You are on page 1of 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT ARCHIMEDES ĐÔNG ANH Ngày __ tháng __ năm

Họ và tên
Phiếu học tập Lớp
Môn Vật Lí | Khối 11 |

CHƯƠNG I: TĨNH ĐIỆN


Câu 1: Hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn bằng nhau. Khi hai quả cầu đặt gần nhau thì hút nhau.
Cho hai quả cầu tiếp xúc rồi tách ra thì chúng
A. hút nhau. B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau. D. không tương tác nhau.
Câu 2: Hai điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
A. q1 và q2 đều là điện tích dương. B. q1 và q2 đều là điện tích âm.
C. q1 và q2 cùng dấu. D. q1 và q2 trái dấu.
Câu 3: Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Cu-lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí
A. tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó.
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Câu 4: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang các điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau. Sau đó
tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích
q + q2 q − q2
A. q = q1 + q2 . B. q = q1 − q2 . C. q = 1 . D. q = 1 .
2 2
Câu 5: Hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng đẩy
nhau. Cho hai quả cầu tiếp xúc rồi tách ra thì chúng
A. hút nhau. B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau. D. không tương tác nhau.
Câu 6: Đơn vị đo cường độ điện trường là
A. Niutơn trên culông (N/C). B. Vôn nhân mét (V.m).
C. Culông trên mét (C/m). D. Culông trên niutơn (C/N).
Câu 7: Vectơ lực tĩnh điện Cu-Lông có các tính chất
A. có giá trùng với đường thẳng nối hai điện tích
B. có chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện
C. độ lớn chỉ phụ thuộc vào khỏang cách giữa hai điện tích
D. chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện tích.
Câu 8: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật
D. Chọn đáp án không đúng. Điện tích của vật?
A. A và D trái dấu. B. A và D cùng dấu. C. B và D cùng dấu. D. A và C cùng dấu.
Câu 9: Đáp án nào là đúng khi nói về quan hệ về hướng giữa véctơ cường độ điện trường và lực điện trường
A. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó
B. E cùng phương ngược chiều với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó
C. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử dương đặt trong điện trường đó
D. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử âm đặt trong điện trường đó
Câu 10: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 11: Tại một điểm xác định trong điện trường, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ
điện trường
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world 1


Câu 12: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. khả năng tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 13: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần.
Câu 14: Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt thừa 5.10 electron cách nhau 2 cm. Lực hút tĩnh điện giữa hai hạt
8

có độ lớn bằng
A. 1,44.10-5 N. B. 1,44.10-7 N. C. 1,44.10-9 N. D. 1,44.10-9 N.
Câu 15: Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không, cách nhau 4 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 10-
5 N. Độ lớn mỗi điện tích là

A. 1,3.10-9 C. B. 2,10-9 C. C. 2,5.10-9 C. D. 2.10-8 C.


Câu 16: Electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân nguyên tử hiđrô với bán kính r = 5.10-11 m. Độ lớn lực
tĩnh điện giữa electron và hạt nhân là
A. 9.10- 8 N. B. 6.10-8 N. C. 4.10-6 N. D. 12.10-9 N.
Câu 17: Nếu tăng đồng thời khoảng cách giữa hai điện tích điểm và độ lớn của mỗi điện tích lên 2 lần thì lực
tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. không thay đổi. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 2 lần. D. tăng lên 4 lần.
Câu 18: Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là r thì lực tương tác
điện giữa chúng có độ lớn là F. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là 3r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn
F F
A. . B. . C. 3F. D. 9F.
9 3
Câu 19: (QG-2018): Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d + 10 (cm) thì lực
tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10-6 N và 5.10-7 N. Giá trị của d là
A. 5 cm. B. 20 cm. C. 2,5 cm. D. 10 cm.
Câu 20: Hai điện tích điểm q1= 2.10-9C; q2= 4.10-9C đặt cách nhau 3cm trong không khí, lực tương tác giữa chúng
có độ lớn
A. 8.10-5N B. 9.10-5N C. 8.10-9N D. 9.10-6N
Câu 21: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích + 2,3μC, -264.10-7C, - 5,9 μC, + 3,6.10-5C. Cho
4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Biết điện tích các quả cầu sau đó bằng nhau và bằng?
A. +1,5 μC B. +2,5 μC C. - 1,5 μC D. - 2,5 μC
Câu 22: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi
đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc:
A. 12,5N B. 14,4N C. 16,2N D. 18,3N
Câu 23: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích
-9

một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:


A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 2250 (V/m).
Câu 24: (QG-2018): Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau 2 cm trong không khí, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng
là 6,75.10–3 N. Biết q1 + q2 = 4.10–8 N và q2 > q1. Giá trị của q2 là
A. 3,6.10–8 C. B. 3,2.10–8 C. C. 2,4.10–8 C. D. 3,0.10–8 C.
Câu 25: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 10-7 C, q2 = 4.10-7 C đặt cách nhau đoạn a = 60 cm trong không khí.
Điện tích q3 = –3.10-7 C được đặt chính giữa q1 và q2. Lực điện tổng hợp tác dụng lên q1 có độ lớn là
A. 0,004 N. B. 0,003 N. C. 0,001 N. D. 0,002 N.
Câu 26: Một điện tích điểm q = 10 C đặt trong điện trường, chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện
-7

