You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

PHAN HUY CHÚ – ĐỐNG ĐA Năm học: 2022 – 2023


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi môn: Vật lí 11
(Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề
Mã đề: 101

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................


Câu 1: Đơn vị của điện dung là
A. ampe (A). B. fara (F).
C. vôn trên mét (V/m). D. niutơn trên mét (N/m).
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường?
A. Điện trường truyền tương tác điện giữa các điện tích.
B. Điện trường là một dạng môi trường bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.
C. Điện trường là một dạng môi trường chỉ bao quanh điện tích đứng yên.
D. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.
Câu 3: Vật A không mang điện đặt tiếp xúc với vật B nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện
dương. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Vật A thừa prôtôn nên mang điện tích dương.B. Ion âm di chuyển từ vật A sang vật B.
C. Êlectron di chuyển từ vật A sang vật B. D. Prôtôn di chuyển từ vật B sang vật A.
Câu 4: Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. tích điện của tụ ở một hiệu điện thế bất kì.
B. phóng điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định.
C. tích điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định.
D. phóng điện của tụ ở một hiệu điện thế bất kì.
Câu 5: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 6: Một vật trung hòa về điện trở thành vật mang điện dương khi
A. vật nhận thêm êlectron. B. vật mất bớt êlectron.
C. vật nhận thêm prôtôn. D. vật mất bớt prôtôn.
Câu 7: Dưới tác dụng của lực điện, một điện tích q di chuyển trong điện trường dọc theo đường cong
kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện trong quá trình điện
tích di chuyển trên đường cong kín MNM là A. Nhận định nào sau đây đúng?
A. A > 0 nếu q < 0. B. A < 0 nếu q < 0. C. A = 0. D. A > 0 nếu q > 0.
Câu 8: Đơn vị của điện thế là
A. fara (F). B. niutơn trên mét (N/m).
C. vôn trên mét (V/m). D. vôn (V).
Câu 9: Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm khi
A. vật chứa số prôtôn ít hơn số êlectron. B. vật chứa số êlectron ít hơn số prôtôn.
C. vật chứa số prôtôn nhiều hơn số êlectron. D. vật chứa số prôtôn bằng số êlectron.
Câu 10: Một điện tích q đặt tại một điểm trong điện trường có cường độ điện trường E . Lực điện tác
dụng lên điện tích q luôn
A. ngược hướng với E nếu q dương. B. cùng hướng với E nếu q dương.
C. cùng hướng với E nếu q âm. D. có hướng vuông góc với E .
Câu 11: Hai điện tích điểm 1 và 2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí, nếu tăng đồng thời độ
q q
lớn của hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác điện giữa chúng sẽ
A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 9 lần. D. giảm đi 9 lần.
Trang 1/4 – Mã đề thi 101
Câu 12: Hai điện tích điểm q1 = 1, 2.10−8 C và q2 = −4.10−8 C đặt cách nhau 4 cm trong môi trường dầu
có hằng số điện môi là 2. Lực tương tác điện giữa chúng là
A. lực đẩy và có độ lớn 2, 7.10 −3 N. B. lực hút và có độ lớn 1,35.10 −3 N.
C. lực hút và có độ lớn 2, 7.10 −3 N. D. lực đẩy và có độ lớn 1,35.10 −3 N.
Câu 13: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không
A. có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó.
B. có điểm đặt tại trung điểm của đường thẳng nối hai điện tích điểm đó.
C. là lực hút khi hai điện tích điểm cùng dấu.
D. là lực đẩy khi hai điện tích điểm trái dấu.
Câu 14: Đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế U thì tụ tích được một điện lượng là Q. Công thức tính
điện dung C của tụ là
Q U Q
A. C = 2 . B. C = . C. C = QU . D. C = .
U Q U
Câu 15: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Công thức xác định
độ lớn của lực tương tác điện giữa chúng là
r2 r q1q2 q1q2
A. F = k . B. F = k . C. F = k 2
. D. F = k .
q1q2 q1q2 r r
Câu 16: Đặt một hiệu điện thế U vào hai bản tụ điện có điện dung C thì tụ điện tích được một điện lượng
Q. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q. B. C phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện.
C. Q tỉ lệ thuận với U. D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 17: Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và các
tính chất điện của các vật được gọi là
A. thuyết êlectron. B. thuyết động học phân tử chất khí.
C. thuyết điện li. D. thuyết prôtôn.
Câu 18: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 và q2 được biểu diễn như hình bên. Dấu của các điện
tích q1 , q2 có thể là

