( hình 5.7) . Cường độ từ trường do cả
hình vuông gây ra tại tâm O được tính bởi biểu thức:
⃗ 𝑯 0 = 4⃗𝑯 1
2)
Bắn một hạt điện tích q < 0 vào từ trường đều theo phương vuông góc với
các đường sức từ. Nếu nhìn theo hướng của đường sức từ , ta sẽ thấy diện
tích q
a. Quay ngược chiều kim đồng hồ
b. Chuyển động thẳng ngược chiều đường sức từ
c. Quay cùng chiều kim đồng hồ
d. Chuyển động thẳng theo chiều đường sức từ
3)
Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Tính điện thế do điện tích điểm q= -6 nC gây
ra tại điểm M cách q một khoảng r = 30 cm trong không khí:
a. -600 V
b. -180 V
c. -300 V
d. -60 V
4)
Hai quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau, tích điện tích cùng dấu, đặt tại A
và B. Mỗi quả cầu gây ra tại trung điểm M của AB một điện trường có
cường độ là E1 = 300V/m và E2 = 200 V/m. Nếu cho hai quả cầu tiếp xúc
nhau rồi đưa về vị trí cũ thì cường độ điện trường tại M lúc này là
a. 100 V/m
b. 500 V/m
c. 0 V/m
d. 250 V/m
5)
Dòng điện trong mạch có chiều như hình 5.6. Công suất của dòng điện
trên đoạn mạch AB được tính bằng biểu thức nào sau đây?
a. P = EI + I2R
b. P = I2R
c. P = I2 (R +r)
d. P = UAB .I
6)
Một dây dẫn có dòng điện I chạy qua, được gấp thành hình vuông cạnh a,
đặt trong không khí như hình 6.8. Độ lớn cường độ từ trường H 1 do đoạn
dòng điện AB gây ra tại tâm O của hình vuông được tính bới biểu thức
𝑰√𝟐
𝑯𝟏 =
7)
𝟐𝝅𝒂
Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.2 đều bằng R. tính điện trở tương đương
của mạch theo R, khi dòng điện đi vào B và ra D.
a. R/2
b. 5R/8
c. R
d. 2R
8)
Bắn đồng thời một hạt proton và một hạt electron vào từ trường đều, theo
hướng vuông góc với các đường sức từ với cùng một vecto vận tốc đầu. Bỏ
qua ảnh hưởng của trọng lực. Phát biểu nào sau đây là SAI?
a. Bán kính quỹ đạo của chúng bằng nhau
b. Quỹ đạo của chúng là những đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông
góc với các đường sức từ
c. Chu kì chuyển động của proton lớn hơn của electron
d. Tốc độ của chúng luôn bằng nhau
9)
Mỗi giây có 2,1.1018 ion+2 và 1,8.1018 electron chạy qua tiết diện đèn ống.
Đường kính tiết diện của đèn ống là 2,0 cm. Mật độ dòng điện trung bình
của đèn là:
a. 1530 A/m2
b. 764 A/m2
c. 6250 A/m2
d. 3060 A/m2
10) ⃗𝑬 1 và ⃗𝑬 2 lần lượt là các vecto cường độ điện trường do hai điện tích điểm
Q1, Q2 gây ra tại M. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về vecto cường
độ điện trường tổng hợp tại M?
⃗ 𝑬 M = ⃗𝑬 1 + ⃗𝑬 2
11)
Bắn một hạt điện tích q > 0 vào từ trường đều theo phương vuông góc với
các đường sức từ. Nếu nhìn theo hướng của đường sức từ, ta sẽ thấy điện
tích q
a. Quay ngược chiều kim đồng hồ
b. Chuyển động thẳng theo đường sức từ
c. Quay cùng chiều kim đồng hồ
d. Chuyển động thẵng ngược chiều đường sức từ
12)
Chọn góc điện thế ở vô cùng. Điện thế do một vòng dây tròn bán kính 2 cm
đặt trong không khí, tích điện tích đều với điện tích Q = -2.10 -8 gây ra tại
tâm vòng dây là
a. 9kV
b. -9kV
c. 450kV
d. -450kV
13)
Cho mạch điện như hình 5.6. Biết E = 6V, I = 2A, R = 10Ω, r= 2Ω. Nguồn
điện đang phát hay thu công suất bao nhiêu?
a. Thu công suất P = 20W
b. Thu công suất P = 12W
c. Phát công suất P = 12W
d. Phát công suất P = 20W
14)
Cho mạch điện như hình 5.6. Biết E = 6V, I = 2A, R = 10Ω, r= 2Ω. Tính
công suất toả nhiệt trên nguồn?
a. 12W
b. 40W
c. 8W
d. 20W
15)
Hai điện tích điểm q1 và q2 bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu, đặt trên
một đường thẳng, chia đường thẳng đó là làm 3 phần như trong hình 3.1.
Những điểm nằm trên vùng (2) thì vecto cường độ điện trường luôn.
a. Bằng không
b. Vuông góc với đường thẳng q1q2
c. Nằm ngang hướng sang phải
d. Nằm ngang hướng sang trái
16)
Dòng điện I chạy trên đoạn dây thẳng AB đặt trong không khí như hình
6.2. Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại
điểm M?
𝝁𝟎𝑰
𝑩 = 𝟒𝝅𝒉 (𝒄𝒐𝒔𝜽𝟏 − 𝒄𝒐𝒔𝜽𝟐)
17)
Mỗi điện trở trong sơ đồ hình 4.2 đều bằng R. tính điện trở tương đương
của mạch theo R, khi dòng điện đi vào A và ra B.
a. 2R
b. R/2
c. 5R/8
d. R
18)
Đoạn mạch hình 5.6 có : R = 8Ω; r = 2Ω; E = 6V ; I = 2A. Công suất của
dòng điện trên đoạn mạch AB là;
a. 12W
b. 52W
c. 32W
d. 40W
19)
Cho một đoạn dây AB có dòng điện 10A chạy qua; một dây dẫn khác rất
dài, song song AB và cách dây AB một đoạn 10cm, có dòng điện 20A chạy
qua như hình 6.6. Tính cường độ từ trường do hai dòng điện này gây ra tại
M cách B một đoạn 5,0 cm.
a. 32 A/m
b. 64 A/m
c. 4,0.10-5 A/m
d. 2,0.10-5 A/m

20)
Hai điện tích điểm q1 và q2 bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu, đặt trên
một đường thẳng, chia đường thẳng đó là làm 3 phần như trong hình 3.1.
Những điểm nằm trên vùng (3) thì vecto cường độ điện trường luôn.
a. Bằng không
b. Vuông góc với đường thẳng q1q2
c. Nằm ngang hướng sang phải
d. Nằm ngang hướng sang trái

You might also like