You are on page 1of 5

Sa hành đoản ca

I. Hiểu biết về tác giả


 Tiểu sử: Cao Bá Quát (1809 – 1855), biểu tự Chu Thần hiệu Mẫn
Hiên, lại có hiệu Cúc Đường, là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ
Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch
sử văn học Việt Nam. Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm,
tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông
nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao
Danh Thự, một danh y nổi tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát
tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham, cũng là
một thầy thuốc giỏi [7]. Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt,
và là chú của Cao Bá Nhạ.
 Con người: Cao Bá Quát nổi tiếng là người có cá tính mạnh mẽ,
cương trực, không luồn cúi, sống vượt ra ngoài khuôn phép của lễ
giáo phong kiến. Cao Bá Quát cũng là tấm gương mẫu mực về tự rèn
luyện, học tập để trở thành người tài năng, đức độ, người nổi tiếng
văn hay chữ tốt mà người đời tôn ông là “ Thánh Quát ”, “Văn như
Siêu - Quát võ tiền Hán”.
 Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại
(1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà
Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc
không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá
Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung
ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải
của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được
viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán. Cụ thể là hiện còn 1353
bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn
và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm,
có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc
tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn,
được tập hợp trong các tập:

 Cao Bá Quát thi tập


 Cao Chu Thần di thảo
 Cao Chu Thần thi tập
 Mẫn Hiên thi tập

II. Hoàn cảnh ra đời


 Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát nhiều lần khăn gói lên đường vào
Huế dự thi kì thi Hội nhưng đều không đỗ. Từ Hà Nội vào đến Huế,
ông thường phải đi bộ qua những bãi cát trắng dài mênh mông (khu
vực Quảng Bình, Quảng Trị), chính hình ảnh bãi cát, núi non, sóng
biển,... nơi đây trở thành nguồn cảm hứng dồi dào để ông sáng tác bài
thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) để bày tỏ nỗi niềm
của bản thân.

III. Đề tài, chủ đề tác phẩm

 Chủ đề: Nhà thơ chua chát suy ngẫm về con đường đời, ghê sợ về bả
công danh, tự thương mình và thương hại cho phường danh lợi xưa
nay.
 Đề tài: đề tài hiện thực danh lợi

IV. Thể loại


 Thể loại: Thể ca hành: Bài thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu,
vần, nhịp điệu. Bài thơ có tình cảm phóng túng, lời dài mà đa dạng,
không bị gò bó thì gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp khẩn trương, lưu
loát mà không bị ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai đặc
điểm thì gọi là ca hành.
V. Phương thức biểu đạt:
 PTBĐ: Biểu cảm, tự sự.
VI. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
VII. Đặc điểm các hình tượng chính của tác phẩm
1. Thời đại

- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản
sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý.

- " Sa hành đoản ca" thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế
tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra
những khó khăn trên đường công danh.

- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản
sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những
người có lí tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý
nghĩa họ rơi vào trạng thái cô đơn bế tắc.

- " Sa hành đoản ca" thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế
tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra
những khó khăn trên đường công danh.
2. Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát

- Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi,
mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn

- Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. "Đi một
bước lùi một bước, lữ khách...nước mắt rơi"

- " Không học được tiên...giận khôn vơi" Nỗi chán nản của tác giả vì tự
mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh.

- " Xưa nay...tỉnh bao người" sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người
đời. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con
đường công danh theo lối cũ

Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy
ngược chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người
đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi
sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu
câu thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say
danh lợi vô nghĩa.

- " Bãi cát dài...làm chi trên bãi cát?" Tâm trạng bế tắc của người đi đường,
chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.

=> Nỗi niềm bi phẫn cực độ " anh đứng làm chi trên bãi cát?"

Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể
hiện cái mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp
một cách khó nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường
danh lợi xưa nay, nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì "phía Bắc núi Bắc
núi muôn trùng, phía Nam núi Nam sóng dào dạt" Mọi ngã đều chắn hướng,
dưới chân là bãi cát và con đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại
trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ: "Anh đứng làm chi trên bãi cát?"

Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt.
Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ
nhỏ bé, hèn mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường
đi đúng để thực hiện lí tưởng.

=> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được
bản thân mình trong cuộc đời.
3. Nghệ thuật

- Thay đổi cách xung hô. (Khi thì " khách", khi thì "ta", khi thì "anh") nhiều
trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về vấn đời
danh lợi trong đời.

- "Khách": tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một
cách khách quan về con đường công danh. Khi xưng "anh": ông đặt mình
trong thế đối thoại với chính mình để tìm lối thoát; " ta": là chủ thể trữ tình,
vị trí của một người đang vất vả trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của
người trong cuộc.

- Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc
phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u
buồn.

VIII.

1. Giá trị nội dung

 Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi
tầm thường của hầu hết những con người trong xã hội đương thời.
Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của
tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.
 Niềm khao khát đến mãnh liệt được đổi mới cuộc sống, được phá tung
nhưng rào cản, lễ giáo phong kiến trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn
bảo thủ, trì trệ. Qua đó, ta cũng thấy được khí phách hiên ngang của
Cao Bá Quát - một con người có ý chí, có khát khao và hoài bão lớn.

2. Giá trị nghệ thuật

 Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng
khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng
trắc, vần điệu.
 Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...
 Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nguyễn, sáng tạo trong việc dùng điển
tích, điển cố.

IX. Giá trị hiện thực và nhân văn

 Giá trị hiện thực: Bài thơ khắc tạc hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy
trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi
tìm chân lí đầy chông gai. Cao Bá Quát đã chỉ rõ và kịch liệt phê phán
tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, sự bảo thủ trì trệ của chế độ
nhà Nguyễn.
 Giá trị nhân văn: Bài ca ngắn đi trên cát của Cao bá Quát giúp người
đọc hiểu rõ hơn về xã hội phong kiến đương thời và tình cảnh khốn
cùng của lớp nhà nho cuối cùng sắp đi vào tàn lụi, lãng quên.

You might also like