You are on page 1of 2

Câu 4: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao:

a. Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thi pháp:
- Huấn Cao có “tài viết chữ rất nhanh và đẹp”.
- “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm vuông lắm’’
- “Có được chữ ông Huấn mà treo là một báu vật trên đời”
- Nét chữ nết người: “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”
 Kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa; Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông

Có người cho rằng: Huấn Cao không chỉ là một trang anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang bất khuất, mà
còn là một nghệ sĩ thư pháp tài hoa Em hãy chứng minh?

b. Khí phách hiên ngang, bất khuất (một trang anh hùng dũng liệt):

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình suy đồi thối nát.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: thái độ không thèm chấp trước câu nói của tên lính áp giải; lạnh lùng dỗ gông.

- Khi được Viên quản ngục biệt đãi “thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh bạc, đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là nhà
ngươi đừng đạt chân vào đây”.

c. Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả.

Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai ? Vì sao như vậy ?

 “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ “ba người bạn thân”.
 Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

Tại sao Huấn Cao lại vui vẻ nhận lời cho chữ quản ngục ? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông?

 Do cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời
cho chữ.

 Chỉ cho những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.

Bạn có cảm nhận gì về câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong
thiên hạ”(về lối sống) ?.

 Câu nói: “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: Bộc lộ lẽ sống của Huấn Cao: Sống là
phải xứng đáng với những tấm lòng, phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.
 Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh tao, có nhân cách cao đẹp.

* Huấn cao là nhân vật lý tưởng có sự kết hợp hài hòa giữa tâm và tài; hiên ngang bất khuất trước cái ac, cái xấu
nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.

- Quan điểm nghệ thuật: tài -tâm, đẹp -thiện không thể tách rời nhau.

- Tác giả yêu mến, ca ngợi, tiếc nuối những người như ông Huấn –người “kết tinh”, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền
thống của dân tộc.

 Điều này cũng nói lên được tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhà văn được gởi gắm một cách kín đáo. Một
nỗi buồn, một ước mơ của người dân yêu nước đang sống trong cảnh mất nước.
Nhân vật viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích?

- Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp : “sở nguyện cao quý” được một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết.

- Có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”.

 Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả thì xem ngục
quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗ loạn xô bồ”.

Theo mng, qua nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân muốn thể hiện những suy nghĩ gì về cái đẹp?

-Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Bên cạnh những cái chưa tốt, mỗi người còn có
phần “thiên lương”.

-Đôi khi, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó càng
mạnh mẽ và bền bỉ.

You might also like