You are on page 1of 7

ĐỀ ÔN 1

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu sai
A. độ lớn điện tích của êlectron có thể có giá trị tùy ý.
B. khối lượng của êlectron có giá trị bằng 9,1 . 10−31 kg.
B. các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
C. điện tích của êlectron có giá trị tuyệt đối là bằng 1 , 6 .10−19 C .
Câu 2. Theo định luật Cu lông, lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên sẽ
A. không phụ thuộc vào môi trường đặt hai điện tích điểm đó.
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó.
C. tỉ lệ thuận với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.
D. tỉ lệ nghịch với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.
Câu 3. Nếu trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích là F 0 , thì lực tương tác giữa hai điện tích đó
khi đặt trong môi trường có hằng số điện môi ɛ sẽ:
A. giảm ɛ lần so với F 0. B. tăng ɛ lần so với F 0.
C. tăng thêm một lượng bằng ɛ. D. giảm đi một lượng bằng ɛ.
Câu 4. Muốn lực tương tác giữa hai điện tích điểm q 1=4.10 (−5 ) C và điện tích điểm q 2> 0đặt cách nhau 2m
trong không khí bằng 0,9 N thì q 2 phải có giá trị bằng
A. 10−6 C B. 10−5 C C. 10−4 C D. 0 , 5 .10−5 C
Câu 5. Nếu lực tác dụng giữa hai điện tích điểm có cùng độ lớn q=4 .10−7 đặt trong không khí cách nhau
một khoảng r là 0,9N thì r bằng
A. 2 cm B. 4 cm C. 0,4 mm D. 0,2 mm
Câu 6. Hai hạt mang điện tương tác với nhau
A. không cần thông qua môi trường trung gian nào. B. thông qua môi trường là điện trường.
C. thông qua môi trường là trường hấp dẫn. D. thông qua môi trường là trường trọng lực.
Câu 7. Để phát hiện một vùng không gian nào đó có điện trường hay không, cách đơn giản thường dùng là
đặt vào trong không gian đó
A. một điện tích thử xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.
B. một dây dẫn mang dòng điện xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.
C. một vật bất kì xem nó có bị nhiễm điện hay không.
D. một kim nam châm xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.
Câu 8. Chọn câu sai
Khi đặt một điện tích thử tại điểm M trong điện trường, độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử đó
A. phụ thuộc vào độ lớn của điện tích.
B. phụ thuộc vào độ lớn của cường độ điện trường tại M.
C. không phụ thuộc vào dấu của điện tích.
D. phụ thuộc vào dấu của điện tích.
Câu 9. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ
A. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N. B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.
C. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài. D. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M.
Câu 10. Trong điện trường đều, hiệu điện thế giữa hai điểm
A. luôn luôn có giá trị dương. B. có giá trị tùy thuộc vào cách chọn gốc điện thế.
C. luôn luôn có giá trị âm. D. có giá trị không phụ thuộc vào cách chọn gốc điện thế.
Câu 11. Một hạt mang điện tích q bay từ điểm M đến điểm N có hiệu điện thế U MN =200V . Khi đó muốn
lực điện thực hiện công 1mJ thì điện tích q bằng:
A. 5 . 10(−3 ) C B. 2 .10−5 C C. 5 . 10−6 C D. 5 . 10−4 C
Câu 12. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là U MN =1 V . Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích
Q=−1 μC từ M đến N bằng
A. −1 μJ B. 1 J C. 1 μJ D. −1 J
Câu 13. Để tích điện cho tụ điện người ta phải
A. nối hai bản tụ với đất. B. nối hai bản tụ với hai cực của nguồn điện.
C. đặt vào giữa hai bản tụ điện một lớp điện môi. D. đặt tụ điện trong điện trường.
Câu 14. Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ. B. Cường độ điện trường bên trong tụ.
C. Hằng số điện môi. D. Điện dung của tụ điện.
Câu 15. Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C 1và C 2(với C 1>C 2) thành một bộ tụ có điện dung
C. Sắp xếp đúng là
A. C< C2 <C 1 B. C< C1 <C 2 C. C 2< C<C 1 D. C 2 ¿ C 1< C .
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r 2=2cm . Lực đẩy giữa
chúng là F 1=1 ,6 . 10(−4 ) N . Tìm:
a. Độ lớn của các điện tích đó?
b. Khoảng cách r 2 giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tác dụng giữa chúng là F 2=2 ,5 . 10− 4 N ?
Câu 2. Có ba điện tích điểm q 1=q 2=q 3=10−6 C đặt trong chân không ở ba đỉnh của tam giác đều cạnh
a=30 cm . Tính lực điện tác dụng lên mỗi điện tích?
Câu 3. Hai điện tích q 1=4 .10−6 C , q2=−4 . 10−6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 4 cm trong
không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q=2.10−9 C khi q đặt tại:
a. Trung điểm O của AB .
b. Điểm M , sao cho AM =4 cm; BM =8 cm .
Câu 4. Hai viên bi nỏ bằng đồng, có cùng đường kính mang điện tích 5 . 10−6 C và −10−6 C được đặt trong
không khí cách nhau d=30 cm . Cho chúng chạm vào nhau rồi đem đặt chúng cách nhau một khoảng d.
Tính độ lớn lực Cu-lông tác dụng lên mỗi quả cầu?
Câu 5. Hai điện tích điểm q 1=10−8 C và q 2=−10−8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng d =
6cm . Điểm M nằm trên đường trung trực với AB , cách AB một khoảng a = 3cm. Tính:
a. Cường độ điện trường gây bởi hai điện tích q 1 và q 2 tại M?
b. Lực điện trường tác dụng lên điện tích q=2 .10−9 C đặt tại M ?
Câu 6. Đặt hai điện tích q 1=−4 .10−6 C , q2=10−6 C lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau 8cm . Xác định vị
trí điểm M mà tại đó véc tơ cường độ điện trường bằng 0 ?
Câu 7. Ba đỉnh A, B, C của một tam giác vuông nằm trong điện trường đều, cường độ E=6000 V /m. Đường
sức điện trường cùng hướng với AC. Biết AC = 6cm; CB = 10 cm; góc vuông A. Tính: Công dịch chuyển
của một hạt êlectron từ A đến C ?
Câu 8. Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000µF – 63V . Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là bao nhiêu?
Câu 10. Cho các tụ điện với điện dung , ban đầu không tích điện được nối với
nhau theo sơ đồ như Hình 14.3. Sau đó mắc hai điểm của mạch điện trên vào
nguồn điện không đổi có hiệu điện thế . Tính hiệu điện thế ?
ĐỀ ÔN 2
Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2 = 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa
