You are on page 1of 27

BÀI CA NGẮN

ĐI TRÊN BÃI CÁT


(SA HÀNH ĐOẢN CA)
- Cao Bá Quát
Tác giả, tác phẩm

TÌM HIỂU CHUNG


Tác giả: Cao Bá Quát
• Cao Bá Quát (1809-1855)
• Quê của ông ở làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc
Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội ). Ông
là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng
là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song
sinh) với Cao Bá Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả
Tự tình khúc).
• Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo
khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh , chăm
chỉ, có tài và nổi tiếng văn hay chữ tốt. Cao Bá
Quát không chỉ là người văn hay chữ tốt, tài
cao chí lớn mà còn ôm ấp hoài bão lớn, tư
tưởng hết sức tự do phóng túng, tính cách
ngang tàng, khí phách hiên ngang và có uy tín
lớn trong giới trí thức đương thời.
Tác giả: Cao Bá Quát
• Thời đại Cao Bá Quát sống có hai điểm nổi
bật:
o    Sấm sét của phong trào nông dân khởi
nghĩa liên tục nổ ra làm rung chuyển
chiếc ngai vàng phong kiến
o    Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy
thoái
→ Điều này khiến những kẻ sĩ như ông vừa
thấy nhục nhã, vừa thấy bế tắc.
Tác giả: Cao Bá Quát
• Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh.
Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng
tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của
mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ
những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu
sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời
mình.
• Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra
giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận
ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông
tưởng.
Tác giả: Cao Bá Quát
• Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi,
ông muốn hưởng nhàn, vào hưởng lạc như Nguyễn
Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người
cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể,
mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con
đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân
khởi nghĩa chống lại triều đình.
• Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con,
bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm
thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những
anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão
của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện
học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai
văn nhá chữ". Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng
có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người
da trắng với người da đen...
Tác giả: Cao Bá Quát
• Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà
thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông
làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành
chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc
vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình
tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng
mạn, nhưng trong những bài viết về quê
hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết
hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên
nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó
như những người bạn tri kỷ tri âm...
Tác giả: Cao Bá Quát
• Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở
Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị
triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và
lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Các tác phẩm
chính: 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài
viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn
viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm,
có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài
tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ
Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong
các tập:
o Cao Bá Quát thi tập
o Cao Chu Thần di thảo
o Cao Chu Thần thi tập
o Mẫn Hiên thi tập
Tác giả: Cao Bá Quát
• Đặc điểm sáng tác:
o Thơ ông phong phú về nội dung, cảm hứng
thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê
hương xứ sở đặc biệt bộc lộ thái độ bất hòa
sâu sắc, phê phán mạnh mẽ chế độ phong
kiến trì trệ đương thời
o Thơ Cao Bá Quát mới mẻ, phóng khoáng, tự
nhiên rất được người đời ngưỡng mộ
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Nhiều khả năng được Cao Bá Quát sáng tác trong
những lần vào Huế thi Hội.
Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình,
Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Miền trung, nhất là
Quảng Bình, Quảng Trị, là dải đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy
một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển đông.
Tác phẩm

Những hình ảnh biển với những bãi cát dài cùng dãy núi đồ sộ đã tạo cảm
hứng cho tác giả sáng tác.
Tác phẩm
• Thể loại: Thể ca hành
o Thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu.
o Thơ mà tình cảm phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì
gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp khẩn trương, lưu loát mà không bị
ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai đặc điểm thì gọi là ca
hành.
• Bố cục: 3 phần
o Phần 1: (4 câu thơ đầu) Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc
đời.
o Phần 2: (6 câu tiếp) Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị.
o Phần 3: (6 câu còn lại) Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ
tình.
Tác giả, tác phẩm

TÌM HIỂU CHI TIẾT


Bốn câu đầu
Bốn câu đầu
Sáu câu tiếp theo
• Cao Bá Quát đã mượn và tựa vào tích xưa – “Ông tiên ngủ kĩ” để
gửi gắm sự sáng tạo riêng của mình trong cách nghĩ, cách nhìn
vào cuộc đời và con người:
“Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng!”
(Anh không học được tiên ông có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!)
• Về hình thức và giọng điệu của hai câu thơ trên, mới đọc, cứ ngỡ
như những lời “tiên trách kỉ”, “tự trách kỉ”. Đọc và ngẫm kĩ, lại
hoá ra lời phản ứng quyết liệt của kẻ sĩ – thi nhân giàu bản lĩnh
và cá tính.
Sáu câu tiếp theo
• Theo điển tích về “phép ngủ” của tiên ông trong sách Thần tiên
thập dị, Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt
ngủ say. Người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà ông vẫn bước
đều không hề trượt vấp. Vì thế nên thiên hạ mới gọi ông là “tiên
ngủ”. Cao Bá Quát ước ao có được phép ngủ như tiên ông, sống
mà không nhìn thấy, nghe thấy gì hết trong cuộc đời.
→ Làm sao có thể học “ông tiên ngủ kĩ ” để mà làm ngơ, để mà
nhắm mắt, để mà “mũ ni che tai” trước bao cảnh ngổn ngang,
chất chồng như cát, như núi, như nước giữa cuộc đời – nhân
thế.
Sáu câu tiếp theo
• Cao Bá Quát lên tiếng chối bỏ dạng người an phận (mà thời nào
chẳng có), để rồi chuyển tiếp sang một góc nhìn hiện thực – hiện
thực đập vào mắt và chấn động tâm can về đời, về người:

“Cổ lai danh lợi nhân,


Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng”

