You are on page 1of 5

ÔN TẬP THI GIỮA KỲ 1

I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây. Chọn phát biểu sai?
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 2: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2
lần thì hằng số điện môi
A. tăng 2 lần. B. vẫn không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 3: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 4: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7C và 4.10-7C tác dụngvới nhau 1 lực 0,1N trong chân không.
Khoảng cách giữa chúng là
A.6 (mm). B. 36.10-4 (m). C. 6 (cm). D.6 (dm)
Câu 5: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa
chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là
A. 2,67.10-9 (C). B. 2,67.10-7 (C). C. 2,67.10-8 (C). D. 2,67.10-6 (C).
Câu 6: Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 8 cm. Khi đưa chúng về cách nhau 2 cm thì lực
tương tác giữa chúng bây giờ là
A. 0,5F. B. 2F. C. 4F. D. 16F.
Câu 7: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc
nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích
A. q = q1 + q2 B. q = q1 - q2 C. q = (q1 + q2)/2 D. q = (q1 - q2 )
Câu 8: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích + 2, 3μC, -264. 10-7C, - 5, 9 μC, + 3,
6. 10-5C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu?
A. +1, 5 μC B. +2, 5 μC C. - 1, 5 μC D. - 2, 5 μC
Câu 9: Hai quả cầu kim loại nhỏ hoàn toàn giống nhau mang điện tích lúc đầu là q1 = 3.10–6 C và q2 = 10–
6
C. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau 5 cm trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là
A. 1,44N B. 28,8N C. 14,4N. D. 2,88N
Câu 10: Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng. Ở cách nào thì tổng
đại số điện tích trên vật không thay đổi?
A. I B. II C. III D. cả 3 cách
Câu 11: Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
Câu 12: Phát biết nào sau đây là không đúng
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 13: Tìm phát biểu sai về điện trường
A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích
B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu
D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.
Câu 14: Một điện tích điểm q = -2,5.10-7C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện
trường có độ lớn 6,2.10-2N. Cường độ điện trường tại M là:
A. 2,4.105 V/m B. -2,4.105V/M C. 15.10-9V/m D. -15.10-9V/m
Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Cường độ điện trường là một đại lượng véctơ
B. Ở những điểm khác nhau trong điện trường, cường độ điện trừơng có thể khác nhau về độ lớn, phương,
chiều
C. Do lực tác dụng 𝐹⃗ lên điện tích q đặt tại nơi có cường độ điện trường 𝐸⃗⃗ là 𝐹⃗ = 𝑞𝐸⃗⃗ nên 𝐹⃗ và 𝐸⃗⃗ cùng
hướng.
D. Mỗi điện tích đứng yên thì thì xung quanh nó có điện trường tĩnh.
Câu 16: Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện trường
đều A=qEd thì d là gì ?Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng.
A. d là chiều dài của đường đi
B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức
C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức
D. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển doc theo một đường sức.
Câu 17: Chọn phương án đúng. Một điện tích q chuyển động trong điện trường ( đều hay không đều ) theo
một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A>0 nếu q> 0 B. A> 0 nếu q< 0
C. A≠0 nếu điện trường không đều D. A= 0.
Câu 18: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 19: Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. V/m. B. V. C. C. D. J.
Câu 20: Biểu thức nào sau đây là sai?
A. UMN = VM - VN. B. U = E.d.
C. A = qEd. D. UMN = AMN.q.
Câu 21: Hiệu điện thế giữa hai điểm:
A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
C. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm
kia.
D. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến
điểm kia.
Câu 22: Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích - e = -1,6.10-19 C đặt tại
điểm M có thế năng là:
A. 3,2.10-18 J. B. -3,2.10-18 J. C. 1,6.1020 J. D. -1,6.1020 J.
Câu 23: Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện
trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. 500 V. B. 1000 V. C. 2000 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 24: Tìm phát biểu sai
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định
B. Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch.
C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.
D. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó.
Câu 25: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C.
Hiệu điện thế U là:
A. 125V B.50V C.250V D.500V
Câu 26: Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:
A. 5.10-4C B. 5.10-3C C. 5000C D. 2C
Câu 27: Chọn phát biểu đúng
A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 28: Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:
A. I=qt B. I = q/t C. I = t/q D. I = q/e
Câu 29: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
B. sinh công trong mạch điện
C. tạo ra điện tích dương trong một giây
D. dự trữ điện tích của nguồn điện.
Câu 30: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện
là 24J. Suất điện động của nguồn là:
A. 6V B. 96V C. 12V D. 9,6V
II/ Tự luận:
Bài 1: Điện tích điểm Q = 1,6 nC đặt tại O trong không khí.
a/ Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách O một khoảng r = 30 cm?
b/ Nếu đặt điện tích q =-1,6.10-9C vào M thì nó chịu lực tác dụng có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 2: Hai điện tích điểm q1 = q2 = 24.10-6C đặt ở hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí .
Xác định véctơ cường độ điện trường tại điểm M khi
a/ M cách A một đoạn 6 cm và cách B 4 cm.
b/ M cách A 4 cm, cách B 14 cm.
c/ M cách A 6 cm và cách B 8 cm.
Bài 3: Cho hai quả cầu nhỏ mang điện tích lần lượt là q1 = – 2.10 – 9 C ; q2 = – 3.10 –7 C, đặt cách nhau một
đoạn 2,5 cm trong chân không.
a/ Tính độ lớn lực tương tác điện giữa hai quả cầu ?
b/ Tăng khoảng cách lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai quả cầu tăng hay giảm một lượng bằng
bao nhiêu?
Bài 4: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C, q2 = -8.10-8C đặt tại AB trong không khí, AB= 10cm. Xác định vị
trí điểm C tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0.
Bài 5: Tại hai điểm A và B đặt hai điện tích điểm q1 = 20 μCvà q2 = 10 μC cách nhau 40 cm trong chân
không. Tìm vị trí cường độ điện trường gây bởi hai điện tích bằng 0.
Bài 6: Tính công của lực điện khi một điện tích q = 9 nC dịch chuyển từ M đến N trong điện trường đều E
= 4500 V/m. Biết rằng MN hợp với phương các đường sức nằm ngang một góc 600 và MN = 20 cm.
Bài 7: Một điện tích q = 10–8C dịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh 20cm,
đặt trong điện trường đều có cường độ 3000V/m. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q theo
các cạnh AB, BC, CA. Biết rằng E  BC
Bài 8: Tam giác MNP có MN = 8 cm; MP = 10 cm; NP = 6 cm trong điện trường đều, vectơ E hướng từ
M đến P. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là 256 V.
a/ Tính hiệu điện thế UNP; U MP.
b/ Tính công khi điện tích q = 4 nC dịch chuyển từ P đến M.
c/ Điện thế tại P là 26 V. Tính điện thế tại M và N.
Bài 9: Suất điện động của một acquy là 3V. Lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ.
Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là bao nhiêu?
Bài 10: Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là bao nhiêu?
Bài 11: Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Tìm số electron dịch chuyển qua tiết
diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s .

You might also like