You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6

Câu 1. Một điện trường 200 V/m hướng theo chiều âm của trục x. Lực tác động lên electron của
điện trường này là:
A. 0,8 .10-17 N và có hướng theo chiều dương trục x.
B. 0,8 . 10-17 N và có hướng theo chiều âm trục x.
C. 3,2 . 10-17 N và có hướng theo chiều dương trục x.
D. 3,2 .10-17 N và có hướng theo chiều âm trục x.
Câu 2. Hai điện tích điểm, một hạt tích +8 × 10-9 C và một hạt tích +2 × 10-9 C, được đặt cách
nhau 4m. Điện trường tính bằng N / C ở trung điểm của hai điện tích là:
A. 9.109 B. 13,5. C. 135000. D. 22.5
Câu 3. Các điện tích q1 và q2 nằm trên trục x theo thứ tự lần lượt là x1 = - a và x2 = +a. Hỏi q1 và
q2 phải như thế nào để cho lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích +Q đặt ở x=0 bằng 0.
A. q2 = -q1/9. B. q2 = - q1.
C. q1 = q2. D. q2 = - q1/3.

Câu 4. Hai điện tích cố định q1= +1,0µC và q2= -9µC cách nhau 10cm, q1 bên trái, q2 bên phải.
Một điện tích thứ 3 có thể đặt ở đâu để lực tổng hợp tác dụng lên nó bằng không?
A. Cách q1 về phía trái 2,5 cm,
B. Cách q1 về phía trái 5,0 cm
C. Ở giữa hai điện tích và cách q1 về phía phải 2,5 cm
D. Cách q2 về phía phải 13,7 cm
Câu 5. Cho một đoạn dây mảnh tích điện đều với mật độ điện dài λ được uốn thành một cung
tròn bán kính R, góc ở tâm α = 600, đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại tâm cung tròn
có biểu thức nào sau đây? (0 là hằng số điện)

A. E= . B. E= .

C. E= . D. E= .
Câu 6. Một điện tích 1,6x10-8 C làm cho một quả cầu dẫn điện có bán kính 36,0 cm tăng đến
điện thế bằng bao nhiêu (coi điện thế tại vô cực là 0)?
A. 2.10-3 V. B. 40 V. C. 400 V. D. 500 V.
Câu 7. Hỏi điện tích ở trên mặt của một quả cầu dẫn điện với bán kính 15 cm có điện thế 300V
(với V = 0 ở vô cực)?
A. -3. 109 C. B. 5.10-8 C.
C. -5.10-10 C. D. 5.10-9 C.
Câu 8. Hỏi điện tích ở trên mặt của một quả cầu dẫn điện với bán kính 15 cm có điện thế -300V
(với V = 0 ở vô cực)?
A. -3. 109 C. B. 5.10-8 C.
C. -5.10-10 C. D. -5.10-9 C.
Câu 9. Một quả cầu kim loại bán kính R=10 cm tích điện đều với tổng điện tích q = 10 -9 C. Thế
q
năng của điện tích điểm 0 =10-9 C đặt tại một điểm cách tâm quả cầu một đoạn r = 20 cm (chọn
gốc tính thế năng ở vô cực):
A. . B. .
C. . D. Không có câu đúng.
Câu 10. Đường sức điện trường:
A. Là đường đi của điện tích thử.
B. Là những vector có hướng của điện trường.
C. Là những vòng tròn khép kín.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 11. Chọn đáp án đúng liên quan đến đường sức điện trường:
A. Đường sức điện trường có thể cắt nhau.
B. Các đường sức điện trường gần nhau hơn khi điện trường mạnh hơn.
C. Đường sức điện trường đi ra khỏi hạt có điện tích âm.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 12. Hai hạt điện tích được đặt như hình vẽ bên dưới. Điện tích thứ ba +1 C đặt ở đâu để hợp
lực tĩnh điện đặt trên nó bằng 0:

q -2q
I II III
+ -

A. Chỉ ở vùng Ι. B. Chỉ vùng Ι và vùng 2.


C. Chỉ vùng 3. D. Chỉ vùng 2.
Câu 13. Chọn câu đúng :
A. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là vật đẳng thế.
B. Thành phần tiếp tuyến của véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm trên mặt vật
dẫn bằng không.
C. A sai B đúng.
D. A và B đều đúng.
Câu 14. Cho một quả cầu kim loại nhiễm điện tiếp xúc với một quả cầu kim loại nhỏ hơn ban
đầu không nhiễm điện, khi tách chúng ra:
A. Hai quả cầu có cùng điện thế bề mặt.
B. Hai quả cầu có cùng điện tích.
C. Tỷ lệ điện tích trên hai quả cầu bằng bình phương tỷ lệ bán kính giữa chúng.
D. Tỷ lệ điện tích trên hai quả cầu tỷ lệ nghịch với tỷ lệ bán kính giữa chúng.
D. tăng 9 lần.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Vectơ cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương
diện tác dụng lực.
B. Trong môi trường điện môi đẳng hướng, cường độ điện trường giảm  lần so với
trong chân không.
C. Đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.
D. Điện trường tĩnh là điện trường có cường độ E không đổi tại mọi điểm.
Câu 16. Chọn phát biểu đúng:
A. Đường sức điện trường có thể là những đường cong không kín.
B. Đường sức điện trường hệ hai điện tích điểm là những đường cong kín.
C. Có ít nhất 2 đường sức cắt nhau nếu có nhiều hơn 1 điện tích điểm ở không gian
gần đó.
D. Đường sức điện trường của một dây dẫn dài vô hạn nhiễm điện đều là các đường
tròn có trục là sợi dây.
Câu 17. Hai vật dẫn tích điện, được nối với nhau bằng một sợi dây dẫn, khi chúng ở trạng thái
cân bằng tĩnh điện thì:
A. điện trường trên bề mặt 2 vật có cường độ như nhau.
B. điện thế và điện tích 2 vật đều như nhau.
C. điện tích 2 vật bằng nhau.
D. điện thế 2 vật bằng nhau.
Câu 18. (L.O.2) Có ba quả cầu kim loại, kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích 27
C, quả cầu B mang điện tích –3 C, quả cầu C không mang điện. Cho hai quả cầu A và B chạm
nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau. Điện tích trện quả cầu C
bằng:
A. 0 C.
B. 13,5 C.
C. –1,5 C.
D. 6 C.

You might also like