You are on page 1of 3

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn , một nhệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí
quan trọng đối với văn học VN hiện đại: thúc đẩy thể loại tùy bút, bút kí, làm phong
phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
- Khuynh hướng sáng tác:
+ Là nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mãn, điều này thể hiện rõ trong đề tài, bút
pháp xây dựng nhân vật.
+ Là nhà văn của những tính cách độc đáo, những cảm xúc mãnh liệt, những phong
cách tuyệt mỹ. Được mệnh danh là “người săn tìm cái đẹp”.
+ Thành công ở thể loại bút ký, tùy bút với phong cách uyên bác, tài hoa độc đáo.
+ Ngôn ngữ rất ấn tượng hấp dẫn, được mệnh danh là “bậc thầy của nghệ thuật ngôn
từ”
- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê
hương (1940),…
2. Tác phẩm: Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm
1939 trên tạp chí “Tao đàn”.
- Sau đó được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ
người tử tù”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện
- Xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ
thù của nhau.
- Nhưng trên phương diện nghệ thuật, tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn
tri âm, tri kỉ.
- Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, thời gian
diễn ra cuộc gặp gỡ là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh
chịu án chém.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
a. Huấn Cao - một con người tài hoa nghệ sĩ
- Tài viết chữ đẹp:
+ Huấn Cao được ca ngợi là viết chữ nhanh và đẹp: “cái người mà vùng tỉnh
Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” và “chữ ông Huấn Cao đẹp
lắm, vuông lắm”.
+ Tài viết chữ của Huấn Cao còn được thể hiện qua mơ ước của viên quản
ngục:
“có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.
+ Cuối cùng, sau khi ca ngợi, mơ ước là hành động chấp nhận hiểm nguy để
đối xử biệt đãi Huấn Cao của viên quản ngục.
- Tài bẻ khóa, vượt ngục thể hiện một con người văn võ song toàn: “người ta đồn
Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”.
b. Huấn Cao - một con người đầy khí phách anh hùng
- Huấn Cao đứng đầu sáu tên tử tù, chống lại triều đình, đại nghịch vì nghĩa lớn.
- Thái độ của Huấn Cao khi bị giam giữ trong ngục tù:
+ Ông luôn tỏ ra khinh bạc, lạnh lùng: “ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều”
+ Huấn Cao luôn coi nhẹ uy quyền, mánh khóe trấn áp chốn lao tù: “Đến cái
chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”.
- Hành động đảo lộn trật tự nhà tù của Huấn Cao:
+ Ông dỗ gông một cách ngông nghênh: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi
gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh
một cái
+ Ông vô tư nhận những biệt đãi một cách thản nhiên: “vẫn thản nhiên nhận rượu
thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”.
+Ông còn tỏ ra khinh bạc đến điều để đuổi viên quản ngục đi, gạt phăng mọi
thứ mua chuộc: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sạch
- Ý thức bảo vệ cái đẹp thiêng liêng khỏi sự tầm thường của vật chất uy quyền: “Ta
nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
- Hiểu được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và sở thích cao đẹp của viên quản ngục,
Huấn Cao “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” ân hận “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất
một tấm lòng trong thiên hạ”.
- Sau khi viết chữ tặng cho viên quản ngục, ông đưa ra lời khuyên chân thành sâu
sắc: “ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo
một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn”. Lời khuyên như gạt phăng mọi
khoảng cách giữa người tử tù và người cai ngục, ngay lúc này họ thật sự là tri kỉ của
nhau.
3. Hình tượng nhân vật quản ngục
- Là 1 người biết yêu quý, say mê cái đẹp.
- Là người có khí phách vì đã biệt đãi tử tù.
- Biết nhẫn nhịn cúi đầu trước cái đẹp: tư thế khúm núm và hành vi vái người tù 1
vái, chắp tay nghẹn ngào nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
- Ngục quan có những phẩm chất khiến HC cảm kích xem là “một tấm lòng trong
thiên hạ” và được tác giả đánh giá ông là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bả”,
“một thanh âm trong trẻo…xô bồ”
4. Cảnh cho chữ
a. Cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Thú chơi chữ tao nhã >< không gian tối tăm “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt”
- Lụa trắng mực thơm >< những thứ dơ bẩn trong nhà tù “tường đầy mạng nhện, đất
bừa bãi phân chuột, phân gián”
- Bóng tối nhà tù >< “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu
người đang chăm chú”
- Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh” >< viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt
trên phiên lụa óng”
- Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước
mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
b. Ý nghĩa cảnh cho chữ
- Thể hiện sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu
xa, của cái thiện đối với cái ác.
- Tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. Cái đẹp có sức cảm
hóa con người. Trong môi trường của cái ác thì cái đẹp khó bền vững.
III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ SGK/ 115)

You might also like