A. q1  0; q2  0 . B. q1  0; q2  0 . C. q1  0; q2  0 . D. q1.q2  0 .
Câu 19: Đại lượng vật lí đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực của điện trường tại một
điểm là
A. đường sức điện trường. B. cường độ điện trường.
C. thế năng. D. điện thế.
Câu 20: Cường độ điện trường do điện tích điểm Q đặt trong chân không gây ra tại một điểm cách nó một
khoảng r được xác định bởi biểu thức là
Q Q Q Q
A. E = 9.109 . B. E = 9.10−9 2 . C. E = 9.10−9 . D. E = 9.109 2 .
r r r r
Câu 21: Hai quả cầu tích điện giống nhau, đặt cách nhau 6 cm trong môi trường có hằng số điện môi là
2,25. Khi đó chúng đẩy nhau bởi lực có độ lớn 2.10 −6 N. Độ lớn điện tích của mỗi quả cầu gần
nhất với giá trị nào nhất sau đây?
A. 3, 65.10− 9 C . B. 1,34.10− 9 C . C. 8,94.10−10 C . D. 5, 48.10−9 C .
Câu 22: Một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều có vectơ cường độ điện
trường E , công của lực điện tác dụng lên điện tích đó không phụ thuộc vào
A. độ lớn cường độ điện trường E . B. hình dạng của đường đi của q.
C. vị trí điểm M và điểm N. D. độ lớn điện tích q.
Trang 2/4 – Mã đề thi 101
Câu 23: Cách nào sau đây có thể nhận biết được tại một điểm trong không gian có điện trường?
A. Đặt tại điểm đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
B. Đặt tại điểm đó các vụn giấy, vụn giấy đó bị hút hoặc đẩy.
C. Đặt tại điểm đó một sợi dây dẫn, dây dẫn bị nóng lên.
D. Đặt tại điểm đó một điện tích thử, điện tích đó bị hút hoặc đẩy.
Câu 24: Cho tụ điện (hình bên). Các chỉ số ghi trên tụ điện có ý nghĩa là

A. điện dung của tụ là 1000 μF, hiệu điện thế trung bình đặt vào hai bản của tụ là 63 V.
B. điện dung của tụ là 1000 μF, hiệu điện thế nhỏ nhất đặt vào hai bản của tụ là 63 V.
C. điện dung của tụ là 1000 μF, hiệu điện thế phải đặt vào hai bản của tụ là 63 V.
D. điện dung của tụ là 1000 μF, hiệu điện thế giới hạn đặt vào hai bản của tụ là 63 V.
Câu 25: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích
A. không đổi. B. luôn giảm. C. bằng không. D. luôn tăng.
Câu 26: Dưới tác dụng của lực điện, prôtôn dịch chuyển dọc theo chiều đường sức của một điện trường
đều. Nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. giảm 2 lần. B. không đổi. C. tăng 4 lần. D. tăng 2 lần.
−9 −9
Câu 27: Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = 6.10 C lần lượt đặt cố định tại A và B cách nhau 16 cm
trong không khí. Một điện tích điểm q3 = 3.10−8 C đặt ở điểm M với AM = 10 cm và
BM = 6 cm. Lực điện tổng hợp do hai điện tích điểm q1 và q2 gây ra tại q3 có
A. độ lớn 4, 77.10−4 N và hướng từ B đến A. B. độ lớn 4, 77.10−4 N và hướng từ A đến B.
C. độ lớn 4, 23.10−4 N và hướng từ A đến B. D. độ lớn 4, 23.10−4 N và hướng từ B đến A.
Câu 28: Hai quả cầu kim loại nhỏ, kích thước giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm trong không khí
thì chúng hút nhau một lực có độ lớn 14,4 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến
khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực có độ lớn 8,1 N. Tìm độ lớn điện tích của mỗi quả
cầu lúc đầu biết q1  q2 .
A. q1 = 2.10−6 C ; q2 = 8.10−6 C . B. q1 = 2,5.10−6 C ; q2 = 6, 4.10−6 C .
C. q1 = 3, 2.10−6 C; q2 = 5.10−6 C . D. q1 = 1, 6.10−6 C ; q2 = 10−5 C .
Câu 29: Điện tích điểm Q gây ra tại điểm M một cường độ điện trường có độ lớn E. Nếu tăng khoảng
cách từ điện tích Q tới M lên 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại M sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 30: Hai bản kim loại phẳng, đặt song song, cách nhau 5 cm. Độ lớn cường độ điện trường trong
khoảng không gian giữa hai bản kim loại là 8000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai bản kim loại đó là
A. 40000 V. B. 320 V. C. 400 V. D. 1600 V.
−8 −8
Câu 31: Hai điện tích điểm q1 = 1, 2.10 C và q2 = 1, 6.10 C đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau
6 cm trong không khí. Điểm O trong điện trường cách A và B lần lượt là 2 cm và 4 cm. Vectơ
cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích đó gây ra tại O có
A. độ lớn 3, 6.105 V/m và hướng từ A đến B. B. độ lớn 1,8.105 V/m và hướng từ B đến A.
C. độ lớn 3, 6.105 V/m và hướng từ B đến A. D. độ lớn 1,8.105 V/m và hướng từ A đến B.

