You are on page 1of 2

Luận điểm 1: Hình ảnh người đi đường trên bãi cát – cuộc đời
- Không gian:
+ “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau đến vô
tận.
-> gợi lại những cồn cát mà tác giả đã đi qua
+ “lại”: sự nối dài tít tắp của bãi cát
-> sự chán chường, ngán ngẩm của nhân vật trữ tình.
=> Con đường đầy khó khăn, nhọc nhằn, thử thách mà con người phải vượt qua để
đi đến đích.
=> Hình ảnh "bãi cát" tượng trưng cho con đường đời bế tắc, đường công danh nhọc nhằn
của tác giả và bao trí thức đương thời.
- Thời gian:
+ "Mặt trời lặn": buổi chiều tà tối tăm, mù mịt
- Hình ảnh người đi đường trên bãi cát
+ “Đi một bước như lùi một bước” : bước chân nặng nhọc, khó khăn trên cát
-> sự vất vả, khó nhọc của người đi đường, con đường công danh gập ghềnh của tác
giả.
+ “Mặt trời đã lặn chưa dừng được”: mặt trời lặn nhưng người đi đường vẫn còn đi
+ “nước mắt rơi” : nước mắt người đi đường rơi lã chã
-> Tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng bước tiếp.
=> Con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ trầy trật khó khăn, người đi tất tả,
vội vã không kể thời gian với tâm trạng đau khổ, mệt mỏi, chán chường.
* Luận điểm 2: Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị
"Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!"
- Điển cố về Hạ Hầu Ấn: Theo sách “Thần tiên thập dị”, Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước,
vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy, mà ông vẫn bước đều
không hề trượt vấp, người đời gọi ông là “tiên ngủ”
-> Nỗi ngán ngẩm của kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt, tự giận mình không có khả
năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh - lợi danh.
"Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trong đường đời"
-> Sự cám dỗ của cái bả công danh, lợi danh đối với người đời khiến con người phải “tất
tả” bôn tẩu ngược xuôi.
=> Tác giả chán ghét, khinh bỉ cái danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng
vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình.
- Quy luật xưa nay về phường danh lợi:
+ “quán rượu ngon”: danh lợi
+ “Người say”: người đi tìm danh lợi
+ "Người tỉnh”: người tỉnh ngộ, nhận ra tính chất vô nghĩa, tầm thường của danh lợi
-> Người đi đường có nhiều loại, vô số người say vì hơi men, còn loại người tỉnh thì rất ít
-> Chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít
ai có thể tránh được sự cám dỗ.
=> Nhận định về những kẻ ham danh lợi, thái độ dứt khoát thoát khỏi con đường danh lợi
vô nghĩa, tầm thường, tự nhận thấy mình cô độc trên hành trình thoát khỏi vòng danh lợi.
* Luận điểm 3: Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi
"Bãi cát, bãi cát dài ơi!"
-> Câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt của người đi đường giữa việc nên đi
tiếp hay dừng lại?
- Đường bằng - mờ mịt
- Đường ghê sợ - còn nhiều
- Phía Bắc - núi muôn trùng
- Phía Nam - sóng dào dạt
-> Hình ảnh thiên nhiên phía bắc, phía nam đều đẹp, đều hùng vĩ nhưng cũng nhiều khó
khăn, hiểm trở.
- "Khúc đường cùng" : đường đời không lối thoát, nếu đi tiếp cũng không biết đi thế nào, có
lẽ đã đến bước đường cùng
-> Nỗi tuyệt vọng, bế tắc bất lực trước cuộc đời của tác giả vì không thể đi tiếp mà cũng
không biết phải làm gì.
- Câu hỏi tu từ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” -> tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt
vọng, mệnh lệnh cho bản thân phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai
mà vô nghĩa.
=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện
khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
=> Kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con
đường đi tìm chân lí đầy chông gai, khao khát một sự đổi mới, thoát khỏi con đường cũ.

You might also like