trường tại điểm đặt điện tích q là


A. 2.10-4 V/m. B. 3.104 V/m. C. 4.104 V/m. D. 2,5.104 V/m.
Câu 27: Hai điện tích thử q1 , q2 (q1 = 4q2) theo thứ tự đặt 2 điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên q1 là
F1, lực tác dụng lên q2 là F2 (với F1 = 3F2). Cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2 với
3 1 4
A. E 2 = E1 . B. E2 = 2E1 . C. E 2 = E1 . D. E 2 = E1 .
4 2 3
Archimedes school|Rise above oneself grasp the world 2
TRÌNH BÀY TỰ LUẬN TỪ 28 ĐẾN 40
Câu 28: Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật mang điện giảm đi một nửa, đồng thời khoảng cách giữa chúng
tăng lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai vật sẽ
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 8 lần. D. không đổi.
Câu 29: Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = -2.10 C hút nhau bằng lực có độ lớn 10 N khi đặt trong không khí.
-9 -9 -5

Khoảng cách giữa chúng là:


A. 3cm B. 4cm C. 3 2 cm D. 4 2 cm
Câu 30: Hai điện tích bằng nhau, nhưng khác dấu, chúng hút nhau bằng một lực 10-5N. Khi chúng rời xa nhau
thêm một khoảng 4mm, lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10-6N. Khoảng cách ban đầu của các điện tích bằng
A. 1mm. B. 2mm. C. 4mm. D. 8mm.
Câu 31: Ba điện tích điểm có cùng giá trị 10 C đặt trong chân không ở ba đỉnh của tam giác đều cạnh 10 cm. Lực
-6

điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích là


A. 0,9 N. B. 0,9 3 N. C. 0,45 3 N. D. 1,8 N.
Câu 32: Một điện tích điểm Q đặt trong không khí. Vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách Q 40 cm có độ
lớn bằng 2,25.106 V/m và hướng về phía điện tích Q. Điện tích Q có giá trị là
A. –4 C. B. 4 C. C. 0,4 C. D. –40 C.
Câu 33: Cường độ điện trường do một điện tích điểm sinh ra tại A và B trên cùng đường sức điện có độ lớn lần
lượt là 3600 V/m và 900 V/m. Cường độ điện trường EM do điện tích nói trên sinh ra tại điểm M (M là trung điểm
của đoạn AB) là
A. 3200 V/m. B. 2250 V/m. C. 3000 V/m. D. 1600 V/m.
Câu 34: Trong không khí có ba điểm O, M, N tạo thành tam giác OMN vuông tại O. Tại O đặt một điện tích điểm
thì cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 1000 V/m và 1500 V/m. H là chân đường vuông góc từ O xuống
MN. Cường độ điện trường tại H là
A. 500 V/m. B. 2500 V/m. C. 2000 V/m. D. 5000 V/m.
Câu 35: Hai điện tích q1 = q2 = q giống nhau được đặt tại A và B cách nhau đoạn r trong không khí. Độ lớn cường
độ điện trường tại trung điểm M của AB bằng
q2 q q
A. 2k 2 . B. 2k 2 . C. 2k . D. 0.
r r r
Câu 36: Hai điện tích điểm q1 = –10-6 C và q2 = 10-6 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40 cm trong chân không.
Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20 cm và cách B 60 cm có độ lớn là
A. 105 V/m. B. 0,5.105 V/m. C. 2.105 V/m. D. 2,5.105 V/m.
Câu 37: Hai điện tích q1 = 3q và q2 = 27q đặt cố định tại 2 điểm A, B trong không khí với AB = a. Điểm M có cường
độ điện trường tổng hợp bằng 0
A. nằm trên đoạn AB với MA = 0,25a. B. nằm trên đoạn AB với MA = 0,5a.
C. nằm ngoài đoạn AB với MA = 0,25a. D. nằm ngoài đoạn AB với MA = 0,5a.
Câu 38: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-6 C và q2= –8.10-6 C lần lượt đặt tại A và B với AB = 10 cm. Gọi E 1 và E 2 lần
lượt là vectơ cường độ điện trường do q1, q2 sinh ra tại điểm M trên đường thẳng AB. Biết E 2 = 4E1 . Khẳng định
nào sau đây về vị trí của điểm M là đúng?
A. M nằm trong đoạn AB và AM = 2,5 cm. B. M nằm trong đoạn AB và AM= 5 cm.
C. M nằm ngoài đoạn AB và AM = 2,5 cm. D. M nằm ngoài đoạn AB và AM= 5 cm.
Câu 39: Một hạt bụi mang điện tích q = 4.10-10 C nằm cân bằng trong điện trường đều mà đường sức điện có
phương thẳng đứng và cường độ điện trường là 4900 V/m. Lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của hạt bụi là
A. 0,2 mg. B. 0,2 g. C. 1,96 g. D. 0,2 μg.
Câu 40: Quả cầu mang điện có khối lượng 0,1 g treo trên sợi dây mảnh được đặt trong điện trường đều có phương
nằm ngang, cường độ 1000 V/m, khi đó dây treo bị lệch một góc 450 so với phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2.
Điện tích của quả cầu có độ lớn bằng
A. 10-4 C. B. 10-3 C. C. 10-5 C. D. 10-6 C.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world 3

You might also like