You are on page 1of 4

Viết mở bài cho đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ

người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Bài làm

Ta say đắm trước áng mây hồng lúc chiều tàn, ta say đắm với những đàn chim nho
nhỏ bay lượn trên bầu trời. cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp, đẹp là đạo đức
văn chương. Và chính phân cảnh cho chữ trong tác phẩm chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân là một điều kỳ diệu, là cái đẹp của trang văn mà tác giả đã tìm thấy.

Xây dựng dàn ý cho đề bài: Phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện
ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với
phong cách tài hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất
sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

2. Thân bài

 Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.


- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện
giữa quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất
nhanh và rất đẹp”
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao
mà treo là có một báu vật trên đời"

1
- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư
pháp.

 Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn
không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư
thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.
- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”


+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như
chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục
+ “văn võ kiêm toàn”

⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh
bỉ để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông

⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại
- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm
và ngạo ngược nhất trong bọn”
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc
vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào
đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

2
⇒ Khí phách của một người anh hùng.

 Huấn Cao – người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp :

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép
mình viết câu đối bao giờ” ⇒ Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những
người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
- Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho
chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

 Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ -
“cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên
vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục
tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương
- Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái
đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao
với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục,
những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc
gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.
- Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái
cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.

3
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt,
lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ
đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

3. Kết bài :

- Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí
phách hiên ngang và cái tâm trong sáng

- Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về
cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong
sáng.

Tìm các nhận định, ngữ liệu phục vụ cho việc phân tích tác phẩm.

- “Chữ người tử tù – một truyện ngắn gần đạt tới sự toàn mỹ.” (Vũ Ngọc
Phan)
- "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh
Châu)
- Nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: "Không
biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là
một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo,
vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một
dấu triện riêng".

You might also like