hai điện tích là:
A. 54.10-2 N. B. 1,8.10-2 N. C. 5,4.10-3 N. D. 2,7.10-3 N.
Câu 2. Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích. B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong
nó.
D. môi trường dẫn điện.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.
Câu 4. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là
A. A = qE. B. A = qEd. C. A = qd. D. A = Fd.
Câu 5. Chọn phát biểu sai. Điện thế tại điểm M trong điện trường
A. là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt dự trữ năng lượng.
B. được xác định bằng thế năng tĩnh điện của điện tích 1 culong đặt tại điểm đó.
C. là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi tác dụng lên một điện tích q đặt
tại điểm đó.
D. bằng công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này tới điểm khác trong điện trường.
Câu 6. Tụ điện là
A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 7. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn
2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 3 m. B. 30 m. C. 300 m. D. 3000 m.
Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 9 lần. D. tăng 9 lần.
Câu 9. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V.
Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m. B. 1250 V/m. C. 2500 V/m. D. 1000 V/m.
Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong
một điện trường đều 2000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
A. 25.10-3 J. B. 5.10-3 J. C. 2,5.10-3 J. D. 5.10-4 J.
Câu 11. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20 V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 20 V. B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.
Câu 12. Cách tích điện cho tụ điện:
A. đặt tụ điện gần một nguồn điện. B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện. D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
Câu 13. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực
tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.
A. 5 N. B. 0,5 N. C. 0,05 N. D. 0,005 N.
Câu 14. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả
cầu 25 cm là
A. 14,4 V/m. B. 2.104 V/m. C. 144 V/m. D. 3,6.103 V/m.
Câu 15. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2 μC dọc theo chiều một đường sức trong một
điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2 mJ. B. 1 mJ. C. 1000 J. D. 2000 J.
Câu 16. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 5 V. B. VN = 5 V. C. VM - VN = 5 V. D. VN - VM = 5V.
Câu 17. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một
điện lượng là
A. 2.10-6 C. B. 2.10-5 C. C. 10-6 C. D. 10-5 C.
Câu 18. Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích.
Câu 19. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện
A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. B. Hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau.
D. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
Câu 20. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10 -3 N có hướng từ trái sang
phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100 V/m, từ trái sang phải. B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ trái sang phải. D. 1000 V/m, từ phải sang trái.
Câu 21. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ
điện tích là:
A. 12.10-4 C. B. 1,2.10-4 C. C. 6.10-4 C. D. 0,6 .10-4 C.
Câu 22. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện
thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là
A. 10 V. B. 16 V. C. 20 V. D. 6,25 V.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt
trong điện trường đều là:
A. Điểm đặt tại điện tích điểm. B. Phương song song với các đường sức từ.
C. Ngược chiều với E . D. Độ lớn F = qE.
Câu 24. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m
và 8000 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 10000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m.
Câu 25. Tìm phát biểu sai về điện trường?
A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích
khác đặt trong nó.
B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.
C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó
D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về
phía Q nếu Q âm.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?
A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
D. Vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía
Q nếu Q dương.
Câu 27. Tìm phát biểu sai
A. Tụ điện dùng để chứa điện tích. B. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.
C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.
D. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.
Câu 28. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm
N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Điện tích q. B. Độ lớn của cường độ điện trường.
C. Vị trí của điểm M và điểm N. D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại
phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai
bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 2: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong
một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là
Câu 3: Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100V. Một hạt bụi mịn có điện
tích q=+3 , 2 .10−19 C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi
bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Vận tốc của hạt bụi khi va chạm với
bản nhiễm điện âm
Câu 4: Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1=1μF, C2=3μF ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực
của nguồn điện có hiệu điện thế U = 40V. Điện tích của các tụ điện
Câu 5: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại
phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai
bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2
Câu 6: Cho hình vẽ. Trong đó: C 1=C2 =C3=6 μF ; C 4=2 μF ; C 5=4 μF ; Q4=12.10−6 C

a) Tính điện dung tương đương của bộ tụ.


b) Tính điện tích, hiệu điện thế trên từng tụ và hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch.

You might also like