(Xưa nay phường danh lợi,


Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?)
Sáu câu tiếp theo
• Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét, Cao Bá Quát đã thực
sự vẽ dựng nên một bức tranh cuộc đời, cũng là bức tranh nhân sinh:
o Phần đông con người – tầm thường mang bản chất tham lam, vị kỉ
và bon chen. Thế nên, tự cổ chí kim (cổ lai), những con người ấy mới
khốn khổ, mới vội vã, mới xô bồ trên con đường danh lợi:
“Xưa nay phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.”
o Cũng chính vì ham, vì mê mải trên con đường danh lợi, mà những
con người thuộc số đông ấy thật dễ bị dẫn dụ, bị cám dỗ, bị mê hoặc
bởi bao nhiêu thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa từ đời, từ tửu điếm- nhân
sinh:
“Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người.”
Sáu câu tiếp theo
• Những câu thơ của thi sĩ như chiếu một góc nhìn trong tâm thế vừa
thầm lặng cô đơn, lại cũng vừa thầm lặng kiêu hãnh; nỗi cô đơn và
niềm kiêu hãnh của một con người không muốn và không thể hòa
tan trong đám chúng sinh bon chen cầu danh lợi. Mượn những hình
ảnh hiện hữu đơn phương từ những “danh lợi nhân”, Cao Bá Quát đã
tạo nên thế tương phản, đối lập thầm lặng mà quyết liệt giữa cái tầm
thường với cái thanh cao; giữa cái ồn ã sục sôi từ thiên hạ với cái lặng
lẽ, cao ngạo từ con người – bản thể của mình.

• Cao Bá Quát cũng đồng thời nói lên một sự thực mang tính quy luật:
người tỉnh trên cõi thế, giữa thời loạn luôn là người gánh chịu nỗi cô
đơn. Cô đơn nên mới một mình vất vưởng trên sa mạc mà cũng là
hoang mạc – thời đại, người nghệ sĩ – kẻ sĩ chân chính cũng phải biết
chấp nhận cô đơn, đau buồn thì mới có thể tạo được cho mình một tư
thế khả dĩ đối mặt với đời.
Sáu câu cuối
• Tác giả sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật:
o Điệp ngữ: “Bãi cát dài”, “Phía… núi”
o Câu hỏi tu từ: “Biết tính sao đây?” → sự bối rối, băn khoăn vì
không biết đi đường nào.
o Phép đối: phía Bắc núi Bắc >< phía Nam núi Nam
• “núi muôn trùng”, “sóng muôn đợt”: sự chán ngán, mất phương
hướng. Nhân vật trữ tình lâm vào đường cùng, bế tắc, không biết
chọn đường nào, đành phải chôn chân tại chỗ.
• Khúc “đường cùng”: Tác giả ấp ủ bao hoài bão, khát vọng cao đẹp
nhưng lại không tìm được con đường thực hiện lí tưởng của
mình. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải
làm gì.
Sáu câu cuối
• Cuối cùng, tác giả tự hỏi: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”: Câu
mệnh lệnh cho bản thân phải thoát khỏi bãi cát danh lợi nhọc
nhằn, chông gai mà vô nghĩa.
→ Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi, trăn trở, tuyệt vọng nhưng vẫn
kiên định trên con đường thực hiện lí tưởng của mình.
Nội dung, nghệ thuật

TỔNG KẾT
Tổng kết
• Nội dung:
o Sự chán ghét của Cao Bá Quát với con đường mưu cầu danh
lợi tầm thường.
o Sự bế tắc, chưa tìm được lối thoát.
o Khát khao tìm ra con đường đi cho đất nước.
• Nghệ thuật:
o Thơ cổ thể, hình ảnh biểu tượng đặc sắc, giàu ý nghĩa.
o Sử dụng biện pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố
điển tích.
o Âm điệu bi tráng.
Bài tập, đề thi

TÌM HIỂU THÊM


Đề thi
• Đề 1: Phân tích tâm trạng trữ tình nhân vật trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao
Bá Quát.
• Đề 2: Ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân
vật trữ tình.
• Đề 4: Nêu ý nghĩa của bốn câu đầu trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Ý nghĩa tượng
trung của hình tượng bãi cát là gì? Cho biết căn cứ để xác định ý nghĩa đó.
• Đề 5: Người đi đường trong bài thơ có cảm giác như thế nào khi đứng trước bãi cát?
Câu hỏi cuối bài thơ có ỹ nghĩa gì?
• Đề 6: Trong bài thơ, hình ảnh “bãi cát” và con đường cùng được miêu tả như thế nào?
Chúng biểu tượng cho điều gì? Theo anh (chị), người “tất tả” đi trên bãi cát là người
như thế nào?
• Đề 7: Vì sao tác giả đang đi trên đường mà lại ca bài ca “đường cùng”? Anh (chị) hiểu
thế nào về tâm sự của tác giả gửi gắm ở câu cuối bài thơ?
• Đề 8: Người đi đường khi thì xưng là “khách” (khách tử), khi thì xưng là “anh” (quân),
khi lại xưng là “ta” (ngã), vì sao như vậy? Điều đó nói lên đặc điểm gì của bài thơ?
Đề thi
*Đề 3:
• Đọc các câu thơ sau:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây?Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
(“Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, Cao Bá Quát)
• Câu 1 (6 điểm)
Các yếu tố nghệ thuật được dùng và tác dụng của chúng trong đoạn thơ trên?
• Câu 2 (4 điểm)
Anh/chị hiểu câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” thế nào? Tư tưởng sâu sắc,
mới mẻ của tác giả qua câu thơ ấy?

You might also like