You are on page 1of 7

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2


Câu 1. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 2. Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt
cách nhau một khoảng r trong chân không, với k = 9.109 N.m2/C2 là hằng số Coulomb?
|"! "" | |"! "" | |"! "" | #"
A. 𝐹 = 𝑘 #"
B. 𝐹 = $# "
C. 𝐹 = 𝑟 % $.
D. 𝐹 = $.|"! "" |

Câu 3. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí thay đổi như thế nào nếu đặt một
tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích?
A. Phương, chiều, độ lớn không đổi.
B. Phương, chiều không đổi, độ lớn giảm.
C. Phương thay đổi tùy theo hướng đặt tấm nhựa, chiều, độ lớn không đổi.
D. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
Câu 4. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện
tích đi một nửa và khoảng cách tăng 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ
A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 16 lần.
Câu 5. Hai điện tích điểm q1 = 1,5.10-7 C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50 cm thì lực hút giữa chúng
là 1,08.10-3 N. Giá trị của điện tích q2 là
A. 2.10-7 C B. 2.10-3 C C. -2.10-7 C D.-2.10-3 C
Câu 6. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện, cách nhau 40 cm trong không khí. Giả sử bằng cách nào đó có
4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay đẩy nhau bằng lực tương
tác là bao nhiêu?
A. Hút nhau, F = 13 mN B. Đẩy nhau; F = 13 mN
C. Hút nhau, F = 23 mN D. Đẩy nhau; F = 23 mN
Câu 7. Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh
A. các vật và tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó.
B. điện tích và truyền lực điện lên mọi vật đặt trong nó.
C. điện tích và truyền lực cho các điện tích.
D. điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
Câu 8. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về
2

A. phương của vectơ cường độ điện trường. B. chiều của vectơ cường độ điện trường.
C. phương diện tác dụng lực điện. D. độ lớn của lực điện.
Câu 9. Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 000 V/m, có phương thẳng
nằm ngang, chiều từ trái qua phải. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q:
®
A. F có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36 N
®
B. F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,036 N
®
C. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36 N
®
D. F có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái, F = 0,036 N
Câu 10. Đường sức điện của một điện tích điểm cô lập q > 0 là
A. đường thẳng đi từ điện tích ra xa vô cùng. B. đường cong bất kì bao quanh điện tích.
C. đường thẳng đi từ vô cùng đến điện tích. D. đường tròn bao quanh điện tích.
Câu 11. Vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M có chiều như hình vẽ. Kết luận nào
sau đây đúng?

A. Điện tích Q < 0.


B. Điện tích Q > 0.
C. Không thể xác định được dấu của Q.
D. Dấu của Q không liên quan đến chiều của E.
Câu 12. Một điện tích điểm Q > 0 đặt trong chân không. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cường độ điện
trường do điện tích gây ra tại một điểm?
A. Cường độ điện trường có phương trùng với đường nối của điện tích Q với điểm đang xét.
B. Cường độ điện trường có chiều hướng về phía điện tích Q.
C. Độ lớn cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điện tích điểm Q đến điểm
xét.
D. Cường độ điện trường tại một điểm càng mạnh khi điểm đó càng gần Q.
Câu 13. Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1 m có độ lớn
và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó
3

Câu 14. Người ta dùng hai điện tích thử q1 và q2 để đo cường độ điện trường tại một điểm P. Khẳng định
nào sau đây là đúng?  
A. Nếu q1 > q2 thì F1 < F2 .
q1 q2
 
B. Với những giá trị bất kì của q1 và q2 thì F1 = F2 .
 
F1 F2
C. Nếu q1 < q2 thì > .
q1 q2
 
 F1 F2
D. Với những giá trị bất kì của q1 và q2 thì E = = .
q1 q2

Câu 15. Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu
thay bằng điện tích -2Q và giảm khoảng cách đến A còn một nửa thì cường độ điện trường tại A có độ lớn

A. 8E B. 4E C. 0,25E D. E
Câu 16. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ
A. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M không phụ thuộc vào vị trí điểm N.
B. phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN.
C. phụ thuộc vị trí các điểm M và N chứ không phụ thuộc vào đoạn MN dài hay ngắn.
D. càng lớn khi đoạn đường MN càng dài.
Câu 17. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 18. Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích
thử q được gọi là
A. lực điện. B. điện thế. C. công của lực điện. D. hiệu điện thế.
Câu 19. Công thức nào sau đây không dùng để tính công của điện trường?
A. A = qU. B. A = qF. C. A = qEd. D. A = q(V1 – V2).
Câu 20. Gọi E là cường độ điện trường; A là công của lực điện; q là điện tích; d là khoảng cách. Biểu thức
nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?
A. qEd. B. qE. C. Ed. D. Aq.
4

Câu 21. Cho một electron chuyển động với vận tốc ban đầu v0 vào chính giữa hai bản kim loại bằng nhau
tích điện trái dấu theo phương vuông góc với các đường sức điện trường. Quỹ đạo chuyển động của electron
có dạng:
A. theo cung Parabol về phía bản dương. B. theo cung Parabol về phía bản âm.
C. chuyền động theo quỹ đạo thẳng. D. quỹ đạo tròn.
Câu 22. Một hạt mang điện dương chuyển động theo phương y (hướng thẳng lên) khi đi vào một miền có
điện trường đều chỉ hướng theo phương x (hướng về phía bên phải) (như hình vẽ). Trong các hình vẽ dưới
đây, hình nào thể hiện quỹ đạo của nó khi ở nó ở trong không gian có điện trường giữa hai tấm phẳng trong
mỗi hình.