Trang 3/4 – Mã đề thi 101


Câu 32: Dưới tác dụng của lực điện, một điện tích q = −4.10−8 C dịch chuyển trên quãng đường 10 cm
dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường là 5000 V/m. Công của
lực điện trong sự dịch chuyển này là
A. 2.10 −5 J . B. −2.10−5 J . C. 2.10 −3 J . D. −2.10−3 J .
Câu 33: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa thường xảy ra hiện tượng các
sợi tóc con bị kéo thẳng ra. Hiện tượng trên xảy ra là do
A. lược cọ xát với tóc, êlectron dịch chuyển từ tóc sang lược làm lược nhiễm điện dương, tóc
nhiễm điện âm nên chúng hút nhau và tóc có xu hướng kéo thẳng ra.
B. lược cọ xát với tóc, êlectron dịch chuyển từ lược sang tóc làm lược nhiễm điện dương, tóc
nhiễm điện âm nên chúng hút nhau và tóc có xu hướng kéo thẳng ra.
C. lược cọ xát với tóc, êlectron dịch chuyển từ tóc sang lược làm lược nhiễm điện âm, tóc nhiễm
điện dương nên chúng hút nhau và tóc có xu hướng kéo thẳng ra.
D. lược cọ xát với tóc, êlectron dịch chuyển từ lược sang tóc làm lược nhiễm điện âm, tóc nhiễm
điện dương nên chúng hút nhau và tóc có xu hướng kéo thẳng ra.
Câu 34: Điện tích điểm q = 2.10−6 C đặt tại một điểm trong điện trường mà tại đó có cường độ điện trường
có độ lớn 3000 V/m. Độ lớn lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích đó là
A. 1,5.10 −4 N. B. 1,5.10 −3 N. C. 6.10 −3 N. D. 6.10 −4 N.
Câu 35: Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều có hướng từ B đến C. Biết AB = 12 cm,
AC = 10 cm, BC = 18 cm và hiệu điện thế giữa hai điểm B và C là 360 V. Công của lực điện
trường làm dịch chuyển điện tích điểm q = 2.10-8 C từ A đến B có giá trị gần nhất là
A. - 4,09.10-6 J. B. 4,09.10-6 J. C. - 3,94.10-6 J. D. 3,94.10-6 J.
Câu 36: Hai điện tích điểm q1 = 2.10−6 C và q2 = −9.10−6 C đặt cố định tại hai điểm cách nhau 7,5 cm
trong không khí. Một điện tích điểm q3 đặt tại điểm M cách q1 một khoảng bằng a thì có lực
điện trường tổng hợp do hai điện tích điểm q1 và q2 gây ra bằng không. Giá trị của a gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 14,4 cm. B. 6,7 cm. C. 5,2 cm. D. 2,4 cm.
Câu 37: Đưa quả cầu A nhiễm điện âm lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện. Chọn
đáp án đúng.
A. Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương.
B. Hai đầu M, N đều nhiễm điện dương.
C. Đầu M nhiễm điện dương, đầu N nhiễm điện âm.
D. Hai đầu M, N đều nhiễm điện âm.
Câu 38: Trên vỏ một tụ điện có ghi 500μF -120 V. Điện tích tối đa mà tụ điện tích được là
A. 0,12 C. B. 0, 06 C. C. 0,24 C. D. 0,10 C.
Câu 39: Hai điện tích điểm q1 = 4.10−8 C và q2 = −3.10−8 C lần lượt đặt cố định tại A và B cách nhau
8 cm trong chân không. Một điện tích điểm q3 = 10−8 C đặt ở điểm C với AC = 5 cm và
BC = 3 cm. Lực điện tổng hợp do hai điện tích điểm q1 và q2 gây ra tại q3 có độ lớn
A. 1,56.10 −3 N. B. 4, 44.10−3 N. C. 1,80.10 −5 N. D. 1, 62.10 −4 N.
Câu 40: Một điện tích điểm Q = 3.10−8 C đặt cố định tại A trong chân không. Độ lớn cường độ điện
trường do điện tích điểm trên gây ra tại một điểm B cách A một đoạn 15 cm là
A. 12000 V/m. B. 1800 V/m. C. 18 V/m. D. 1,2 V/m.

-----------------------------------Hết -----------------------------

Trang 4/4 – Mã đề thi 101

You might also like