A. Hình (a). B. Hình (b). C. Hình (c). D. Hình (d).


Câu 23. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích – 2 μC ngược chiều một đường sức trong một
điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2000 J. B. – 2000 J. C. 2 mJ. D. – 2 mJ.
Câu 24. Một êlectrôn di chuyển trên đường tròn có đường kính 20 cm trong điện trường đều E = 1000 V/m,
có chiều như hình vẽ. Tính công của lực điện khi êlectrôn di chuyển từ A đến B

A. 1,6.10-17 J. B. -1,6.10-17 J C. -3,2.10-17 J. D. 3,2.10-17 J.


Câu 25. Tại hai điểm A, B trong điện trường đều có điện thế lần lượt là 245V và 173V. Hiệu điện thế
A. UAB = –72 V. B. UBA = 72 V. C. UAB = UBA = 72 V. D. UBA = –72 V.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
B. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed.
C. Điện trường tĩnh là một trường thế.
5

D. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ
phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
Câu 27. Nhận xét nào dưới đây khi nói về tụ điện là không đúng?
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 28. Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế 40 V thì tụ tích được một điện lượng là 2.10-7 C. Điện
dung của tụ là
A. 5 μF. B. 5 pF. C. 5 F. D. 5 nF.
Câu 29. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế là 2V. Để tụ đó tích được
một điện lượng là 25 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5 V. D. 20 V.
Câu 30. Tụ điện là
A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 31. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại là sứ. B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết. D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
Câu 32. Năng lượng điện trường trong tụ điện tỉ lệ với
A. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện. B. điện tích trên tụ điện.
C. bình phương hiệu điện thế hai bản tụ điện. D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ.
Câu 33. Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công thức nào sau đây?
1 1 1 Q2
A. W = QU 2 . B. W = CU . C. W = CU 2 . D. W = .
2 2 2 C
Câu 34. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?
"" "
A. I = q2.t B. 𝐼 = '
C. 𝐼 = '
D. I = q.t
Câu 35. Suất điện đông của nguồn điện là đại lượng
A. đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
B. đặc trưng cho khả năng di chuyển điện tích theo chiều điện trường bên trong nguồn điện.
C. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực lên điện tích bên trong nguồn điện.
D. đặc trưng cho khả năng dự trử năng lượng bên trong nguồn điện.
Câu 36. Điện trở của một đoạn dây dẫn kim loại hình trụ có chiều dài l và tiết diện S sẽ
A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
6

B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.
D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
Câu 37. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là ℓ1, ℓ2. Điện
trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện
R1  R1 
A. = 1. B. = 2. C. R1. R2 = ℓ1. ℓ2. D. R1. ℓ1 = R2. ℓ2.
R2 2 R2 1

Câu 38. Nhận định nào không đúng?


A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
B. Chiều dài dây dẫn đó càng ngắn thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng kém.
Câu 39. Câu nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở êlectrôn của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 40. Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì cường độ dòng điện qua dây đó
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 41. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = Ir. B. UN = I(RN + r). C. UN =x – I.r. D. UN = x + I.r.
Câu 42. Năng lượng tiêu thụ của một mạch điện được xác định bằng công thức
A. A = U.t/R. B. A = UIt. C. A = Uqt. D. A = IR2t.

Câu 43. Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động x và điện trở trong r thì suất điện
động và điện trở trong của bộ nguồn là

A. x và r/n. B. nx và nr. C. x/n và nr. D. x và r/n.


Câu 44. Quá trình thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện gắn liền với
A. quá trình chuyển hóa từ điện năng sang thế năng.
B. quá trình chuyển hóa từ một dạng năng lượng nào đó thành nhiệt năng.
C. quá trình chuyển hóa từ hóa năng sang dạng năng lượng nào đó.
D. quá trình chuyển hóa từ một dạng năng lượng nào đó thành điện năng.
7

Câu 45. Điện lượng di chuyển qua một bình điện phân là 4 mC. Biết thời gian dòng điện chạy qua là 5μs.
Dòng điện qua bình là
A. 800 A B. 0,8 A C. 2.10-8 A. D. 20 A
Câu 46. Công của một lực lạ làm di chuyển một điện tích 2 C từ cực âm tới cực dương ở bên trong một
nguồn điện là 3 J. Suất điện động của nguồn này là
A. 1,5 V B. 0,67 V C. 6 V D. 2 V
Câu 47. Nguồn điện gồm các pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 4,5 V và điện trở trong 3 Ω. Suất
điện động và điện trở trong của bộ pin là

A. 9 V và 3 Ω. B. 4,5 V và 3 Ω. C. 4,5 V và 1,5 Ω. D. 9 V và 6 Ω.


Câu 48. Nguồn điện gồm các pin giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 W. Điện
trở trong và suất điện động của bộ nguồn có giá trị bằng

A. 2 W; 6 V. B. 1 W; 6 V. C. 2 W; 3 V. D. 1 W; 1,5 V.
Câu 49. Cho mạch điện như hình bên. Biết x = 12 V; r = 1 Ω; R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của
dây nối. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là
A. 10,2 V. B. 4,8 V. C. 9,6 V. D. 7,6 V.
Câu 50. Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta
phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 100 Ω. B. R = 150 Ω. C. R = 200 Ω. D. R = 250 Ω.

You might also like